Nghiên Cứu, Phân Tích Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Cây Nhãn Tại Huyện Sông Mã


Toàn Thắng, Phúc Vinh (xã Nà Nghịu); Hưng Lộc (xã Chiềng Khương); Tiên Cang (xã Chiềng Cang). Sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP bảo đảm được năng suất, chất lượng và mẫu mã quả nhãn, được thị trường ưa chuộng, bán được giá cao hơn 40 - 50% so với nhãn sản xuất đại trà.

3.1.3. Tình hình thu hoạch, tiêu thụ và chế biến nhãn

Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ nhãn của huyện thì tôi được biết nhãn được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp.

Nhãn Sông Mã vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Đa số sản lượng nhãn hiện nay trên địa bàn là nhãn ghép. Đặc điểm của giống nhãn ghép này là chín muộn và đồng loạt, thường vào giữa tháng 8 - 9. Các hộ sản xuất nhãn trong khu vực nghiên cứu thường thu hoạch nhãn bằng cách bẻ chùm, một số vườn trồng mới cây còn thấp người dân thường dùng kéo để cắt sẽ giúp cành nhãn được đẹp và gọn gàng hơn. Hầu hết, các hộ bán nhãn thành phẩm cho tư thương, hàng năm có rất nhiều lái buôn đến để thu mua nhãn đem tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh khác như: Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An... Nhưng việc bán nhãn cho tư thương cũng gặp nhiều khó khăn vì thường xuyên bị ép giá.

Tháng 8/2017 huyện Sông Mã đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Nhãn Sông Mã” theo quyết định số 41159/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận số 283384 cho sản phẩm nhãn của


huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Việc được cấp giấy chứng nhận giúp nhãn Sông Mã nâng cao thương hiệu, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các đơn vị chức năng đã và đang tổ chức đánh giá, xem xét hồ sơ, tài liệu, kiểm tra thực địa, lấy mẫu đất, nước, sản phẩm quả nhãn và gửi đi phân tích đối với các HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Tuấn, Đoàn Kết, An Thịnh và Toàn Thắng… (huyện Sông Mã). Kết quả đánh giá sơ bộ lần đầu: Về cơ bản các thành viên của 04 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Sông Mã đã tham gia sản xuất quả nhãn an toàn theo đúng quy trình VietGAP đã được tập huấn. Theo kế hoạch, sau khi có các kết quả phân tích mẫu phù hợp với quy định, Công ty Chứng nhận và giám định IQC sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm nhãn của các HTX trong thời gian sớm nhất.

Năm 2018 là năm được mùa nhãn Sông Mã, đầu vụ nhãn chín sớm giá dao động khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg, vào vụ 19.000 - 25.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ nhãn giá thu mua của thương lái chỉ còn 9.000 - 10.000 đồng/kg.. Ngay cả nhãn phục vụ xuất khẩu cũng chỉ có giá thu mua tại huyện

11.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người trồng nhãn không mấy ai vui, điệp khúc được mùa mất giá dường như vẫn đang diễn ra. Cần có nhiều doanh nghiệp bắt tay với người dân để tạo thành chuỗi sản xuất, bán hàng xuất khẩu có giá trị, bình ổn giá cả để người dân gắn bó với nghề trồng nhãn.

Theo kế hoạch, năm 2018, huyện Sông Mã xuất khẩu 10 tấn nhãn sang thị trường Úc, Mỹ và 250 tấn nhãn sang thị trường Trung Quốc. Việc xúc tiến xuất khẩu nhãn ra thị trường nước ngoài là cơ sở quan trọng để huyện Sông Mã quản lý tốt hơn về chất lượng và giá cả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua bộ nhãn hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người trồng nhãn.

Lượng nhãn trong quá trình thu hoạch không đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ


tươi được người dân địa phương thu mua và chế biến thành sản phẩm long nhãn sấy khô mang nhiều giá trị dược liệu quý giá đối với sức khỏe con người. Cách làm long nhãn không quá phức tạp, quả tươi sau khi thu hoạch sẽ được dùng dụng cụ bút xoáy nhãn hay một số dụng cụ tự chế khác của người dân để “xoáy” lấy cùi và loại bỏ hạt, vỏ. Những cùi long nhãn tươi được xếp vào phên hoặc sàng đưa vào lò sấy khô bằng nhiệt. Sau 12 đến 16 giờ đồng hồ, tùy theo nhiệt độ cao, thấp, long nhãn khô có màu vàng đặc trưng được đưa ra khỏi lò. Sản phẩm long nhãn ra lò có độ ẩm từ 15 - 20%, khi sờ có cảm giác hơi khô tay, là sản phẩm long nhãn đã đạt chất lượng. Long nhãn là sản phẩm có nhiều chất dinh dưỡng gồm: Protein, Carbonhydrate, Vitamin PP, Flavoprotein... có tác dụng chống lão hóa; giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn và chống suy nhược cơ thể. Ngoài ra, kết hợp long nhãn Sông Mã với 1 số vị thuốc khác sẽ có tác dụng chữa các bệnh: Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp, mất ngủ, hay quên, kém ăn, mệt mỏi, thiếu máu, trẻ ra nhiều mồ hôi... Để bảo quản long nhãn trong thời gian dài, long nhãn sau khi chế biến phải được bọc kín bằng túi ni lon, tránh tiếp xúc với không khí để không bị nấm, mốc. Tại Sông Mã, hiện có có 34 HTX nông nghiệp trồng nhãn, ngoài sản phẩm chính là quả nhãn tươi, hầu hết các HTX này đều sản xuất long nhãn để tăng thêm thu nhập cho các thành viên, tiêu biểu như: HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn; HTX dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh và HTX dịch vụ nông nghiệp Phúc Vinh...

Lâu nay, nghề làm long nhãn ở Sông Mã đã trở thành nghề thời vụ, không chỉ tạo thu nhập cho chủ gia đình chế biến long nhãn, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương có thêm thu nhập. Dù việc chế biến long nhãn bằng phương pháp thủ công, giá trị kinh tế thấp hơn so với phương pháp công nghiệp, nhưng mang lại chất lượng long nhãn của Sông Mã cao hơn so với long nhãn của các tỉnh khác, mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng, làm nên một đặc sản có tiếng của huyện Sông Mã. Tính trung bình, mỗi vụ nhãn người dân


chế biến được khoảng hơn 1000 tấn long nhãn, với giá bán dao động từ 100.000

- 200.000 đồng/kg long nhãn, mang lại doanh thu khá ổn định cho người dân trồng nhãn.

3.2. Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã

3.2.1. Đặc điểm của các hộ trồng nhãn

Nguồn lực con người có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định và chi phối đến các nguồn lực khác. Để đánh giá hoạt động kinh tế của các hộ sản xuất nhãn, ta tiến hành thu thập một số thông tin liên quan tới nguồn lực con người và nguồn lực sản xuất. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4.


Bảng 3.4. Một số đặc điểm của các hộ trồng nhãn


Chỉ tiêu

ĐVT

Chiềng

Cang

Chiềng

Nghịu

Thị trấn

Trung

Bình

1. Số hộ điều tra

Hộ

30

30

30

30

30

2. Tuổi trung bình

của chủ hộ

Tuổi

45,43

47,73

47,03

51,53

47,93


3. Trình độ học vấn chủ hộ

- Tiểu học


%

10,00

16,67

23,33

3,33

13,33

- Trung học

cơ sở

20,00

20,00

43,33

20,00

25,83

- Trung học

phổ thông

70,00

63,33

33,34

76,67

60,84

4. Thành phần dân tộc

Kinh


%

36,67

0

10,00

83,33

32,50

Thái

63,33

96,67

90,00

13,33

65,83

Dân tộc khác

0

3,33

0

3,34

1,67

5. Nhân khẩu của hộ

Người

5,03

4,83

5,03

5,27

5,04

6. Lao động của hộ

2,80

2,80

3,50

3,43

3,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 7

(Nguồn: Điều tra các hộ trồng nhãn năm 2018)

Qua bảng 3.4. cho thấy, độ tuổi bình quân chủ hộ tại các vùng điều tra là 47,93 và không chênh lệch lớn giữa thị trấn các xã điều tra. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng nhãn. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và phát triển sản xuất nhãn.

Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học nói chung và kỹ thuật về sản xuất nhãn nói riêng. Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp 1 đến cấp 3 và ở các xã tỷ lệ trình độ học vấn của chủ hộ học hết trung học phổ thông còn thấp trung bình chỉ khoảng 60,84%, tỷ lệ học hết phổ thông cao nhất là ở thị trấn 76,67%.

Thành phần dân tộc cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất nhãn những chủ hộ là người dân tộc Kinh thường có trình độ thâm


canh cao hơn chủ hộ là người dân tộc thiểu số do họ có điều kiện tiếp cận các khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Những vườn nhãn do người Kinh canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn người đồng bào dân tộc thiểu số cho dù là những vườn nhãn liền kề có cùng điều kiện về khí hậu và đất đai. Qua điều tra, tỷ lệ người Kinh ở thị trấn rất cao 83,33%, về mặt năng suất và sản lượng nhãn của các hộ ở thị trấn cao hơn so với các xã với cùng diện tích canh tác.

Bình quân số nhân khẩu của hộ là 5,04 người/hộ và bình quân mỗi hộ có 3,13 lao động và sự chệnh lệch giữa các xã và thị trấn không nhiều. Cho thấy công tác dân số, an sinh xã hội đảm bảo, số người lao động mỗi hộ chiếm trên 50% số nhân khẩu, từ đó giảm bớt gánh nặng về số người phụ thuộc trong mỗi hộ gia đình. Các hộ gia đình trồng nhãn có điều kiện đầu tư cho sản xuất nhãn nhiều hơn.

3.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn tại các hộ điều tra

Những cây nhãn đầu tiên có mặt ở Sơn La vào những năm 1964, khi người dân Hưng Yên, Hà Tây lên lập vùng kinh tế mới mang theo hạt gieo trồng. Tuy nhiên, do trồng lâu năm, nhiều diện tích nhãn đã thoái hóa, năng suất thấp. Nhằm cải tạo vườn nhãn, trong năm 2011 và 2012 huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam xây dựng mô hình nhãn ghép, hướng dẫn các hộ áp dụng biện pháp lai tạo giống bằng phương pháp ghép mắt để dần thay thế và cải tạo 9 ha nhãn già cỗi, thoái hóa, năng suất và chất lượng thấp tại xã Chiềng Cang, Chiềng Khoong và Nà Nghịu. Kết quả, sau khoảng 1 - 2 năm, cây ghép đã được thu hoạch, cho ra thị trường sản phẩm quả nhãn chín muộn hơn chính vụ (sau khoảng 20 ngày đến một tháng); năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 3 - 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dầy hơn nhãn thông thường, đem lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ sản xuất. Từ thành công đó, mô hình cải tạo diện tích nhãn già cỗi bằng kỹ thuật ghép mắt đã nhanh chóng được triển khai rộng rãi, được đa số các hộ trồng nhãn trên địa bàn huyện đồng tình hưởng ứng.

Bảng 3.5. Đặc điểm vườn nhãn tại các hộ điều tra



Đặc điểm

Địa bàn điều tra

Trung bình

Chiềng Cang

Chiềng Sơ

Nà Nghịu

Thị trấn

1. Hình thức trồng (%)

Chuyên nhãn

80,00

56,67

90,00

73,33

75,00

Trồng xen

20,00

43,33

10,00

26,67

25,00

2. Giống trồng (%)

Nhãn ghép

83,33

86,67

86,66

76,67

83,33

Nhãn nước

10,00

6,67

6,67

10,00

8,34

Nhãn thóc

6,67

6,66

6,67

13,33

8,33

3. Tuổi vườn cây (%)

<5 năm

3,34

3,33

60,00

13,33

20,00

5 - 10 năm

73,33

66,67

20,00

56,67

54,17

>10 năm

23,33

30,00

20,00

30,00

25,83

(Nguồn: Điều tra các hộ trồng nhãn năm 2018)


Ở các vùng điều tra đa phần các hộ đều đã cải tạo vườn nhãn tạp chuyển sang giống nhãn ghép cho năng suất và chất lượng cao hơn chiếm trung bình 83,33%. Nguồn cây giống chủ yếu được vận chuyển từ Hưng Yên lên. Vẫn còn một số hộ vẫn giữ những giống nhãn cũ của địa phương chưa được ghép cải tạo như giống nhãn thóc chiếm trung bình 8,33% và nhãn nước chiếm trung bình 8,34% do những cây nhãn này vẫn cho năng suất và sản lượng tốt nên vẫn có giá thành khá cao (từ 15.000 - 25.000 đồng/1kg). Trong thời gian gần đây, người nông dân đã bắt đầu chuyển đổi đồng loạt sang giống nhãn mới. Do vậy, các vườn nhãn ghép cải tạo mới đang ở vào giai đoạn kiến thiết cơ bản nên cho năng suất chưa cao.

Vườn nhãn ở độ tuổi từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ lớn, đều đạt trung bình 54,17%, cao nhất là ở địa bàn điều tra xã Chiềng Cang (diện tích nhãn trong độ tuổi 5 - 10 năm chiếm 73,33%). Diện tích vườn nhãn trên 10 năm tuổi chiếm tỷ


lệ thấp hơn 25,83%. Diện tích vườn nhãn dưới 5 năm tuổi có tỷ lệ trung bình 20,00% nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng điều tra. Ở xã Nà Nghịu có 60,00% tỷ lệ vườn nhãn dưới 5 năm tuổi do tại xã người dân mới mở rộng diện tích trồng nhãn trong những năm gần đây.

Diện tích vườn nhãn điều tra của các hộ trồng chuyên nhãn chiếm tỷ lệ khá cao trung bình đạt 75,00%, Nà Nghịu là xã có diện tích trồng chuyên nhãn cao nhất (90%). Những loại cây trồng xen chủ yếu được các hộ sử dụng là đậu tương, đậu đen, ngô... các hộ thường trồng xen vào các khoảng trồng giữa các cây trong giai đoạn đốn tỉa nhãn để khai thác tối ưu hiệu quả sử dụng đất tăng thêm thu nhập.

Kết quả điều tra nông hộ tại các hộ gia đình trồng nhãn tại thị trấn Sông Mã, xã Chiềng Sơ, xã Chiềng Cang, xã Nà Nghịu về tình hình sử dụng phân bón và chế độ canh tác đối với cây nhãn cho thấy: các hộ trồng nhãn chủ động đầu tư trong sản xuất nhãn, để thu được năng suất 10 - 11 tấn/1ha thì các nông hộ đã đầu tư lượng phân bón trung bình hàng năm như bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng phân bón cho nhãn



Vùng điều tra


Loại phân bón

Số lần bón

trong 1 năm (lần)

Thời điểm bón trong năm

Lượng bón cho 1 ha

/năm (kg)

Lượng bón

trung bình (kg)


Chiềng Cang

Đạm

1 - 2

Tháng 3, 4

50–60-75

58,67

Lân

2 - 3 - 4 - 5

Tháng 2, 5

400-450-500

441,67

Kali

1 - 2

Tháng 3, 4

10-12-15

12,07

Phân chuồng

1

Tháng 8

5000-6000-

6500-7000

5683,33


Chiềng Sơ

Đạm

1

Tháng 3

50-75

50,83

Lân

2 - 3 - 4 - 5

Tháng 2

400-450-500

433,33

Kali

1 - 2

Tháng 3

10-12-15

12,07

Phân chuồng

1

Tháng 8

5000-6000-

6500-7000

5683,33

Nà Nghịu

Đạm

1

Tháng 3, 4

50-60-75

60,67

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022