Kết Quả Phân Tích Hồi Qui Theo Tính Tinh Cậy Báo Cáo Quyết Toán


Bảng 4.12. Kết quả phân tích hồi qui theo Tính tinh cậy báo cáo quyết toán



Hệ số hồi qui

Hệ số hồi qui chuẩn hóa

Sig.

Điểm chặn

.085


.670

Truyền thông và giám sát


.114


.114


.027

Hoạt động kiểm soát

.231

.231

.000

Môi trường kiểm soát

.201

.201

.000

Đánh giá rủi ro

.127

.127

.015

Vị trí

-.070

-.035

.535

Giới tính

-.089

-.035

.513

Khu vực 1

.118

.057

.356

Khu vực 2

.232

.109

.083

Thời gian làm việc

-.005

-.034

.530

Hệ số R điều chỉnh: .111

Giá trị thống kê F: 5.724 – Giá trị Sig: 000

Hệ số Dubin-Watson: 1.766

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 18


Liên quan đến kiểm định giá trị ước lượng các hệ số hồi qui của mô hình, kết quả ở Bảng 4.12 cho thấy cả bốn nhân tố ‘Truyền thông và giám sát’, “Hoạt động kiểm soát’, Môi trường kiểm soát’ và ‘Đánh giá rủi ro’ đều có hệ số hồi qui dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy việc lập, trình bày và minh bạch các số liệu tài chính ở các Đài PT-TH cấp tỉnh chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố cấu thành hệ thống KSNB. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc thù quản lý ở khu vực công, theo đó các hoạt động mua sắm, đầu tư, chi tiêu phải tuân thủ theo Qui chế chi tiêu nội bộ và các qui định pháp luật của Nhà nước. Một khi các đơn vị đã tuân thủ theo các qui định này thì những số liệu quyết toán trên


BCQT sẽ phản ánh tin cậy tình hình thu – chi theo các qui định tài chính của Nhà nước.

Tương tự như mô hình 1 và 2, các biến kiểm soát trong mô hình 3 đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Tuy nhiên, nếu xét riêng biến giả ở khu vực vùng miền, thì biến giả Khu vực 2 có hệ số hồi qui là +0.23 và có ý nghĩa thông kê ở mức 10%. Con số này hàm ý người đánh giá ở các Đài khu vực phía Nam đánh giá việc thực hiện mục tiêu tin cậy BCQT cao hơn người đánh giá ở hai khu vực còn lại.

Về kiểm định có sự tự tương quan hay không giữa các phần dư của phân tích hồi qui, kết quả cho thấy hệ số Durbin Watson có giá trị 1.76. Điều đó cho thấy giả định về sự tương quan giữa các phần dư bị loại bỏ.

Tương tự như vậy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) trong mô hình 3 có giá trị rất thấp (nhỏ hơn 2). Điều này chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong giả định của phân tích hồi qui ở mô hình thứ ba.

Tóm lại: Kết quả hồi qui qua phân tích ở trên đã cho thấy có mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB ở các Đài với mục tiêu kiểm soát. Cả ba mục tiêu của hệ thống KSNB đều chịu ảnh hưởng bởi các thành phần của hệ thống KSNB, trong đó ‘Mục tiêu tính tin cậy của BCQT của các đài’ là biến số được giải thích bởi cả bốn nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB ở các Đài. Mô hình thứ hai liên quan đến mục tiêu về hiệu quả tài chính có khả năng giải thích cao nhất (R2 = 19%), trong khi ‘Mục tiêu về chính trị của các đài’ được giải thích ít nhất (R2 = 10%). Các kết quả bàn luận về giả thuyết nghiên cứu sẽ được đề cập ở phần sau.

Các biến kiểm soát khi đưa vào mô hình phân tích đa phần đều không có ý nghĩa thống kê, nhưng đó lại là những con số tích cực, cho thấy công tác KSNB đã thực hiện theo đúng những nguyên tắc quản lý, không bị chi phối với các vấn đề giới tính, vị trí công tác, tính vùng miền và thâm niên. Tuy nhiên, ở một vài khía cạnh nào đó cần phải chú ý thì nhìn nhận của người đánh giá là lãnh đạo có sự khác biệt với lãnh đạo phòng, ban về thực hiện mục tiêu chính trị cũng là điều cần xem xét trong các hàm ý chính sách sau này.


4.3. Đánh giá các giả thuyết và bàn luận kết quả

Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui đã phân tích ở trên, Bảng 4.13 dưới đây tổng hợp và đối sánh giữa giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm.

Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết



Mối quan hệ theo giả thuyết


Mục tiêu KSNB

Mục

tiêu chính trị

Mục

tiêu tài chính

Tính tin

cậy BCQT

Môi trường kiểm soát (H1)

+

No sig

+ (sig)

+ (sig)

Đánh giá rủi ro (H2)

+

No sig

+ (sig)

+ (sig)

Hoạt động kiểm soát (H3)

+

No sig

+ (sig)

+ (sig)

Truyền thông và giám sát (H4)

+

+ (sig)

No sig

+ (sig)


Nhân tố ‘Môi trường kiểm soát’ được cho là có quan hệ thuận chiều với các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam (theo Giả thuyết H1). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ một phần giả thuyết đã xây dựng. Môi trường kiểm soát có tác động thuận chiều đến mục tiêu tin cậy của BCQT và mục tiêu hiệu quả tài chính của các Đài. Trong nhiều năm qua, các Đài PT-TH đều xây dựng Qui chế làm việc, trong đó có qui định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của các phòng, nhân viên; có thiết lập những qui định về khen thưởng, xử phạt rò ràng…Đây là những yếu tố thiết lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn tại các Đài trong bối cảnh tự chủ từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Những đổi mới trong công tác tự chủ (tự chủ về bộ máy và nhân sự, tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tự chủ về tài chính) đã đòi hỏi các Đài phải tăng cường thiết lập cơ chế quản lý phù hợp. Do vậy, nó đã góp phần làm cho người lao động tuân thủ theo các qui định trong nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực hiện tốt môi trường kiểm soát sẽ góp phần thực hiện Mục tiêu về tài


chính cũng như tạo sự tin cậy của BCQT trong công tác quản lý ở các Đài trong thời gian qua.

Giả thuyết H2 cho rằng: Thành phần đánh giá rủi ro có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Đánh giá rủi ro không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chính trị; nhưng có ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu hiệu quả tài chính và Báo cáo quyết toán tin cậy tại các Đài. Lý giải hiện tượng này, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng các Đài PT-TH là những đơn vị hoạt động chịu sự kiểm soát của nhiều cơ quan, từ UBND các tỉnh thành, Sở Thông tin truyền thông các tỉnh, thành cùng với việc chuyển sóng từ Đài truyền hình Việt Nam; do vậy việc đánh giá rủi ro không ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, ở góc độ hiệu quả tài chính và minh bạch số liệu tài chính qua BCQT, kết quả này cho thấy trong bối cảnh tự chủ tài chính cho các Đài ngày càng tăng, khoa học công nghệ càng phát triển, lĩnh vực truyền thông là một lĩnh vực đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng để tồn tại và phát triển thì đánh giá rủi ro để có những giải pháp quản lý tốt ảnh hưởng đến kết quả tài chính là xu hướng tất yếu. Cũng trong bối cảnh đó, trách nhiệm giải trình thông qua Báo cáo quyết toán và những hội nghị khác tại các Đài trong năm là điều không tránh khỏi.

Nhân tố ‘Hoạt động kiểm soát’ theo Giả thuyết H3 được dự báo là có ảnh hưởng thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm đã ủng hộ giả thuyết được xây dựng đối với mục tiêu về tính tin cậy của BCQT và mục tiêu hiệu quả tài chính. Hoạt động kiểm soát được cấu trúc bởi việc thiết kế các thủ tục kiểm soát trong các chu trình nhân sự, đầu tư, thanh lý tài sản và các hoạt động khác tại các Đài. Do các Đài PT-TH là những đơn vị sự nghiệp công lập nên tất cả đều phải theo các qui định về quản lý trong khu vực công cũng như đặc thù của từng địa phương. Kết quả thống kê mô tả đã cho thấy các Đài PT-TH đều vận hành hữu hiệu các thủ tục kiểm soát; và một khi các thủ tục này được vận hành thì các mục tiêu kiểm soát đều đạt được. Đó là, Báo cáo quyết toán đều tin cậy, thể hiện sự tuân thủ các qui tắc quản lý tài chính theo qui định hiện


hành. Ngoài ra, việc tuân theo các thủ tục kiểm soát góp phần đảm bảo quản lý các nguồn lực tại các Đài tốt hơn trong bối cảnh tự chủ hoạt động, qua đó góp phần tăng tích lũy (Các quỹ) và thu nhập cho người lao động. Đó chính là tác động tích cực của ‘Hoạt động kiểm soát’ đối với mục tiêu kiểm soát tại các Đài trong nghiên cứu này.

Về ảnh hưởng của thành phần ‘Truyền thông và giám sát’, Giả thuyết H4 cho rằng Thành phần truyền thông và giám sát có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu chính trị và mục tiêu tin cậy BCQT của các Đài PT-TH, không ảnh hưởng đến tính hiệu quả về tài chính. Trong nghiên cứu này, nhân tố ‘Truyền thông và giám sát’ qua phân tích nhân tố là sự tích hợp một số thuộc tính của Thông tin và truyền thông; và hoạt động giám sát. Với đặc thù là những đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng mục tiêu chính là tiếp sóng kênh VTV của Đài truyền hình quốc gia, tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tại từng địa phương; việc truyền thông trong nội bộ Đài gắn với việc giám sát góp phần nội dung các bản tin có tính tin cậy, đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trước khi lên sóng. Công tác truyền thông nội bộ đi kèm với giám sát sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu chính trị của các Đài. Đây được xem là một đặc trưng trong nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các Đài PT-TH ở Việt Nam – một nước đi theo mô hình định hướng XHCN.

Các phiên bản của COSO/INTOSAI đều hướng đến mục tiêu của hệ thống KSNB là đảm bảo đạt được các mục tiêu: Sự hữu hiệu và hiệu quả; sự tin cậy của các báo cáo; và sự tuân thủ pháp luật và các qui định nội bộ. Các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay không thoát khỏi qui luật đó. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực nghiệm các mục tiêu của KSNB trên không dễ đo lường. Trong nghiên cứu này, do đặc thù của các Đài PT-TH ở Việt Nam nên mục tiêu chính trị của các Đài được xem xét đến. Kết quả tổng hợp trong Bảng 4.13 cho thấy chỉ có thành phần Truyền thông và giám sát tác động thuận chiều đến mục tiêu chính trị. Đây cũng là một đặc trưng của nghiên cứu này vì thông tin (bản tin, hình


ảnh…) để tuyên truyền trên các kênh chính thức phải qua các khâu kiểm duyệt, kiểm soát và có sự phối hợp thông tin giữa các bộ phận có liên quan. Vì vậy, tuy biến số này chỉ có một nhân tố ảnh hưởng duy nhất, nhưng đó lại là một đặc thù trong công tác KSNB ở lĩnh vực truyền thông tại nước ta.

Một câu hỏi trong các nghiên cứu định lượng được quan tâm là nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra các kiến nghị. Bảng dưới đây tổng hợp độ lớn hệ số hồi qui chuẩn hóa của các nhân tố có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.14. Tổng hợp hệ số hồi qui chuẩn hóa




Độ lớn hệ số hồi qui chuẩn hóa

Mục tiêu

chính trị

Mục tiêu

tài chính

Tính tin

cậy BCQT

Môi trường kiểm soát


0.178

0.201

Đánh giá rủi ro

0.163

0.127

Hoạt động kiểm soát

0.376

0.231

Truyền thông và giám sát

0.301


0.114


Trong bảng tổng hợp trên, nhân tố hoạt động kiểm soát có hệ số hồi qui chuẩn hóa lớn nhất trong mô hình Mục tiêu hiệu quả tài chính và Tính tin cậy của báo cáo quyết toán. Nhân tố truyền thông và giám sát cũng có hệ số hồi qui chuẩn hóa lớn nhất trong mô hình ảnh hưởng đến mục tiêu chính trị. Những kết quả này cho thấy nếu các Đài thiết lập và vận hành hữu hiệu các thủ tục kiểm soát liên quan đến con người, đầu tư, mua sắm và chi tiêu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện mục tiêu hiệu quả tài chính của các Đài. Ở góc độ thực hiện mục tiêu chính trị, việc truyền thông và giám sát chặt chẽ cũng góp phần thực hiện tốt mục tiêu tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kết quả này cũng là cơ sở để đề xuất các kiến nghị trong chương tiếp theo.


KẾT LUẬN CHUƠNG 4


Nôi dung chương này tác giả đưa ra các kết quả thống kê mô tả đặc trưng của hệ thống KSNB và mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, bao gồm đặc trưng các thành phần của hệ thống KSNB và đặc trưng mục tiêu kiểm soát tại các Đài. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, qua đó đánh giá các giả thuyết và bàn luận kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nêu rò: Thành phần Truyền thông và giám sát, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát ảnh huởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài PT-TH cấp tỉnh Việt Nam. Mục tiêu chính trị chỉ chịu tác động bởi thành phần truyền thông và giám sát.

Kết quả nghiên cứu của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị trong Chương 5 tiếp theo.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là một vấn đề luôn được lãnh đạo các tổ chức quan tâm, đặc biệt là với các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các Đài PT-TH cấp tỉnh ở Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy một số điểm quan trọng sau:

5.1.1. Đo lường mục tiêu kiểm soát và các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ

Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu là xây dựng bộ đo lường mục tiêu kiểm soát và các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cáp tỉnh, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia trên cơ sở COSO (2013), INTOSAI GOV (9100) và các nghiên cứu trước đã xây dựng 11 chỉ mục liên quan đến mục tiêu kiểm soát. Thang đo Likert mức 5 điểm được sử dụng để các lãnh đạo tại 63 Đài PT-TH cấp tỉnh trên cả nước đánh giá. Đây là cách tiếp cận đánh giá mà nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng. Trên cơ sở phân tích độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố, 8 chỉ mục chính thức cho mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh đã được hình thành. Đó là: mục tiêu chính trị của Đài (3 chỉ mục), mục tiêu hiệu quả tài chính của Đài (2 chỉ mục) và tính tin cậy của báo cáo quyết toán (3 chỉ mục). Các chỉ mục này cấu thành qua phân tích nhân tố là cơ sở để xây dựng biến phụ thuộc trong quá trình nghiên cứu của luận án.

Tương tự như vậy, năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ ban đầu được xây dựng gồm 31 chỉ mục. Qua phân tích độ tin cậy thang đo thỏa mãn các điều kiện về hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố, nhiều chỉ mục đã loại bỏ. Kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố đã tổng hợp thành 4 thành phần để thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu. Thành phần ‘Môi trường kiểm soát’gồm 6 chỉ mục, thành phần ‘Đánh giá rủi ro’ gồm 4 chỉ mục, thành phần ‘Hoạt động kiểm

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí