Nghiên Cứu Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Tổ Chức Ở Lĩnh Vực Công


Qua các nghiên cứu trên về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp, rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu trên được thực hiện trong bối cảnh những vụ bê bối tài chính, tham nhũng ở các công ty, doanh nghiệp mà nguyên nhân có thể xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống KSNB. Điều này đặt ra khoảng trống trong nghiên cứu đối với các doanh nghiệp, tổ chức chưa có dấu hiệu sai phạm nhưng qua đó có thể cảnh báo những nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát ở các đơn vị.

Thứ hai, khung lý thuyết đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được các nhà nghiên cứu sử dụng trên nền tảng COSO. Do vậy, khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, năm thành phần của COSO được các tác giả trình bày trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều xem tính hữu hiệu là việc đạt được các mục tiêu kiểm soát hay không, còn năm thành phần của hệ thống KSNB chính là các yếu tố tác động. Lý do này cũng có thể vì các nghiên cứu ở trên thực hiện trước khi COS0 (2013) có hiệu lực, theo đó tính hữu hiệu chỉ tập trung vào việc có đạt được mục tiêu kiểm soát hay không? Trong bối cảnh COSO (2013) đi vào thực tiễn, điều này đặt ra một cách tiếp cận mới về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Thứ ba, mục tiêu kiểm soát của các nghiên cứu đều tập trung vào sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động mà ít đề cập đến sự tin cậy của BCTC, mục tiêu tuân thủ pháp luật và các quy định. Đây chính là khoảng trống về mặt đo lường cần tiếp tục làm rò để đánh giá đầy đủ tính hữu hiệu hệ thống KSNB.

Thứ tư, dữ liệu đánh giá 5 thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát được sử dụng bằng thang đo Likert qua ý kiến của các thành viên ở các doanh nghiệp. Điều này cho thấy KSNB liên quan đến mọi thành viên trong tổ chức, từ người quản lý cấp cao đến nhân viên, nên việc thu thập thông tin đa chiều là cần thiết.

Thứ năm, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đo lường đa dạng, không chỉ bằng thang đo tài chính mà còn được đo lường bằng thang đo phi tài chính. Dựa trên các mục tiêu kiểm soát và các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB, các bảng


hỏi được thiết lập và thu thập ý kiến của giám đốc, cấp quản lý trung gian và cả người lao động để đánh giá về tính hữu hiệu. Nghiên cứu của Jokippi (2006), Jokippi và cộng sự (2011), Agbejule và Jokippi (2009), Lansiluoto và cộng sự (2016), Stefan (2016) là những điển hình về cách tiếp cận đánh giá tính hữu hiệu KSNB khi sử dụng các thước đo phi tài chính cho mục tiêu kiểm soát. Điều này mở ra một hướng để đo lường mục tiêu kiểm soát trong các nghiên cứu sau này.

1.4.1.2. Nghiên cứu tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức ở lĩnh vực công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ ở các trường đại học công

Samuel và Wagoki (2004) nghiên cứu đánh giá vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập ở Kenya. Nghiên cứu sử dụng khuôn khổ KSNB theo COSO phân tích hệ thống KSNB thành 5 thành phần. Nghiên cứu chỉ ra các trường đại học công lập ở Kenya có cấu trúc các thành phần KSNB rò nét. Kết quả cho thấy tất cả các nhân viên đều đồng ý thông tin và trao đổi thông tin là quan trọng trong việc tăng cường KSNB. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức của nhân viên trong hoạt động đánh giá rủi ro đạt giá trị trung bình thấp nhất. Điều này cho thấy một trong những lý do hệ thống KSNB yếu kém là do nhận thức thấp quá trình đánh giá rủi ro.

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 7

Mawanda (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hoạt động tài chính trong trường đại học ở Uganda thể hiện qua hình 1.1. Mục tiêu kiểm soát trong nghiên cứu này tuy chỉ giới hạn các mục tiêu về kết quả tài chính, nhưng việc đo lường thể hiện qua khả năng thanh toán, trách nhiệm giải trình và hệ thống báo cáo tài chính. Các thành phần của KSNB chỉ đo lường qua ba yếu tố: môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp sử dụng, trong đó việc điều tra chọn mẫu 270 đáp viên từ cán bộ quản lý đến nhân viên ở một trường đại học được tiến hành để giải quyết vấn đề nghiên cứu.




Biến tương tác

* Chính sách của Hội đồng quản trị

* Hội đồng giáo dục quốc gia

* Bộ giáo dục

Các thành phần KSNB

* Môi trường kiểm soát

* Kiểm toán nội bộ

* Hoạt động kiểm soát

Kết quả tài chính

* Khả năng thanh toán

* Trách nhiệm giải trình

* Báo cáo


Hình 1.1. Mô hình mối liên hệ giữa kiểm soát nội bộ với hoạt động tài chính

(Nguồn: Mô hình của Mawanda, 2008)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ giữa KSNB và kết quả tài chính. Tuy nhiên, bộ phận kiểm toán nội bộ là không hữu hiệu, không thưc hiện thường xuyên hoạt động kiểm toán và không thực hiện thường xuyên báo cáo kiểm toán. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng có sự thiếu kết hợp trong việc chia sẻ thông tin và sự không đảm bảo an toàn để bảo vệ tài sản của trường đại học. Nghiên cứu này có hạn chế chỉ xem xét ở một chủ thể là một trường đại học, và xem xét chưa toàn diện các yếu tố khác của mục tiêu kiểm soát và các thành phần KSNB. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc điều tra ý kiến của nhiều cá nhân trong một tổ chức là phù hợp khi KSNB là một quá trình, có sự tham gia của mọi cá nhân trong tổ chức. Việc đo lường chưa có tính toàn diện cũng đòi hỏi những nghiên cứu khác để đo lường tính hữu hiệu của KSNB.

Duh và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu đề tài KSNB có giúp cải thiện hiệu quả hoạt động ở các trường đại học vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc. Mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của trường và KSNB là biến độc lập. Nghiên cứu đưa ra kết quả việc thực hiện KSNB có mối liên hệ rò ràng với hiệu quả về giảng dạy nhưng có


liên hệ tiêu cực đến vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu kiểm soát trong nghiên cứu này có giới hạn là chỉ xem xét về hiệu quả hoạt động giảng day mà chưa đánh giá các mặt hoạt động khác ở trường đại học.

Gần đây nhất, Tsedal (2015) nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đại học công ở Ethiopia. Một đặc điểm trong nghiên cứu này là tính hữu hiệu được xem xét cả đánh giá mục tiêu kiểm soát và sự hữu hiệu của các thành phần KSNB trên khuôn khổ của INTOSAI (2004). Phương pháp hỗn hợp được sử dụng, trong đó phương pháp định tính là cơ sở để thiết kế bảng hỏi cho phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục. Phương pháp định lượng tiến hành trên cơ sở điều tra ý kiến từ 5 trong tổng số 33 trường đại học công tại Etiopia với 150 đáp viên được lấy ý kiến. Những đáp viên đều là nhân viên phòng kế toán – tài chính, nhân viên kiểm soát tại các trường với lập luận rằng, những người này có am hiểu về mặt kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành phần của hệ thống KSNB ở các trường đại học công không hữu hiệu, đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro. Điều này dẫn đến các mục tiêu kiểm soát ở các trường đại học công tại Etiopia không đạt được. Nghiên cứu này có nhiều hạn chế, như: qui mô mẫu nhỏ, đối tượng phỏng vấn không có người quản lý và nhiều kĩ thuật thống kê mạnh chưa sử dụng để đảm

bảo tính tin cậy của nghiên cứu.

Habib và Jalloh (2016), nghiên cứu đề tài KSNB ở các trường đại học tại Nigeria: Sự bảo đảm cho cải tiến liên tục hệ thống giáo dục. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu về khung KSNB, về các vấn đề phát sinh bởi sự yếu kém KSNB ở các trường đại học ở Nigeria. Nghiên cứu cho thấy có sự yếu kém về hiệu quả của KSNB, kết quả thể hiện yếu kém trong quản lý ngân quỹ, giảng dạy kém hiệu quả, quản lý tài sản không phù hợp, chức năng phòng tài vụ kế toán không thực hiện tốt và gây ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống giáo dục trong nhà trường.

Sari và cộng sự (2017), thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ và hệ thống KSNB đến trách nhiệm giải trình của khu vực công: Kinh nghiệm nghiên cứu ở các trường đại học ở Indonesia. Hai giả thuyết nghiên cứu được đưa ra.


Một là kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình, hai là KSNB có ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có tác động rò nét và tích cực đến trách nhiệm giải trình trong khi đó kiểm toán nội bộ không có mối liên hệ rò nét với trách nhiệm giải trình.

Ngoài các nghiên cứu trên có tính chất liên quan đến nhiều tổ chức, một số học giả cũng đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại một tổ chức cụ thể. Đó là trường hợp nghiên cứu của Sharah (2011) tại Đại học Bách khoa Kenya, Keneninisa (2013) tại Đại học công Jimma, Adagye (2015) tại Đại học Lavia. Các nghiên cứu trên tuy áp dụng mô hình định lượng nhưng nghiên cứu cho một tình huống cụ thể nên chỉ có giá trị cho tổ chức đó, không suy rộng ra cho nhiều cơ sở giáo dục đại học.

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ ở các tổ chức dịch vụ công, Bộ, Ngành, Chính phủ

Khu vực công còn là các dự án của nhà nước, các cơ quan bộ ngành, chính phủ. Amudo (2009) đã nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB các dự án công từ Uganda. Các dự án này được tài trợ bởi ngân hàng phát triển Châu Phi nên nhu cầu xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu có tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một vài thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa được hữu hiệu. Mô hình nghiên cứu được tổng hợp như sau:



Ủy quyền

1

2

3

Đánh giá Rủi ro

Hoạt động Kiểm soát

Tính hữu hiệu KSNB

Thông tin

và truyền thông

Giám sát

Mối quan hệ cộng tác

Công nghệ Thông tin

Môi trường kiểm soát


Hình 1.2. Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB

(Nguồn: mô hình của Angella Amudo, Eno L. Inanga (2009))

Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu tại Ugandan cho thấy thêm một nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là công nghệ thông tin theo COBIT. Nhân tố này chưa được đề cập trong phiên bản COSO.

Ghneimat và Seyam (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các Bộ ở Jordan. Nghiên cứu định lượng được áp dụng thông qua điều tra chọn mẫu 126 đáp viên là nhà quản lý, nhân viên ở các phòng, ban kiểm soát ở các Bộ tại Jordan. Kết quả cho thấy hệ thống thông tin kế toán là thành phần hữu hiệu nhất trong công tác KSNB tại các bộ; trong khi chất lượng nguồn nhân lực (trình độ nhân viên, công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại) và công tác kiểm soát là những thành phần kém hữu hiệu trong hệ thống KSNB.


Ngoài những yếu kém nêu trên, nghiên cứu cho thấy rằng có một sự yếu kém trong công tác quản trị hành chính ở các Bộ ở Jordan.

Dormán và cộng sự (2013), thực hiện nghiên cứu đánh giá về hệ thống KSNB ở các tổ chức thuộc ngân sách trung ương ở Hungary, việc đánh giá dựa trên khung lý thuyết về KSNB của COSO. Nghiên cứu thực hiện khảo sát để đánh giá về hệ thống KSNB và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để bàn luận về kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy 5 thành phần của hệ thống KSNB tạo nên một hệ thống có tương quan chặt chẽ. Những nhân tố của hệ thống KSNB hoạt động một cách hiệu quả là các cam kết trong quản lý (điều hành của lãnh đạo cấp cao), quản lý rủi ro hiệu quả (dự đoán, tránh, quản lý và định vị rò các rủi ro) cũng như thực hiện tốt chức năng giám sát. Nghiên cứu nhận định cho dù hệ thống KSNB được thiết lập và vận hành tốt như thế nào thì nó cũng chỉ cung cấp một sự hợp lý cho thực hiện đạt được các mục tiêu trong một tổ chức chứ không phải là sự đảm bảo.

Aramide và Bashir (2015), nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và trách nhiệm giải trình về tài chính cấp chính quyền địa phương tại Nigeria. Phương pháp kiểm định Chi-square được các tác giả áp dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống KSNB có tác động tích cực rò ràng đến kết quả trách nhiệm giải trình tốt ở cấp chính quyền địa phương và đã đưa ra các khuyến nghị cho chính quyền địa phương nên đẩy mạnh một sự bảo đảm hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả cao ở chính quyền địa phương nhằm đạt được trách nhiệm giải trình về tài chính. Nghiên cứu nhận định, một hệ thống KSNB thật tốt là cách duy nhất để tạo ra tính minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm kiểm tra các rủi ro và bất hợp lý trong cấp phát kinh phí và chi tiêu công ở cấp chính quyền địa phương. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự tham nhũng lớn ở quản lý cấp cao, sự minh bạch và công khai tài chính yếu và sự thiếu hiểu biết về các chính sách kế toán và các thủ tục của đội ngũ nhân viên là nguyên nhân chính dẫn đến trách nhiệm giải trình yếu kém ở cấp chính quyền địa phương.

Aziz (2015) nghiên cứu đánh giá sự vận hành hệ thống KSNB trong các ngành dịch vụ khác nhau ở lĩnh vực công của Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu được


thu thập thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn những người đứng đầu ở các phòng, ban thuộc 24 Bộ tại Malaysia. Thang đo sử dụng trong nghiện cứu là thang đo Likert mức 5 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy 86.2% người trả lời có sự vận hành hệ thống KSNB trong các phòng, ban của họ. Hệ thống KSNB của nhóm ngành tài chính là hữu hiệu. Ngược lại, hệ thống KSNB trong ngành công nghệ; hệ thống thông tin; giáo dục; và y tế là không hữu hiệu.

Nhận xét chung về hướng nghiên cứu tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đối với đại học công, khu vực công

Qua nghiên cứu tính hữu hiệu của KSNB đối với đại học công, khu vực công người đọc có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu ở khu vực công rất đa dạng, từ các trường đại học đến các dự án, hay các cơ quan của chính phủ. Dù có sự đa dạng nhưng khung nghiên cứu của các nghiên cứu trên phát triển từ COSO hoặc INTOSAI và đó là nền tảng phù hợp cho các nghiên cứu ở khu vực này.

Thứ hai, đo lường mục tiêu kiểm soát ở khu vực công rất đa dạng, không chỉ sử dụng thang đo tài chính mà còn sử dụng thang đo phi tài chính. Đây là một đặc trưng do chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong khu vực công khác nhau, như chức năng của trường đại học thì khác với chức năng của một cơ quan chính quyền địa phương, trung ương. Vì thế, đánh giá hiệu quả hoạt động phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh từng đơn vị nghiên cứu. Trách nhiệm giải trình cũng được đề cập, phù hợp với mục tiêu của INTOSAI khi các đơn vị này sử dụng các nguồn lực của nhà nước hay cộng đồng. Điều này mở ra một không gian cho các nhà nghiên cứu khi đo lường mục tiêu kiểm soát ở những đơn vị đặc thù trong khu vực công, kể cả các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, sự tồn tại, vị trí và vai trò của các thành phần của hệ thống KSNB đối với mục tiêu kiểm soát có sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Có nghiên cứu chỉ ra vai trò rất lớn của thông tin và truyền thông, nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy vai trò của hoạt động giám sát hay môi trường kiểm soát đối với mục tiêu kiểm soát. Các kết quả đó cho thấy cần phải tiếp tục tìm hiểu tính hữu hiệu của hệ thống

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí