Lĩnh Vực Nông Sản Sạch – Thân Thiện Môi Trường

tới. Đây sẽ là một thị trường tiềm năng khổng lồ cho các sản phẩm TTMT của Việt Nam36.

Qua sự phân tích những khó khăn cũng như thuận lợi khi phát triển sản phẩm TTMT ở Việt Nam, ta có thể nhận thấy tuy rằng tuy còn nhiều bất cập nhưng tiềm năng phát triển của loại sản phẩm này ở Việt Nam là rất lớn.Việc sản xuất cung ứng sản phẩm TTMT đúng là một đại dương xanh cho các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này. Điều này thể hiện qua sự đánh giá tiềm năng phát triển ở một số lĩnh vực tiêu biểu dưới đây:

1. Lĩnh vực dệt may

1.1 Cơ hội

Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng sản phẩm dệt may TTMT đang tăng mạnh trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Như vậy, thị trường để cung cấp các sản phẩm dệt may TTMT là rất lớn.

Thứ hai, Việt Nam thu hút được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may, với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, hạn chế được lượng chất thải và khí thải ra môi trường… Sản phẩm dệt may làm ra đáp ứng được các tiêu chuẩn NST Châu Âu.

Thứ ba, nhà nước đã ban hành các quy định, các biện pháp hỗ trợ thích hợp cho ngành dệt may trong việc SXSH, giảm thải chất thải, tăng tính TTMT cho sản phẩm.

1.2 Thách thức

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may thân thiện không phải dễ dàng, nhất là trong điều kiện hạn chế về quy mô, vốn, công nghệ và nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc giành được giấy chứng nhận của các tổ chức cấp NST độc lập có uy tín là rất đắt và khó khăn. Theo điều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

36 http://www.congnghiepmoitruong.vn/tin-tc/tin-cong-ngh/242-nganh-det-may-chau-a-huong-toi-san-pham- xanh.htmlcập nhật ngày 15/04/2009

tra của UNCTAD37 đối với Việt Nam, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng các loại tiêu chuẩn môi trường áp dụng trong thương mại như quy định đối với quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu: dán NST, đóng gói sản phẩm… có thể lên tới 29% tổng chi phí38. Việc thuê tư vấn và đảm bảo các

Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam - 8

nguồn cung như sợi và hóa chất đáp ứng tiêu chuẩn, và việc ứng dụng quy trình sản xuất sạch đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn.

Không những thế việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dệt may TTMT của Việt Nam còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của những quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ39… Đây đều là những quốc gia có những nhà sản xuất hang dệt may hàng đầu thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm than thiện môi trường

Các tiêu chuẩn do Việt Nam đưa ra cho sản phẩm chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, không những vậy, trong danh mục tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, hầu hết các tiêu chuẩn chỉ mới dừng ở mức kiểm tra chất lượng của sản phẩm, chưa chú trọng đến tiêu chuẩn TTMT của sản phẩm trong dệt may.

2. Lĩnh vực năng lượng tái tạo

Năng lượng luôn là một trong những vấn đề lớn của Việt Nam, sản xuất điện là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường: các Nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng cũng đang đe doạ xảy ra cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hoá thạch. Hiện tại sản xuất than là 30 triệu tấn/năm, dầu thô: 20 triệu tấn/năm, khí: 860 tỷ m3/năm40. Trong bối cảnh khủng hoảng

năng lượng toàn cầu với giá dầu leo thang hiện nay, tiếp tục gia tăng khai thác than đá và dầu mỏ thì sẽ khiến các nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm.



37 Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

38 http://tinmoi.vn/Can-cuoc-cach-mang-xanh-trong-nen-kinh-te-xanh-021286.html cập nhật lúc: 10:06 ngày 23/02/2009

39 http://www.congnghiepmoitruong.vn/tin-tc/tin-cong-ngh/242-nganh-det-may-chau-a-huong-toi-san-pham- xanh.htmlcập nhật ngày Ngày đăng: 15/04/2009

40 http://www.diendan.org/viet-nam/phat-trien-nang-luong/ Cập nhật : 23:52 ngày 23/04/2007

Mạnh dạn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng thân thiện nhất với môi trường ở nước ta sẽ giải quyết được vấn đề này, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa góp phần làm giảm sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khan hiếm.

2.1 Cơ hội

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có rất nhiều tiềm năng để phát triển các năng lượng sạch – năng lượng tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

Thứ nhất, chúng ta có điều kiện thuận lợi về thiên nhiên và thổ nhưỡng. Theo đánh giá của ông Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể đảm bảo 100% điện từ năng lượng tái tạo41. Ví dụ, những kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, 8.6% diện tích đất của Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng cao và rất cao cho phát triển loại năng lượng này (với vận tốc gió >7m/s)42. Tiềm năng năng lượng gió ở các tỉnh phía Nam là khá lớn, tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh và Sóc Trăng với tổng công suất vào khoảng 800 MW. Riêng 3 địa điểm là Phước Hải, Phước Nam và Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước, Ninh Thuận có thể xây dựng thành các trung tâm phát điện gió với công suất khoảng 235 MW.

Bên cạnh đó, về bức xạ mặt trời, Việt Nam có đến 2000 đến 2500 giờ nắng/ năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/ năm. Đó là một nguồn năng lượng khá dồi dào mà không phải ở đâu cũng có được. Về điện địa nhiệt có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ từ 30 – 1050 oC ở Tây Bắc và Trung bộ. Người ta dự tính đến năm 2025 sẽ sản xuất ra được 200 – 400 MW điện.43Hơn nữa, Việt Nam là một trong số 14 nước giàu tiềm năng thuỷ



41 http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.ven.vn/Viet-Nam-co-the-dam-bao-100-nhu-cau-dien-tu- nang-luong-tai-tao/2673526.epicập nhật 08:00 ngày 26/04/2009

42 http://www.thiennhien.net/news/148/ARTICLE/7956/2009-03-02.html cập nhật ngày 02-03-2009

43 http://www.ibuild.vn/news/Phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-Viet-Nam--tiem-nang-con-bo-ngo/12979.ibuildcập nhật ngày (29/04/09)

điện nhất thế giới. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và nhỏ. Tuy vậy còn rất nhiều điểm có thể xây dựng thuỷ điện nhỏ.

Thứ hai, về phía Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn năng lượng này. Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam được Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện.

2.2 Thách thức

Thứ nhất, đầu tư sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo đòi hỏi kinh phí lớn, kỹ thuật cao, sản phẩm tạo ra là năng lượng điện tái tạo là nguồn năng lượng sạch nên đắt đỏ. Trong khi nền kinh tế của nước ta còn kém phát triển, vì thế để đầu tư và sử dụng được nguồn năng lượng này không phải là dễ dàng.

Thứ hai, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ nên dù đã cố gắng nhiều trong việc ban hành các chính sách, nghị định có liên quan, xét một cách tổng thể, khung pháp lý về lĩnh vực mới này chưa hoàn thiện và còn rất hạn chế.

Thứ ba, cơ chế khuyến khích vẫn chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương, sự hạn chế trong nhận thức cộng đồng cũng là rào cản kìm hãm phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta

3. Lĩnh vực nông sản sạch – thân thiện môi trường

3.1Cơ hội

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực sản xuất chính của Việt Nam, luôn chiếm tỉ trọng cao trong GDP. Phát triển kỹ nghệ sản xuất nông phẩm, thực phẩm an toàn là một trào lưu lớn và mới của nông nghiệp thế giới đương đại, có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta.

Thứ nhất, nước ta có lợi thế cạnh tranh để phát triển ngành kỹ nghệ sản xuất nông nghiệp không ô nhiễm, an toàn vì nước ta có nguồn lao động dồi dào với tố chất tốt phù hợp yêu cầu của ngành sản xuất này cần nhiều lao động. Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều vùng sinh thái có điều kiện môi trường tương đối trong lành, ít chịu tác động của ô nhiễm.

Thứ hai, các sản phẩm nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm, an toàn, đang là thị hiếu tiêu dùng có nhu cầu lớn của thế giới, nhất là ở các nước phát triển, kể cả ở Việt Nam. Ở các nước phát triển, nhu cầu về thực phẩm hữu cơ phần lớn dựa vào nhập khẩu. Ðức, Hà Lan, Anh hằng năm nhập khẩu thực phẩm hữu cơ chiếm 60-70% tổng mức tiêu thụ về thực phẩm hữu cơ TTMT, giá cao hơn thực phẩm thông thường 20%-50%44, có khi tăng nhiều lần. Như vậy, thị trường của các loại sản phẩm này là rất lớn.

Thứ ba, nông nghiệp, đặc biệt là SXSH trong nông nghiệp luôn được sự quan tâm đúng mực của nhà nước. Vì thế, lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông sản sạch luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về ngân sách, ưu đãi chính sách…Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đủ mạnh, xúc tiến nghiên cứu khoa học, ban hành các quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, quy chế công nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn, giúp cho ngành sản xuất này phát triển.

Thứ tư, sau khi gia nhập WTO, các rào cản thương mại bị hạ thấp hoặc gỡ bỏ, tạo điều kiện cho nông sản, đặc biệt là nông sản sạch xâm nhập vào các thị trường khó tính.

3.2 Thách thức


44

http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_n%C3%B4ng_ph%E1%BA

%A9m,_th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m_theo_c%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_s%E1%BA%A1ch

_(Ti%E1%BA%BFp_theo_v%C3%A0_h%E1%BA%BFt) cập nhật ngày 26 tháng 2 năm 2007

Thứ nhất, muốn phát triển ngành sản phâm nông sản TTMT thì cần đầu tư lớn vào công nghệ và quy trình để SXSH và an toàn trong khi quy mô vốn, công nghệ… của ngành nông nghiệp cũng chưa thể đáp ứng yêu cầu.

Thứ hai, các quy trình SXSH yêu cầu khắt khe về mặt kĩ thuật đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật nên cần đội ngũ lao động có kỹ thuật sản xuất mới. Đó là điều khá xa lạ với trình độ, thói quen và sức ỳ của nông dân Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế và dự đoán thị trường ở Việt Nam còn yếu kém, thêm vào đó, chúng ta còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc cập nhật công nghệ và tiến bộ khoa học kĩ thuật từ các Viện nghiên cứu rau quả, chăn nuôi của các nước phát triển.

4. Lĩnh vực sản xuất nguyên nhiên vật liệu TTMT

4.1 Cơ hội

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu khí, than đá… ngày càng cạn kiệt. Trước tình hình này, thì Việt Nam đã đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực phát triển nhiên liệu sạch. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những nhiên liệu thân thiện với môi trường cho sản xuất như nhiên liệu sinh khối. Như các cuộc thử nghiệm chiết xuất dầu diesel sinh học từ cây dầu mè của TS Thái Xuân Du, từ cây diesel của TS Lê Võ Định Tường, từ mỡ cá basa của công ty AGIFISH… gần đây đều cho kết quả khả quan hay các công trình nghiên cứu sản phẩm diesel từ mỡ cá, sản xuất bio-diesel từ dầu ăn phế thải...Trong tương lai đây có thể là nguồn nhiên liệu chính, TTMT cho các máy móc, phương tiện vận chuyển… tại Việt Nam

4.2 Thách thức

Thứ nhất, hệ thống quy phạm pháp luật và các thể chế tạo chưa tạo điều kiện khuyến khích tối đa sử dụng các nguyên nhiên vật liệu TTMT. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn hoặc nếu có thì hầu hết các tiêu chuẩn của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra chất lượng của sản phẩm, chưa chú trọng đến

tiêu chuẩn TTMT cho sản phẩm. Ví dụ, xét riêng lĩnh vực vật liệu xây dựng, cơ bản các tiêu chuẩn đã bao trùm hầu hết các chủng loại vật liệu. Tuy nhiên, việc hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn theo hướng tiết kiệm năng lượng, TTMT thì chưa có. Còn trong lĩnh vực nhiên liệu sạch thì chưa có tiêu chuẩn cho vấn đề này.

Thứ hai, VLTTMT chưa nhận được sự quan tâm đúng mực từ phía người tiêu dùng. Không chỉ có hộ gia đình, mà cả các doanh nghiệp, hoặc nhà nước. Không chỉ có người tiêu dùng trong các hộ gia đình thờ ơ với việc tiêu dùng sản phẩm TTMT, mà cả các doanh nghiệp nội địa khi đầu tư mua trang thiết bị hay đầu tư vào nhà xưởng cũng chỉ chú ý mua các vật liệu rẻ, chứ không quan tâm xem sản phẩm đó có TTMT hay không. Đa phần chỉ các công trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài, các công trình tư nhân mới dùng sản phẩm có chú trọng đến yếu tố TTMT của vật liệu. Ngược lại, các công trình sử dụng vốn của doanh nghiệp nội địa, và thậm chí là dùng ngân sách nhà nước rất khó làm điều tương tự, vì lý do thường gặp nhất là VLTTMT chưa nằm trong danh mục thông báo đơn giá hàng tháng, hoặc nhà tư vấn thiết kế thường chỉ định vật liệu theo thói quen nên khi dự án đã phê duyệt sẽ rất khó thay đổi, dù có thể họ cũng biết rằng dùng VLTTMT sẽ tiết kiệm năng lượng hơn, tốt cho sức khỏe hơn, tốt cho môi sinh hơn. Các nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm thân thiện trong ngành xây dựng cho biết, vận động được nhà thiết kế đưa sản phẩm của họ khi tư vấn vật liệu cho dự án là khó, bởi việc thay đổi thói quen tiêu dùng và nhận thức của các doanh nghiệp

không phải là chuyện dễ dàng.45

Thứ ba, giá cả của các nguyên vật liệu TTMT thường cao hơn khá nhiều so với các sản phẩm cùng loại, trong khi người tiêu dùng có mức thu



45 http://mag.ashui.com/index.php/vatlieu-thietbi/vatlieuxaydung/77-vatlieuxaydung/314-phat-trien-vat-lieu- than-thien-moi-truong-can-mot-luc-day-toan-dien.html?tmpl=component&print=1&page=

nhập còn thấp, nên các nguyên vật liệu TTMT khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại

Thứ tư, với việc sản xuất các nhiên liệu sạch, nguồn nguyên liệu không ổn định và thiếu tập trung, chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, vấn đề tương thích giữa diesel sinh học với các loại động cơ hiện hành.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí