cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ thường có mối liên hệ với nhau. Thông tin giữa các bộ phận trong Đài được truyền thông giữa các phòng và từ các phòng đến Ban giám đốc cũng là cơ sở để kiểm tra chéo và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác trong mỗi Đài PT-TH. Sự kết hợp này trong luận án còn là cơ sở để tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát của các Đài. Bảng dưới đây trình bày thống kê mô tả và kiểm định trung bình của các chỉ tiêu liên quan thành phần Truyền thông và giám sát.
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các chỉ mục thành phần Truyền thông và giám sát
Tỷ lệ ý kiến trả lời tồn tại các yếu tố (%) | Giá trị trung bình | Gía trị kiểm định t=3,4 | ||
Thống kê t | Sig | |||
GS2 | 100% | 3.92 | 18.175 | 0.000 |
TT3 | 100% | 4.02 | 23.999 | 0.000 |
TT2 | 100% | 4.01 | 19.843 | 0.000 |
TT5 | 100% | 3.99 | 22.525 | 0.000 |
GS4 | 99.7% | 3.83 | 12.271 | 0.000 |
GS3 | 100% | 3.97 | 20.108 | 0.000 |
TT1 | 100% | 3.96 | 18.501 | 0.000 |
KS1 | 100% | 4.00 | 17.845 | 0.000 |
MT10 | 100% | 3.91 | 15.114 | 0.000 |
KS2 | 100% | 3.94 | 16.978 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Thang Đo Về Thành Phần Thông Tin Và Truyền Thông
- Thống Kê Mô Tả Các Đặc Trưng Của Hệ Thống Ksnb Tại Các Đài Phát Thanh –
- Mô Hình Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đài
- Kết Quả Phân Tích Hồi Qui Theo Tính Tinh Cậy Báo Cáo Quyết Toán
- Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy có 10 chỉ mục cấu thành nên thành phần
“ Truyền thông và giám sát” được 100% các đáp viên cho rằng tồn tại các chỉ mục
trong hoạt động kiểm soát nội bộ. Chỉ mục “GS 4 – Đài có phân công nhân viên báo cáo kết quả công tác giám sát theo định kỳ’’ cũng có tỷ lệ đồng ý lên đến là 99.7%. Kết quả này chứng tỏ hiện tại ở các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phần Truyền thông và giám sát đã được quan tâm, chú trọng để đảm bảo quá trình mua sắm, sử dụng tài sản và phát sóng các chuơng trình đều được các bộ phận thông tin kịp thời, đồng thời thực hiện tốt giám sát lẫn nhau để tuân thủ các quy định của Nhà nuớc nói chung và của từng Đài nói riêng. Các hoạt động giám sát đuợc hỗ trợ tích cực bởi các thông tin từ trong nội bộ của các Đài. Các kênh thông tin từ trên xuống dưới hay từ duới lên trên đuợc thiết lập hỗ trợ hoạt động giám sát, qua đó giúp công tác báo cáo định kỳ của các nhân viên về việc hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ công tác giám sát tốt hơn.
Giá trị trung bình của 10 chỉ mục nói trên đều ở mức tương đối cao, xoay quanh giá trị 4 thể hiện mức độ đồng ý về tính hữu hiệu của chức năng Truyền thông và giám sát trong công tác KSNB tại các Đài. Trong đó chỉ mục ‘TT3 – Đài luôn đảm bảo có đủ thông tin giữa các phòng để không gián đoạn hoạt động của Đài’ có giá trị cao nhất trong các chỉ mục là 4.02 trong khi chỉ mục có giá trị trung bình thấp nhất là 3.83 (GS 4 – Đài có phân công nhân viên báo cáo kết quả công tác giám sát theo định). Điều này cho thấy các Đài PT-TH cấp tỉnh đã quan tâm thiết lập hệ thống truyền thông và giám sát, và thực tế thành phần này đang vận hành một cách tích cực.
Khi thực hiện kiểm định t-test nhằm đánh giá tính hữu hiệu của các chỉ mục thuộc thành phần Truyền thông và giám sát, kết quả phân tích cho thấy tất cả 10 chỉ mục đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nói cách khác, tất cả 10 chỉ mục của thành phần Truyền thông và giám sát đều tồn tại và vận hành hữu hiệu. Kết quả này cũng đã bổ sung cơ sở khoa học để ủng hộ giả thuyết về sự hữu hiệu của thành phần Truyền thông và giám sát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Thành phần hoạt động kiểm soát
Qua phân tích nhân tố như đã trình bày ở chương 3, nội dung Hoạt động kiểm soát được cấu thành bởi 6 chỉ mục, thể hiện qua ‘KS 3- Các hoạt động kiểm
soát tại Đài PT-TH được thực hiện theo đúng chính sách và thủ tục kiểm soát đã xây dựng’, ‘KS 4- Có sự phân chia trách nhiệm hợp lý, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm’, ‘KS 5 – Các sự việc đột xuất, bất thường được thông báo để toàn Đài có phương án đối phó và kiểm soát tốt’, ‘KS 6 – Công tác kiểm kê vật chất được tiến hành tại các bộ phận theo qui định hiện hành’ và ‘KS 7 – Thường xuyên rà soát các thủ tục kiểm soát để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp’. Những nội dung trên hoàn toàn phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập do phải tuân thủ theo các qui định của Nhà nước trong quản lý tài sản công; như: vấn đề bất kiêm nhiệm, công tác kiểm kê, phân chia trách nhiệm trong quản lý…, để đảm bảo tài sản được quản lý chặt chẽ. Kết quả thống kê mô tả thể hiện qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần hoạt động kiểm soát
Tỷ lệ ý kiến trả lời tồn tại các yếu tố (%) | Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định t=3,4 | ||
Thống kê T | Sig | |||
KS 4 | 99.1% | 3.77 | 8.840 | 0.000 |
KS 3 | 99.1% | 3.79 | 9.695 | 0.000 |
KS 5 | 100% | 3.94 | 15.149 | 0.000 |
KS 6 | 99.7% | 3.88 | 12.262 | 0.000 |
TT 4 | 100% | 3.95 | 17.170 | 0.000 |
KS 7 | 99.4% | 3.83 | 11.081 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |
Kết quả phân tích tần suất cho thấy tỷ lệ ý kiến người trả lời về sự tồn tại các chỉ mục liên quan đến thành phần Hoạt động kiểm soát rất cao, từ mức 99% trở lên. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đã được các bên
có liên quan đến quá trình kiểm soát nhận thức rò. Kết quả này chứng tỏ hiện nay tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, thành phần Hoạt động kiểm soát được Ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng để thiết lập các chính sách và thủ tục, các quy định cụ thể trong công tác kiểm soát nội bộ, qua đó để các thành viên tuân thủ các thủ tục kiểm soát đúng quy trình.
Khi đi sâu tìm hiểu các thủ tục kiểm soát, một bộ phận rất quan trọng trong qui trình quản lý, các đáp viên đã cho thấy mức độ đồng ý rất cao đối với các thủ tục kiểm soát trong công tác nhân sự, đầu tư mua sắm và thanh lý TSCĐ, các thủ tục trong kiểm soát chi thường xuyên (Xem Bảng 4.5). Tỷ lệ ý kiến đồng ý về các thủ tục kiểm soát cụ thể đã cho thấy các Đài PT-TH cấp tỉnh đã thực hiện nghiêm túc xây dựng các qui trình trong tổ chức hoạt động của mình, hoặc thể hiện thông qua Qui chế chi tiêu nội bộ.
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ các thủ tục kiểm soát tại các Đài PT-TH
Tần suất (%) | GT Trung bình | |||||
Rất không đồng ý | Không đồng ý |
Trung dung | Đồng ý | Rất đồng ý | ||
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục về tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, sa thải cán bộ viên chức | 2.1% | 3.2% | 2.9% | 77.6% | 14.1% | 3.99 |
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục về đầu tư, mua sắm TSCĐ & XDCB | 1.5% | 0.9% | 6.8% | 75.3% | 15.6% | 4.03 |
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục kiểm soát việc sử dụng các trang thiết bị | 1.5% | 1.2% | 3.8% | 80.6% | 12.9% | 4.02 |
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục về thanh lý tài sản cố định | 1.2% | 2.4% | 4.5% | 81.2% | 10.9% | 3.98 |
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục về định giá các dịch vụ, hợp đồng quảng cáo | 1.5% | 1.5% | 2.6% | 78.8% | 15.6% | 4.06 |
Đài có ban hành đầy đủ các thủ tục kiểm soát các khoản chi thường xuyên | 1.8% | 0.3% | 2.9% | 79.4% | 15.6% | 4.07 |
Đối với đánh giá mức độ tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, số liệu trung bình của 6 chỉ mục trên (Bảng 4.4) đều cho thấy không có giá trị trung bình nào cao hơn giá trị 4, tức là giá trị thể hiện mức độ đồng ý về tính hữu hiệu của hoạt động
kiểm soát. Đặc biệt, chỉ mục ‘KS 4 – Có sự phân chia trách nhiệm hợp lý, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm’ và chỉ mục ‘KS 3 – Các hoạt động kiểm soát tại Đài PT-TH được thực hiện theo đúng chính sách và thủ tục kiểm soát đã xây dựng’ chỉ nhận giá trị lần lượt là 3.77 và 3.79. Đây là một giá trị khá thấp so với mức giá trị 4 trong thang đo Likert, thể hiện chưa có sự đánh giá cao về tính hữu hiệu trong công tác phân công phân nhiệm giữa các phòng ban trong công tác kiểm soát, cũng như có sự chưa thống nhất trong đánh giá về việc tuân thủ các qui trình trong công tác kiểm soát. Phải chăng, đây là nguyên nhân dẫn đến một số sự kiện liên quan đến sai phạm trong hoạt động kiểm soát về mua sắm TSCĐ, chi sai quy định so với Quy chế chi tiêu nội bộ, vi phạm về quy trình, thủ tục nghiệp vụ,.... trong thời gian qua ở một số Đài PT-TH cấp tỉnh. Điều này đặt ra câu hỏi cần phải xem lại tính hữu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát và ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát.
Mặc dù giá trị trung bình của 6 chỉ mục không cao hơn giá trị 4, nhưng tất cả các chỉ mục trên đều có ý nghĩa thống kê ở múc 1% khi so sánh với giá trị 3.4. Kết quả trên cũng ủng hộ giả thuyết về sự tồn tại và tính hữu hiệu của các yếu tố cấu thành nên thành phần Hoạt động kiểm soát.
Tóm lại: Qua kết quả thống kê mô tả về đặc trưng của các thành phần hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, có thể kết luận một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH, như: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Truyền thông và Giám sát, và Hoạt động kiểm soát đều tồn tại và thực sự vận hành hữu hiệu. Đây là những nền tảng ban đầu để xem xét ảnh hưởng của các thành phần này đến mục tiêu kiểm soát tại các Đài.
Thứ hai: Các chỉ mục chi tiết cấu thành nên các thành phần KSNB được đánh giá xoay quanh giá trị trung bình là 4. Không có giá trị nào đánh giá ở mức cao nhất là mức rất hữu hiệu. Điều này đặt ra cho lãnh đạo các Đài phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, khi mà yêu cầu đổi mới cách thức quản lý trong bối cảnh tự chủ hoạt động dần được giao cho các Đài.
Thứ ba: Một số chỉ mục liên quan đến Đánh giá rủi ro còn chưa có tính hữu hiệu, như chỉ mục RR4 và RR5; hoặc một số chỉ mục về hoạt động kiểm soát (KS3, KS4, KS7) có giá trị trung bình khi đánh giá về tính hữu hiệu còn thấp. Trong bối cảnh công nghệ truyền thông qua mạng xã hội phát triển cực kỳ nhanh chóng, yêu cầu quản lý công sản ngày càng cao, việc bỏ qua đánh giá rủi ro và các hoạt động ngăn ngừa rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ về hiệu quả hoạt động của các Đài trong tương lai. Kết quả thống kê mô tả này cũng đặt ra những câu hỏi cho người quản lý phải thay đổi nhìn nhận trong quản trị hoạt động tại các Đài trong thời gian tới.
4.1.2. Đặc trưng mục tiêu kiểm soát tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam
Các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh được cấu thành bởi nhiều chỉ mục khác nhau. Trong phần này, luận án mô tả đặc trưng các mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh sau khi đã phân tích độ tin cậy thang đo như đã đề cập ở chương 3 với ba nhóm là Mục tiêu chính trị, Mục tiêu hiệu quả tài chính và Mục tiêu tin cậy của BCQT.
Về mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Đài
Bảng 4.6. Thống kê về mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Đài
Giá trị trung bình | Gía trị kiểm định t =3,4 | ||
Thống kê t | Sig | ||
HQ2 | 4.31 | 34.845 | 0.000 |
HQ1 | 4.29 | 35.726 | 0.000 |
HQ3 | 4.11 | 25.748 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định = 3.4. |
Mục tiêu chính trị là một trong các mục tiêu cốt lòi trong hoạt động của các Đài PT-TH cấp tỉnh. Trong luận án này, mục tiêu chính trị được cấu trúc bởi 3 chỉ
mục, đó là: “HQ 1 – Nội dung chương trình của Đài PT-TH đã tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”, “HQ 2 - Nội dung chương trình của Đài PT-TH đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình”, và “HQ 3 - Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho Đài PT-TH được sử dụng hiệu quả”. Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của ba chỉ mục trên đều cao hơn 4, chứng tỏ các ý kiến của đáp viên đều đánh giá cao về sứ mệnh của các Đài trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và các Đài đạt được mục tiêu chính trị của mình. Chỉ mục “HQ 2 - Nội dung chương trình của Đài PT-TH đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình’ có giá trị cao nhất là 4.31; thể hiện rò qua việc các Đài đã chú trọng sản xuất, chọn lọc các chương trình giải trí (thể thao, văn hóa, phim truyện, games shows…) để đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Chỉ mục HQ 3 cũng cho thấy việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần giúp các Đài đưa tin đến quần chúng nhân dân kịp thời, không bị gián đoạn.
Kết quả kiểm định t-test cũng đã khẳng định hơn về việc đạt được mục tiêu của các Đài PT-TH. Số liệu ở Bảng 4.6 đã cho thấy cả ba chỉ mục đều có giá trị trung bình thực sự lớn hơn 3,4 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này đã làm sáng tỏ hơn về các Đài PT-TH đã hoàn thành mục tiêu chính trị của mình – một cơ sở để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài.
Về mục tiêu hiệu quả tài chính
Bảng 4.7. Thống kê về mục tiêu hiệu quả tài chính
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định t =3,4 | ||
Thống kê t | Sig | ||
HQ4 | 3.63 | 5.148 | 0.000 |
HQ5 | 3.66 | 5.823 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |
Mục tiêu hiệu quả tài chính tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam trong luận án được cấu trúc bởi 2 chỉ mục. Đó là: ‘HQ 4 - Mức trích lập các quỹ tại Đài PT-TH tăng qua các năm’ và ‘HQ 5 - Thu nhập nguời lao động tăng qua các năm’. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, giá trị trung bình của hai chỉ mục trên đều lớn hơn
3.6 và có ý nghĩa thống kê khi thực hiện kiểm định t-test ở mức ý nghĩa 1%. Trong bối cảnh tự chủ hoạt động từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP, kết quả điều tra trên cho thấy các Đài quản lý tốt các khoản chi hoạt động, qua đó góp phần tăng trích lập các quỹ và nâng cao thu nhập của người lao động. Những đánh giá trên một cách gián tiếp đã cho thấy hiệu quả về mặt tài chính khi chưa có một tiêu chí đánh giá trực tiếp các đơn vị sự nghiệp có thu ở khu vực công tại nước ta.
Tuy nhiên, giá trị trung bình hai chỉ mục trên chưa phải là cao so với các chỉ mục liên quan đến thực hiện mục tiêu chính trị. Nói cách khác, lãnh đạo các Đài cần có những nỗ lực hơn nữa trong quản lý hoạt động của mình để nâng cao hơn nữa đời sống của người lao động, tạo lập các quỹ để tích lũy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Về mục tiêu tính tin cậy của báo cáo quyết toán
Bảng 4.8. Thống kê về mục tiêu tính tin cậy của báo cáo quyết toán
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định t =3,4 | ||
Thống kê t | Sig | ||
BCQT 1 | 4.04 | 22.948 | 0.000 |
BCQT 2 | 3.93 | 16.063 | 0.000 |
BCQT 3 | 4.08 | 23.334 | 0.000 |
Chú ý: các chỉ mục đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. 1 = Rất không đồng ý và 5 = Rất đồng ý, Giá trị kiểm định t = 3.4. |