Bảng 12: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
Đơn vị tính: Người
Loại lao động | 2010 | 2015 | 2020 | |
Phương án thấp | Lao động trực tiếp trong du lịch Lao động gián tiếp kèm theo Tổng cộng | 2.600 5.720 8.320 | 4.250 9.350 13.600 | 7.200 15.800 23.040 |
Phương án chọn | Lao động trực tiếp trong du lịch Lao động gián tiếp kèm theo Tổng cộng | 2.700 5.940 8.640 | 4.600 10.120 14.720 | 8.000 17.600 25.600 |
Phương án cao | Lao động trực tiếp trong du lịch Lao động gián tiếp kèm theo Tổng cộng | 2.900 6.380 9.280 | 5.100 11.220 16.320 | 8.500 18.700 27.200 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lực Lượng Lao Động Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2005-2009.
- Một Số Cơ Sở Lưu Trú Của Tỉnh Cà Mau.
- Sản Phẩm Vui Chơi Giải Trí Và Các Tiện Nghi Khác
- Định Hướng Về Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Du Lịch Sinh Thái
- Đề Xuất Các Tour Du Lịch Cho Từng Loại Khách
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện nghiên cứu phân tích du lịch tỉnh Cà Mau.
2.8. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động du lịch
Trong quá trình hoạt động du lịch, tỉnh Cà Mau đã gặp những thuận lợi nhưng cũng đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh việc tận dụng lợi thế những thuận lợi thì chúng ta cũng cần nhận biết những khó khăn mà ngành du lịch tỉnh gặp phải để từng bước khắc phục nhằm góp phần đưa hoạt động du lịch của tỉnh ngày càng trở nên thật sự hiệu quả.
Thuận lợi
Ngành du lịch luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo. Sự chỉ đạo điều phối hoạt động du lịch của ban chỉ đạo phát triển du lịch trong việc thực hiện thành công chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2001, đã làm chuyển biến nhận thức chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội. tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển đúng hướng. Giữa các ngành đã có phối hợp, hỗ trợ đồng bộ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.
Cà Mau là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc thù rất phong phú và đa dạng: có vườn quốc gia rừng ngập mặn Cà Mau đã được xác định là khu du
lịch sinh thái quốc gia, có sông ngòi, có biển…có các di tích lịch sử văn hóa, ngệ thuật có giá trị trong đó có các đối tượng di tích được xếp hạng quốc gia. Ngoài ra còn có những sinh hoạt truyền thống của anh em các dân tọc như Kinh, Hoa, Khmer. Đây là những tài nguyên du lịch vô giá, nếu như được đầu tư, khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau một bản sắc rất riêng và hấp dẫn.
Các tuyến điểm du lịch được củng cố và mở rộng, sản phẩm du lịch của ngành ngày càng phong phú và đa dạng hơn, với thế mạnh là du lịch sinh thái, ngành du lịch của tỉnh đã chú trọng xây dựng các tuyến điểm du lịch sinh thái, du lịch sông nước…đang là loại hình du lịch được yêu thích. Không chỉ dừng lại đó du lịch Cà Mau còn có cơ hội phát triển thuận lợi trong xu thế phát triển du lịch chung của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ gắn với Thành phố Hồ Chí Minh, với khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.
Bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nhìn chung đã được đầu tư xây dựng để phục vụ tốt cho du khách, hầu hết các khách sạn, nhà hàng được cải tạo, nâng cấp, chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. Mặc dù vẫn còn những thiếu sót nhưng đã phục vụ cho khách những nhu cầu tối thiểu khi đi du lịch. Việc đầu tư cho các dự án, các khu du lịch đang được quan tâm và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước nên các hoạt động du lịch có nhiều tiến triển tốt đẹp hơn.
Thời gian gần đây lượng khách đến với Cà Mau có tăng lên mặc dù còn hạn chế nhưng đó là một bước tiến triển của du lịch tỉnh. Số khách nội địa tăng nhanh hơn so với khách quốc tế nhưng Cà Mau là một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn và thật sự có cơ hội để phát triển.
Khi phát triển các loại hình du lịch gắn với cộng đồng địa phương, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch nhận được sự hợp tác nhiệt tình của người dân địa phương. Đây cũng là một lợi thế trong quá trình hoạt động du lịch vì hoạt động du lịch là những hoạt động lấy sự giao tiếp giữa người và người làm trọng tâm.
Một thuận lợi nữa là hiện nay trình độ của cán bộ, nhân viên họat động trong ngành du lịch đang từng bước được nâng lên, số lượng nhân viên được qua huấn luyện, đào tạo ngày càng nhiều, vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đế rất quan trọng trong quá trình phát triển nhất là phát triển du lịch.
Khó khăn
Hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau trong những năm qua đạt được nhiều đáng kể khích lệ, tạo điều kiện và tiền đề thúc đẩy ngành du lịch Cà Mau tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong tương lai. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội của ngành, giá trị sản lượng ngành còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh vì hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn có thể kể đến như:
Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đa dạng, nhanh nhạy, nhưng chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, chưa đầu tư để khai thác các nhóm hàng du lịch như: lữ hành, vận chuyển khách và dịch vụ khác.
Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch còn nhiều hạn chế, mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, một số khách sạn thuộc doanh nghiệp Nhà nước xuống cấp nhưng chậm cải tạo, nâng cấp. Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, thiếu phương tiện vận chuyển hiện đại nên việc đưa đón khách còn gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến lượng khách đến tỉnh còn rất hạn chế, hệ thống đường xá đến các điểm du lịch còn khó khăn.
Nguồn khách đến tỉnh chủ yếu là khách vãng lai, lại rất ít khách quốc tế, còn người dân trong tỉnh thì chủ yếu có mức sống chưa cao, thu nhập thấp nên việc đi du lịch đối với họ là một điều khá mới mẻ. Vì thế công ty lữ hành ở tỉnh hoạt động không có hiệu quả, số tour du lịch bán được khá ít.
Chưa tận dụng được hết các tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh, ví dụ như chưa đưa được các lễ hội lớn của tỉnh, các làng nghề vào trong tour du lịch, chưa có sự kết hợp du lịch liên vùng với các tỉnh lân cận.
Đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù còn hạn chế, vì vậy chưa tạo ra ra được sản phẩm du lịch đặc trưng của Cà Mau nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của hoạt động du lịch (chi tiêu của du khách thấp, lưu trú ngắn ngày).
Sản phẩm du lịch Cà Mau nói riêng và các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung đều na ná giống nhau, tạo ra sự trùng lấp về sản phẩm. Vì vậy, du khách không cần đến Cà Mau mà chỉ cần đến Bến Tre hay một tỉnh nào đó thuộc khu vực cũng có thể tìm thấy sản phẩm tương tự.
Chưa xây dựng được những trung tâm du lịch lớn để thu hút du khách, cũng như chưa có được những khu vui chơi giải trí có thể giữ chân khách ở lại lâu hơn với Cà Mau. Và hiện tại vẫn chưa tạo được hình ảnh riêng đặc trưng cho tỉnh để phân biệt với những tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành du lịch. Vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ và hướng dẫn viên du lịch.
Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên trong cách giao tiếp, thái độ phục vụ khách du lịch có những thiếu sót khiến khách không hài lòng. Người dân vẫn chưa nhận rõ tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế địa phương. Chưa chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về ích lợi của du lịch để khuyến khích sự tham gia, phối hợp đồng bộ của cộng đồng địa phương phát triển du lịch.
Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về du lịch chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, chưa có ấn phẩm quảng cáo nhiều, các ấn phẩm quảng cáo hiện tại còn đơn điệu, không độc đáo, nội dung không phong phú, không gây ấn tượng cho người xem.
Quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hóa hơn, phải tiến hành nhanh việc xếp loại, công nhận các di tích lịch sử, thắng cảnh để nâng cấp, cải tạo và có biện pháp bảo vệ.
2.9. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch tỉnh
Cà Mau (vận dụng ma trận SWOT)
2.9.1. Điểm mạnh
Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển ngành kinh tế đối ngoại, thương mại, dịch vụ và du lịch. Chính vậy đã có những đầu tư thỏa đáng cho phát triển du lịch.
Nền kinh tế Cà Mau phát triển tương đối nhanh và ổn định, nền kinh tế đang được chuyển dịch theo hướng ngư – lâm và dịch vụ. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh giảm xuống còn 9,2%. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch Cà Mau phát triển.
Đây cũng là tỉnh duy nhất trong Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có rất nhiều sân chim và có một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một vườn chim tự nhiên hàng vạn con cùng chung sống hài hòa với con người, cùng ca vang bài ca vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có. Đó chính là Công viên văn hóa 19/5.
Có khí hậu dễ chịu, khá mát mẻ, hầu như không bị thiên tai tàn phá, môi
trường tự nhiên trong lành, môi trường xã hội an toàn và thân thiện.
Bên cạnh đó tỉnh có rất nhiều lễ hội trong năm của các đồng bào dân tộc tạo nên sức hút đối với du khách. Đặc biệt là các dịp lễ: Ngày hội vía Bà, lễ cúng Kỳ Yên, lễ hội CholChNam Thmay, lễ hội Nghinh Ông – Sông Đốc, ấn tượng nhất đó là ngày hội “Ba Khía” vào tháng 8 hàng năm, mà không phải nơi nào cũng có được.
Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng do có sự cộng hưởng về văn hóa của cả ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Tỉnh có những món ăn đặc biệt, đặc sắc mà chỉ có thể bắt gặp ở đây chứ không ở đâu khác.
Cà Mau là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn (trong đó có những điểm tài nguyên điển hình mang tầm cở quốc gia như khu du lịch biển Khai Long, Hòn Khoai, vườn quốc gia Đất Mũi (khu dự trữ sinh quyển thế giới), cột mốc quốc gia Cà Mau) cho phép Cà Mau phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.9.2. Điểm yếu
Tỉnh vẫn còn thiếu nhiều cơ sở hoạt động du lịch với chất lượng cao phục vụ
cho khách hạng sang.
Do các sản phẩm lữ hành còn đơn điệu, ít hấp dẫn nên việc kinh doanh lữ hành chưa phát triển. Do đó ít có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những công ty lũ hành khác dẫn đến thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động.
Chưa có những chiến lược mời gọi các nhà đầu tư tầm cỡ đến với Cà Mau để đầu tư vào du lịch nên họ không thể mang khách đến tỉnh và bộ mặt du lịch tỉnh còn chưa thay đổi.
Thiếu kinh phí rất nhiều để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch cũng như kinh phí để đào tạo nhân viên hoạt động du lịch cùng với người dân địa phương tham gia phát triển du lịch bền vững.
Chưa xây dựng chiến lược tiếp thị điểm đến và chưa xây dựng được thương
hiệu Cà Mau nhằm gây ấn tượng cho khách.
Do chưa được đào tạo chuyên sâu nên có một số người làm du lịch chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, không biết giữ khách nên khách đến một lần và không muốn quay trở lại lần nữa hoặc họ sẽ không giới thiệu, không tuyên truyền cho những người khác đến với Cà Mau. Điều này hầu như các nhà kinh doanh du lịch đều biết đó là “Khách chưa đến thì họ sẽ đến, nhưng nếu khách bỏ đi rồi thì họ và cả khách khác rất ít khi quay trở lại”.
Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây
dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ.
Hệ thống và các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.
2.9.3. Cơ hội
Hiện nay Việt Nam đang là điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với khách quốc tế nhờ phong cảnh đẹp và an ninh tốt, là một điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong khi các nước lân cận gặp nhiều rắc rối về khủng bố, bạo loạn.
Các khách sạn và điểm tham quan ở Thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải khách nước ngoài, nên xu hướng chung là các công ty lữ hành muốn đưa khách về các địa phương khác và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là một lựa chọn nhằm giảm giá tour và tránh lâm vào tình trạng công suất phòng quá tải, đây là điều kiện giúp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cà Mau nói riêng có cơ hội thu hút khách về tỉnh mình và nhằm giảm được tình trạng khách sạn vắng khách.
Hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, làm ăn, sinh sống và miền Tây Nam Bộ, trong đó có Cà Mau hứa hẹn sẽ trở thành một thị trường du lịch nghỉ dưỡng cho họ để nghỉ ngơi, thư giãn cùng với gia đình.
Mức sống của người Việt Nam đã và đang được nâng cao, và du ịch dần trở thành một thói quen đối với họ, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu du lịch của mình, đặc biệt người dân miền Nam rất thích đi chơi. Đây là cơ hội lớn cho du lịch của cả vùng, trong đó có tỉnh Cà Mau.
2.9.4. Thách thức
Một số vấn đề lớn mà hầu như bất kỳ tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nào cũng gặp phải đó là việc các điểm du lịch, khu du lịch khi đưa vào khai thác du lịch nhưng thiếu hẳn công tác bảo tồn, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức khiến cho những nơi này bị ô nhiễm làm hỏng cảnh quan và môi trường tự nhiên nếu không chú ý khắc phục sẽ có thể làm hỏng các điểm tài nguyên sinh thái – tài nguyên quý bậc nhất của tỉnh.
Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng. Trong đó đáng chú ý là sự suy thoái về thảm thực vật rừng tràm, đước trên địa bàn tỉnh, sự suy thoái của một số sân chim của Cà Mau…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng sản phẩm du lịch.
Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khhi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như mức sống của người dân nhìn chung còn rất thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch.
Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Do vị trí của Cà Mau xa hơn nhiều so với một số tỉnh gần Thành phố Hồ Chí Minh hoặc có đường giao thông đến thuận tiện hơn, thời gian đến ngắn hơn thì các tỉnh này có thể lấy hết số khách có ý định đi thăm Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khó khăn ở đây chính là Đồng Bằng Sông Cửu Long do vẫn chưa khắc phục được
nhược điểm mà hầu hết khách đến vùng đều nhận xét đó là “ đi một tỉnh biết cả vùng” nên dĩ nhiên tỉnh ở gần và thuận tiện trong việc đi lại thì sẽ được ưu tiên trong việc chọn lựa điểm đến của khách.
Cà Mau hiện nay vẫn chưa tìm được cho mình một lối thoát, một sự khác biệt so với cả vùng thì vấn đề thu hút được nhiều khách đến tỉnh chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và đây là một thách thức lớn nhất đối với tỉnh.
Nhưng nếu biết kết hợp những thế mạnh của tỉnh với những cơ hội sắp tới hoặc dùng những thế mạnh cùng với những cơ hội để áp chế một phần điểm yếu và thách thức thì vấn đề khó khăn mà tỉnh đang gặp phải sẽ có thể được giải quyết một cách thỏa đáng và triệt để.