mục và mục tiêu ‘Tuân thủ theo pháp luật và các quy định’ với 3 chỉ mục. Tuy nhiên, qua ba lần phân tích nhân tố, toàn bộ các chỉ mục liên quan đến việc tuân thủ theo các qui định của pháp luật đều bị loại do hệ số tải nhỏ hoặc tải lên cùng hai nhân tố. Kết quả phân tích lần cuối cho thấy các điều kiên để phân tích nhân tố được đảm bảo (KMO = 0.726) và có ba nhân tố được rút trích.
Nhân tố thứ 1 gồm ba chỉ mục thuộc tính tin cậy của BCQT. Đó là ‘BCQT giúp lãnh đạo đơn vị kiểm tra, kiểm soát điều hành hoạt động’ (BCQT1), ‘BCQT ít có lỗi phát hiện qua kết quả kiểm toán nhà nước’ (BCQT2) và ‘BCQT được cung cấp kịp thời cho cấp trên theo qui định’ (BCQT3). Do tính đồng nhất của ba chỉ mục trên cùng nhân tố, nên nhân tố này được đặt tên là ‘Tính tin cậy của BCQT’. Nhân tố này có khả năng giải thích 28.8% sự biến thiên của dữ liệu.
Nhân tố thứ 2 gồm ba chỉ mục thuộc mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động của các Đài. Đó là chỉ mục HQ2 ‘Nội dung chương trình của Đài PT-TH đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình’, HQ1 ‘Nội dung chương trình của Đài PT-TH đã tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước’ và HQ3 ‘Cơ sở vật chất của Đài được sử dụng có hiệu quả’. Cách đặt tên nhân tố thường có tính chủ quan và phụ thuộc vào chỉ mục có hệ số tải lớn nhất lên nhân tố đó. Trong nghiên cứu này, hệ số tải của HQ2 là 0.89 trong khi HQ3 chỉ là 0.74. Do vậy, nhân tố này được đăt tên là ‘Mục tiêu chính trị của đài’. Nội hàm của nhân tố này cũng phù hợp với đặc thù của các Đài PT-TH cấp tỉnh là kênh truyền lại thông tin của VTV cũng như thông tin kinh tế - chính trị - xã hội của từng địa phương.
Nhân tố thứ 3 gồm hai chỉ mục là HQ4 ‘Mức trích lập các quĩ tại đài tăng qua các năm’ và HQ5 ‘Thu nhập của người lao động tăng qua các năm’ liên quan đến công tác tài chính. Do vậy, nhân tố này được đặt tên là ‘Mục tiêu về hiệu quả tài chính của đài’. Mục tiêu này cũng phù hợp khi các Đài được chuyển qua cơ chế tự chủ từ hơn 10 năm trước theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố đã cấu trúc lại thành ba nhân tố với các chỉ mục tương ứng. Ba nhân tố này vừa đảm bảo phản ánh nội hàm của COSO về mục tiêu của KSNB, vừa đảm bảo phản ánh đặc thù của lĩnh vực PT-TH tại Việt Nam. Việc không tồn tại các chỉ mục liên quan đến mục tiêu tuân thủ các qui định pháp luật trong đo lường lần cuối cùng không làm mất đi ý nghĩa của nhóm mục tiêu này. Vấn đề này được giải thích: một khi đã tuân thủ theo các qui định pháp luật, các qui định nội bộ thì bản tin phát sóng và nội dung truyền dẫn mới có thể đảm bảo thực thi các nhiệm vụ chính trị của Đài. Thực thi đúng các qui trình trong mua sắm, thanh lý tài sản, công tác nhân sự và các vấn đề khác cũng là cơ sở đảm bảo quyết toán và các báo cáo khác có tính minh bạch và tin cậy. Giá trị score tổng hợp trích xuất qua phân tích nhân tố là cơ sở để đo lường biến phụ thuộc trong các bước phân tích thống kê tiếp theo.
3.4. Mô hình phân tích đã điều chỉnh
Như đã nghiên cứu ở phần trên, sau khi thực hiện phân tích nhân tố thì các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được rút trích thành 4 nhân tố, được đặt tên cho phù hợp với cấu trúc của các chỉ mục cấu thành. Các nhân tố được sắp xếp theo tính chất và khả năng giải thích của từng nhân tố được rút trích đối với khái niệm về hệ thống KSNB. Đó là: Truyền thông và giám sát, Hoạt động kiểm soát, Môi trường kiểm soát và Đánh giá rủi ro.
Mục tiêu kiểm soát theo như thiết kế ban đầu quan tâm đến cả ba chiều hướng như COSO/INTOSAI có đề cập. Tuy nhiên, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố thì kết quả có những điều chỉnh nhất định. Tính tin cậy của BCQT được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mục tiêu kiểm soát. Mục tiêu chính trị của các Đài cùng với Mục tiêu về hiệu quả tài chính là những nhân tố được rút trích để đo lường và đánh giá mục tiêu kiểm soát nội bộ. Cấu trúc này của mục tiêu kiểm soát là phù hợp ở các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam khi các Đài là đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu là tuyên truyền các đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu hiệu quả tài chính trong nghiên cứu này cũng phù hợp với đặc thù của các Đài khi Nghị định
43/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định 16/2015/NĐ-CP hiện nay cùng với cơ chế tự chủ đang dần được áp dụng buộc các đơn vị phải quan tâm đến bài toán hiệu quả, mà ở đó kết quả cuối cùng là khả năng trích lập các quĩ và cải thiện đời sống của người lao động. Các vấn đề liên quan đến các qui định của pháp luật đã được tiềm ẩn trong việc tạo lập Báo cáo quyết toán tin cậy. Như vậy, với ba mục tiêu cùng với các thành phần của hệ thống KSNB đã điều chỉnh ở các Đài PT-TH, đây là cơ sở để phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
Mục tiêu chính trị
Mục tiêu tài chính
Tính tin cậy báo cáo quyết toán
Biến kiểm soát
Mục tiêu kiểm soát
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Mô hình phân tích đã điều chỉnh về mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB với mục tiêu kiểm soát được phát họa trong sơ đồ dưới đây:
Truyền thông và giám sát
Hình 3.1. Mô hình phân tích đã điều chỉnh
(Nguồn: Phát triển của tác giả)
Với sự điều chỉnh của mô hình trên, các giả thuyết đã được thiết kế ban đầu ở chương 2 cũng điều chỉnh lại liên quan đến thành phần ‘Thông tin và truyền thông’ và thành phần ‘Giám sát’. Theo đó, hai giả thuyết H4 và H5 sẽ điều chỉnh lại như sau: ‘Thành phần truyền thông và giám sát có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam’
KẾT LUẬN CHUƠNG 3
Nội dung chương này trình bày kết quả phân tích đo lường các thành phần liên quan đánh giá tính hữu hiệu hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam. Qua đó tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo các thành phần của hệ thống KSNB và thang đo các mục tiêu kiểm soát. Trên cơ sở đó, tiến hành thực hiện kết quả đo lường chính thức qua phân tích nhân tố để xác định bộ đo lường chính thức các thành phần của hệ thống KSNB và bộ đo lường chính thức mục tiêu kiểm soát. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình phân tích đã điều chỉnh để thực hiện phân tích, đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong Chương 4 tiếp theo.
CHUƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Thống kê mô tả các đặc trưng của hệ thống KSNB tại các Đài phát thanh –
truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam
4.1.1. Đặc trưng các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài
Mỗi thành phần của hệ thống KSNB được cấu thành bởi nhiều chỉ mục khác nhau. Trong phần này, luận án mô tả các đặc trưng của các thành phần KSNB sau khi đã phân tích độ tin cậy thang đo như đã đề cập ở Chương 3.
Thành phần môi trường kiểm soát
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các yếu tố của Môi trường kiểm soát
Tỷ lệ ý kiến trả lời tồn tại các yếu tố (%) | Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định t=3,4 | ||
Thống kê t | Sig | |||
MT5 | 99.4% | 3.95 | 14.578 | 0.000 |
MT8 | 100% | 4.02 | 20.849 | 0.000 |
MT9 | 100% | 4.06 | 20.040 | 0.000 |
MT4 | 100% | 3.94 | 16.530 | 0.000 |
MT3 | 100% | 3.99 | 20.483 | 0.000 |
MT7 | 99.7% | 3.94 | 14.073 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Đo Lường Chính Thức Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb
- Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Thang Đo Về Thành Phần Thông Tin Và Truyền Thông
- Thống Kê Mô Tả Các Chỉ Mục Thành Phần Truyền Thông Và Giám Sát
- Mô Hình Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đài
- Kết Quả Phân Tích Hồi Qui Theo Tính Tinh Cậy Báo Cáo Quyết Toán
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Môi trường kiểm soát sau khi phân tích nhân tố tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong luận án được cấu trúc bởi 6 chỉ mục. Đó là: ‘ Cán bộ viên chức có sự cam kết cao với quy chế làm việc tại Đài PT-TH’ (MT 5), ‘Ban giám đốc có biện pháp kỷ luật rò ràng đối với các hành vi vi phạm của nhân viên’ (MT 8), ‘Ban giám đốc phân công quyền hạn và trách nhiệm rò ràng từ Giám đốc đến các phòng
chức năng’ (MT 9), ‘CBVC tại Đài PT-TH hiểu chức năng và quyền hạn công việc theo mô tả vị trí việc làm’ (MT 4), ‘Có sự phối hợp tốt để giải quyết kịp thời những sai lệch qua công tác kiểm soát’ (MT 3) và ‘Ban giám đốc có chính sách phân phối thu nhập tăng thêm phù hợp để động viên cán bộ viên chức đạt thành tích trong công tác’ (MT 7). Kết quả phân tích tần suất về ‘tồn tại’ các chỉ mục nói trên đã cho thấy, 100% ý kiến người trả lời đều thừa nhận về sự tồn tại các nội dung trên thuộc Môi trường kiểm soát; ngoại trừ tỷ lệ ý kiến tồn tại đối với (MT 5) “CBVC có sự cam kết cao đối với quy chế làm việc tại Đài PT-TH” là 99.4% và (MT 7) “Ban giám đốc có chính sách phân phối thu nhập tăng thêm phù hợp để động viên cán bộ viên chức đạt thành tích trong công tác” lần lượt là 99.4% và 99.7%. Kết quả này chứng tỏ hiện tại ở các Đài PT-TH cấp tỉnh, môi trường kiểm soát tại các Đài đã được quan tâm thông qua thiết lập các cơ chế để người lao động tuân thủ các kỷ luật làm việc, có chính sách khen thưởng, động viên rò ràng để qua đó người lao động cam kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Đài.
Tính hữu hiệu của KSNB không chỉ thể hiện có sự tồn tại các thành phần KSNB mà còn ở chỗ các thành phần đó vận hành có hữu hiệu không? Giá trị trung bình của 6 chỉ mục nói trên đều ở mức tương đối cao, trong đó chỉ mục MT 9 ‘Ban giám đốc thiết lập phân công quyền hạn và trách nhiệm rò ràng từ Giám đốc đến các phòng chức năng’ có giá trị cao nhất trong các chỉ mục là 4,06 trong khi chỉ mục có giá trị trung bình thấp nhất là 3.94 (MT 7 – Ban giám đốc có chính sách phân phối thu nhập tăng thêm phù hợp để động viên cán bộ viên chức đạt thành tích trong công tác). Điều này có nghĩa những cá nhân tham gia điều tra trong mẫu không chỉ nhận ra các Đài PT-TH đã xây dựng những nền tảng của Môi trường kiểm soát mà trong thực tế, các yếu tố của môi trường này đã và đang vận hành có tính tích cực. Chỉ mục (MT 7) có giá trị trung bình thấp nhất cũng đặt ra những câu hỏi về xây dựng một cơ chế khen thưởng, động viên có tính chất tích cực hơn để người lao động đóng góp nhiều hơn cho các Đài PT-TH. Sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa các chỉ mục cũng không cao và xoay quanh giá trị 4 cho thấy tồn tại tính hữu hiệu của các yếu tố trên khi điều hành và quản trị tại các Đài PT-TH.
Để đánh giá sự hữu hiệu này, cần phải có một mốc so sánh phù hợp với thang đo. Do luận án sử dụng thang đo Likert-5 điểm, nên giá trị 3.4 được xem là mốc chuẩn để qua đó đánh giá một chỉ mục có hữu hiệu hay không như đã đề cập ở Chương 2. Kết quả phân tích t-test cho thấy tất cả 6 chỉ mục đều lớn hơn 3.4 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nói cách khác, tất cả 6 chỉ mục của thành phần Môi trường kiểm soát đều tồn tại và vận hành hữu hiệu. Kết quả này cũng đã ủng hộ giả thuyết thứ nhất về sự hữu hiệu của thành phần Môi trường kiểm soát tại các Đài PT- TH.
Thành phần đánh giá rủi ro
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các yếu tố của Đánh giá rủi ro
Tỷ lệ ý kiến trả lời tồn tại các yếu tố (%) | Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định t =3,4 | ||
Thống kê t | Sig | |||
RR4 | 97.1% | 3.48 | 1.227 | 0.221 |
RR3 | 98.2% | 3.56 | 2.850 | 0.005 |
RR2 | 98.5% | 3.71 | 6.431 | 0.000 |
RR5 | 97.1% | 3.47 | 1.039 | 0.299 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |
Thành phần Đánh giá rủi ro tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong luận án được cấu trúc bởi 4 chỉ mục. Đó là: ‘Ban giám đốc hàng năm luôn nhận diện các sai phạm tiềm tàng khi đánh giá rủi ro’ (RR 4), ‘Ban giám đốc luôn nhận dạng các rủi ro có thể tác động đến Đài PT-TH’ (RR 3), ‘Ban giám đốc thường xuyên đánh giá rủi ro bên trong và bên ngoài đối với hoạt động của Đài PT-TH’ (RR 2), ‘Ban giám đốc luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài’ (RR 5). Kết quả thống kê mô tả và kiểm định trung bình thể hiện ở Bảng 4.2.
Kết quả phân tích tần suất về ‘Tồn tại’các chỉ mục nói trên đã cho thấy, ý kiến người trả lời đồng ý về sự tồn tại các nội dung trên thuộc thành phần Đánh giá rủi ro chiếm tỷ lệ trên 95%, tuy nhiên so với các chỉ mục của thành phần Môi trường kiểm soát thì mức độ thấp hơn. Hai chỉ mục được đánh giá cao nhất là “RR3
- Ban giám đốc luôn nhận dạng các rủi ro có thể tác động đến Đà PT-TH” là 98.2% và “RR2 - Ban giám đốc thường xuyên đánh giá rủi ro bên trong và bên ngoài đối với hoạt động của Đài PT-TH” là 98.5%. Kết quả này chứng tỏ hiện nay tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, công tác đánh giá rủi ro được lãnh đạo các Đài chú trọng, quan tâm thông qua việc nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh huởng đến việc đạt đuợc mục tiêu hoạt động, từ đó có thể quản trị đuợc rủi ro tại các Đài.
Về giá trị trung bình của các chỉ mục, kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình của chỉ mục ‘RR 2 - Ban giám đốc đánh giá thường xuyên rủi ro bên trong và bên ngoài đối với hoạt động của Đài PT-TH ’ là 3,71 có giá trị cao nhất; trong khi đó 3 chỉ mục còn lại là “RR 4 – Ban giám đốc luôn nhận diện các sai phạm tiền tàng khi đánh giá rủi ro ”, “RR 3 - Ban giám đốc luôn nhận dạng các rủi ro có thể tác động đến Đài PT-TH ”, “RR5 - Ban giám đốc luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài ” có giá trị trung bình lần luợt là 3.48; 3.56 và 3.47. Khi so sánh với giá trị mốc là 3.4 (Giá trị để một chỉ mục được xem là có tính hữu hiệu), kết quả phân tích t-test cho thấy hai chỉ mục RR4 và RR 5 không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là tuy các Đài luôn nhận diện các sai phạm tiềm tàng khi đánh giá rủi ro, luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài, nhưng các biện pháp đó thực sự chưa hữu hiệu. Đây là một kết quả quan trọng mà lãnh đạo các Đài PT-TH cần quan tâm hơn nữa để ngăn ngừa rủi ro và giúp các Đài thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Thành phần truyền thông và giám sát
Khác với thành phần môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro, thành phần “Truyền thông và giám sát” có sự kết hợp của nhiều chỉ mục qua phân tích nhân tố như đã đề cập ở chương 3. Sự kết hợp này cũng phù hợp vì trên thực tế, các yếu tố