Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát


Bảng 3.5. Chỉ mục đo lường chính thức về Giám sát


hiệu

Giám sát

Cơ sở


GS1

Ban giám đốc quan tâm kiểm soát hoạt động sản xuất và đưa tin hàng ngày

INTOSAI, Nguyên tắc 16 – COSO (2013), Jokipii (2006),

Thảo luận chuyên gia


GS2

Ban giám đốc thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả để người lao động tuân theo các hướng dẫn đã ban hành

INTOSAI, Nguyên tắc 16 – COSO (2013), Jokipii (2006)


GS3

Có sự phân chia trách nhiệm rò ràng giữa các cá nhân trong công tác giám sát trong quá trình thực hiện tác nghiệp

Thảo luận chuyên gia, INTOSAI

GS4

Đài có phân công nhân viên báo cáo kết quả công tác giám sát theo quy định

Nguyên tắc 17 – COSO (2013),

Jokipii (2006)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 13


3.1.2. Bộ đo lường chính thức mục tiêu kiểm soát

Theo khung lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB COSO (2013) hay của INTOSAI, một hệ thống KSNB hữu hiệu khi tổ chức đạt được ba mục tiêu:

Tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động

Các báo cáo đảm bảo tính tin cậy, minh bạch, kịp thời (COSO, 2013) hay trách nhiệm giải trình (INTOSAI GOV 9100)

Tuân thủ theo pháp luật và các qui định

Khung lý thuyết của INTOSAI về cơ bản cũng tương tự như của COSO, nhưng có bổ sung thêm mục tiêu nhằm đảm bảo ‘tài sản không thua lỗ, không đưa vào sử dụng hay không bị hư hỏng’ (INTOSAI GOV 9100). Xét về bản chất thì mục tiêu thứ tư này cũng có liên hệ với mục tiêu hữu hiệu - đó là đảm bảo tài sản được nhà nước giao quản lý không bị mất mát. Do vậy thiết kế đo lường mục tiêu nghiên cứu cũng cần xem đến đặc thù này trong lĩnh vực công tại các Đài PT-TH cấp tỉnh.

Đo lường sự đạt được các mục tiêu trên là một khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây (đã trình bày chương 1). Về mục tiêu tính hữu hiệu và hiệu


quả hoạt động, các ý kiến chuyên gia cho rằng không thể kế thừa các tiêu chí đo lường về mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả như các nghiên cứu ở nước ngoài, như: ROE, ROA. Lý do là Đài PT-TH cấp tỉnh là những đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động vì mục tiêu chính trị để tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước nên các chỉ tiêu đó không phù hợp với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình thảo luận các ý kiến chuyên gia, chỉ tiêu tỷ lệ chênh lệch thu-chi trên tổng thu được đề xuất làm chỉ tiêu đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các Đài. Tuy nhiên, ý kiến này cũng không nhận được sự đồng thuận của các kế toán trưởng, vì có nhiều khoản chi ở các đơn vị sự nghiệp nhưng lại sử dụng nguồn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc các quỹ khác, nên chênh lệch thu – chi chưa phản ảnh đúng kết quả tài chính. Ngoài ra, kế toán tại các Đài PT-TH hiện nay đang áp dụng cơ sở tiền (tức là thực thu và thực chi) nên chỉ tiêu này cũng chưa đánh giá hết về hiệu quả tài chính. Do vậy, sử dụng thang đo tài chính như các nghiên cứu khác là không có tính khả thi ở các Đài ở thời điểm thu thập số liệu.

Kế thừa nghiên cứu của Jokipii (2006) và nhiều nghiên cứu trước đây đã trình bày trong phần tổng quan, phương pháp tự đánh giá (CSA) với thang đo phi tài chính là thích hợp hơn khi đo lường mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả. Ý kiến các chuyên gia về tính hữu hiệu nên được đề cập nhiều hơn, khi nhiệm vụ chính trị của các Đài PT-TH cấp tỉnh chính là tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là một nội dung mà hàng năm, khi đánh giá tình hình thực hiện kết quả tại các Đài luôn được các cơ quan trung ương và địa phương quan tâm. Ngoài thực hiện nhiệm vụ chính trị, các Đài địa phương còn sản xuất, chọn lựa các chương trình giải trí truyền hình (Thể thao, văn nghệ, games shows, phim truyền hình…) phục vụ khán giả. Sức hút của các chương trình giải trí cũng là cách thức để kéo khán giả với truyền hình địa phương và qua đó hy vọng người xem sẽ theo dòi các giờ phát sóng của kênh truyền hình quốc gia. Các chỉ mục HQ1 và HQ2 trong Bảng

3.6 là kết quả gợi ý của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu định tính.


Bảng 3.6. Chỉ mục đo lường chính thức về mục tiêu kiểm soát


Kí hiệu

Cấu trúc của mục tiêu kiểm soát

Cơ sở

Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động


HQ1

Nội dung chương trình của Đài PT-TH đã tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước

Stefan (2016), INTOSAI, Thảo luận

chuyên gia


HQ2

Nội dung chương trình của Đài PT-TH đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình

Stefan (2016) INTOSAI,

Thảo luận chuyên gia


HQ3

Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho Đài PT- TH được sử dụng hiệu quả

Stefan (2016),

INTOSAI, Thảo luận chuyên gia

HQ4

Mức trích lập các quỹ tại Đài PT-TH tăng qua các năm

Thảo luận chuyên gia

HQ5

Thu nhập của người lao động tăng qua các năm

Thảo luận chuyên gia

Sự tin cậy của BCQT/ Giải trình

BCQT1

BCQT giúp lãnh đạo đơn vị kiểm tra, kiểm soát điều hành hoạt động của đơn vị

COSO, Thảo luận

chuyên gia

BCQT2

BCQT ít có lỗi phát hiện qua kết quả kiểm toán nhà nước.

Jokppi (2006), Thảo

luận chuyên gia

BCQT3

BCQT cung cấp kịp thời cho cấp trên theo qui định

INTOSAI, Thảo luận

chuyên gia

Sự tuân thủ pháp luật và các quy định


PL1

Các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PT-TH luôn được tuân thủ

Stefan (2006), INTOSAI, Thảo luận chuyên gia

PL2

Các quy định trong đầu tư công luôn được tuân thủ

Stefan (2006) INTOSAI,

Thảo luận chuyên gia


PL3

Các qui định về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp luôn được tuân thủ

Stefan (2006) INTOSAI,

Thảo luận chuyên gia

Ngoài đánh giá tính hữu hiệu về thực hiện nhiệm vụ chính trị, các ý kiến chuyên gia cũng cho rằng: hiệu quả hoạt động của các Đài cũng rất quan trọng vì từ khi Nghị định 43/NĐ-CP/2006 ra đời thì việc quản lý tốt các khoản chi sẽ góp phần làm tăng thu nhập tăng thêm cho người lao động. Do chênh lệch thu – chi không thể là chỉ tiêu đánh giá phù hợp, nên các chuyên gia cho rằng hiệu quả nên được đánh giá gián tiếp qua việc trích lập các quỹ có tăng thêm hay không (HQ4)? Thu nhập người lao động hàng năm có gia tăng hay không (HQ5)? Đó là những cơ sở đánh giá bổ sung tính hiệu quả của KSNB trong bối cảnh các Đài được giao quyền tự chủ từng phần về hoạt động của mình.

Do cơ sở vật chất của Đài thường có giá trị lớn, liên quan đến tiến bộ công nghệ nên việc sử dụng hữu hiệu, hiệu quả cơ sở vật chất cũng được quan tâm (Chỉ mục HQ3). Nếu xét với mục tiêu thứ 4 của INTOSAI thì việc cơ sở vật chất sử dụng có hiệu quả cũng đồng nghĩa với không sử dụng lãng phí tài sản ở khu vực công.

Các mục tiêu kiểm soát liên quan đến báo cáo và tuân thủ pháp luật được kế thừa từ cách diễn đạt trong nghiên cứu Jokipii (2006) liên quan đến các sai sót phát hiện qua BCTC. Ở các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam trước khi thông tư 107/2017/TT-BTC có hiệu lực, hàng năm các đơn vị chỉ lập báo cáo quyết toán (BCQT). Sự tin cậy của BCQT thể hiện qua kết luận của kiểm toán nhà nước về việc tuân thủ theo các qui định quản lý tài chính hiện hành. Trách nhiệm giải trình hiện nay thể hiện chủ yếu thông qua việc lập và nộp báo cáo quyết toán kịp thời cho cơ quan chủ quản. Các qui định có tính chất tuân thủ trong mua sắm, tuyển dụng, chi trả lương…,là những điểm có tính đặc thù ở các đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy sử dụng chỉ mục PL2 được các chuyên gia nhất trí cao. Toàn bộ các chỉ mục đo lường các mục tiêu kiểm soát được thể hiện trong Bảng 3.6 và được tổng hợp tại Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ


3.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo của thành phần môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là một thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bộ đo lường môi trường kiểm soát được thiết kế bao gồm 10 chỉ mục. Kết quả phân tích độ tin cậy được thể hiện qua Bảng 3.7. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể có giá trị 0,84 là rất cao, tuy nhiên có hai chỉ mục MT2 – ‘Phân chia trách nhiệm ở đài rò ràng làm công việc của hoạt động quản lý không quá tải’ và MT6 –‘ Ban giám đốc luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ nhằm bổ nhiệm nhân viên có năng lực lên vị trí cao hơn’ có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,4 hoặc nếu loại trừ hai chỉ mục này thì làm hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị cao hơn 0.840. Do vậy, khi loại trừ hai chỉ mục MT2 và MT6 thì hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị lên đến 0,88. Môi trường kiểm soát trong nghiên cứu này chỉ liên quan đến sự phân công quyền hạn, trách nhiệm cũng như các chính sách về khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam với 8 chỉ mục đo lường (xem Bảng 3.8)

