Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM‌

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--o0o--



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH HỖ TRỢ

CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC


Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha

Sinh viên thuc hiện:

K35A901091 Trần Thị Tố Trinh

Lớp:

GDTH K35A

Khóa:

2009 – 2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc - 1


TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013

LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học nói riêng và các thầy cô của trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi, trang bị những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng Ban giám hiệu hai trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật, Q3 và trường tiểu học Phước Long A, Q9 TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực nghiệm của đề tài.

Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha, cô đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.

Xin cảm ơn thầy Trần Đức Thuận đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc xây dựng các hàm Excel để việc tính toán độ tin cậy của kết quả thực nghiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã làm chỗ dựa tinh thần vững chắc luôn khích lệ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm chân thành của tất cả mọi người.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện


Trần Thị Tố Trinh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Âm vị và chữ viết tiếng Việt 12

Bảng 1.2: Các trường hợp đặc biệt trong quan hệ âm vị - chữ viết Tiếng Việt14 Bảng 1.3: Lỗi sai đọc chữ cái của học sinh bình thường 16

Bảng 1.4: Lỗi dọc sai chữ của học sinh bình thường 19

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát nhận diện chứng khó đọc ở trường Tiểu học NTT Q3 và PLA Q9 Tp Hồ Chí Minh 23

Bảng 1.6: Ý kiến của giáo viên, phụ huynh về biểu hiện chứng khó đọc 27

Bảng 1.7: Ý kiến của giáo viên, phụ huynh về việc cần thực hiện giúp học sinh mắc chứng khó đọc 31

Bảng 3.1: Bảng so sánh khả năng đọc - viết của HS mắc chứng khó đọc với học sinh bình thường 53

Bảng 3. 2: So sánh độ chú ý và tính tự giác của nhóm thực nghiệm 60

Bảng 3.3: Bảng kết quả khảo sát sau thực nghiệm tính theo thời gian 63

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm trước - sau thực nghiệm 66

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát nhóm đối chứng trước - sau thực nghiệm 67

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 68

Bảng 3.7: Kết quả trung bình và độ lệch của các nhóm trước và sau thực nghiệm 70

MỤC LỤC‌

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM I

MỤC LỤC III

MỞ ĐẦU 1

01. Lý do chọn đề tài 1

02. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

03. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5

04. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

05. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

06. Giả thuyết nghiên cứu 5

07. Phương pháp nghiên cứu 6

08. Bố cục của khóa luận 7

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ, tâm sinh lí của học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc. 8

1.1.2. Quá trình nhận thức ngữ âm của học sinh lớp 1 10

1.1.3. Hệ thống âm vị và chữ viết tiếng Việt trong mối liên quan đến khó khăn về đọc ở trẻ em 12

1.1.4. Lý thuyết dạy học theo nhóm nhỏ và dạy học cá thể cho HS có nhu cầu đặc biệt 15

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

1.2.1. Thực trạng đọc của học sinh lớp 1 16

1.2.2. Kết quả khảo sát nhận diện HS Lớp 1 mắc chứng khó đọc 22

1.2.3. Thực trạng dạy học cho trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc 25

1.2.4. Thực trạng sử dụng bài tập nhận thức âm thanh trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học 34

Chương 2: XÂY DỰNG BÀI TẬP, TRÒ CHƠI VỀ NHẬN THỨC ÂM THANH HỖ TRỢ TRỊ LIỆU CHO TRẺ LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC. 36

2.1. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÀI TẬP 36

2.1.1. Nguyên tắc 36

2.1.2. Phương pháp 36

2.2. CÁC BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH ĐƯỢC XÂY DỰNG37

2.2.1. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ âm vị 37

2.2.2. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ từ 40

2.2.3. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ câu 45

2.2.4. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ văn bản 47

2.3. ĐỘ KHÓ, ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA BÀI TẬP 49

2.3.1. Độ khó 49

2.3.2. Độ tin cậy 50

2.3.3. Độ giá trị 51

Chương 3: THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC 52

3.1. CHỌN MẪU THỰC NGHIỆM 52

3.1.1. Phương pháp chọn mẫu 52

3.1.2. Mô tả mẫu 54

3.2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH CHO TRẺ LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC 57

3.2.1. Nguyên tắc, hình thức tổ chức 57

3.2.2. Quy trình 59

3.2.3. Phương pháp 60

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 60

3.3.1. Về thái độ 60

3.3.2. Về nhận thức âm thanh và khả năng đọc 62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 75

PHỤ LỤC 80


MỞ ĐẦU‌

01. Lý do chọn đề tài‌

Học đọc và viết là một cột mốc phát triển chủ đạo trong một xã hội học thức. Trẻ học đọc sớm hơn và không trải qua những khó khăn lớn có khuynh hướng trở thành những người ham đọc và đọc thành công hơn là những trẻ gặp khó khăn nghiêm trọng trong lúc học đọc [7]. Bước vào giai đoạn đầu học tập ở trường tiểu học (cụ thể là chương trình học vần lớp 1), trẻ được dạy đọc và viết chữ (hình thành kỹ năng giải mã và khả năng nhận diện từ) từ đó tạo nền tảng cho việc phát triển kỹ năng đọc và viết của trẻ. Riêng kỹ năng đọc thực sự là một kỹ năng có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với mỗi học sinh và là một trong những mục tiêu nền tảng của giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Trẻ đọc tốt có khuynh hướng thích đọc, theo đó, vốn từ, vốn hiểu biết về cuộc sống của các em tăng lên đáng kể nhờ sự tiếp xúc với nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh đọc tốt là những học sinh không đạt được kỹ năng đọc như mong đợi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối tượng học sinh này sẽ rất khó để tìm được sự hứng thú trong việc đọc, vì vậy những kiến thức thông qua văn bản sẽ rất khó đến được với em, vốn từ sẽ hạn chế hơn và kết quả học tập cũng không như mong đợi .

Một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn về đọc được gọi tên đó là chứng khó đọc. Chứng khó đọc là một dạng khuyết tật học tập đặc trưng bởi một kết quả đọc kém, kèm theo những biểu hiện khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, kỹ năng vận động,…[1] mặc dù những trẻ này có trí thông minh và các khả năng trí tuệ ở mức trung bình trở lên. Theo UNESCO, chứng khó đọc ảnh hưởng đến 5-10% dân số thế giới. Theo Hiệp hội Chứng khó đọc thế giới (International Dyslexia Association): tại Mỹ, 15-20% dân số mắc chứng khó khăn trong học tập ngôn ngữ, hay có thể nói rằng cứ 5 người thì có 1 người mắc chứng khó khăn trong học tập ngôn ngữ; trong đó, chứng khó đọc là phổ biến nhất trong các dạng của khó khăn trong học tập [28]. Theo Hiệp hội Chứng khó đọc châu Âu (European Dyslexia Association): năm 1998, Liên minh châu Âu có 37 triệu người, trong đó 10% mắc chứng khó đọc, khoảng 4% ở mức độ nghiêm trọng. Ở Việt Nam, chưa có con số thống kê nào cụ thể về chứng khó đọc


nhưng việc học sinh đọc kém, ngồi nhầm lớp đã và đang được xã hội quan tâm, và một trong những nguyên nhân đáng được kể đến chính là chứng khó đọc. Chính vì thế việc phát hiện sớm và điều trị để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của trẻ mắc chứng khó đọc là việc làm hết sức cấp thiết.

Từ nhiều nghiên cứu liên quan đã được công bố cho thấy nghe là kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động giao tiếp bằng lời nói – một loại tiền kỹ năng đọc viết quan trọng. Vì vậy, nếu yếu trong kỹ năng này, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, từ đó, sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn khi đến thời gian tiếp cận với các nhiệm vụ phức tạp hơn của ngôn ngữ viết và đọc. Trong những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc, tiến sĩ Hinshelwood nhấn mạnh nguyên nhân là do những khó khăn thị giác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ngôn ngữ và các vấn đề thính giác mới là nguyên nhân cơ bản (www.soundtherapyinternational.com) Tiếp theo những nghiên cứu đó là nhiều chương trình trị liệu âm thanh cho những người mắc chứng khó đọc được tổ chức ở nhiều nước như: Pháp, Úc, Bỉ,… Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào về việc ứng dụng các bài tập nhận thức âm thanh để trị liệu cho học sinh mắc chứng khó đọc. Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu, chứng khó đọc được phát hiện và điều trị càng sớm càng cho những kết quả điều trị cao và giảm thiểu thời gian dành cho quá trình trị liệu. Vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm cung cấp cho giáo viên, phụ huynh và những người quan tâm một số tài liệu ban đầu về hướng trị liệu chứng khó đọc bằng nhóm bài tập nhận thức âm thanh.

02. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

Trên thế giới, quá trình nghiên cứu hiện tượng khó khăn về đọc và cách khắc phục đã có lịch sử hơn một trăm năm (Ott. P., 1997; Gayan J., 2001). Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này có xu hướng đi từ đơn ngành đến đa ngành và ngày càng nhận được quan tâm rộng khắp với nhiều khía cạnh còn để ngỏ cho những đóng góp của các nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau từ các quốc gia với ngôn ngữ khác nhau.

Năm 1878, nhà thần kinh học người Đức Adolph Kussmaul, sau một thời gian làm việc với những người lớn chịu đựng chứng khó đọc, đã đặt ra thuật ngữ “Alexia”


hay “mù từ ngữ” để phản ánh bản chất của rối loạn này. Năm 1887, Rudolf Berlin đã đưa ra thuật ngữ “chứng khó đọc”.

Năm 1895, bác sĩ phẫu thuật người Anh James Hinshelwood xuất bản tác phẩm “The Lancet”, đề cập đến mối quan hệ của bộ nhớ từ và sự mù từ. Đóng góp quan trọng nhất của ông là xuất bản quyển sách “Congenital Word Blindness” vào năm 1917, mô tả sự liên kết hình ảnh của từ với hình ảnh trong trí nhớ. Ông cũng nói về sự đảo ngược của các chữ cái và một số triệu chứng được xem là triệu chứng của rối loạn trong các nghiên cứu hiện nay, nhưng chưa được xem xét tại thời điểm đó. Tuy nhiên, giai đoạn này, những phương pháp trị liệu đầu tiên luôn tập trung vào tăng cường thị giác và trí nhớ cho trẻ mà không tìm thấy tài liệu nào về việc sử dụng liệu pháp âm thanh.

Giai đoạn 1950 đến 1970 là giai đoạn phát triển nhất trong lĩnh vực nghiên cứu chứng khó đọc, nó đã mở ra một loạt các cuộc nghiên cứu lâm sàng và cách tiếp cận giáo dục. Trong đó, nổi bật là chương trình dạy đọc cho trẻ khó khăn về đọc dựa trên tiếp cận đa giác quan của Gillingham và Stillman (1969). Các kỹ thuật dạy học theo hướng tiếp cận này liên tục được phát triển qua các thực nghiệm dạy học của Hicley (1977), Thomson (1990), Watkins (1990) và Augur (1995).

Trong những năm đầu 1970, phương pháp Orton-Gillingham khá phổ biến và gần như chiếm địa vị độc tôn giúp trẻ khó khăn về đọc khắc phục khó khăn đặc thù. Trong phương pháp này, bài tập nhận thức âm thanh được xây dựng như là một mảng của hệ thống. Dựa trên nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng khó đọc gặp khó khăn trong việc nhận diện âm vị là vì không xác định được mối quan hệ giữa chữ cái và âm thanh của nó, phương pháp đa giác quan đã đưa ra một số bài tập nhận thức âm thanh – biểu tượng tự vị của trẻ. Và cùng với sự kết hợp các hình thức tiếp nhận thông tin khác nhau, các bài tập nhận thức âm đã bước đầu cho những hiệu quả trong việc điều trị chứng khó đọc.

Tuy nhiên, từ những năm 1980, những nghiên cứu của bác sĩ tai mũi họng người Pháp Alfred A.Tomatis đã nêu ra nguyên nhân của chứng khó đọc thuộc về sự rối loạn thính giác do sự hoạt động không đều giữa các bán cầu não. Và từ đó, ông cùng các cộng sự đã cho ra đời Chương trình trị liệu âm thanh cho không chỉ chứng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí