Bảng câu hỏi ban đầu
Buớc 6: Trên cơ sở kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, xây dựng bộ đo lường chính thức về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
INTOSAI 9100, COSO (2013) | Đặc thù về quản trị Đài PT-TH | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Ảnh Hưởng Của Cơ Chế Quản Trị Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu
- Mô Hình Nghiên Cứu Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Tại Các Đài Pt-Th Cấp Tỉnh Tại Việt Nam
- Bộ Đo Lường Chính Thức Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb
- Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Thang Đo Về Thành Phần Thông Tin Và Truyền Thông
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Phỏng vấn sâu chuyên gia
Bảng câu hỏi chính thức
Thu thập số liệu thực tế
Kiểm định độ tin cậy thang đo
Bộ đo lường chính thức về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Hình 2.4. Quá trình thiết kế đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Chương 3 của luận án sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu định tính về thiết kế đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Việc đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các Đài PT-TH tiếp cận theo phương pháp tự đánh giá về kiểm soát (The control self-assesement – CSA) của (Adamec và cộng sự, 2002). Theo phương pháp này, ý kiến của người trả lời về sự vận hành các thành phần của hệ thống KSNB tại đơn vị của họ sẽ được cho điểm trên một dãy số của thang đo Likert -5 điểm với (1) là Rất không đồng ý và (5) là Rất đồng ý. Để đánh giá các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các Đài PT-TH, luận án cũng tiếp cận theo phương pháp CSA thay vì sử dụng số liệu từ BCTC. Nghiên cứu của Jokipii (2006), Sultana và Haque (2011), Lansiluoto và cộng sự (2016) đã sử dụng cách tiếp cận này khi đo lường mục tiêu kiểm soát. Lý do là nếu sử dụng số liệu từ BCTC thì chỉ cung cấp thông tin đánh giá về sự hữu hiệu của các nguồn lực thông qua chỉ tiêu ROA hoặc ROE, chứ không thể đánh giá các mục tiêu còn lại. Ngoài ra, ở thời điểm nghiên cứu thì báo cáo kế toán hàng năm ở khu vực công tại Việt Nam chỉ là các báo cáo quyết toán với NSNN về tình hình thu – chi ngân sách trên cơ sở tiền.
2.4. Thiết kế chọn mẫu và kỹ thuật phân tích xử lý số liệu
2.4.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
2.4.1.1. Đối với nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính đuợc tác giả thực hiện thông qua tổ chức ba cuộc thảo luận, phỏng vấn bàn tròn tại ba khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam với các chuyên gia (Phụ lục 2: Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu) trên cơ sở nội dung thiết kế chương trình thảo luận với các câu hỏi cụ thể. Mục đích tổ chức ba cuộc thảo luận, phỏng vấn bàn tròn là nhằm thiết kế các chỉ mục đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam. Nội dung phần câu hỏi được gửi trước để các chuyên gia có điều kiện nghiên cứu và trao đổi kỹ hơn (Phụ lục 3: Nôi dung thảo luận với các chuyên gia)
Khi trao đổi, thảo luận, phỏng vấn, nếu chuyên gia được phỏng vấn tiếp theo không bổ sung được nhân tố mớí nào khác so với chuyên gia đã phỏng vấn trước thì tác giả dừng lại. Những câu trả lời của chuyên gia được ghi chép vào sổ tay, sau đó được tác giả phân loại, sắp xếp lại lập thành bảng câu hỏi nháp (Phụ lục 6). Bảng
câu hỏi này sau đó gửi lại cho chuyên gia xem xét lần cuối trước khi tổ chức triển khai chính thức (Phụ lục 7).
2.4.1.2. Đối với nghiên cứu định lượng
Tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, cả nước có 63 Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Luận án thực hiện điều tra toàn bộ 63 Đài bằng cách gửi Phiếu khảo sát tới 6 nhóm đối tuợng: Giám đốc, Phó giám đốc nội dung, Phó giám đốc kỹ thuật, Trưởng (Phó) phòng Kế toán, Trưởng (Phó) phòng Tổ chức hành chính, Trưởng (phó) phòng kỹ thuật công nghệ dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp và kết hợp với gửi phiếu điều tra tại 63 Đài PT-TH cấp tỉnh (Phụ lục 4: Danh sách các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam). Đối tượng khảo sát chủ yếu không chỉ là lãnh đạo của các Đài PT-TH mà còn là Trưởng (phó) các phòng chức năng có
liên quan đến phân quyền tự chủ1 hoạt động, vì bản chất của KSNB là một quá trình
có sự tham gia của nhiều bộ phận trong tổ chức. Các vị trí lãnh đạo này được chọn để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng phù hợp với phương pháp CSA vì qua đó, người quản lý sẽ tự đánh giá những khiếm khuyết trong hệ thống quản lý ở đơn vị mình, qua đó góp phần cải tiến hệ thống kiểm soát.
Cách thức thu thập số liệu này tuy mất nhiều thời gian nhưng có ưu điểm là kết quả của phiếu trả lời có tính tin cậy cao. Ngoài ra, một thuận lợi là tác giả hiện đang công tác ở lĩnh vực phát thanh truyền hình nên có điều kiện nhận được sự hỗ trợ của các Đài trong cả nước. Ngoài ra, ở ngành phát thanh- truyền hình thường hay tổ chức hội thảo, hội nghị, họp cụm phát thanh truyền hình theo khu vực, liên hoan phát thanh-truyền hình toàn quốc, các buổi tập huấn nghiệp vụ trong nội bộ ngành nên đây là cơ hội để tác giả thực hiện nghiên cứu này.
Điểm hạn chế là thời gian để thu thập số liệu khá dài (triển khai từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2017) nên có thể dẫn đến sự không nhất quán trong thu thập ý kiến trả lời của các đáp viên nếu có những thay đổi về chính sách.
1 Nghị định 43/NĐ-CP/2006 và Nghị định 16/NĐ-CP/2015 tập trung chủ yếu vào các nội dung: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ; tự chủ bộ máy và nhân sự, tự chủ về tài chính.
Bảng câu hỏi được chuẩn bị và gửi đến trước đáp viên tiềm năng để tác giả có thể phỏng vấn trực tiếp. Với 372 phiếu phát ra, tác giả đã thu được 340 phiếu với tỷ lệ 91.3%. Số lượng phiếu đã làm sạch đuợc đưa vào xử lý và phân tích là 340 phiếu, đạt tỷ lệ: 91.3%, được thể hiện trong Bảng 2.1 và 2.2 sau đây.
Bảng 2.1. Đặc trưng mẫu theo người trả lời
Vị trí công việc | Phiếu khảo sát thu về | Phiếu khảo sát đã làm sạch | |||
Số luợng | Tỷ lệ (%) | Số luợng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Giám đốc | 56 | 16.5 | 56 | 16.5 |
2 | Phó giám đốc nội dung | 55 | 16.2 | 55 | 16.2 |
3 | Phó giám đốc kỹ thuật | 54 | 15.8 | 54 | 15.8 |
4 | Trưởng (Phó) phòng Kế toán- tài vụ | 58 | 17.1 | 58 | 17.1 |
5 | Trưởng (Phó) phòng Tổ chức – Hành chính | 58 | 17.1 | 58 | 17.1 |
6 | Trưởng (phó) phòng kỹ thuật công nghệ | 59 | 17.3 | 59 | 17.3 |
Tổng cộng | 340 | 100 | 340 | 100 |
Bảng 2.2. Đặc trưng mẫu theo giới tính và khu vực
Khu vực | Giới tính | Tổng | |||
Nữ | Nam | ||||
1 | Miền Bắc | SL | 28 | 103 | 131 |
% | 43.1% | 37.5% | 38.5% | ||
2 | Miền Trung | SL | 17 | 82 | 99 |
% | 26.2% | 29.8% | 29.1% | ||
3 | Miền Nam | SL | 20 | 90 | 110 |
% | 30.8% | 32.7% | 32.4% |
SL | 65 | 275 | 340 |
% | 100.0% | 100.0% | 100.0% |
Về đặc điểm của thành phần tham gia khảo sát, kết quả cho thấy trong tổng số 340 người tham gia trả lời, số lượng nữ ở khu vực Miền Bắc là 28 người (43.1%), Miền Trung là 17 người (26.2%), và Miền Nam là 20 người (30.8%). Trong khi đó số lượng nam ở khu vực Miền bắc là 103 người (37.5%), Miền Trung là 82 người (29.2%), và Miền Nam là 90 người (32.7%).
Trong tổng số 340 phiếu, số luợng khu vực Miền Bắc là 131 người (38.5%), Miền Trung 99 người (29.1%) và Miền Nam 110 người (32.4%).
2.4.2. Kỹ thuật phân tích xử lý số liệu
Ngoài các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả để khái quát các đặc trưng về công tác KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, để chứng minh các giả thuyết và xây dựng các biến của nghiên cứu, luận án sử dụng các kỹ thuật thống kê cơ bản sau:
Kiểm định t – test
Mục đích của kiểm định này là chứng minh sự tồn tại của các thành phần KSNB và các thành phần này vận hành một cách hữu hiệu. Do thang đo cho nghiên cứu được sử dụng là thang đo Likert – 5 điểm với giá trị 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý, nên giá trị trung bình của một chỉ mục rơi vào các trường hợp sau:
Từ 1 đến 1.8: rất không đồng ý Từ 1.81 đến 2.6: không đồng ý Từ 2.61 đến 3.4: không có ý kiến Từ 3.41 đến 4.2: đồng ý
Từ 4.21 đến 5: rất đồng ý
Như vậy, một chỉ mục liên quan đến thành phần của hệ thống KSNB có tồn tại nhưng không hữu hiệu khi giá trị trung bình chỉ mục đó nhỏ hơn 3.4. Giá trị 3.4 được chọn làm gốc để so sánh khi đánh giá tính hữu hiệu của các thành phần của hệ thống KSNB.
Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê nhằm rút trích các chỉ mục có thể quan sát được, có tương quan với nhau khi đo lường một khái niệm thành một số lượng nhỏ hơn các nhân tố để thực hiện các phân tích đa biến khác. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tâm lý học, marketing, quản trị và tài chính. Trong luận án này, do các thành phần của KSNB được đo lường bởi nhiều chỉ mục và bản thân các chỉ mục của 5 thành phần KSNB có mối liên hệ với nhau nên, cần thực hiện phân tích nhân tố để gom biến và xác định số lượng nhân tố chính thức.
Nguyên tắc khi rút trích các nhân tố là hệ số tải của mỗi chỉ mục lên một nhân tố phải đủ lớn và không được tải trên hai nhân tố cùng một lúc. Với cách tiếp cận này, những chỉ mục có hệ số tải lớn trên hai nhân tố sẽ bị loại trừ cho đến khi mỗi chỉ mục tải đủ lớn trên một nhân tố.
Phân tích hồi qui bội
Để kiểm định các giả thuyết đã xây dựng ở trên, trong giai đoạn phân tích thứ hai, phương pháp phân tích tương quan hồi qui được áp dụng cho nghiên cứu này. Quá trình phân tích được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Bước 1. Phân tích tương quan để kiểm tra có tồn tại mối tương quan giữa mỗi biến độc lập với biến phụ thuộc hay không, cũng như kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập. Phân tích tương quan cũng là cơ sở để kiểm tra các giả định của bài toán phân tích hồi qui bội. Hệ số tương quan Pearson được sử dụng trong luận án này. Nếu như giá trị sig của mỗi cặp biến số nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê (α = 5%) thì coi như tồn tại quan hệ tương quan giữa mỗi cặp biến số.
Bước 2. Phân tích hồi qui giữa biến phụ thuộc với biến độc lập. Mô hình hồi qui có dạng tổng quát như sau:
Ym = α0 + αi Xi+ ε
Trong đó:
Ym gồm có ba biến thành phần đại diện cho ba mục tiêu kiểm soát( m= 1,2,3) Xi gồm có năm thành phần của kiểm soát nội bộ lần lược như sau:
X1: thành phần Môi trường kiểm soát X2: thành phần Đánh giá rủi ro
X3: thành phần Hoạt động kiểm soát
X4 : thành phần Thông tin và truyền thông X5: thành phần Giám sát
Mục tiêu xử lý và phân tích của bước 2 nhằm xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến từng mục tiêu kiểm soát ở các Đài, đồng thời xem xét chiều hướng về mối quan hệ giữa từng thành phần kiểm soát với mục tiêu kiểm soát.
Do biến phụ thuộc có ba biến thành phần nên kết quả phân tích còn có sự so sánh giữa các kết quả hồi qui để xem xét tính đồng nhất về chiều hướng tác động.
Bước 3. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm kiểm tra thêm ảnh hưởng của các biến kiểm soát đối với mô hình nghiên cứu. Mô hình giai đoạn này có dạng:
Ym = α0 + αi Xi+ βiXj + ε
Trong đó: Xj là các biến kiểm soát bổ sung. Các biến này gồm có hai loại.
Loại 1 là các biến giả để xem xét ảnh hưởng giới tính (D1) và khu vực (D2 và D3) đối với mô hình nghiên cứu.
Loại 2 là các biến liên tục, như thâm niên công tác
Như vậy, việc đưa thêm các biến kiểm soát và biến tương tác nhằm làm rò hơn ảnh hưởng của các biến số liên quan đến đặc trưng của ngành đối với mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Dấu của các hệ số hồi qui được ước lượng là cơ sở để chứng minh giả thuyết về mối quan hệ giữa thành phần KSNB với mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. Ngoài ra, độ lớn hệ số hồi qui chuẩn hóa còn là cơ sở đánh giá trọng số của các nhân tố đối với biến phụ thuộc, qua đó chỉ ra định hướng hàm ý chính sách cho các Đài.
KẾT LUẬN CHUƠNG 2
Nội dung chính của chương này là làm rò việc thiết kế nghiên cứu bộ đo lường tính hữu hiệu của KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Để thiết kế bộ đo lường tính hữu hiệu của KSNB, Luận án dựa vào các đo lường của các nghiên cứu trước, nội hàm của Báo cáo INTOSAI và COSO (2013), và đặc thù về công tác kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.
Luận án tiếp cận theo hướng định lượng để nghiên cứu tính hữu hiệu hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Viêt Nam. Mô hình đánh giá vừa kế thừa khung lý thuyết của COSO (2013), vừa kết hợp các đặc thù của INTOSAI và đặc điểm quản lý của các Đài PT-TH cấp tỉnh để xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm. Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, các biến kiểm soát khác.
Dựa trên mô hình khái niệm, cơ sở các lý thuyết đã trình bảy ở chương 1 và đặc điểm về cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, các giả thuyết nghiên cứu cũng được đưa ra. Ngoài ra việc thiết kế chọn mẫu và kỹ thuật phân tích xử lý số liệu như kiểm định t – test, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bội cũng được trình bày trong chương này. Kết quả đo lường đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam sẽ được trình bày trong Chương 3 tiếp theo.