Nghiên Cứu Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Nhãn


bằng cách hoà ra nước rồi tưới xung quanh tán cây. Sau khi xử lý phải tưới nước đẫm gốc liên tục 7 ngày và sau 25 - 35 ngày cây sẽ nhú mầm hoa đồng loạt tuỳ theo điều kiện thời tiết.

Ở miền Bắc, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, trong đó có KClO3 kết hợp với các biện pháp cơ giới đã góp phần quan trọng khắc phục hiện tượng ra hoa, quả không ổn định ở cây nhãn.

Cách 1: Khoanh vỏ áp dụng cho vườn nhãn tơ. Để nhãn ra hoa chắc chắn hơn, trước khi khoanh vỏ 1 tuần phun 2 lần TOBASUN, chiều rộng vết khấc 6

- 12 mm và khi khoanh xong bôi ngay thuốc Rhidomil để sát trùng. Khoảng 25

- 35 ngày sau nhãn sẽ ra hoa đồng loạt.

Cách 2: Tưới hoặc rải KClO3 ở gốc áp dụng cho nhãn từ 3 - 5 tuổi. Lượng thuốc KClO3 cần dùng là 100 - 120 g/cây có đường kính tán 2,5 m. Có thể rải hoặc hoà KClO3 vào 10 lít nước, tưới quanh hình chiếu tán cây. Tuần đầu tiên sau khi xử lý, cứ 2 ngày tưới nước 1 lần cho thuốc thấm đều vào đất. Sau xử lý 25 - 35 ngày nhãn sẽ ra hoa.

Cách 3: Khoanh vỏ kết hợp với rải KClO3 áp dụng cho nhãn lớn tuổi. Khi lộc có màu xanh đọt chuối thì khoanh cành nhẹ, vết khoanh rộng 4 mm. Sau khi khoanh 5 ngày rải hoặc tưới KClO3 với lượng 40 g/cây có đường kính 2,5 m. Với cách này cây sẽ ra hoa triệt để hơn mặc dù cành hoa có ngắn hơn cách 2 và đây là cách rất thích hợp cho những cây tốt đặc biệt trong vườn.

Theo Gs. Ts. Trần Thế Tục (2009), biện pháp làm tăng khả năng đậu hoa, đậu quả của vải, nhãn tốt nhất là phun thuốc đậu quả. Đó là các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát đồng. Có thể dùng riêng rẽ hay dùng hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với các chất kích thích sinh trưởng phun khi hoa bắt đầu nở và khi hoa nở rộ có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả non (Trần Thế Tục, 2009).

Nghiên cứu trên các giống vải thiều Phú Hộ và vải thiều Thanh Hà, các tác giả Phạm Minh Cương và Nguyễn Thị Thanh (2002) cũng khẳng định phun các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát đồng làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, năng suất quả và cải thiện đáng kể mã vỏ quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Nghiên cứu trên giống 2 giống vải chín sớm Yên Hưng và Yên Phú, các tác giả Nguyễn Văn Nghiêm, Vũ Mạnh Hải và cs. (2010) xác định phun Ethrel 600 ppm hai lần vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11 hạn chế hiện tượng ra lộc đông, tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả. Năng suất cây 10 tuổi giống Yên Phú đạt 46,8 kg, giống Yên Hưng đạt 67,3 kg, tăng 27 - 36% so với đối chứng không phun. (Nguyễn Văn Nghiêm và cs, 2010)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 4

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hồng và cs. (2006) trên giống nhãn Hương Chi cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành sau thu hoạch và khoanh cành vào khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 khi bộ lá nhãn đã thành thục có tác dụng làm tăng tỷ lệ cây và cành ra hoa. (Nguyễn Thị Bích Hồng và cs., 2006)

- Các loại phân vi lượng bón qua lá: kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonic, Bayfolan, Orgamin, Spray - N - Grow (SNG), Bill’s perfect fertilize (BPF) và FITO,… có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng cường phẩm chất quả một số giống nhãn chín muộn ở Hà Tây cũ và Hưng Yên.

- Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam sau khi tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón NPK đến năng suất và phẩm chất nhãn tiru da bò” đã kết luận: năng suất nhãn tăng lrn một cách có ý nghĩa ở công thức bón phân NPK cao 450 - 240 - 330; 350 - 180 - 270, (N - P2O5 - K2O g/cây/vụ) + phân hữu cơ so với công thức đối chứng. Các công thức bón lượng kali cao và bón thêm phân hữu cơ đã làm gia tăng độ Brix (%), màu sắc vỏ trái cũng sáng đẹp hơn.

Theo kết quả nghiên cứu trên giống HTM - 1 của Nguyễn Mạnh Dũng (2001), áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa thưa quả làm tăng kích thước, khối lượng, độ đồng đều và năng suất quả. Tỉa để lại 40 quả/chùm là tốt nhất, năng suất đạt 25,28 kg, tăng 69,1% so với đối chứng. (Nguyễn Mạnh Dũng, 2001)

Theo kết quả nghiên cứu của Gs. Ts. Trần Thế Tục (2009), liều lượng bón phân cho nhãn tuỳ thuộc vào năng suất và tuổi của cây. Các lần bón trong


năm đối với nhãn thời kỳ mang quả gồm:

Lần thứ nhất: Bón 5 - 10% lượng phân đạm vào đầu tháng 2 lúc cây phân hoá mầm hoa.

Lần thứ hai: Bón 25 - 30% phân đạm, 30% Kali và 10 - 20% phân lân vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 để thúc hoa và nuôi lộc xuân.

Lần thứ ba: Bón 40% phân đạm và 40% kali vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 để thúc quả phát triển.

Lần thứ tư: Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, 80 - 90% phân lân và toàn bộ lượng phân đạm, lân, kali còn lại sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 10. (Trần Thế Tục, 2009)

1.3.2. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại nhãn

Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, quản lý sâu bệnh hại cũng đã được các cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Rau quả và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ tiến hành ở các vùng trồng nhãn từ những năm 1997 - 1998. Kết quả đã phát hiện 12 loại bệnh và 38 loại sâu hại. Các đối tượng gây thiệt hại đáng kể nhất là bọ xít, rệp sáp, sâu đục quả, sâu đục thận, sâu tiện vỏ, bệnh sương mai. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng và trừ các loại sâu bệnh đã mang lại hiệu quả phòng trừ rò rệt, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng của quả nhãn.

Từ những nét tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như là các kết quả nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước cho thấy nhãn là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thích hợp cho phát triển sản xuất hàng hoá ở một số nước vùng Đông Nam châu Á. Cây nhãn cũng khá đa dạng và phong phú về chủng loại giống. Tuy nhiên để sản xuất nhãn hàng hoá đạt hiệu quả cao, cần thiết phải chọn được bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch, đồng thời phải có các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp kết hợp với việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Các


nghiên cứu về tuyển chọn giống nhãn và kỹ thuật sản xuất nhãn hàng hoá cần chú trọng thực hiện cho từng vùng, nhất là những vùng trồng tập trung quy mô lớn như huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Sông Mã nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển. Tọa độ địa lý: từ 20039’33”-21022’ vĩ độ bắc; từ 103014’56”-104006’ kinh độ đông. Tứ cận: phía Bắc giáp huyện Thuận Châu; phía Nam giáp huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào)


và huyện Sốp Cộp; phía Đông giáp huyện Mai Sơn; phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Huyện Sông Mã có tổng diện tích tự nhiên 164.616 ha chiếm 11,61% diện tích toàn tỉnh bao gồm 18 xã và 1 thị trấn. Sông Mã có một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như của cả nước, với 43,5 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào, có cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương có ý nghĩa kinh tế, chính trị đây là cửa khẩu quan trọng thúc đẩy việc giao lưu trao đổi hàng hoá.

* Địa hình địa mạo

Địa hình huyện Sông Mã khá phức tạp, chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen kẽ các thung lũng và hệ thống sông suối. Độ cao trung bình 1200m so với mặt nước biển (trong đó thấp nhất là cánh đồng Nà Co Nghe bản Trại Phong Chiềng Cang độ cao 306m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh núi bản Huổi Hưa xã Mường Cai độ cao 1819 m so với mực nước biển).

Nhìn chung địa hình huyện Sông Mã phức tạp bị chia cắt mạnh phần lớn địa hình cao và dốc các khu vực bằng và thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ phân bố rải rác tạo ra các tiểu vùng khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, con giống khác nhau. Song do địa hình phần lớn là đất dốc, chia cắt mạnh gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Khí hậu

Huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rò rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết nóng và mưa nhiều độ ẩm không khí cao, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trùng với mùa đông thời tiết lạnh, khô và ít mưa lượng bốc hơi lớn gây khô hạn thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Theo số liệu quan trắc của trạm khi tượng thủy văn huyện Sông Mã các yếu tố khí hậu, thời tiết được tổng hợp như sau:


- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22oC nhiệt độ cao nhất là 36oC; thấp nhất là 11oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24oC - 26oC cao nhất trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình 34oC - 36oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16oC - 20oC thấp nhất trong tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ trung bình 120oC - 13oC.

- Độ ẩm và lượng bốc hơi nước: Độ ẩm trung bình trong năm là 81%, lượng nước bốc hơi trung bình 827 mm/năm, lượng nước bốc hơi dao động theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao lượng nước bốc hơi ít. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là thời kỳ khô hạn lượng nước bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần khiến độ ẩm của tầng đất mặt rất thấp ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1641 giờ/năm, trung bình số ngày nắng là 20 ngày/tháng. Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6 - 7 giờ/ ngày mùa đông từ 4 - 5 giờ/ngày

- Mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm là 1.419 mm/năm với 108 ngày mưa/năm, bình quân 118 mm/năm. Mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9), mưa tập trung lớn vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 87% tổng lượng mưa cả năm đây là thời gian thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng tuy nhiên lượng mưa tập trung lớn cùng với địa hình dốc, dễ gây hiện tượng xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống... làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, gây thiệt hại cho cây trồng ảnh hưởng lớn đến sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 13% tổng lượng mưa cả năm gây nên tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt nhất là các bản vùng cao.

- Gió, bão: Sông Mã nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc và sương muối nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của gió tây khô nóng (từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm), tốc độ gió trung bình 1,2 m/s/năm. Tuy ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng do yếu tố địa hình phức tạp tạo nên các


tiểu vùng không khí khác nhau nên một số nơi thường xuất hiện gió lốc gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của đồng bào.

Đặc trưng khí hậu của huyện thích hợp cho phát triển đa dạng về sinh học đặc biệt cho phát triển thảm thực vật rừng, cây trồng lâu năm và một số loại cây lương thực cho giá trị cao đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng. Tuy nhiên 1 số yếu tố khi hậu bất lợi như mùa khô kéo dài, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, lũ quét và sạt lở đất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân.

* Thủy văn

- Huyện Sông Mã có mạng lưới sông suối khá phong phú, ngoài dòng Sông Mã chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 90 km còn có hệ thống suối dày đặc với mật độ 0,75 - 1,27 km/km2. Song phân bố không đều với các con suối lớn như: suối Nậm Công, suối Nậm Ty, suối Nậm Lẹ, ngoài ra còn có các con suối khác như: Nậm Sọi, Nậm Mằn, Nậm Con,…

Các con suối có trắc diện hẹp, độ dốc lòng suối cao, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn tạo ra nguồn thuỷ năng lớn, do đó có ưu thế về khai thác tiềm năng thuỷ điện, phát triển các thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nhiều công trình thuỷ điện đã và đang được xây dựng như công trình thuỷ điện Nậm Sọi, Nậm Công IV,... Đặc biệt là công trình thuỷ điện Nậm Công III các công trình thuỷ điện này đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Tài nguyên đất

Theo kết quả tính toán từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La cho thấy trên địa bàn huyện Sông Mã có các nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa sông suối (ký hiệu Py): Diện tích 2794 ha, chiếm 1,70%.

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 22.605 ha, chiếm 13,73%.

- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs): Diện tích 92.032 ha, chiếm 57,18%.


- Đất đỏ vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 7.075 ha, chiếm 4,30%.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 2.247 ha chiếm 1.36%.

- Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích 418 ha, chiếm 0,25%.

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Diện tích 35.366 ha, chiếm 21,48%.

Hầu hết các loại đất ở huyện có độ dốc dày tầng đất trung bình, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo bazơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày (đậu tương, lạc) và cây ăn quả, phát triển nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên sau nhiều năm canh tác khai thác sử dụng không được chú ý bồi bổ nên bị rửa trôi, bạc màu, tầng canh tác thấp, chất lượng đất bị suy giảm. Diện tích đất đồi núi trọc còn lớn, môi trường sinh thái bị phá vỡ nên phải có biện pháp, giải pháp tích cực mới có thể khôi phục và sử dụng có hiệu quả quỹ đất sản xuất.

* Tài nguyên khoáng sản

Huyện Sông Mã có vàng gốc tại bản Hua Và, xã Chiềng Phung; mỏ sét gạch ngói tại Hồng Nam xã Chiềng Khoong, bản Nà Hin, bản Nà Nghịu xã Nà Nghịu, bản Mường Nưa xã Mường Lầm; mỏ đá xây dựng tại bản Anh Dũng, xã Chiềng Cang, bản Mé, bản Bon xã Nà Nghịu, Đội 6 xã Mường Hung; cát xây dựng dọc Sông Mã, suối Nậm Ty; đolomit, đá ốp lát ở Ten Ư, xã Chiềng Sơ. Ngoài ra còn có nguồn vàng sa khoáng ở Sông Mã.

Nhìn chung huyện Sông Mã nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú các điểm quặng, mỏ có triển vọng để khai thác song cần có những bước khảo sát chi tiết trước khi tiến hành khai thác tránh thất thoát nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí