Hướng Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ


KSNB ở các ngành, lĩnh vực trong khu vực công, để chỉ ra cách phối hợp tốt nhất giữa các thành phần KSNB với mục tiêu kiểm soát.

1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, tại Việt nam có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hệ thống KSNB trên các lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, được tổng hợp thành những nét chính sau:

1.4.2.1. Hướng nghiên cứu về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo hướng nghiên cứu này, điển hình là Luận án tiến sĩ của Tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”. Nghiên cứu thực hiện nhằm đưa ra các chính sách, thủ tục kiểm soát thích hợp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng. Luận án đã nêu được đặc điểm của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tổ chức KSNB phân theo từng cấp từ Bộ đến các sư đoàn và đơn vị tương đương. Luận án chỉ đề cập đến ba thành phần trong năm thành phần của hệ thống KSNB đó là: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Luận án cũng nêu ra một số tồn tại, hạn chế như việc nhận thức về hệ thống KSNB của một số nhà lãnh đạo chưa chú trọng, quan tâm, việc phân cấp quản lý chưa đi đôi giữa quyền hạn và trách nhiệm, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ không đồng đều, các hoạt động kiểm soát thiếu sự đồng bộ, hệ thống định mức chưa đầy đủ và nguyên nhân của hạn chế về hệ thống KSNB (cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của hệ thống KSNB chưa hình thành đồng bộ, trình độ hiểu biết hê thống KSNB còn hạn chế, công tác chỉ đạo kiểm tra còn thiếu cụ thể và chưa rò ràng) trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Điểm hạn chế của Luận án là chưa phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB, chưa xây dựng được mô hình với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập để tìm ra quy luật của sự tác động đó, từ đó thiết kế hệ thống KSNB cho hiệu quả. Luận án cũng chưa xây dựng được các thước đo để đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị từ đó việc đưa ra nhận định về sự yếu kém của hệ thống KSNB còn mang nặng tính định tính.


1.4.2.2. Hướng nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong một ngành hay một tập đoàn.

Hướng nghiên cứu này áp dụng đối với những doanh nghiệp đã triển khai hệ thống KSNB nhưng chưa kiện toàn nên cần phải hoàn thiện cho tốt hơn.

Điển hình là Luận án tiến sỹ của Tác giả Nguyễn Thu Hoài ( 2011) với đề tài Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Một điểm mới của luận án này là đã đề cập đến hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Luận án cũng nêu lên được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, Luận án chỉ nghiên cứu được những vấn đề thuộc hệ thống KSNB của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Trong phần đánh giá thực trạng mới chỉ ra được những hạn chế của kiểm soát trên quan điểm định tính, chưa đánh giá được hệ thống KSNB trên quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện. Phương pháp nghiên cứu phần lớn là phương pháp nghiên cứu định tính, chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập để tìm ra quy luật của sự tác động đó, từ đó phục vụ cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cho hiệu quả. Do vậy, việc đo lường các biến hầu như là không có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Luận án tiến sỹ của Tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, qua việc lập mẫu bảng câu hỏi điều tra các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Luận án chỉ đề cập đến ba thành phần trong năm thành phần của hệ thống KSNB đó là: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu phần lớn là


Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 8

phương pháp nghiên cứu định tính, chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập để tìm ra được quy luật của sự tác động đó, từ đó phục vụ cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB hiệu lực hơn.

Luận án tiến sỹ của Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Luận án đã làm rò những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức hệ thống KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu phần lớn là phương pháp nghiên cứu định tính, Luận án chỉ đề cập đến ba thành phần trong năm thành phần của hệ thống KSNB đó là: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Luận án chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập để tìm ra được quy luật của sự tác động đó, từ đó phục vụ cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB có hiệu lực.

1.4.2.3. Hướng nghiên cứu về tác động, ảnh huởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Hướng nghiên cứu này áp dụng đối với những doanh nghiệp đã triển khai hệ thống KSNB, qua nghiên cứu xác định các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB từ đó đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách.

