Đánh Giá Chung Về Địa Bàn Nghiên Cứu


2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, huyện Sông Mã đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt gần 10%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 3.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại...; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,3%; dịch vụ, thương mại tăng 14,2%; sản lượng lương thực có hạt đạt 75 nghìn tấn/năm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có hơn 430 ha, sản lượng đạt gần 1.000 tấn/năm. Tổng đàn gia súc duy trì mức 165 nghìn con và hơn 1,1 triệu con gia cầm/năm, sản lượng thịt lợn hơi hơn 10.000 tấn/năm...

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có những động thái tích cực trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

* Thực trạng dân số, lao động và việc làm

- Thực trạng dân số:

Theo số liệu điều tra đến hết 31/12/2016 toàn huyện có trên 218.728 người với 31.315 hộ trong đó: Dân số ở đô thị có 8.197 người chiếm 3,75% tổng dân số, dân số ở nông thôn có 210.531 người, chiếm 96,25% tổng dân số. Mật độ dân số phân bố không đều mật độ dân số cao nhất là thị trấn Sông Mã với 1.307 người/km2, thấp nhất toàn huyện là xã Nậm Mằn với 24 người/km2.

Về dân tộc toàn huyện có 09 dân tộc cùng chung sống đó là: Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, Mường, Kinh, Sinh Mun, Kháng, Tày Trong đó dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 58,01%, Mông chiếm 18,39%, Kinh chiếm 14,13%, Sinh Mun chiếm 5,59%, Khơ Mú chiếm 3,14%, Lào chiếm 0,11%, Mường chiếm 0,17%,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tày chiếm 0,06%, Kháng chiếm 0,4%. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ tăng dân số cao.

Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong những năm gần đây chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình quốc gia đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số, giảm thiểu chất lượng tăng dân số. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số tạo ra áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Những vấn đề về giải quyết việc làm tạo thu nhập nâng cao đời sống, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá giáo dục, an ninh trật tự xã hội... gặp rất nhiều khó khăn.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 5

- Lao động, việc làm

Huyện Sông Mã có lực lượng lao động trong độ tuổi khá dồi dào theo thống kê năm 2016 toàn huyện có 120.304 lao động, chiếm 55,00% so với dân số của huyện, trong đó: lao động ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản 105.867 người chiếm 88,00%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng 1.239 người chiếm 1,03%; lao động ngành dịch vụ thương mại chiếm 3.224 người chiếm 2,68%; lao động khu vực Nhà nước 6.364 người chiếm 5,29%. Chất lượng lao động ngày được nâng lên, lao động đã qua đào tạo đến năm 2016 có 8.529 lao động, chiếm 7,09% so với tổng số lao động. Số lượng lao động có trình độ ngày một trẻ hoá.

Nhìn chung Sông Mã có nguồn lao động dồi dào song số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đại đa số là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa qua đào tạo ảnh hưởng lớn đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

* Thực trạng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông

Giao thông đường bộ: Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn huyện có 1.132,22 km. Hệ thống giao thông của huyện không ngừng được nâng cấp


phát triển đến nay 19/19 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường chính như: Quốc lộ 4G đã được nâng cấp trải nhựa đảm bảo thông suốt, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các tuyến đường liên xã, liên bản được chú trọng mở mới bằng các nguồn vốn 135, 925, các chương trình 3665, 177, 182 đã tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Huyện có các tuyến đường chính sau:

+ Quốc lộ 4G qua huyện với tổng chiều dài 67 km (Tỉnh lộ 105 dài 17 km nối liền Sông Mã với huyện Sốp Cộp đã được chuyển thành Quốc lộ 4G), đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng nối trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với trung tâm văn hóa của tỉnh đã được nâng cấp mở rộng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi.

+ Tỉnh lộ có 01 tuyến (Tỉnh lộ 105) tổng chiều dài 55 km (xã Nà Nghịu

- xã Mường Lầm - xã Bó Sinh) là tuyến đường huyết mạch đi các xã vùng cao của huyện.

+ Đường đô thị gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 14,66 km, tập trung toàn bộ ở thị trấn, trong đó: Đường cấp IV có 0,9 km, còn lại là đường nội thị mặt bê tông.

+ Đường huyện: Bao gồm 12 tuyến đường nối mạng lưới giao thông của huyện tới các trụ sở trung tâm xã và liên xã có tổng chiều dài 235,50 km, chủ yếu là đường đất có nền đường rộng từ 4 - 6 m, chất lượng đường rất thấp đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.

- Đường tuần tra biên giới 48,49 km chạy dọc theo đường biên giới Việt

- Lào.

+ Hệ thống đường giao thông nông thôn: tổng chiều dài hiện có là 779,95

km với 100% là đường đất rộng từ 2 - 4 m, chủ yếu là đường dân sinh chất lượng thấp chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại trước mắt cho nhân dân.

+ Đường chuyên dùng 5,1 km (do các nhà máy thuỷ điện quản lý) Giao thông đường thủy:


Sông Mã có 90 km đường sông Chạy dọc các xã Bó Sinh, Pú Bẩu, Mường Lầm, Chiềng En, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Thị trấn, Chiềng Khoong, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Khương, bến phà Trung Châu xã Chiềng Cang, Mường Hung giao thông đi lại bằng đường thủy chủ yếu là các thuyền nhỏ phục vụ đi lại của người dân. Huyện có 2 cầu cứng và 4 cầu treo qua Sông Mã.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện trong những năm qua tương đối phát triển, nhiều tuyến đường mở mới, nâng cấp cải tạo đã tạo điều kiện đi lại cho nhân dân cũng như việc vận chuyển hàng hoá được dễ dàng thuận lợi từ đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù địa hình phức tạp, vốn đầu tư dàn trải chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông. Do đó, khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thuỷ lợi

Đến nay trên địa bàn huyện đã đầu tư hình thành hệ thống các công trình thuỷ lợi bao gồm: 71 đập xây; 16 phai rọ thép; 227 phai tạm, kiên cố hoá được 187 km kênh mương (còn 20 km kênh mương chưa được kiên cố); hệ thông thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho 1.759 ha ruộng nước trong đó có 1.278 ha gieo trồng 2 vụ.

Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi đã góp phần đáng kể trong việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ và bị ảnh hưởng do lũ, bồi lấp nên hiệu quả khai thác của các công trình bị hạn chế, tuổi thọ công trình ngắn, một số công trình do không được tu sửa thường xuyên nên đã bị xuống cấp, sạt lở và hư hỏng.


* Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước phát triển đặc biệt là sơ chế nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng như cơ sở sản xuất hàng nông sản (xã Nà Nghịu, Chiềng Khương); sản xuất đá (bản Anh Dũng xã Chiềng Cang; bản Mé, bản Bon xã Nà Nghịu và Đội 6 xã Mường Hung); khai thác cát trên Sông Mã thuộc xã Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Mường Hung; sản xuất gạch ngói ở 18 xã (45 lò) trong đó tập trung ở các xã Chiềng Khoong, Nà Nghịu và Chiềng Cang, khai thác khoáng sản có vàng sa khoáng dọc sông Mã, mỏ vàng gốc Hua Và xã Chiềng Phung,… Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng, tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. Sản lượng, sản phẩm công nghiệp hàng năm đều tăng cả số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở sản xuất ngành công nghiệp còn nghèo nàn, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển mới chỉ dừng lại ở dạng sơ chế, quy mô nhỏ, sản lượng của các sản phẩm không lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu địa phương. Các cơ sở không có hệ thống xử lý môi trường do đó trong những năm tới cần quy hoạch bố trí sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách hợp lý.

* Thực trạng phát triển phát triển thương mại dịch vụ

- Mạng lưới thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhất là khu vực nông thôn, lực lượng kinh doanh quy mô kinh doanh ngày càng tăng và được đầu tư chiều sâu. Đến năm 2016 toàn huyện có 3.532 hộ gia đình kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tập trung chủ yếu ở thị trấn, xã Chiềng Khương, Nà Nghịu, Mường Lầm. Mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư xây dựng đến nay toàn huyện có 5 chợ đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hoá trên thị trường.

- Dịch vụ vận tải: được phát triển mở rộng cả về phạm vi, loại hình và số


lượng phương tiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2016 đạt 22,7 triệu tấn; khối lượng luân chuyển hành khách năm 2016 đạt 1,33 triệu hành khách.

- Dịch vụ phát triển sản xuất: các tổ chức dịch vụ như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ thú y, các cửa hàng vật tư, các cơ sở sản xuất cây con giống.... đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trong việc lựa chọn cây giống, hướng dẫn phổ biến kỹ thuật thâm canh cây trồng, kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, kỹ thuật phòng bệnh cho cây trồng vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ đó thu nhập của người dân tăng lên rò rệt.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giữ được tốc độ tăng trưởng khá là tăng bình quân 17,7%/năm 2016. Các loại hàng hoá đa dạng phong phú chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư.

- Tài chính tín dụng ngân hàng: Thu, chi ngân sách được quản lý giám sát và thực hiện có hiệu quả, đúng quy định, đáp ứng các yêu cầu thực hiện các chủ trương chính sách và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thu ngân sách tại địa phương tăng bình quân là 19,1% năm 2016. Chi ngân sách địa phương được quản lý và giám sát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chi, ưu tiên chi cho các chương trình kinh tế lớn và các chương trình mục tiêu phục vụ cộng đồng.

- Tín dụng, ngân hàng: Đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, mở rộng diện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất và dịch vụ với phương thức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp với cây trồng và con nuôi. Chú trọng cho vay ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa. Mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng đến các xã trung tâm cụm xã, nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo lành mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng.


- Công tác thu hút vốn có nhiều đổi mới như: Khuyến khích về lãi suất, mở các hình thức khuyến mãi, đơn giản hoá thủ tục cho vay... Tích cực huy động nguồn vốn địa phương, chú trọng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức, doanh nghiệp.

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

* Thuận lợi

- Sông Mã là huyện vùng cao biên giới có 43,50 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Chiềng Khương có điều kiện trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào. Do đó Sông Mã được xác định là huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh của tỉnh Sơn La nói riêng và cả nước nói chung vì vậy được Trung ương và tỉnh quan tâm đặc biệt.

- Diện tích đất đai rộng lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng, các tiểu vùng khí hậu đa dạng thích hợp cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng thị trường với các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

- Nguồn lao động dồi dào đại đa số là lao động trẻ là nguồn lực để phát triển kinh tế.

- Các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng cho phép phát triển ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.


* Khó khăn

- Là huyện vùng cao biên giới có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn.

- Kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hạn chế khả năng giao lưu buôn bán, cơ hội làm ăn liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển.

- Mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, nguồn lao động tuy dồi dào nhưng lao động qua đào tạo và có trình độ cao chiếm tỷ lệ thấp là một khó khăn


lớn trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu của nhân dân vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa bền vững, tỷ trọng giữa các ngành trong GDP chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất thấp, nhất là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các chương trình kinh tế như: trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp, phát triển cây vụ đông, phát triển chăn nuôi bò lai sind... do nhiều nguyên nhân khác nhau chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác nông nghiệp còn thấp, chưa khai thác hết lợi thế về tiềm năng về đất đai, lao động, công nghệ chế biến chưa phát triển để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, các công trình thuỷ lợi mới giải quyết được khâu tưới tiêu cho diện tích lúa ruộng, còn cây trồng trên nương, cây ăn quả vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên làm ảnh hưởng đến thâm canh tăng vụ.

- Văn hoá xã hội còn một số vấn đề bức xúc. Cơ sở vất chất các trường học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế tiến độ kiên cố hoá trường học còn chậm, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, một bộ phận nhân dân còn đói giáp hạt. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc.

- An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tuy đã được giữ vững, nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định như tranh chấp đất đai, di dịch cư tự do, học truyền đạo trái pháp luật, tệ nạn về xã hội,...

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.

- Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí