Tình Hình Sâu Bệnh Hại Nhãn Tại Các Hộ Điều Tra



Vùng điều tra


Loại phân bón

Số lần bón trong 1 năm

(lần)

Thời điểm bón trong năm

Lượng bón cho 1 ha

/năm (kg)

Lượng bón trung bình

(kg)


Lân

2 - 3 - 4 - 5

Tháng 2, 3

400-450-500

441,67

Kali

1 - 2

Tháng 3, 4

10-12-13-15

12,10

Phân chuồng

1

Tháng 8

5000-6000-

6500-7000

5683,33


Thị trấn

Đạm

1 - 2

Tháng 3, 4

50-60-75

62,17

Lân

2 - 3 - 4 - 5

Tháng 1, 2, 3, 4

400-450-500

451,67

Kali

1 - 2

Tháng 3, 4

10-12-15

11,93


Phân chuồng


1


Tháng 8

2500-3000-

5000-6000-

6500-7000


5533,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 8

(Nguồn: Điều tra các hộ trồng nhãn năm 2018)

Qua kết quả điều tra của bảng 3.6 cho thấy người dân vùng trồng nhãn đã quan tâm rất nhiều đến việc đầu tư phân bón cho nhãn và đặc biệt dễ nhận thấy là muốn có năng suất mang tính bền vững thì vấn đề đầu tư phân bón hữu cơ cho nhãn cần được quan tâm. Mức chênh lệch đầu tư giữa các mức phân bón là rất lớn, song hiệu quả kinh tế do sử dụng phân bón còn hạn chế cả về năng suất và chất lượng. Phải chăng tính hợp lí (sự cân đối) trong sử dụng phân bón chưa cao, vì vậy cần phải có những buổi tập huấn cho người dân được tham gia và học tập.

Nhãn là cây trồng đòi hỏi đầu tư thâm canh cao, trong các chi phí đầu tư thì phân bón chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và quyết định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón cho thấy hầu hết các hộ đều sử dụng phân hữu cơ để bón cho nhãn. Loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến ở đây là phân chuồng (chủ yếu là phân trâu, gà, bò và lợn), với lượng bón từ 2500 - 7000 kg/ha, bón mỗi năm một lần. Việc bón phân hữu cơ cho nhãn vừa nâng cao năng suất vừa góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất, đây cũng là tập quán canh tác tốt đối với cây trồng nói chung và cây nhãn nói


riêng của các nông hộ ở vùng nghiên cứu.

Do chăn nuôi chưa phát triển và diện tích nhãn ở Sông Mã lớn nên rất khó đáp ứng đủ phân chuồng để bón cho vườn nhãn. Ngoài phân chuồng, các hộ trồng nhãn còn dùng các loại phân hữu cơ khác như phân xanh, phân vi sinh hữu cơ, trấu, thân cây đỗ tương, đỗ đen... Các loại phân có nguồn gốc hữu cơ này góp phần giải quyết bớt áp lực thiếu hụt phân chuồng để bón cho nhãn trên diện rộng. Xác hữu cơ từ việc đốn nhãn, làm cỏ trên các vườn nhãn là một nguồn hữu cơ khá lớn tại các vùng trồng nhãn tập trung, các hộ nông dân trồng nhãn cũng đã dần ý thức được việc sử dụng phụ phẩm này làm phân bón nhằm cải tạo đặc điểm lý hóa tính của đất.

Phân hóa học là một trong những khoản đầu tư bắt buộc trong thâm canh nhãn của các nông hộ ở Sông Mã. Số liệu điều tra cho thấy 100% diện tích trồng nhãn được các nông hộ bón phân hóa học.

Qua việc điều tra nông hộ, ngoài việc đánh giá được mức độ sử dụng phân bón của người dân chúng ta còn có thể đánh giá được mức độ tưới nước tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân.

3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại nhãn tại các hộ điều tra

Vấn đề sâu bệnh là một vấn đề thường gặp ở hầu hết các loại cây trồng hiện nay. Cây nhãn cũng gặp không ít khó khăn với sâu hại và bệnh hại. Qua điều tra thì 100 % số hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các loại sâu và bệnh như bảng 3.7.


Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại nhãn


TT

Sâu bệnh

Thời điểm gây

hại

Mức độ

gây hại

Thành phần

gây hại

Cách phòng

trừ

I. Sâu hại

1

Sâu đục thân, quả

Tháng 4-10

+++

Hại thân, quả

Phun thuốc

2

Nhện đỏ

Tháng 4-6

và 9-11

+++

Hại lá non

và quả

Phun thuốc

3

Rệp sáp

Tháng 6-8

++

Hại quả

Phun thuốc


4


Sâu ăn lá


Tháng 5-8


+++

Hại lá non và chồi non

Nuôi kiến

vàng, phun thuốc

5

Bọ xít

Tháng 5-11

+++

Hại quả

Phun thuốc

II. Bệnh hại

1

Bệnh phấn trắng

Quanh năm

+++

Hại lá, quả

Phun thuốc

2

Bệnh thối quả

Tháng 7,8,9

++

Hại quả

Tỉa trái bệnh,

phun thuốc

3

Bệnh đốm lá

Quanh năm

++

Hại lá

Tỉa cành,

phun thuốc

4

Bệnh khô cháy hoa

Tháng 3,4,5

++

Hại hoa

Tỉa cành, phun

thuốc

(Nguồn: Điều tra các hộ trồng nhãn năm 2018)

Ghi chú:

+ + + Gây hại nặng

++ Tương đối phổ biến (gây hại trung bình)

+ Ít phổ biến (gây hại nhẹ)


Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có gần 100% số hộ được điều tra đều trả lời là hằng năm phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại. Qua điều tra cũng cho thấy phần lớn sự hiểu biết của nông dân về thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng thuốc có hiệu quả còn nhiều hạn chế,


chỉ có một tỷ lệ rất thấp người trồng nhãn có kiến thức tốt trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi phát hiện thấy sâu bệnh, người nông dân thường đến hỏi đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật để mua về sử dụng. Trong những năm gần đây, do đã quen thuộc với các loại sâu bệnh của nhãn nên mỗi khi vườn có dấu hiệu của sâu bệnh là người dân phun tổng hợp nhiều loại thuốc trong một lần để tiết kiệm công phun và thời gian. Do đó, việc phòng trừ thường kém hiệu quả vì phun không đúng thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, các hộ thường phun thuốc không tập trung, mạnh ai người ấy phun làm sâu bệnh có chỗ phát triển mầm bệnh không loại bỏ được triệt để.

3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất cây nhãn tại các hộ điều tra

Để có một vườn nhãn cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Nhãn là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 3 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân trong huyện khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất nhãn mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây, chi phí giống.

Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây nhãn không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để


tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho đất. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây.

Qua nghiên cứu 120 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích nhãn tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích nhãn chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ trồng thay thế cây bị sâu bệnh hại hoặc mở rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản xuất nhãn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2018 không được kể đến. Do công phun thuốc khoán theo bình phun, công bón phân khoán theo gốc nhãn, công thu hoạch khoán theo khối lượng quả thu được nên ta quy gọn về công thuê lao động làm cỏ thực tế hiện nay (180.000đ/công) theo thực trạng năng xuất và sản lượng nhãn ước tính trên 1 ha vườn nhãn để thuận tiện cho việc xử lý số liệu.

Bảng 3.8. Công lao động cho sản xuất nhãn

Đơn vị tính: công/ha



Khoản mục

Địa bàn điều tra


Trung bình

Chiềng Cang

Chiềng Sơ

Nà Nghịu

Thị trấn

Làm cỏ

33,67

31,67

30,83

29,67

31,46

Phun thuốc

30,00

30,00

30,00

30,00

30,00

Bón phân

19,33

19,33

19,00

19,00

19,17

Thu hoạch

46,67

47,17

47,17

49,33

47,59

Tỉa cành

22,33

23,33

20,00

23,50

22,29

Tổng cộng

152

151,5

147

151,5

150,51

Giá trị công lao động

(180.000đ/công)


27.360.000


27.270.000đ


26.460.000


27.270.000


27.091.800

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)


Trong địa bàn điều tra của bốn xã thì tình hình sử dụng công lao động tương đối giống nhau theo mặt bằng chung không có sự biến động lớn. Xã Chiềng Cang là xã sử dụng nhiều công lao động trong 1 năm nhất với 152 công/ha, xã Nà Nghịu tốn ít công nhất chỉ có 147 công/ha.

Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy các hộ gia đình phải sử dụng nhiều nhất là công thu hoạch. Số lượng công thu hoạch nhãn đã chiếm gần 1/3 tổng số công hàng năm. Người dân sử dụng lao động thuê chủ yếu ở giai đoạn thu hoạch, làm cỏ và phun thuốc. Lượng công làm cỏ và phun thuốc không nhiều lắm chủ yếu vẫn là công thu hoạch. Ngoài số lượng công thu hoạch phải đi thuê ra còn lại là gia đình tự thu hoạch. Các công còn lại như bón phân hay làm cỏ thì chủ yếu vẫn do công của gia đình không phải đi thuê.

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất nhãn của nông hộ. Nếu như chỉ biết khai thác mà không có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thì đất sẽ bị bạc mầu và thoái hoá nhanh chóng. Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây nhãn, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất nhãn ngày càng tăng cao.

Nhãn là một trong những cây ăn quả có năng suất cao nhưng lại nhiều sâu bệnh, để phòng chống sâu bệnh hại các hộ phải phun thuốc trừ sâu .Chi phí lao động cho phun thuốc trừ sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cao hơn các chi phí lao động khác bởi phải trang bị bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất. Tổng chi phí lao động bình quân bỏ ra cho giai đoạn này là 27.091.000 đồng.

Từ bảng 3.6 ta có khối lượng phân bón trung bình và từ kết quả điều tra ta có lượng thuốc BVTV bình quân mà các hộ sử dụng. Từ đó tính chi phí vật tư cho sản xuất 1ha nhãn.


Bảng 3.9. Chi phí vật tư cho sản xuất 1 ha nhãn/năm



Vùng điều tra


Loại

Khối lượng trung bình

(Kg)

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)


Ghi chú


Chiềng Cang

Đạm

58,67

7.900

463.493


Lân

441,67

2.850

1.258.760


Kali

12,07

8.300

100.181


Phân chuồng

5683,33

1.150

6.535.830


Thuốc BVTV

11,27

50.000

563.500


Tổng



8.921.764



Chiềng Sơ

Đạm

50,83

7.900

401.557


Lân

433,33

2.850

1.234.991


Kali

12,07

8.300

100.181


Phân chuồng

5683,33

1.150

6.535.830


Thuốc BVTV

10,20

50.000

510.000


Tổng



8.782.559



Nà Nghịu

Đạm

60,67

7.900

479.293


Lân

441,67

2.850

1.258.760


Kali

12,10

8.300

100.430


Phân chuồng

5683,33

1.150

6.535.830


Thuốc BVTV

10,40

50.000

520.000


Tổng



8.894.313



Thị trấn

Đạm

62,17

7.900

491.143


Lân

451,67

2.850

1.287.260


Kali

11,93

8.300

99.019


Phân chuồng

5533,33

1.150

6.363.330


Thuốc BVTV

12,30

50.000

615.000


Tổng



8.855.752


(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2018)


Chi phí phân bón và thuốc phòng trừ sâu, bệnh có sự chênh lệch không đáng kể giữa các xã trong vùng nghiên cứu. Nhờ khả năng ứng dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất nhãn cao và tốn nhiều chi phí nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Công lao động sử dụng trong sản xuất nhãn giữa các vùng nghiên cứu khác nhau nên giá trị công lao động cũng có sự chênh lệch.

Trong giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo chi phí phân bón cũng tăng lên. Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 6.492.705 đồng/ha, trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân hoai mục được các hộ sử dụng từ sơ chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể.

Từ các kết quả trên ta có bảng 3.10 chi phí vật tư cho sản xuất 1 ha nhãn. Do công phun thuốc khoán theo bình phun, công bón phân khoán theo gốc nhãn, công thu hoạch khoán theo khối lượng quả thu được nên quy gọn về công thuê lao động làm cỏ thực tế với thực trạng năng xuất và sản lượng nhãn ước tính trên 1 ha vườn nhãn.

Bảng 3.10. Chi phí cho sản xuất nhãn trong năm

(Đơn vị tính: đồng/ha)


Chỉ tiêu

Địa bàn xã

Bình quân

Chiềng Cang

Chiềng Sơ

Nà Nghịu

Thị trấn

Chi phí vật tư

8.921.764

8.782.559

8.894.313

8.855.752

8.863.597

Giá trị công lao động

27.360.000

27.270.000

26.460.000

27.270.000

27.091.000

Tổng

36.281.264

36.052.559

35.354.313

36.125.752

35.954.597

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.10 ta thấy xã Chiềng Cang có mức chi phí sản xuất cao nhất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022