Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 2


1. Lý do chọn đề tài

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ XXI , thế kỷ củ a công nghệ kỹ thuậ t cao , của sự phát triển kinh tế gắ n liề n vớ i bả o vệ môi trườ ng . Trước đây hầu hết các quốc gia vớ i mụ c đí ch và tham vọ ng tăng trưở ng kinh tế nhanh bất chấp mọi hậu quả về môi trường. Sự gia tăng khố i lượ ng giao thông , quá trình sản xuất ; viễ n thông và hóa chất nhân tạo tuy góp phần nâng cao chấ t lượ ng cuộ c số ng vậ t chấ t củ a con người nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Giờ đây , phần lớn các quốc gia đều nhận thức được việ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường , do đó các quốc gia này đã từng bước thực hiện chủ trương phát triể n bề n vữ ng . Từ đó, trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng tiêu dù ng mới – tiêu dù ng xanh . Vì thế, việ c nghiên cứ u và phá t triể n cá c sả n phẩ m thân thiệ n môi trườ ng đang vấn đề được thế giới quan tâm.

Tuy vậ y , ở Việt Nam vấn đề này nói chung vẫn còn khá mới mẻ và dườ ng như dư luậ n không quan tâm đế n nhiề u . Nhậ n thứ c đượ c tầ m quan trọng của việc sản xuất cũng như tiêu dùng những sản phẩm xanh ở Việt

Nam cũ ng như mong muố n rằ ng Việ t Nam sẽ có mộ t nề n kinh tế phá t triể n , mộ t môi trườ ng trong sạ ch cho thế hệ tương lai ; xuấ t phá t từ lý do trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Đá nh giá thự c trạ ng và tiề m năng phá t triể n sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:

Thứ nhất: Xác định thực trạng hiện nay của sản phẩm TTMT ở Việt Nam.

Thứ hai: Xác định tính khả thi của việc phát triển sản phẩm này trong tương lai dựa trên tình hình hiện nay. Đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển của loại sản phẩm này ở Việt Nam.

Thứ ba: Trên cơ sở tình hình thực tế ở Việt Nam và dựa trên những bài học kinh nghiện của thế giới về việc phát triển sản phẩm TTMT, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dưng, sản xuất sử dụng sản phẩm TTMT ở Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản liên quan đến thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm TTMT.

- Phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu và đánh giá thực trạng cũng như tiềm năng phát triển của sản phẩm ở Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu liên quan, kết hợp với tham khảo các kết quả thống kê

- So sánh tổng hợp và phân tích , vận dụng lý luận , đối chiếu thực tiễn để làm sá ng tỏ vấn đề cần nghiên cứu .

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về sản phẩm TTMT.

Chương II: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm TTMT ở Việt Nam.

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm TTMT ở Việt Nam.

Với một khoảng thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em

kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, các phòng ban khác của trường đại học ngoại thương đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho em được học tập và rèn luyện suốt 4 năm qua. Đặc biệt em xin chân thành cô giáo hướng dẫn Ths. Lê Huyền Trang đã tận tình hướng dẫn em; Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương; Thư viện quốc gia; Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam; Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam; bạn bè; người thân và gia đình đã giúp em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.

Sinh viên Nguyễn Thị Bảo Loan

Chương 1‌‌

TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm TTMT

1. Khái niệm về sản phẩm TTMT và các yếu tố có liên quan đến

sản phẩm TTMT

1.1.Khái niệm về sản phẩm TTMT

Ngày nay, khi mà ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quố c gia đ ơn lẻ mà đó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Trước tình hình đó, càng ngày người ta càng chú ý và quan tâm hơn đến vấn đề BVMT1. Giờ đây, người tiêu dùng chỉ muốn tiêu dùng những sản phẩm với những tính năng không hoặc ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Đó được gọi là các sản phẩm TTMT2 hay còn có các tên khác như sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch…Hiện nay, tồn tại khá nhiều khái niệm về loại sản phẩm TTMT.

Theo quan điểm của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, sản phẩm TTMT là những sản phẩm đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:

Sản phẩm ít hoặc không gây hại cho môi trườ ng trong suố t vò ng đờ i của mình (từ lú c cò n là nguyên liệ u cho đế n khi bị tá i chế hoặ c thả i hồ i ).

Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu TTMT, tức là các vật liệu có thể tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối.

Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống (ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư)

Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì)

Các loại sản phẩm TTMT thường đi kèm với các loại NST loại I, II và III của ISO


1 Bảo vệ môi trường

2 Thân thiện môi trường


Ghế tre và túi xách làm bằng vỏ kẹo giấy báo Hộp đựng thực phẩm bằng 1Ghế tre và túi xách làm bằng vỏ kẹo giấy báo Hộp đựng thực phẩm bằng 2




Ghế tre và túi xách làm bằng vỏ kẹo, giấy báo

Hộp đựng thực phẩm bằng vật liệu tái chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 2

Theo Trung tâm năng suất Việt Nam3: sản phẩm TTMT là những sản phẩ m được thiết kế để có được những tính năng TTMT (tứ c là không hoặ c í t gây tá c độ ng xấ u cho môi trườ ng ). Những sản phẩm này có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Trong quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước để giảm chi phí sản xuất cũng như ít gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm này cũng giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm TTMT cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Các sản phẩm này thường đi kèm với các loại NST loại I, II, III của ISO.

Điều 3, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009: Sản phẩm TTMT là sản phẩm mà trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, tồn tại, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại và được cấp NST4 của tổ chức được Nhà nước công nhận.

Tuy hiện nay, tồn tại khá nhiều khái niệm về loại sản phẩm này, nhưng các khái niệm này đều có điểm chung là thừa nhận sản phẩm TTMT là những sản phẩm được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng TTMT. Nói cách khác đó là những sản phẩm mà việc sản xuất, sử dụng… không hoặc ít gây ảnh hưởng xấu đến môi



3 Đại diện cho Tổng Cục thống kê Việt Nam

4 NST

trường. Trong đó, các khái niệm về vòng đời (life cycle), thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn phát triển của sản phẩm .

1.2. Các khái niệm khác có liên quan

Thiết kế môi trường

Là một khái niệm chung đề cập đến một loạt các thiết kế phương pháp tiếp cận mà cố gắng làm giảm tác động tổng thể đến môi trường của một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ.

Nhãn sinh thái

Khi mà việc phát triển sản phẩm TTMT là việc cần thiết và quan trọng ngày càng được người tiêu dùng và những nhà sản xuất chú ý và quan tâm thì một vấn đề quan trọng được đặt ra là làm sao để phân biệt được sản phẩm xanh và những sản phẩm thông thường? Đó chính là lý do người ta nghĩ đến vấn đề cấp NST (hay còn gọi là nhãn môi trường hay nhãn xanh). Vậy NST là gì?

Hiện nay, trên thế giới đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về NST.

Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì, NST được hiểu là: “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động của một sản phẩm đối với môi trường so với các sản phẩm cùng loại”

Theo ISO 14020 định nghĩa: “ NST là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, được thể hiện dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc hình thức khác.”

Theo Mạng lưới NST toàn cầu (GEN): “ NST chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”.

Nói chung, về cơ bản NST là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hoặc sơ đồ nhằm chỉ rõ thuộc tính TTMT của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nói cách khác,

NST cung cấp các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối liên hệ với đặc tính “xanh” , các khía cạnh môi trường chung và đặc thù của sản phẩm đó.

2. Phân loại các sản phẩm TTMT

2.1. Phân loại theo lợi ích của sản phẩm TTMT

- Sản phẩm không đe doạ đến sức khoẻ và sự an toàn của con người

- Sản phẩm có tiềm năng cải thiện chất lượng môi trường sống

- Sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường…

- Sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí…

2.2. Phân loại theo nhóm sản phẩm

- Nhóm các sản phẩm làm sạch : Tấ t cả cá c thiế t bị là m sạ ch và thiế t bị vệ sinh đa năng , chấ t tẩ y rử a đĩ a bá t (dùng cho máy và cho tay ), xà phòng và dầu gộ i đầ u, chấ t tẩ y quầ n áo.

- Nhóm thiết bị , máy móc : máy rửa bát địa , máy bơm nhiệt , bóng đèn , máy vi tính cá nhân , máy vi tính xách tay , tủ lạnh , vô tuyến, máy hút bụi , máy giặ t, thiết bị điện, điện tử gia dụng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, cơ khí …

- Nhóm sả n phẩ m về giấ y : giấ y đồ họ a và copy, giấ y in, giấ y lụ a …

- Nhóm sản phẩm là đồ gia dụ ng và văn phòng: nệ m giườ ng , đồ nộ i thấ t , thảm bọc sàn cứng , sơn trong nhà và vecni , chấ t cả i thiệ n cho đấ t , các sản phẩ m dệ t may, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng,…

- Nhóm sản phẩm may mặ c: giầ y dé p, hàng dệt may .

- Nhóm sản phẩm nông sản, làng nghề: rau, hoa quả, lúa, cà phê, thịt lợn…

- Nhóm dị ch vụ : dịch vụ du lị ch bao gồm dịch vụ địa điểm cắ m trạ i , dịch vụ nhà trọ và khách sạn du lịch , các dịch vụ liên quan tới bảo dưỡng, làm sạch công nghiệp, các dịch vụ tái sử dụng và tái chế, các dịch vụ liên quan

khác (quản lý chất thải, phục hồi năng lượng, quản lý nguồn nước, tái tạo rừng), các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường, dịch vụ sinh thái …

- Nhóm năng lượng: năng lượng tái tạo: năng lượng gió, mặt trời…

- Nhóm sản phẩm trung gian – nguyên liệu: Thép kim loại, vật liệu Polimer, các nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm phục vụ xây dựng như gốm, thuỷ tinh, vật liệu composit, các hoá chất cho sản xuất khác; hoặc các phụ kiện/linh kiện sinh thái, vật liệu bao gói, bao bì …

3.Các phương phá p thườ ng sử dụ ng để đá nh giá và xá c đị nh sả n

phẩ m thân thiệ n môi trườ ng

3.1. Đá nh giá chu trì nh số ng củ a sả n phẩ m

Đá nh giá chu t rình sống (vòng đời ) sản phẩm5: là một quá trình xem xét, đá nh giá đầ u và o và đầ u ra cũ ng như nhữ ng tá c độ ng có thể xả y ra củ a chúng đố i vớ i môi trườ ng qua hệ thố ng vò ng đờ i củ a sả n phẩ m đó . Nói cách khác, đó là m ột chuỗi nối tiếp các giai đoạn. Các giai đoạn này có mối quan hệ mậ t thiế t trong quá trì nh tồ n tạ i củ a sả n phẩ m : từ lú c khai thá c nguyên l iệ u thô, qua quá trì nh chế biế n và cá c quá trì nh trung gian , tạo thành sản phẩm trung gian (mộ t phầ n củ a sả n phẩ m ) hoặ c mộ t sả n ph ẩm (hoặ c dị ch vụ ) hoàn thiệ n cho đế n khi tá i chế và / hoặ c thả i bỏ .

Ví dụ sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, đánh giá theo phương pháp LCA tức là cần xác định: nguồn nguyên liệu lấy từ đâu, đánh bắt hay nuôi trồng, có gây hại tài nguyên môi trường ở đó không? Khâu vận chuyển về nhà máy có làm ô nhiễm hay tác hại gì cho môi trường? Trong các dây chuyền công nghệ, mỗi giai đoạn thải ra những loại chất thải nào, có gây hại môi trường không? Nếu có, biện pháp giảm thiểu ra sao? Có tái chế hay tái sử dụng chất thải và tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu không? Kể cả khi gói tôm đã được tiêu thụ, bao bì bị loại thải có gây ra ô nhiễm môi trường không?

5 Life Cycle Assessment (LCA)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí