Ảnh Hưởng Của Cơ Chế Quản Trị Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu


CHUƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


2.1. Ảnh hưởng của cơ chế quản trị tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh đối với mô hình nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Ngành phát thanh truyền hình ở Việt Nam bắt đầu từ khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945; nhưng thực sự phát triển mạnh mẽ sau ngày đất nước thống nhất. Ngày 18 tháng 6 năm 1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/1977/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban PT-TH Việt Nam. Trãi qua hơn 40 năm từ ngày đất nước thống nhất, ngành phát thanh truyền hình trong cả nước đã ngày càng phát triển không ngừng. Hiện nay, cả nước có 63 Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố. Về phân cấp quản lý, các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Đài PT-TH cấp tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về Luật báo chí; về quy định truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Liên Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Nội vụ.

Cơ cấu tổ chức của mỗi Đài có những đặc điểm riêng do qui mô và điều kiện hoạt động ở từng tỉnh, thành. Thông qua các cuộc thảo luận và phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt các Đài, cơ cấu tổ chức của các Đài PT-TH thể hiện qua mô hình tổng quát với các đặc trưng chủ yếu sau:


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI DUNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

55


Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 9

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT


Phòng Biên tập Thời sự

Phòng kỹ thuật công nghệ

Phòng kỹ thuật truyền dẫn phát

sóng

Phòng Biên tập Văn nghệ

Phòng Biên tập tiếng

dân tộc

Phòng

Chuyên đề

Phòng chương trình

Phòng

Tổ chức- Hành chính

Phòng Kế toán -

Tài vụ

Phòng dich vụ thông báo - quảng

cáo

Hình 2.1: Cơ cấu chung về tổ chức bộ máy quản lý ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng


Thứ nhất: Ban giám đốc thường có 3 thành viên. Ngoài giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của Đài, còn có hai giám đốc phụ trách hai mảng là kỹ thuật và nội dung chương trình. Cơ cấu tổ chức như vậy phù hợp với đặc thù hoạt động của các Đài, đảm bảo hệ thống CSVC luôn được đảm bảo để truyền dẫn, phát tín hiệu trên cơ sở nội dung chương trình đã được kiểm duyệt, phù hợp với định hướng của mỗi chính quyền địa phương.

Thứ hai: Tất cả các Đài đều có các phòng chức năng để thực thi các nhiệm vụ chính trị. Số lượng các phòng tùy thuộc vào qui mô của từng Đài nhưng có thể thấy có ba nhóm phòng cơ bản. Đó là các phòng liên quan đến nội dung chương trình; nhóm các phòng liên quan đến CSVC kỹ thuật công nghệ và nhóm phòng về quản trị hành chính văn phòng. Tất cả các Đài đều có qui chế tổ chức hoạt động, trong đó có qui định cụ thể về phân công, phân nhiệm cho các vị trí lãnh đạo và các phòng ban. Đây là một trong các tiền đề quan trọng của việc phân công, phân nhiệm qua đó thực hiện công tác KSNB.

Thứ ba: Các Đài có thể có những trung tâm dịch vụ để khai thác năng lực dôi thừa trong cơ chế tự chủ hiện nay, như: Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Trung tâm quảng cáo truyền hình, Trung tâm dịch vụ truyền hình cáp... Theo qui định thì UBND Tỉnh là cơ quan ra quyết định thành lập các đơn vị dịch vụ này.

Thứ tư: Các Đài đều không có một bộ phận kiểm tra, kiểm soát độc lập. Thay vào đó, cơ chế quản trị của các Đài thường thực hiện theo Nghị định số 159/2016/NĐ-CP về tố chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, hay vai trò giám sát của tổ chức Đảng. Đây cũng là một đặc thù trong cơ chế quản trị của các tổ chức công, trong đó có các Đài PT-TH cấp tỉnh. Nội dung của công tác giám sát và hiệu quả hoạt động của cơ chế giám sát này hiện nay vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ.

2.1.2. Đặc điểm về phân cấp quản lý tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh

Hiện nay, những quy định chung về phân cấp quản lý công tác tài chính, tổ chức bộ máy tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được thưc hiện theo Nghị


định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Thông tư số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV. Cụ thể:

Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự tại các Đài PT-TH cấp tỉnh

Các Đài PT-TH cấp tỉnh được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các Phòng, Ban không thuộc cơ cấu tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, xây dựng phương án sắp xếp lại các Phòng, Ban trong các Đài PT-TH cấp tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.

Các Đài PT-TH cấp tỉnh xây dựng đề án vị trí việc làm theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Tự chủ về quản lý tài chính và đầu tư tại các Đài PT-TH cấp tỉnh

Công tác quản lý tài chính và đầu tư được thực hiện theo Qui chế chi tiêu nội bộ mà từng Đài xây dựng trên cơ sở các qui định hiện hành của nhà nước. Công tác quản lý tài chính có một số đặc điểm chính sau:

Các nguồn tài chính

Nguồn tài chính từ các Đài gồm những nhóm cơ bản sau:

Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ thuờng xuyên, không thường xuyên gồm: Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia PT-TH; chương trình PT-TH, dự án PT-TH, vốn đầu tư phát triển ngành PT-TH; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp PT-TH theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thông báo, quảng cáo, tài trợ: bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí.

Nguồn thu khác như thu lãi tiền gửi và thu khác


Với các nguồn thu dịch vụ, các Đài PT-TH cấp tỉnh hiện nay được quyền xác định giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật

Sử dụng nguồn tài chính

Các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể:

Về chi thường xuyên: Các Đài PT-TH cấp tỉnh được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ theo quy định (phần được để lại chi thường xuyên) để chi thường xuyên.

Về chi nhiệm vụ không thường xuyên: Các Đài PT-TH cấp tỉnh chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí quy định (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị PT-TH, tài sản PT-TH).

Về chi đầu tư: Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, các Đài PT-TH cấp tỉnh chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan cấp tỉnh, Trung uơng. Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Phân phối chênh lệch thu chi

Các Đài PT-TH cấp tỉnh thực hiện phân phối chênh lệch thu chi theo qui định hiện hành, trong đó trích lập tối thiểu 25% chênh lệch cho Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp. Phần còn lại phân chia tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng Đài.

Qua nghiên cứu và phân tích những quy định của nhà nuớc, thảo luận và phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo các Đài về những đặc trưng phân cấp ở trên, luận án rút ra một số kết luận để làm nền tảng thiết kế bộ đo lường đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB như sau:


Thứ nhất: Ở mỗi Đài tồn tại nhiều qui trình, thủ tục để kiểm soát các nguồn lực tại đơn vị trên cơ sở các qui định hiện hành của Nhà nước. Đó là các thủ tục kiểm soát liên quan đến đầu tư và mua sắm TSCĐ theo phân cấp, thủ tục kiểm soát liên quan đến cán bộ viên chức và người lao động (tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương, sa thải, khen thưởng, kỷ luật..), thủ tục kiểm soát liên quan đến chi thường xuyên được qui định qua Qui chế chi tiêu nội bộ; và các thủ tục khác trong trường hợp đơn vị có phát sinh hoạt động kinh doanh dịch vụ. Với cơ chế tự chủ như hiện nay nhưng đồng thời phải tuân thủ theo các qui định của Nhà nước thì rò ràng, các yếu tố của môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát sẽ tồn tại trong các Đài thông qua việc phân công, phân nhiệm và các thủ tục kiểm soát khi sử dụng các nguồn lực công.

Thứ hai: Trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh được giao quyền tự chủ hoạt động theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định 16/2015/NĐ-CP hiện nay, thu nhập của người lao động ở mỗi Đài phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí. Như vậy, cơ chế phân phối thu nhập tăng thêm có liên quan đến các chính sách khen thưởng, kỷ luật bằng vật chất cụ thể. Chính sách này chính là yếu tố góp phần tạo lập môi trường kiểm soát trong điều kiện của các Đài, nên cần được xem xét khi đánh giá hệ thống KSNB ở các Đài.

Thứ ba: Nguồn thu của các Đài ngoài phần ngân sách cấp còn có khoản thu dịch vụ quảng cáo và sản xuất, xây dựng chương trình. Tính chất này làm các Đài có tính chất vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa làm dịch vụ. Do vậy, khung lý thuyết của COSO vẫn được xem là cơ sở tham chiếu để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các Đài PT-TH cấp tỉnh.

Thứ tư: Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các Đài không chỉ là đánh giá nhiệm vụ chính trị của Đài có hoàn thành hay không mà còn đánh giá “hiệu quả tài chính” trong bối cảnh chuyển sang tự chủ ở đơn vị sự nghiệp có thu. Đó là chênh lệch thu – chi của mỗi Đài PT-TH có dương hay không để trích lập các quỹ và chi thu nhập tăng thêm? Tuy nhiên, do Đài là một đơn vị sự nghiệp công lập nên thiết kế bộ đo lường về mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả không thể như đối với


các doanh nghiệp mà ở đó, chỉ tiêu tài chính (ROA, ROE) thường được sử dụng. Vấn đề đặt ra là tiêu chí nào phù hợp để đánh giá mục tiêu của hệ thống KSNB trong các Đài có đạt được hay không?

Thứ năm: Do các Đài là những đơn vị sự nghiệp công lập nên các thủ tục kiểm soát phải tuân thủ theo các qui định pháp luật hiện hành của Nhà nước trong sử dụng vốn ngân sách, đặc biệt là Luật đầu tư công. Đặc trưng này gắn với mục tiêu thứ ba về tuân thủ theo các qui định pháp lý mà COSO (1992), COSO (2013) và INTOSAI đều đề cập đến.

2.1.3. Đặc điểm về công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam

Đài PT-TH cấp tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đặc thù của lĩnh vực phát thanh truyền hình như đề cập, việc kiểm soát và giám sát tại các Đài có những đặc thù riêng. Qua phân tích các tài liệu liên quan đến qui chế hoạt động của Đài, một số đặc trưng về công tác kiểm soát được rút ra như sau:

Một là: Cơ quan chủ quản là UBND các tỉnh, thành sẽ kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động, kiểm soát các hoạt động về tài chính, đầu tư, mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị chuyên ngành PT-TH theo Luật đầu tư công, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức nguời đứng đầu,....

Hai là: Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh là Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PT-TH, như: kiểm soát các nội dung chương trình PT-TH, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên sóng PT- TH…theo quy định của pháp luật về Luật báo chí, kiểm soát việc tuân thủ hạ tầng truyền dẫn phát sóng PT-TH được quản lý theo quy định của Luật viễn thông, kiểm tra công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về giá dịch vụ phát thanh, truyền hình,.....


Ba là: Các Đài PT-TH cấp tỉnh tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các qui định hiện hành của Nhà nước để đưa ra những quy định về công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra tại các Đài.

Những đặc điểm trên cho thấy khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các Đài PT-TH thì tính tuân thủ theo các qui định của pháp luật được coi trọng, không chỉ từ phía đơn vị chủ quản là UBND các tỉnh mà còn là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý và công tác kiểm tra, giám sát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh ảnh hưởng đến các hoạt động kiểm soát nội bộ tại các Đài được thể hiện qua hình 2.2 như sau:

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí