Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn Trên Địa Bàn Huyện Sông Mã


- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây nhãn tại các hộ điều tra.

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã.

- Mục tiêu và một số giải pháp phát triển cây nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập qua sách báo, qua website, qua các báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của huyện Sông Mã, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể, bao gồm:

- Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế qua các báo cáo cuối năm 2016, 2017, 2018.

- Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng nhãn của huyện, của các xã, được thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban tại phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Sông Mã, Chi cục thống kê huyện Sông Mã và tại các xã điều tra..

- Các số liệu về diện tích, năng suất bình quân, sản lượng đạt được của cây nhãn qua các năm trên thế giới và Việt Nam qua các website.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân.

Trong quá trình nghiên cứu chọn nghiên cứu 04 xã (xã Chiềng Cang, xã Chiềng Sơ, xã Nà Nghịu và thị trấn Sông Mã), mỗi xã 30 hộ tiêu biểu có đặc


điểm chung gần giống với các xã khác nhất để từ đó áp dụng kết quả cho các xã toàn huyện.

Tổng số mẫu điều tra là 120 hộ có điều kiện kinh tế, diện tích trồng nhãn khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất nhãn nói riêng.

Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây nhãn trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển của cây nhãn của huyện Sông Mã.

Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ... Tình hình sản xuất nhãn tại nông hộ như diện tích trồng nhãn, chi phí trồng nhãn, tổng thu nhập từ cây nhãn, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất nhãn.

Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.3.3.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp đã nêu trên ta tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.

2.3.3.2. Đối với các thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel, SPSS để tiến hành tổng hợp, xử lý. Các thông tin số liệu sẽ được thể hiện qua bảng biểu.

2.3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin


* Phương pháp thống kê kinh tế

Sử dụng các phương pháp thống kê: Xác định chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, các hiện tượng có quan hệ lẫn nhau trong tổng thể. Thực hiện phân tổ thống kê, xác định các chỉ tiêu phân tích. Phân tích từng vấn đề rồi rút ra kết luận. Sử dụng phương pháp này ta tiến thành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh

Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một dung lượng, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển hoặc kìm hãm phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lý trong từng trường hợp.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả của sản xuất

Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất như: Năng suất cây trồng, chi phí hỗn hợp, giá trị sản lượng, hiệu suất của giá trị sản lượng theo chi phí, hiệu suất thu nhập theo chi phí, thu nhập trên công lao động, giá trị sản lượng trên công lao động để đánh giá hiệu quả của sản xuất nhãn.

Các chỉ tiêu kinh tế thường được dùng để đánh giá là:

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+ p2.q2+...+ pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm

+ T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm

- Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó:

+ Csx - là chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động.

+ N - là thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm

- Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): Hv= T/Csx


- Giá trị ngày công lao động = N/tổng số công lao động/ha/năm

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ:

- Trình độ văn hóa của chủ hộ;

- Số nhân khẩu, lao động bình quân/hộ;

- Tuổi cây, giống trồng và hình thức trồng nhãn;

- Chỉ tiêu về mức độ kỹ thuật và đầu tư chi phí sản xuất.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã

3.1.1. Tình hình sản xuất nhãn

Thành phần cây ăn quả trên địa bàn huyện Sông Mã rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả những cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên các loại cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn hơn cả là nhãn, xoài, chuối và các loại cây ăn quả có múi.

Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng cây ăn quả trên địa bàn huyện


Chủng loại

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 6



Diện tích

(ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Sản lượng

(tấn)

Xoài

257

756

467

1.373

800

1.525

Nhãn

4307

22878

5563

28096

6578

39548

Đào

7

5

14

12

33

14

Mận

19

30

44

70

82

84

Chuối

155

1485

215

2060

250

2867

Dứa

6

21

6

22

8

24

Na

5

16

7

23

8

24

Đu đủ

8

255

8

260

9

261

Thanh long

1

1

2

4

2

5

Ổi

2

6

2

10

4

14

Mít

7

72

7

85

44

96

Chanh leo

9

29

19

63

22

110

Táo

8

80

8

81

8

80

Cây có múi

113

253

168

376

248

514

Tổng

4909

24787

6530

32535

8096

45166

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Sông Mã )


Chủng loại cây ăn quả ở huyện Sông Mã khá phong phú và đa dạng nhưng diện tích lớn nhất là cây nhãn. Năm 2018, tổng diện tích nhãn toàn huyện là 6.578 ha, chiếm >80% diện tích cây ăn quả của cả huyện, cao gấp 8 lần cây xoài là cây đứng thứ hai. Cây chuối chiếm vị trí thứ 3. Các loại cây ăn quả khác chiếm diện tích ít hơn đáng kể so với cây nhãn. Chính vì vậy, sản lượng của cây nhãn sẽ quyết định sản lượng cây ăn quả của toàn huyện Sông Mã.

3.1.2. Thực trạng sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã

Cây nhãn được người dân đưa về trồng tại Sông Mã từ những năm 1960

- 1970 của thế kỷ XX. Ban đầu, bà con chỉ trồng nhãn một cách tự phát, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Đến nay, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành


và sự chú trọng đầu tư của người dân, cây nhãn đã được đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa. Tính đến hết năm 2018, huyện Sông Mã có khoảng 6.578 ha diện tích trồng nhãn; trong đó diện tích cho thu hoạch là khoảng 4.369 ha với sản lượng ước đạt trên 39.548 tấn nhãn quả. Những con số trên chính là kết quả thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, nhất là cây nhãn trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Diện tích đất trồng nhãn huyện Sông Mã giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: ha


Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

TT Sông Mã

57,10

66,13

100,16

Bó Sinh

48,83

56,00

61,17

Pú Bẩu

24,04

30,10

32,16

Chiềng Phung

86,00

89,39

93,78

Chiềng En

135,82

157,25

169,68

Mường Lầm

191,60

230,80

261,00

Nậm Ty

145,90

168,00

181,10

Đứa Mòn

72,79

67,03

65,27

Yên Hưng

219,00

310,00

392,00

Chiềng Sơ

399,00

563,87

699,74

Nà Ngịu

515,43

671,20

806,97

Nậm Mằn

40,46

50,60

61,74

Chiềng Khoong

490,20

677,13

814,06

Chiềng Cang

475,30

635,80

757,30

Huổi Một

418,33

467,28

497,23

Mường Sai

82,00

127,70

159,4

Mường Cai

128,00

188,00

234,00

Mường Hung

405,00

484,72

548,44

Chiềng Khương

372,20

522,00

642,80

Tổng

4307

5563

6578


(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Sông Mã)

Trên địa bàn huyện Sông Mã có 18 xã, 1 thị trấn. Cây nhãn được trồng ở tất cả các xã trong huyện. Những xã trồng nhiều nhãn với diện tích trên 500 ha là Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Chiềng Sơ. Những xã có diện tích trồng nhãn ít hơn, dưới 100 ha là Đứa Mòn, Nậm Mằn, Chiềng Phung và Pú Bẩu, Bó Sinh.

Có thể thấy, cây ăn quả nói chung và cây nhãn nhãn nói riêng của huyện Sông Mã được trồng tập trung ở các xã dọc theo 2 bên bờ sông Mã và thuận lợi về giao thông như xã Chiềng Khương, xã Chiềng Cang, xã Chiềng Khoong và thị trấn Sông Mã. Ở những xã này tập trung rất nhiều người dân tộc kinh và có nguồn gốc ở tỉnh Hưng Yên là những người di cư lên Sơn La lập nghiệp. Những người này xuất phát từ cội nguồn của nhãn nên có tư duy phát triển cây nhãn hơn các vùng có dân bản địa sinh sống. Ở các xã khác trên địa bàn huyện Sông Mã, ở một số vùng trồng có điều kiện đất đai tương tự nhưng vẫn chưa phát huy hết so với tiềm năng đất đai vốn có như xã Mường Lầm, Chiềng En, Yên Hưng, Mường Sai, Mường Cai,… Năng suất và chất lượng nhãn vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặt khác, phương thức sản xuất của hộ trồng nhãn còn nhỏ lẻ thủ công dựa vào kinh nghiệm là chính. Nhiều hộ chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất vẫn chưa cao, chất lượng vẫn chưa được đảm bảo.

Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn tại huyện Sông Mã giai đoạn 2016 - 2018


Chỉ tiêu

Đơn vị tính


2016


2017


2018

So sánh (%)

2017/2016

2018/2017

Bình quân

chung

Tổng diện tích

Ha

4307

5563

6578

129,16

118,25

123,71

Diện tích cho

thu hoạch


Ha


4215


4223


4369


100,19


103,46


101,83


Năng suất

Tấn/ha

5,43

6,65

9,05

122,47

136,09

129,28

Sản lượng

Tấn

22878

28096

39548

122,81

140,76

131,79

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Sông Mã)

Sản lượng của cây nhãn thay đổi khá lớn qua các năm. Năm 2016 sản lượng nhãn đạt 22.878 tấn, năm 2017 sản lượng nhãn tăng 122,81% đạt 28.096 tấn quả. Đặc biệt năm 2018 sản lượng nhãn huyện Sông Mã tăng 140,76% đã đạt mức gần 40.000 tấn quả với diện tích cho thu hoạch khoảng 4369 ha. Diện tích cây nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã lớn nhưng sản lượng thấp và cho đến những năm gần đây mới dần ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện.

Những năm gần đây, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã tích cực chuyển đổi cây trồng, lương thực kém hiệu quả trên đồi đất dốc, tập trung phát triển cây ăn quả, trong đó, nhãn là cây chủ lực, được sản xuất, tiêu thụ theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế và làm giàu cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Để sản xuất, tiêu thụ nhãn theo hướng bền vững, huyện Sông Mã đã lồng ghép và sử dựng hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng nhãn theo quy trình sản xuất hàng hóa; thành lập các HTX nông nghiệp kiểu mới; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quả an toàn, quy trình sản xuất VietGAP làm tăng năng suất, chất lượng nhãn quả, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Theo thống kê, Sông Mã hiện có 6.578 ha nhãn, trồng tại 19 xã, thị trấn. Các giống nhãn tốt nhất hiện nay gồm các giống nhãn chín muộn Hưng Yên (PH- M99-1; PH-M99-2); giống chín muộn T6 (Đại Thành, Hà Nội). Trong đó, 4.369 ha đã cho thu hoạch, tổng sản lượng gần 40.000 tấn quả. 09 HTX trồng nhãn của huyện bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, với 166 ha, sản lượng 930 tấn, gồm: Bảo Minh, Hoàng Tuấn, Đoàn Kết (xã Chiềng Khoong); An Thịnh, Duy Tuấn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022