CHƯƠNG 3
ĐO LƯỜNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính trong luận án được thực hiện nhằm xây dựng các tiêu chí đo lường các thành phần của hệ thống KSNB cũng như mục tiêu kiểm soát. Đối tượng tham gia khảo sát là một số lãnh đạo của các Đài ở 3 khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam để thảo luận nội hàm của các thành phần KSNB cũng như mục tiêu kiểm soát.
3.1.1. Bộ đo lường chính thức các thành phần của hệ thống KSNB
Để thiết kế bộ đo lường chính thức, luận án dựa trên khung lý thuyết của INTOSAI, có tham khảo nội hàm COSO (2013) và kết hợp kế thừa các nghiên cứu trước của Jokipii (2006), Lansiluoto và cộng sự (2016) cũng như các đặc thù về công tác kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.
Môi trường kiểm soát
Liên quan đến các chỉ mục của thành phần Môi trường kiểm soát, bộ đo lường được thiết kế dựa vào nguyên tắc 1 đến nguyên tắc 5 của COSO (2013) và các nguyên tắc của INTOSAI, kết hợp với công trình nghiên cứu của Jokipii (2006). Do bản thân nội hàm các nguyên tắc của COSO và INTOSAI có tính khái quát và trừu tượng, nên trước tiên bảng câu hỏi nháp được phát thảo từ nghiên cứu của Jokipii (2006) (Xem Phụ lục 6). Trong quá trình thảo luận với các chuyên gia (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng) kết hợp với với các nguyên tắc mới của COSO, các chỉ mục mới được bổ sung để đo lường Môi trường kiểm soát cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.
Bảng 3.1. Chỉ mục đo lường chính thức về Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát | Cơ sở | |
MT1 | Các quyết định được Ban giám đốc ban hành có sự tin cậy, khách quan, hướng đến lợi ích chung của Đài | Jokipii (2006), Nguyên tắc 1 - COSO (2013) |
MT2 | Phân chia trách nhiệm ở Đài rò ràng làm hoạt động quản lý không quá tải | Jokipii (2006), Nguyên tắc 3 – COSO (2013), INTOSAI |
MT3 | Có sự phối hợp tốt để giải quyết kịp thời những sai lệch qua công tác kiểm soát | Jokipii (2006), Nguyên tắc 3 – COSO (2013) |
MT4 | CBVC tại Đài hiểu rò chức năng và quyền hạn công việc theo mô tả vị trí việc làm | Jokipii (2006), Nguyên tắc 3 – COSO (2013) |
MT5 | CBVC có sự cam kết cao với quy chế làm việc tại Đài PT-TH | Jokipii (2006), Nguyên tắc 1 – COSO (2013), INTOSAI |
MT6 | Ban giám đốc luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ nhằm bổ nhiệm nhân viên có năng lực lên vị trí cao hơn | Nguyên tắc 4 – COSO (2013), INTOSAI, Thảo luận chuyên gia |
MT7 | Ban giám đốc có chính sách phân phối thu nhập tăng thêm phù hợp để động viên CBVC đạt thành tích trong công tác | INTOSAI, Nguyên tắc 5 – COSO (2013), Thảo luận chuyên gia |
MT8 | Ban giám đốc có biện pháp kỷ luật rò ràng đối với các hành vi vi phạm của nhân viên | INTOSAI, Nguyên tắc 5 – COSO (2013), Thảo luận chuyên gia |
MT9 | Ban giám đốc phân công quyền hạn và trách nhiệm rò ràng từ Giám đốc đến các phòng chức năng | INTOSAI, Nguyên tắc 3 – COSO (2013), Thảo luận chuyên gia |
MT10 | Quy định ứng xử làm việc trong đơn vị đối với toàn thể CBVC thực sự có hiệu lực | INTOSAI, Nguyên tắc 1 – COSO (2013), Thảo luận chuyên gia |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Cơ Chế Quản Trị Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu
- Mô Hình Nghiên Cứu Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Tại Các Đài Pt-Th Cấp Tỉnh Tại Việt Nam
- Quá Trình Thiết Kế Đo Lường Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb
- Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Thang Đo Về Thành Phần Thông Tin Và Truyền Thông
- Thống Kê Mô Tả Các Đặc Trưng Của Hệ Thống Ksnb Tại Các Đài Phát Thanh –
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
So với các chỉ mục đo lường ban đầu của thành phần Môi trường kiểm soát, kết quả thảo luận với các chuyên gia đã bổ sung thêm 5 chỉ mục từ MT6 đến MT10 (Xem Bảng 3.1). Đây là những chỉ mục mà các chuyên gia đề xuất bổ sung so với nghiên cứu của Jokipii (2006) để làm rò hơn các đặc thù của các Đài PT-TH. Đó là các qui định liên quan đến khen thưởng MT7 và kỷ luật nhân viên MT8 vì hiện tại, các Đài đều hết sức coi trọng điểm này để thực hiện phân phối thu nhập tăng thêm một cách hợp lý.
Các chỉ mục bổ sung này (MT6, MT7) không chỉ đáp ứng với thực tiễn tại các Đài khi thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006 hay Nghị định 16/2015 mà còn gắn với nguyên tắc 5 liên quan đến vấn đề chịu trách nhiệm của cá nhân trong COSO – 2013. Đây cũng là một nội dung mà INTOSAI (9100) khi đề cập đến chính sách nguồn nhân lực cũng bàn đến cơ chế khen thưởng, xử phạt người lao động.
Ngoài vấn đề thưởng phạt, công tác bổ nhiệm cán bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải theo các qui định của Bộ nội vụ, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng như UBND cấp tỉnh, thành phố tương ứng. Đây là vấn đề đặc thù của Việt Nam nên các chuyên gia cho rằng, việc quan tâm đến công tác qui hoạch cán bộ để bổ nhiệm nhân viên có ý nghĩa trong môi trường kiểm soát. Đây là lý do bổ sung thêm chỉ mục MT6 và chỉ mục này cũng gắn với nội hàm về cam kết năng lực trong INTOSAI GOV (9100) hay COSO (2013) (nguyên tắc 4).
Các chuyên gia cũng cho rằng, phân chia trách nhiệm quyền hạn là một trong những điểm chưa tốt trong quản trị tại các Đài. Các chỉ mục MT2, MT3, MT4 mà Jokipii (2006) đã vận dụng vẫn chưa làm rò hết phân cấp quản lý nên đã đề nghị bổ sung thêm chỉ mục MT 9 ‘Đài thiết lập phân công quyền hạn và trách nhiệm rò ràng từ Giám đốc đến các phòng chức năng’, nhằm làm rò hơn phân công, phân nhiệm tại các Đài PT-TH.
Ý kiến chuyên gia còn đề nghị bổ sung chỉ mục MT10 ‘Các qui định về ứng xử trong cơ quan’ vì phong cách làm việc của các tổ chức truyền thông có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thu thập tin tức từ cộng đồng. Nếu không xây dựng văn hóa
làm việc thì khả năng xây dựng những bản tin tốt, có tác dụng tuyên truyền rất khó khả thi.
Nguyên tắc 2 của COSO (2013) không được thiết kế trong đo lường Môi trường kiểm soát vì ở tổ chức công (điển hình là Đài PT-TH) không tồn tại mô hình hội đồng quản trị. Về vấn đề chuyển ngữ, tất cả các nhóm chuyên gia ở ba miền đều đề nghị phải chuyển ngữ cho phù hợp và diễn giải rò hơn các chỉ mục để người trả lời có thể đánh giá đúng hơn về môi trường kiểm soát. Bảng 3.1 ở trên trình bày các chỉ mục đo lường chính thức liên quan đến thành phần Môi trường kiểm soát.
Đánh giá rủi ro
Các chỉ mục đo lường thành phần đánh giá rủi ro được phát triển từ các nguyên tắc của INTOSAI, kết hợp với 4 nguyên tắc (từ nguyên tắc 6 đến nguyên tắc
9) của COSO (2013) và bảng câu hỏi từ nghiên cứu của Jokipii (2006). Bảng 3.2 dưới đây là các chỉ mục đo lường chính thức liên quan đến thành phần đánh giá rủi ro.
Bảng 3.2. Chỉ mục đo lường chính thức về Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro | Cơ sở | |
RR1 | BGĐ hàng năm xác định mục tiêu hoạt động để có thể nhận diện và đánh giá các rủi ro liên quan đến mục tiêu | Nguyên tắc 6 – COSO (2013), Jokipii (2006), Thảo luận chuyên gia |
RR2 | BGĐ thường xuyên đánh giá rủi ro bên trong và bên ngoài đối với hoạt động của Đài PT-TH | INTOSAI, Nguyên tắc 7 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
RR3 | Ban giám đốc luôn nhận dạng các rủi ro có thể tác động đến Đài PT-TH | INTOSAI, Nguyên tắc 7 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
RR4 | Ban giám đốc luôn nhận diện các sai phạm tiềm tàng khi đánh giá rủi ro | INTOSAI, Nguyên tắc 8 – COSO 2013, Jokipii (2006) |
RR5 | BGĐ luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài | INTOSAI, Nguyên tắc 9 – COSO (2013) |
Trong các cuộc thảo luận, các chuyên gia ban đầu không thực sự quan tâm đến các vấn đề rủi ro trong hoạt động của các Đài PT-TH cấp tỉnh. Lập luận được đưa ra xuất phát từ Đài là các đơn vị sự nghiệp có thu, đầu tư cơ sở vật chất là do cơ quan cấp trên quyết định. Các Đài PT-TH có nhiệm vụ dẫn sóng của Đài truyền hình Việt Nam và xây dựng, phát các bản tin truyền thanh, truyền hình địa phương theo nhiệm vụ tuyên truyền của mỗi tỉnh. Điều này có vẻ phù hợp trong bối cảnh kinh tế trước đây. Tuy nhiên, khi trao đổi về những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội khác, ngành PT-TH cũng đang gặp nhiều thách thức về cách thức đưa tin tức đối với khán giả. Ngoài ra, những xu hướng về tự chủ tại các Đài PT-TH đặt lãnh đạo các Đài phải nhìn nhận lại cách thức quản trị trong cơ chế mới. Vì vậy, qua phản biện lại với các chuyên gia, nhiều nội dung trên đã được chấp nhận để đưa vào bản câu hỏi điều tra. Cũng như với bộ chỉ mục đo lường môi trường kiểm soát, phần chuyển ngữ cũng được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc thù ở Việt Nam và hoạt động tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. Hầu hết các chỉ mục là sự kết hợp đồng thời cả COSO 2013 và INTOSAI. Chỉ có chỉ mục RR1 ‘BGĐ hàng năm xác định mục tiêu hoạt động để có thể nhận diện và đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu’ xuất phát từ nguyên tắc 6 của COSO (2013) mặc dù INTOSAI không đề cập rò ràng đến vấn đề này.
Hoạt động kiểm soát
Các chỉ mục đo lường thành phần hoạt động kiểm soát được phát triển chủ yếu từ các nguyên tắc của INTOSAI, có đối sánh với COSO và kết hợp với bảng hỏi Jokipii (2006). Kết quả thảo luận với các chuyên gia cho thấy, nhiều chuyên gia cho rằng cần bổ sung thêm các chỉ mục để đo lường thành phần hoạt động kiểm soát. Đó là các vấn đề liên quan đến các thủ tục kiểm soát và công tác kiểm kê vật chất tại Đài, vì đây là thủ tục có tính nguyên tắc trong quản lý tài sản thuộc khu vực công vào cuối năm tài chính đã được qui định trong nhiều văn bản pháp luật, gần đây nhất là Luật kế toán 2015. Ngoài ra, việc định kỳ phải đánh giá và phân tích hoạt động tại các đơn vị luôn được các Đài PT-TH tiến hành, nên ý kiến chuyên gia đề nghị bổ sung thêm nội dung này trong thiết kế bảng hỏi. Ý kiến này cũng phù
hợp với những nguyên tắc được INTOSAI qui định trong hoạt động kiểm soát. Bảng câu hỏi chính thức cũng có sự điều chỉnh khi hai chỉ mục KS1 và KS2 trong Phụ lục 6 được kết hợp vì thực tiễn cho thấy các hoạt động, sự cố bất thường ít khi xảy ra tại các Đài. Bộ đo lường thông qua thảo luận với chuyên gia được minh họa ở Bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Chỉ mục đo lường chính thức về Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát | Cơ sở | |
KS1 | Ban giám đốc thường xuyên rà soát kết quả hoạt động hàng năm so với kế hoạch đặt ra để có giải pháp kịp thời | INTOSAI, Jokipii (2006), Thảo luận chuyên gia |
KS2 | Lãnh đạo các Phòng luôn rà soát kết quả hoạt động của bộ phận mình phụ trách | INTOSAI, Jokipii (2006) |
KS3 | Các hoạt động kiểm soát tại Đài PT- TH được thực hiện theo đúng chính sách và thủ tục kiểm soát đã xây dựng | Nguyên tắc 12 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
KS4 | Có sự phân chia trách nhiệm hợp lý, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm | Nguyên tắc 10 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
KS5 | Các sự việc đột xuất, bất thường được thông báo để toàn Đài PT-TH có phương án đối phó và kiểm soát tốt | Nguyên tắc 12 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
KS6 | Công tác kiểm kê vật chất được tiến hành tại các bộ phận tại Đài PT-TH theo qui định hiện hành | INTOSAI, Luật kế toán 2015, Thảo luận chuyên gia |
KS7 | Thường xuyên rà soát các thủ tục kiểm soát để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp | INTOSAI, Nguyên tắc 10 – COSO (2013), Thảo luận chuyên gia |
Thông tin và truyền thông
Các chỉ mục của thành phần thông tin và truyền thông được phát triển từ các nguyên tắc của INTOSAI, nguyên tắc 13 đến nguyên tắc 15 của COSO (2013) kết hợp với bảng hỏi từ nghiên cứu của Jokipii (2006). Khi trao đổi với các chuyên gia, Nguyên tắc 15 - Truyền thông bên ngoài các thông tin cần thiết được các chuyên gia nhất trí không cần thiết đưa vào bảng hỏi vì đặc thù của Đài trong cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình. Tuy nhiên, các nội dung về truyền thông nội bộ các thông tin cho quản lý được quan tâm nhiều. Do Đài vừa thực hiện nhiệm vụ dẫn sóng, vừa thực hiện sản xuất các bản tin tại địa phương thông qua thu thập thông tin về kinh tế chính trị - xã hội. Do vậy, sự phối hợp của các bộ phận nội dung chương trình, bộ phận lấy tin, bộ phận kiểm duyệt, bộ phận kỹ thuật có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các chuyên gia đều thống nhất những ý tưởng từ bộ chỉ mục của Jokipii (2006) nhưng cần điều chỉnh về diễn đạt cho phù hợp với nhận thức và đánh giá của các đáp viên sau này. Bộ đo lường chính thức thành phần thông tin và truyền thông được minh họa ở bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Chỉ mục đo lường chính thức về Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông | Cơ sở | |
TT1 | Các phòng và cá nhân trong Đài PT-TH luôn có những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình | INTOSAI, Nguyên tắc 13 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
TT2 | Thông tin liên quan đến hoạt động quản lý được báo cáo cho cấp trên đầy đủ, rò ràng | INTOSAI, Nguyên tắc 13 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
TT3 | Đài luôn đảm bảo có đủ thông tin giữa các phòng để không gián đoạn hoạt động của Đài | INTOSAI, Nguyên tắc 14 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
TT4 | Các phòng chức năng luôn cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc quản lý | INTOSAI, Nguyên tắc 14 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
Thông tin đầy đủ giúp phối hợp hiệu quả công việc trong từng phòng chức năng và giữa các phòng chức năng | INTOSAI, Nguyên tắc 14 – COSO (2013), Jokipii (2006) |
Giám sát
Các chỉ mục thành phần giám sát của hệ thống KSNB được phát triển từ 2 nguyên tắc (từ nguyên tắc 16 đến nguyên tắc 17) của COSO (2013), của INTOSAI kết hợp với bảng hỏi từ nghiên cứu của Jokipii (2006) thể hiện ở bảng 3.5. Qua thảo luận, nhiều chuyên gia cho rằng phải điều chỉnh cách diễn đạt cho phù hợp với thành phần giám sát trong hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. Chức năng giám sát không chỉ thể hiện trong qui trình công việc, thể hiện qua phân công, phân nhiệm tại các nút kiểm soát (đặc biệt là hoạt động đầu tư, duyệt giá phí lên sóng đối với hoạt động quảng cáo…) và còn thể hiện qua cơ chế kiểm soát phải được thiết lập, hệ thống báo cáo về các hoạt động giám sát. Vì vậy, các chỉ mục GS1 và GS4 trong bảng câu hỏi nháp (Xem Phụ lục 6) được các chuyên gia đề nghị loại bỏ, thay vào đó là chỉ mục liên quan đến cơ chế giám sát tại các nút kiểm soát, thể hiện qua chỉ mục GS3 ‘Có sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân trong công tác giám sát rò ràng trong quá trình thực hiện tác nghiệp’ và GS4 ‘Đài có phân công nhân viên báo cáo kết quả công tác giám sát theo quy định’. Bộ đo lường cuối cùng để thu thập thông tin được minh họa qua bảng 3.5 dưới đây.