Một Số Tiêu Chuẩn Cho Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường Ơ ̉ Mỹ Và Eu

Đạo luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (FFDCA), EPA có thẩm quyền quy định những giới hạn về dung sai đối với các chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu trong thực phẩm và thức ăn gia súc hoặc quy định trường hợp miễn trừ yêu cầu về dung sai nếu mức độ dung sai đó không cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm

Thứ hai là yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí

, BVMT.

Chẳng hạn với các sản phẩm gỗ hoặc giấy. Các biện pháp hạn chế thương mại đối với các sản phẩm gỗ đã được đề xuất nhằm giải quyết khía cạnh môi trường của phá rừng. Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES ) là một ví dụ về thoả thuận quốc tế dưới hình thức cấm đoán việc buôn bán một số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ. Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới. Chính quyền địa phương ở Đức, Hà Lan, Áo đã thi hành lệnh cấm sử dụng các loại gỗ nhiệt đới. Để hạn chế việc sử dụng bột gỗ nhằm BVMT, các nước EU quy định hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm giấy trắng; các panen làm bằng gỗ nhập khẩu. Điều đó dẫn tới một số nước phải tăng cường sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy trắng xuất khẩu sang EU. Về mặt thương mại, đây được xem là hạn chế thương mại của những nước có truyền thống chuyên môn hoá sản xuất giấy từ bột gỗ. EU đánh giá tác động của sản phẩm tẩy rửa, giặt là được cấp NST bán trên thị trường là xác định số lượng hoá chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa đĩa chén cũng như các loại xà phòng, dầu gội đầu giảm từ 100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hoá chất sử dụng trong tẩy rửa, xà phòng ngay lập tức được thay đổi. Hàm lượng phốt

phát trong chất tẩy rửa của các sản phẩm này dẫn tới làm giảm các hợp chất có hại trong vùng nước bề mặt cũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư. Điều đó là một biện pháp tốt để kích thích sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hoá

Các yêu cầu thứ 3 về bao gói hàng hoá thường được nhiều nước châu Âu áp dụng với tiêu chí BVMT, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo, nhựa, sợi hoá học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái chế hơn. Thứ tư là yêu cầu dán NST đối với hàng hoá.

Chẳng hạn, đối với ngành giấy, đồ thủ công, mỹ nghệ ảnh hưởng tới yêu cầu về NST có thể lớn hơn so với các lĩnh vực khác vì nó liên quan đến tài nguyên rừng. Hàm lượng khí thải từ máy giặt, điều hoà có thể làm ảnh hưởng tới tầng ozon vì phải tuân thủ các quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy kiệt tầng ozon, quy định cấm này căn cứ vào quá trình sản xuất. Đây là yếu tố có tính chất rất quan trọng trong khuôn khổ các ưu tiên và các chính sách mua sắm nguyên nhiên vật liệu của các nhà nhập khẩu tại các quốc gia phát triển. Các lôgô dán NST sẽ được gắn cho loại sản phẩm nào thoả mãn các tiêu chí đặt ra cho nhóm sản phẩm đó.

.Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Yêu cầu thứ 5 này có tác động đến môi trường sản xuất. Yêu cầu này được một số nước phát triển có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu.

Ví dụ như trong ngành thuỷ sản, nông sản (tôm, cá basa, gạo, cà phê, hạt điều

Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 5

...) đều không được dùng các hoá chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sâu, trong quá trình nuôi trồng, chế biến. Trường hợp trong sản phẩm bị phát hiện có những thành phần này thì khách hàng có quyền từ chối nhập khẩu. Ở Đức

yêu cầu nhà cung cấp hoặc thương gia phải có tuyên bố sản phẩm của mình không có một số hóa chất nhất định.

3. Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ơ ̉ Mỹ vàEU

Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm thân thiện môi trường ở Mỹ

Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm thiết bị, máy móc

- Bộ tiêu chuẩn IEEE 1680 “ Bộ tiêu chuẩn cho các sản phẩm điện tử TTMT” ban hành tháng 3/2006 ( đây cũng là bộ tiêu chuẩn được biết đến là một công cụ đánh giá tác động đến môi trường của các sản phẩm điện tử EPEAT). Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên của Mỹ đưa ra được những hướng dẫn nhằm chỉ ra tính TTMT cho máy tính, màn hình máy tính và máy tính xách tay.

- Tiêu chuẩn EPA dành cho máy tính có hiệu lực từ tháng 7/2007

- Bộ tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng Energy Star. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế đánh giá sự hiệu quả năng lượng của các sản phẩm tiêu dùng (sản phẩm có thể được xem là TTMT hay không), được Mỹ ban hành năm 1992, nhưng được các quốc gia khác thừa nhận và thi hành (Nhật, Australia, Canada, New Zealand, Đài Loan, và thậm chí cả Liên minh châu Âu EU…). Để được chứng nhận Energy Star, các sản phẩm máy tính và các sản phẩm có liên quan, các thiết bị nhà bếp, xây dựng và các loại sản phẩm khác đề phải tiết kiệm trung bình 20-30% năng lượng.

- Điều luật bảo toàn và chính sách về năng lượng ban hành năm 1975

- Điều luật an toàn và độc lập năng lượng ban hành năm 2007

Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt may

- Bộ tiêu chuẩn ASTM hoặc AATCC

Một số tiêu chuẩn cho sản phẩm TTMT ở EU

Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm thiết bị, máy móc

- Bộ tiêu chuẩn Energy Star

- Bộ chứng chỉ sử dụng năng lượng tối ưu TCO.

Tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt may

- Bộ tiêu chuẩn ECOTEX tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm thuộc nhóm dệt và may mặc, được EU ban hành năm 2008. Sản phẩm hàng may mặc muốn nhập khẩu vào EU bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn ECOTEX - tức là các tiêu chuẩn về tính TTMT của sản phẩm. Có nghĩa là sản phẩm may mặc đó phải đảm bảo không gây nguy hại cho người sử dụng. Dư lượng các hóa chất được sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm, may không vượt quá hàm lượng cho phép để có thể gây kích ứng cho da hoặc trở thành tác nhân gây bệnh ung thư…

Nhóm sản phẩm nông sản

- Quy định số 466/2001 về hàm lượng tối đa các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. Tiến hành các biện pháp đo các chất độc hại: nitrat, aflatonxins,

- Chỉ thị số 92/23/EC quy định hàm lượng tối đa các chất cặn trong thực phẩm

- Chỉ thị số 76/895/EEC quy định việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép trong hoa quả.

- Quy định 91/493/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm cá

- Quy định 91/493/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm cá

- Quy định 91/492/EEC xác định tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm từ động vật thân mềm và hai mảnh.

Chương 2‌‌

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I. Thực trạng sản phẩm TTMT ở Việt Nam

1. Thự c trạ ng quả n lý củ a nhà nướ c đố i vớ i vấ n đề liên quan đến

phát triển sản phẩm t hân thiệ n môi trườ ng ở Việ t Nam

Trên cơ sở quan tâm đến việc phát triển kinh tế một cách bền vững, vì thế chính phủ Việt Nam dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề BVMT, đặc biệt là trong vấn đề phát triển sản phẩm TTMT. Điều đó được thể hiện trong các quyết định đã ban hành, các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất sản phẩm; an toàn sức khỏe…

Về tiêu chuẩn, đến nay Việt Nam có Tiêu chuẩn Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực .nướ c ta đã ban hà nh Bộ tiêu chuẩ n Việ t Nam , trong đó quy đị nh về tiêu chuẩ n nó i chung và tiêu chuẩ n môi trườ ng , đặ c biệ t là tiêu chuẩ n môi trườ ng cho đố i vớ i cá c mặ t hà ng xuấ t khẩ u chủ yế u như gạ o , cà phê, thủy sản, chè, sản phẩm gỗ , thự c phẩ m… Đồ ng thờ i nhà nướ c đã ban hà nh cá c quy đị nh về kiể m tra giá m sá t chấ t lượ ng hà ng hó a xuấ t khẩ u , các cơ sở sản xuấ t kinh doanh hà ng xuấ t khẩ u có ả nh hưở ng tớ i môi trườ ng . Chẳ ng hạ n để nâng cao chấ t lượ ng hà ng thủ y sả n xuấ t khẩ u và tiêu dù ng trong nướ c , Bộ thủy sản đã ban hà nh Quyế t đị nh 649/2000/QĐ- BTS ngà y 4/8/2000 ban hà nh quy chế kiể m tra và công nhậ n cơ sở sả n xuấ t kinh doanh thủ y sả n đạ t tiêu

chuẩ n vệ sinh an toà n thự c phẩ m , trong đó yêu cầ u cá c cơ sở kinh doanh hà ng thủy sản phả i tuân thủ cá c quy đị nh về vệ sinh an toà n thự c phẩ m từ khâu nuôi trồ ng , chế biế n đó ng gó i , vậ n chuyể n (LCA), nế u doanh nghiệ p đá p ứ ng

tiêu chuẩ n nay có thể dá n nhã n môi trườ ng tự công bố , sản phẩm nông sản sạch.

Về NST, Chính phủ đã ban hành các TCVN về NST nhằm chứng nhận nhận cho các sản phẩm TTMT. Năm 2003, Quyế t đị nh số 33/2003/QĐ –

BKHCN: quy định về TCVN ISO 14021:2003: Nhãn môi trường và công bố về môi trườ ng – Tự công bố về môi trườ ng (ghi nhã n môi trườ n g kiể u II ) và TCVN ISO/TR 14025:2003: Nhãn môi trường và công bố môi trường – Công bố về môi trườ ng kiể u III . Năm 2005, TCVN ISO 14024:2005 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu I – Nguyên tắc và thủ tục. Ngoài ra, trong chiến lược quốc gia BVMT đến năm 2010 định hướng 2020, do chính phủ ban hành đã đề ra chỉ tiêu Việt Nam sẽ đạt 100% hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa sẽ là hàng hóa TTMT và đươc cấp NST theo tiêu chuẩn của ISO.

Về SXSH, Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định, thông tư, chỉ thị liên quan đến SXSH (sản phẩm làm ra từ các quá trình này là sản phẩm thân thiện hơn với môi trường). Đó là các nghị định thông tư, chỉ thị như: Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước quy định; quyết định số 130/2007/QĐ – TTg ngày 2/8/2007quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM); ngoài ra, còn ban hành các thông tư, quyết định thành lập trung tâm SXSH ở nhiều thành phố: quyết định số 390/QĐ-TNMT-VP ngày 15/11/2005 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập trung tâm SXSH ở thành phố Hồ Chí Minh, …

Về an toàn thực phẩm, chính phủ và các Bộ ban ngành có liên quan cũng đã ban hành nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của

hàng hóa Việt Nam về mặt môi trường như : Quyế t đị nh số 54/2002/ QĐ – BNNPTNT về việ c cấ m sả n xuấ t , nhậ p khẩ u lưu thông và sử dụ ng mộ t số loại kháng sinh , hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi ; Thông tư liên tị ch số 37/1999/Q Đ - TTg ngà y 30/8/1999 của chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng lưu thông hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩ u; Pháp lệ nh bả o vệ và kiể m dị ch thự c vậ t (số 36/2001/2006/PL –

UBTVQH ngà y 25/7/2001); Pháp lệnh an toàn thực phẩm của Chủ tịch nước ngày 19/8/2003.

Về phát triển năng lượng sạch, Nhà nước đã ban hành một số chính sách, quyết định: Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27.12.2007 phê duyệt Chiến lược phát triển NL quốc gia của VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 với các định hướng phát triển nguồn NL mới, tái tạo như gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, NL sinh học, điện hạt nhân... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH, ban hành quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam được Bộ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020

Và chính sách hỗ trợ sản xuất, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động BVMT, trong đó nêu rõ nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh sản xuất các sản phẩm thân thiện, sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường thì sẽ được ưu đãi, hỗ trợ về huy động vốn đầu tư, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi về huy động vốn đầu tư, ưu đãi thuế giá trị gia tăng, ưu đãi về phí…

2. Thực trạng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường tại ViệtNam

2.1 Thực trạng ở các doanh nghiệp

Mặc dù, sản xuất sản phẩm TTMT đang là một trào lưu mạnh mẽ trên thế giới ở tất cả các nhóm sản phẩm: điện tử, nông nghiệp, vật liệu TTMT,…. nhưng ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ, thể hiện ở mức độ nghèo nàn về chủng loại sản phẩm cũng như ít ỏi về số lượng các nhà sản xuất dám mạnh dạn đầu tư vào một lĩnh vực mới này.

Theo như điều tra, hiện nay ở nước ta mới chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch, TTMT để sản xuấ t sả n phẩ m TTMT, chủ yếu là cá c tập đoàn , tổng công ty hàng đầu trong nước như: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN GROUP), Tổng Công ty

Khí Việt Nam (PV Gas), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TCT Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), TCT Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), TCT Chè Việt Nam (VINATEA), TCT Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội (HABECO), TCT Xây lắp Máy Việt Nam (LILAMA), TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)... Việc áp dụng SXSH, các công nghệ TTMT, mang đến cho các doanh nghiệp này các sản phẩm TTMT hơn, tiết kiệm được nhiều năng lượng: tỷ lệ sử dụng nước/SP có thể giảm đến hơn 30%; tỷ lệ sử dụng điện/sản phẩm giảm trung bình khoảng 20%; tỷ lệ nhiên liệu/sản phẩm giảm từ 10% đến 30%; tỷ lệ công lao động/sản phẩm giảm trung bình khoảng 20%22...

2.1.1 Lĩnh vực dệt may

Lĩnh vực này có khá nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào việc sản xuất các sản phẩm dệt may TTMT như: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX),Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3;Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng)… Các công ty này đã đầu tư phát triển SXSH bằng việc đầu tư vào việc mua sắm công nghệ mới thiết bị tốt, hiện đại: máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser, các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet); máy làm bóng trục mới, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len... Đó là những công nghệ giúp hạn chế những hóa chất độc hại trong sản phẩm may mặc, và hạn chế được chất thải hay khí thải trong quá trình sản xuất, giúp cho sản phẩm trở nên an toàn hơn với người sử dụng và không gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, để cho sản phẩm dệt may của mình TTMT hơn thì các công ty này còn tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cẩn thận những hoá chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước) nhằm xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Thay thế những hóa

22 http://cpi.moit.gov.vn/?NewID=727E&CateID=263 cập nhật ngày 29/04/2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022