Bảng 3.7. Kết quả phân tích lần 1

độ tin cậy thang đo về thành phần môi trường kiểm soát



Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Hệ số tương quan giữa chỉ mục và tổng thể


Cronbach's Alpha nếu chỉ mục bị loại bỏ

MT1

34.95

17.729

.560

.827

MT2

35.25

17.364

.338

.846

MT3

34.98

17.026

.685

.817

MT4

35.02

16.755

.646

.817

MT5

35.01

16.206

.645

.815

MT6

35.53

14.976

.398

.866

MT7

35.03

16.368

.607

.819


MT8

34.94

16.990

.656

.818

MT9

34.90

16.684

.652

.817

MT10

35.05

16.588

.649

.817

Cronbach’s Alpha: 0.840


Bảng 3.8. Kết quả phân tích lần 2

độ tin cậy thang đo về thành phần môi trường kiểm soát



Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Hệ số tương quan giữa chỉ mục và tổng thể

Cronbach's Alpha nếu chỉ mục bị loại bỏ

MT1

27.81

10.511

.527

.880

MT3

27.83

9.792

.716

.863

MT4

27.88

9.528

.688

.864

MT5

27.87

9.224

.648

.870

MT7

27.88

9.314

.617

.873

MT8

27.79

9.686

.710

.863

MT9

27.76

9.411

.713

.862

MT10

27.90

9.628

.621

.871

Cronbach’s Alpha: 0.88


3.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo của thành phần đánh giá rủi ro

Trong nghiên cứu này, thành phần đánh giá rủi ro được đo lường bởi 5 chỉ mục. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo lần đầu với hệ số Cronbach’s alpha có giá trị lớn hơn 0,915 cho thấy đây là bộ đo tốt đối với trường hợp các Đài PT-TH (Xem bảng 3.9). Tuy nhiên, khi đi sâu vào kết quả phân tích, chỉ mục RR1 –“BGĐ hàng năm xác định mục tiêu hoạt động để có thể nhận diện và đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu” nếu loại bỏ sẽ làm hệ số Cronbach’s alpha tổng có giá trị cao hơn. Khi loại trừ chỉ mục này thì hệ số tin cậy sẽ lên tới 0.933. Như vậy, bộ đo


lường thành phần đánh giá rủi ro sau khi phân tích độ tin cậy chỉ gồm 4 chỉ mục chính thức, thể hiện qua Bảng 3.10.

Bảng 3.9. Kết quả phân tích lần 1

độ tin cậy thang đo về thành phần Đánh giá rủi ro



Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Hệ số tương quan giữa chỉ mục và tổng thể


Cronbach's Alpha nếu chỉ mục bị loại bỏ

RR1

14.22

12.929

.576

.933

RR2

14.32

11.061

.806

.892

RR3

14.46

10.114

.838

.884

RR4

14.55

9.570

.897

.871

RR5

14.56

10.076

.820

.889

Cronbach’s Alpha: 0.915


Bảng 3.10. Kết quả phân tích lần 2

độ tin cậy thang đo về thành phần Đánh giá rủi ro



Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Hệ số tương quan giữa chỉ mục và tổng thể

Cronbach's Alpha nếu chỉ mục bị loại bỏ

RR2

10.51

8.192

.805

.926

RR3

10.66

7.394

.833

.915

RR4

10.74

6.852

.914

.888

RR5

10.76

7.306

.828

.917

Cronbach’s Alpha: 0.933


3.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo của thành phần hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát được cấu thành bởi 7 chỉ mục với nội hàm liên quan đến rà soát, phân tích hoạt động của các Đài định kỳ, cũng như việc xây dựng các thủ tục kiểm soát, hoạt động kiểm kê để đảm bảo các mục tiêu kiểm soát được đảm bảo. Kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy của bộ đo lường này rất tốt với hệ số Cronbach’s Alpha lên đến 0.937 và tất cả các chỉ mục đều thỏa mãn để đo lường thành phần này.

Bảng 3.11. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo về thành phần hoạt động kiểm soát


Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu chỉ mục bị loại bỏ

Hệ số tương quan giữa chỉ mục và tổng thể

Cronbach's Alpha nếu chỉ mục bị loại bỏ

KS1

23.14

12.489

.772

.930

KS2

23.20

12.740

.756

.932

KS3

23.35

11.698

.800

.928

KS4

23.38

11.457

.827

.925

KS5

23.21

12.036

.844

.924

KS6

23.27

11.677

.838

.924

KS7

23.31

12.026

.753

.932

Cronbach’s Alpha: 0.937


3.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo của thành phần thông tin và truyền thông

Thành phần thông tin và truyền thông được xây dựng bởi 5 chỉ mục với mục đích chỉ ra các thuộc tính về truyền thông giữa các bộ phận trong Đài để thực hiện nhiệm vụ của mình. Truyền thông còn giúp cho Ban giám đốc từng Đài cũng như người quản lý tại các phòng, trung tâm có thể nắm bắt tình hình hoạt động, qua đó đưa ra quyết định quản lý. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho thấy hệ số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022