Thực Trạng Sản Xuất Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường Ở Các Làng Nghề

chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ bằng những hoá chất, chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các công ty dệt may đã tiến hành việc sử dụng các loại tơ TTMT sợi visco- một loại sợi vải khá thân thiện với môi trường để sản xuất quần áo, giẻ lau, lọc thuốc lá, tã trẻ em, băng vệ sinh, băng y tế và nhiều sản phẩm khác… Nhờ việc chú trọng đến sản xuất sản xuất TTMT nên sản phẩm may mặc đã đáp ứng được các tiêu chuẩn TTMT Eco- friendly của Châu Âu và có thể xâm nhập và được ưa chuộng ở thị trường này.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang áp dụng các công nghệ và máy móc, thiết bị truyền thống, nên năng suất không cao, gây ô nhiễm môi trường do thải loại quá nhiều khí thải độc hại ra môi trường; quá trình sản xuất sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng … Ví dụ, trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp này sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000- 8000 mg/l COD. Kỹ thuật giảm trọng polieste bằng kiềm làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt – nhuộm , có khoảng 300- 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3- 4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700- 800mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai. Vì thế, gây ô nhiễm đến nguồn nước và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.23.

2.1.2 Trong lĩnh vực nông – ngư nghiệp

Việt Nam cũng đã quan tâm đến sản xuất sản phẩm TTMT trong lĩnh vực này. Đó là các sản phẩm rau sạch, hoa quả sạch, hay các loại thịt lợn, gà, bò sạch và các sản phẩm chế biến từ chúng… Do sử dụng ít hóa chất độc hại

23 http://www.vncpc.org/newsandevent.asp?nid=272&pid=1 cập nhật Ngày 30/6/2007

trong quá trình sản xuất nên không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong nhiều năm qua đã tiến hành SXSH, đáp ứng được các tiêu chí LCA: từ khâu chọn giống sạch, đến việc phát triển ít sử dụng các hóa chất và đặc biệt cũng hạn chế việc sử dụng chất kháng sinh gây hại cho sức khỏe của người sử dụng…

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản ở hầu hết các cơ sở, tất cả các quy trình chăm sóc đều tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kĩ thuật theo các bước:

• Lựa chọn địa điểm và xây dựng công trình nuôi

• Quản lý thức ăn và cách cho ăn

• Quản lý ao, hồ, khu vực nuôi

• Quản lý sức khoẻ của thủy sản

• Các dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản phải sạch

• Phương pháp xử lý trước và trong khi thu hoạch

Những quy tắc chung đang được áp dụng ở nhiều cơ sở nuôi thủy sản

là:

• Trang trại, ao hồ nuôi xây dựng ở khu vực có nguồn nước không bị ô

nhiễm, pH đất 6,5-8,5, khu vực nuôi được vệ sinh sạch sẽ và không bị ngập lụt.

• Các nhà xưởng xây dựng trên khu vực nuôi phải được quản lý tốt, kho chứa dụng cụ, thức ăn phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí đảm bảo thức ăn không bị ẩm mốc.

• Sử dụng nguồn nước đủ và sạch, xa các nguồn gây ô nhiễm, không mang các nguồn lây nhiễm bệnh, coliform và fecal coliform nằm trong giới hạn được phép cho nuôi thủy sản, được kiểm soát trước khi lấy vào và khi thải ra môi trường. Ngoài ra, ngưởi nuôi thủy sản cũng ý thức được không thải nguồn nước thải từ chuồng trại chăn nuôi và nước thải sinh hoạt vào

nguồn nước cấp cho ao nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm của coliform vào nước ao nuôi.

• Các dụng cụ, máy móc sử dụng cho nuôi thủy sản đều được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử dụng.

• Không sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản theo quyết định số 01-2001/QÐ-BTS, ngày 22/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản. Khi sử dụng các loại hoá chất kháng sinh cho ao cá, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh cá.

Kết quả là sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ24. Cả nước hiện có 439 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 117 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về thông số an toàn thực phẩm của sản phẩm TTMT trong nhóm nông sản (những tiêu chuẩn và quy định được nêu trong chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và quy định trong “Sách trắng” của EU) được phép nhập khẩu vào châu Âu, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc25….Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu các loại sản phẩm này chưa chú ý đến việc áp NST cho các sản phẩm thuộc nhóm nông sản, đặc biệt là ở thị trường các nước đã có chương trình cấp NST cho các sản phẩm này, điều này làm giảm tính cạnh tranh của những mặt hàng này trong thị trường nước nhập khẩu. Vì áp NST, đặc biệt là NST do quốc gia hoặc một tổ chức độc lập cấp; chính là hình thức quảng bá, và chứng nhận tốt nhất cho các sản phẩm TTMT.

Lĩnh vực chăn nuôi, các nhà sản xuất đã áp dụng SXSH nhằm tạo ra các loại thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở nhiều vùng trên cả nước, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông dân đã biết áp dụng


24 http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=137&nid=4431 cập nhật ngày 24/11/2006

25 http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=137&nid=4431 cập nhật ngày 24/11/2006

nhiều công nghệ hiện đại. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau.

Nhiều cơ sở chăn nuôi và chế biến thịt đã biết áp dụng quá trình sản xuất sạch, từ kiểm soát thức ăn đến chế biến. Việt Nam đã ban hành quy định 18 chất cấm trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, theo quyết định 54/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT(phát triển nông thôn) nên hiện nay hầu hết các cơ sở chăn nuôi tập trung tuân thủ rất tốt quy định này. Ngoài ra, thức ăn trong chăn nuôi cũng được chú ý không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như kháng sinh, khoáng vi lượng.

Chủ trang trại chăn nuôi cũng rất chú ý tới nguồn nước, thường sử dụng nguồn nước sạch như dùng cho người. Ngay cả xe chuyên dùng cho việc vận chuyển thịt tươi cũng được chú ý tẩy rửa sạch sẽ thường xuyên. Nơi giết mổ, quầy hàng cửa hiệu cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh.

Các lò mổ hiện đại mới đã được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và các lò mổ thủ công đã được cải tiến để làm cho thịt sạch thê m rất nhiều. Trong một báo cáo công bố tháng 4/2002, Lã Văn Kính và cộng sự cho biết: tại các nơi giết mổ số lượng vi khuẩn hiếu khí đã giảm 3-10 lần, tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E.coli cũng giảm đáng kể.

Chất thải trong chăn nuôi cũng được xử lí tốt theo quy trình tiên tiến. Trong đó, hai biện pháp được sử dụng chủ yếu là công nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi không những phân huỷ chất thải, giảm mùi hôi, tiêu diệt kí sinh trùng mà còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc sản xuất đun nấu, thắp sang, đây là một nguồn năng lượng sạch. Ví dụ, ở Đắc Lắc, một số nhà máy như: Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Krông Bông, …đã đưa vào sử dụng hệ thống lò sấy biogas thay cho lò sấy bằng dầu điêzen, thân thiện với môi trường…

Lĩnh vực trồng trọt, các nhà sản xuất đã áp dụng các biện pháp SXSH, đầu tư công nghệ, kỹ thuật,… sản xuất các loại thực phẩm sạch: rau sạch, hoa quả sạch... Ví dụ: ở nhiều khu vực trồng rau, như: ở Đà Lạt, Đông Anh (Hà Nội).. ngay từ khi chọn giống rau, nhà sản xuất phải chọn loại giống an toàn, khỏe mạnh; trong quá trình chăm sóc không bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ những loại dễ phân hủy và không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng: như phân chuồng, phân bắc ủ hoai; không phun thuốc sâu hóa học…

2.1.3 Dịch vụ

Trong ngành dịch vụ, các công ty cung cấp dịch vụ ở Việt Nam đã bắt đầu tự đặt ra những tiêu chuẩn chung về môi trường để thực hiện như như cung cấp phòng thuê an toàn, thức ăn hợp vệ sinh, tiết kiệm môi trường(tiết kiệm các nguồn năng lượng điện)... Hàng ngàn khách sạn đã được hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý, cơ sở vật chất thân thiện với môi trường và áp dụng kỹ thuật tiết kiệm nước, năng lượng và giảm rác thải. Ví dụ, ở một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như Hòn Tằm (Nha Trang), Vinperland (Nha Trang), Evason Hideaway Sixsenes & Spa tại Côn Đảo, Vũng Tàu… khuyến khich sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí đốt thiên nhiên và nước mưa, các loại năng lượng này có thể tái tạo nên không làm suy giảm tài nguyên, TTMT. Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải, chất thải cũng rất được quan tâm để trong qúa trình sử dụng không hoặc ít thải các loại khí độc hại ra môi trường.

2.1.4 Các lĩnh vực khác

Ở một số lĩnh vực khác cũng đang bắt đầu tiến hành sản xuất sản phẩm TTMT: sản xuất giấy, sản xuất vật liệu TTMT…

Trong lĩnh vực sản xuất giấy, các công ty đã đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường,

công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh bùn hoạt tính để xử lý toàn bộ lượng nước thải công nghiệp toàn nhà máy. Trong sản xuất áp dụng nhiều công nghệ mới: thay đổi công nghệ tẩy trắng bột giấy từ sử dụng nhiều Clo nguyên tố thành chu trình tẩy sử dụng ít Clo nguyên tố và bổ sung giai đoạn tách loại lignin bằng ôxy trước quá trình tẩy; áp dụng công nghệ chuyển đổi ít mùi (low odourconversion) ở bộ phận chưng bốc dịch đen để giảm lượng mùi (H2S) phát tán ra từ lò hơi thu hồi; công nghệ gia keo kiềm tính

thay cho gia keo trong môi trường axít. Công nghệ này cho phép nâng cao tỷ lệ bảo lưu chất độn trong giấy, nâng cao độ trắng của giấy lên đến 93% ISO26. Ngoài ra, còn sản xuất các loại sản phẩm giấy tái chế, ví dụ: SaiGon Refill được làm từ 100% nguyên liệu bột giấy tái chế, quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh với các đặc tính dai, mềm, mịn, không để lại bụi giấy trên da khi sử dụng27.


Eco chic sổ tay làm từ giấy tái chế dùng màu tự nhiên không chưa acid trong 1

Eco chic - sổ tay làm từ giấy tái chế, dùng màu tự nhiên, không

chưa acid trong quá trình sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 6


Trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng và văn phòng: Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt gây nên đã lên tới đỉnh điểm nên các công ty sản xuất đồ gia dụng và văn phòng cũng bị cuốn theo để sản xuất ra những sản phẩm TTMT hơn. Như những bộ bàn ghế làm hoàn toàn bằng tre, dễ sử dụng và có thể tái sinh, hay tấm lợp Gutta không chỉ


26 http://saigon-paper.com/w.php?id=3&mt=153 cập nhật 9:37 AM | Thứ Ba| 12 / 5/ 109

27 http://saigon-paper.com/w.php?id=3&mt=153, cập nhật 9:37 AM | Thứ Ba| 12 / 5/ 109

góp phần đảm bảo tính bền vững của công trình mà còn ngăn chặn những tác hại xấu của môi trường với sức khỏe người tiêu dùng: không có amiăng nên không ảnh hưởng đến sức khỏe, nước hứng từ mái lợp Guttapral Acrylic hoàn toàn không độc, không có formaldehyde nên có thể uống được. Hơn nữa, sản phẩm này còn có khả năng ngăn cản tia cực tím UV, bảo vệ sức khỏe.

2.2 Thực trạng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường ở các làng nghề

Những năm gần đây, các làng nghề đã và đang trở thành một trong những cách giúp người nông dân thoát nghèo, ly nông nhưng không ly hương với những sản phẩm về sơn mài, sơn ghép, nứa xuất khẩu, mây xuất khẩu, đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội. Nhận thực được những mối nguy hại đó, chính quyền các cấp và người dân ở các làng nghề đã có nhiều biện pháp nhằm xây dựng “Làng nghề xanh” sản xuất và chế tạo sản phẩm TTMT.

Ta có thể xem xét qua một vài làng nghề điển hình,ví dụ , xã Yên Tiến (huyện Ý Yên - Nam Định), nơi nổi tiếng với mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Sau một thời gian dài sản xuất gây ô nhiễm môi trường trầm trọng: mỗi năm, các cơ sở sản xuất phải sử dụng từ 6 - 8 nghìn tấn nứa nguyên liệu và hàng nghìn tấn hóa chất, các chất thải độc hại chỉ được chôn lấp sơ sài hoặc thải tự do. Mùi nứa ngâm, sơn, hóa chất, chất thải độc hại và bụi phát sinh từ quá trình sản xuất làm cho không khí trong làng đặc quánh, hôi nồng. Môi trường làng nghề bị ô nhiễm nặng, nguồn nước mặt, nước ngầm đã ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp nguồn nước sinh hoạt của người dân. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã phát động thi đua “làng nghề thân thiện với môi trường”. Cán bộ môi trường được mời về khảo sát, đánh giá thực trạng và tư vấn áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm, tạo dựng môi trường làng nghề xanh, sạch. Một số cơ sở sản xuất như công ty Gỗ mỹ nghệ, Cơ khí

đúc xuất khẩu và xây dựng (AMIEXCO), công ty Trường Giang, công ty Thành Hoàn... đã xây dựng lò sấy nứa ngầm, hệ thống hút bụi, khu vực phun sơn, mài và đánh bóng được xây khép kín nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Nhờ đó, tính thân thiện môi trường trong các sản phẩm ở Yên Tiến đã được cải thiện nhiều. Hàng sơn mài, sơn ghép nứa của Yên Tiến đang khẳng định vị thế trên thị trường trong, ngoài nước28.

Ngoài ra, Việt Nam còn có rất nhiều làng nghề đang nỗ lực nhằm thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm tác động của việc sản xuất sản phẩm. Ví dụ, việc phát triển sản phẩm mây TTMT ở nhiều làng nghề ở Việt Nam. Thu nhập từ nghề mây chiếm tới 50% thu nhập của người dân ở các làng nghề. Trước đây, phần lớn các hoạt động chế biến, sản xuất hoàng hóa từ nguyên liệu mây gây ra những nguy cơ về sức khỏe với người lao động. Bên cạnh đó, việc khai thác nguồn tài nguyên mây một cách quá mức khiến cho nguồn nguyên liệu mây để sản xuất hàng hóa bị suy giảm. Được sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế như: tổ chức Văn phòng của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF Greater Mekong) … đã tiến hành việc áp dụng quy trình thu hoạch bền vững và sản xuất sản phẩm mây TTMT hơn, nhằm tạo ra sự ổn định đời sống lâu dài cho người dân địa phương cũng như sẽ giúp cho việc bảo vệ rừng tốt hơn. Theo WWF Greater Mekong, đã có ít nhất 40% các làng nghề trong chuỗi cung ứng đạt mục tiêu tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm mây sạch và an toàn, TTMT đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Trong đó có 15% đã sản xuất được các sản phẩm TTMT đạt tiêu chuẩn và có

thể xâm nhập vào các thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ29


28 http://www.sinhvienphuyen.vn/forum/archive/index.php?t-1159.html cập nhật 01:00 PM, ngày 12-10-

2006

http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=209&idmid=&ItemID=17868 cập nhật 09:28 11/10/2006

Báo Sài gòn tiếp thị số ra ngày 14/04/2008

29 http://baokinhteht.com.vn/home/20090311025626525_p0_c139/san-xuat-san-pham-may-than-thien-voi- moi-truong.htmcập nhật ngày 11/03/2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022