Điển hình là Luận án tiến sỹ của Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) với đề tài “ các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thuơng mại Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện nhằm xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, chỉ ra mức độ cũng như thứ tự ảnh huởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các ngân hàng thương mại trong điều kiện cụ thể ở Viêt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Luận án đã làm rò những vấn đề lý luận về KSNB và hệ thống KSNB. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu góp phần vào việc định huớng


xây dựng các chính sách, cơ chế cho các cơ quan quản lý nhà nuớc về ngành ngân hàng, kiểm toán, các nhà quản lý của ngân hàng, nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo, trường đại học. Kết quả nghiên cứu còn góp phần minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tạo niềm tin để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phương pháp nghiên cứu và đo lường.

Luận án tiến sỹ của Tác giả Vò Thu Phụng ( 2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện khám phá các nhân tố thuộc hệ thống KSNB và đánh giá mức độ ảnh huởng của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa về mặt lý thuyết và ứng dụng. Về mặt lý thuyết, Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết, những nghiên cứu trên thế giới và trong nuớc về KSNB, xây dựng các nhóm nhân tố thuộc hệ thống KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Về phương diện ứng dụng, khám phá 20 yếu tố thuộc kiểm soát nội bộ mới ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 20 yếu tố này kết hợp với 29 yếu tố thuộc Báo cáo COSO đuợc xác định có ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động cua EVN, hình thành nên bộ thang đo các biến đo lường về các nhân tố thuộc KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận án đã xây dựng mô hình về các nhân tố đặc thù thuộc của hệ thống KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cũng như chỉ rò mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Nghiên cứu này chỉ đặt mục tiêu vào hiệu quả hoạt đông của EVN, hai mục tiêu quan trọng nữa của hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO là: Sự tin cậy của Báo cáo tài chính và tính tuân thủ pháp luật và các quy định chưa được đề cập đến, đây chính là hạn chế của nghiên cứu này.

Nhận xét chung


Việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành, các lĩnh vực tại Việt Nam phần lớn đã được nhiều tác giả quan tâm và thể hiện trong các luận án tiến sỹ. Trong những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu khách quan của công tác nghiên cứu hệ thống KSNB trong các ngành, Bộ hoặc một tổng công ty đã có một số nghiên cứu thuộc Luận án tiến sỹ về hệ thống KSNB. Các hướng nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu tổ chức hệ thống KSNB; hướng nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KSNB trong một đơn vị, Bộ, ngành, tổng công ty cụ thể; hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB; hướng nghiên cứu tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động.

Phương pháp chủ yếu thực hiện các nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. Thông qua khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu, kiểm định các nhân tố tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố. Các Bảng, phiếu khảo sát, điều tra được gửi đến các cá nhân, đơn vị để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các đơn vị, tìm ra các điểm giống nhau, khác nhau, các nhân tố tác động trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB để từ đó tổ chức hệ thống KSNB hoặc hoàn thiện hệ thống KSNB.

1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Qua tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước, có thể rút ra một số khoảng trống nghiên cứu sau:

Một là: Về đo lường tính hữu hiệu của KSNB. Đo lường ba mục tiêu kiểm soát mà hệ thống KSNB hướng đến vẫn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Qua phần tổng quan nghiên cứu, cho thấy có thể sử dụng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đo lường ba mục tiêu kiểm soát. Chỉ tiêu phi tài chính có tính đa dạng, áp dụng thuận lợi cho cả lĩnh vực tư và công, và áp dụng cho cả ba mục tiêu. Điểm hạn chế của cách đo lường này là dựa vào ý kiến của người trả lời nên trong nhiều trường hợp không có tính khách quan do những sai sót trong chọn mẫu và quá trình thu thập số liệu. Ngược lại, đo lường mục tiêu KSNB qua con số


tài chính (ROA, ROE) có tính tin cậy cao hơn do dựa vào số liệu BCTC, nhưng chỉ áp dụng đối với mục tiêu về hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; không thể đánh giá đối với mục tiêu tuân thủ hay mục tiêu BCTC tin cậy. Đây cũng là vấn đề đặt ra khi nghiên cứu mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả tại các tổ chức ở khu vực công. Tuy chỉ tiêu phi tài chính có tính đa dạng, nhưng đó vẫn là một khoảng trống khi bộ đo lường trong nhiều nghiên cứu trước đây vẫn chưa có tính bao phủ. Rất ít nghiên cứu bàn về các mục tiêu về tính tin cậy của báo cáo và mục tiêu tuân thủ theo các quy định pháp luật ngoài nghiên cứu của Jokipii (2006) và những công trình của tác giả này sau đó. Do vậy, khi thiết kế bộ đo lường cho ba mục tiêu kiểm soát, ngoài việc kế thừa cách đo lường của các nghiên cứu trước đây thì cần quan tâm đến nội hàm của ba mục tiêu và đặc thù của ngành, lĩnh vực nghiên cứu để thiết kế đo lường hợp lý. Ngoài ra, cũng phải chú ý là người trả lời là thành viên của tổ chức hay người bên ngoài tổ chức, vì không phải ai cũng có đầy đủ thông tin để nhìn nhận một cách khách quan về việc đạt được các mục tiêu kiểm soát.

Liên quan đến các thành phần của hệ thống KSNB, các nghiên cứu trước đều kế thừa khung lý thuyết COSO, hoặc INTOSAI, hoặc kết hợp tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Do vậy, việc thiết kế đo lường hệ thống KSNB cần phải dựa trên một khung lý thuyết phù hợp hoặc có tính kết hợp.

Hai là: Ngữ cảnh nghiên cứu qua các tổng quan là những tổ chức có qui mô lớn, cho dù là lĩnh vực công hay tư, mà ở đó có nhiều vụ việc liên quan đến quản lí yếu kém. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã khảo sát chưa thấy có những nghiên cứu nào về KSNB ở các đơn vị trong ngành truyền thông, đặc biệt là lĩnh vực phát thanh truyền hình. Ở nước ta, lĩnh vực phát thanh – truyền hình vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện các dịch vụ với bên ngoài. Đây là những đơn vị chưa được tự chủ hoàn toàn, và đó cũng chính là mối quan tâm khi đánh giá về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB có tính đa chiều hơn.

Ba là: So sánh giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước thì các nghiên cứu trong nước chủ yếu tiếp cận theo nghiên cứu tình huống tại một tổng công ty và một ngành. Các nghiên cứu này tiếp cận theo hướng định tính (trừ luận án của Hồ Tuấn


Vũ và Vò Thu Phụng) để hoàn thiện hệ thống KSNB ở ngành, tập đoàn kinh tế. Đối chiếu với các nghiên cứu nước ngoài thì các nghiên cứu trong nước còn có tính chủ quan, chưa tin cậy và chưa đánh giá liệu các thành phần của COSO có tồn tại và có tính hữu hiệu không? Liệu các mục tiêu của KSNB có được đảm bảo hay không? Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB với mục tiêu của KSNB như thế nào? Đây là một trong những vấn đề chưa được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu trước đây.

Từ phân tích trên, khoảng trống nghiên cứu được tác giả thực hiện nghiên cứu trong luận án này là tập trung vào xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Đồng thời đánh giá tính hữu hiệu thông qua xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB với mục tiêu của hệ thống KSNB. Đây là những cơ sở quan trọng để đưa ra các kiến nghị cho các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong công tác quản trị trong thời gian tới.


KẾT LUẬN CHUƠNG 1


Nội dung chính của chương này là làm rò cơ sở lý thuyết về KSNB và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSMB. Trong chương này còn trình bày các lý thuyết nền để giải thích ảnh hưởng của các thành phần đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đó là: Lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lý thuyết Chaos. Trong phần tổng quan nghiên cứu, tác giả phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước trên cơ sở lựa chọn các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố. Trên cơ sở đánh giá một số công trình nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tác giả xác định được các khoảng trống nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu của luận án trong chương tiếp theo.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí