Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Và Tài Nguyên Nước Của Tỉnh Bắc Giang.


Phương pháp tổng hợp – kế thừa tài liệu

Đề tài sẽ thu thập, nghiên cứu các tài liệu về việc bảo vệ nguồn nước sông và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế khu vực, các phân đoạn sông, và các nguồn thải khác nhau. Đề xuất những mô hình xử lý nước thải hợp lý, hiệu quả nhất cho từng nguồn thải vào lưu vực sông.


Chương 4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH BẮC GIANG.

4.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Giang được tái lập theo Nghị quyết về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh đã được Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 06/11/1996.

Vị trí tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21o07’’ đến 21o37’’ vĩ độ

bắc; và từ 105o53’’ đến 107o02’’ kinh độ đông.

- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Nam và Đông – Nam giáp các tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

- Phía Tây và Tây – Bắc giáp Hà Nội và Thái Nguyên.


Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang


Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015, tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.849,7km2, gồm 10 đơn vị hành chính: thành phố Bắc Giang và 09 huyện (Hiệp Hòa, Yên Dũng, Sơn Động, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam, Lạng Giang và Lục Ngạn), với 230 xã, phường, thị trấn.

4.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh Bắc Giang có 3 kiểu địa hình chủ yếu gồm:

- Địa hình vùng núi phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, sườn dốc với các đỉnh cao, thấp khác nhau và các thung lũng giữa núi, hoặc các bãi bồi ven sông, độ dốc phần lớn trên 25o.

- Địa hình đồi thấp được phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên tập trung nhiều ở huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Đây là vùng núi có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, cao dần về hướng Bắc và Đông Bắc, chuyển tiếp sang dạng địa hình vùng núi, có độ chia cắt trung bình, độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 80-120m, độ dốc từ 8 – 15o.

- Địa hình đồng bằng thường được phân bố thành các dải hẹp dọc ven sông và ở các thung lũng, xen các đồi thấp, núi ở các huyện và thành phố Bắc Giang, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 15-25m, độ dốc thường dưới 8o.

4.3. Đặc điểm khí hậu

Theo tài liệu thống kê của các Trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (thành phố Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động) khí hậu các khu vực tỉnh Bắc Giang có những đặc điểm chính như sau:

4.3.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trung bình năm trên toàn tỉnh đạt 23,5oC. Năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2010, nhiệt độ trung bình đạt 24,1oC; năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2011, 2013, nhiệt độ trung bình đạt 22,8oC.

Nhiệt độ trung bình tháng biến đổi từ thấp nhất 15,0oC (tháng 1) đến cao nhất 29,2oC (tháng 6).


4.3.2. Gió

Hướng gió chủ đạo trong năm được phân chia theo 2 mùa: mùa hè theo hướng Đông – Nam, từ tháng 4-10, tốc độ gió trung bình 2m/s; mùa đông theo hướng Đông – Bắc, từ tháng 11 ÷ 3 năm sau, tốc độ gió trung bình 1,9m/s. Tốc độ gió lớn nhất đạt 28m/s, được tạo ra bởi các trận bão xa.

4.3.3. Độ ẩm

Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Bắc Giang khoảng 82,0%, mùa mưa độ ẩm cao khoảng 82 86%, mùa khô khoảng 78 82% .

4.3.4. Mưa

Tổng lượng mưa trung bình toàn vùng 1.570mm, tổng lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa 1.345mm, tổng lượng mưa trung bình các tháng mùa khô 225mm. Số liệu quan trắc lượng mưa tỉnh Bắc Giang trong 5 năm gần đây được chỉ ra trong Bảng sau:

Bảng 4.1. Lượng mưa TB tại các trạm quan trắc trong tỉnh giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị: mm)


Năm

Tháng


Tổng năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2010

108,4

5,5

11,7

106,1

170,3

302,2

220,5

454,6

166,7

12,1

0,2

12,7

1.571,0

2011

5,2

11,4

145,2

34,2

277,9

353,3

146,7

186,5

183,4

123,5

2,0

6,4

1.475,7

2012

38,8

10,7

22,8

63,7

151,5

182,6

472,2

327,8

70,8

49,1

49,1

56,7

1.495,8

2013

1,3

6,6

35,0

57,8

235,4

131,5

486,4

513,9

315,3

36,1

24,8

22,4

1.866,5

2014

0,9

16,9

71,2

118,0

52,8

216,6

236,1

322,8

167,0

186,4

42,0

12,2

1.442,9

2015

33,0

21,8

104,5

36,0

201,2

318,3

282,5

385,0

33,7

33,7

166,5

56,9

1.673,1

2016

99,1

6,2

33,4

159,7

10,3

156,1

220,6

414,7

70,9

72,7

12,6

2,2

1.353,5

TB

30,9

10,2

57,2

76,0

177,6

237,2

312,4

361,1

180,6

81,4

23,6

22,1

1.570,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 6

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)



4.3.5. Nắng

Số giờ nắng trung bình hàng năm trên toàn tỉnh 1.298 giờ, cao nhất (năm 2013) đạt 1.460 giờ, thấp nhất (năm 2011) đạt 1.189 giờ. Giờ bốc hơi biến đổi theo tháng, từ cao nhất 179,2 giờ (tháng 7) đến thấp nhất 31,7 giờ (tháng 3).

4.4. Các nguồn tài nguyên

4.4.1. Đặc điểm thổ nhưỡng

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: nhóm đất phù sa; đất bạc màu; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ; đất đỏ vàng; đất mùn vàng đỏ trên núi; đất xói mòn trơ sỏi đá ngoài ra, còn có phần diện tích ao hồ, núi đá.

4.4.2. Tài nguyên rừng

Theo kết quả điều chỉnh rà soát quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bắc Giang (Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang), diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4ha, trong đó: diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

4.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng thông thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp; khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu

các huyện miền núi như: quặng đồng, vàng, chì, kẽm.


4.4.4. Tài nguyên nước

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm, cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:

- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần

5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3

- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ m3/năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe


nứt trong hệ tầng mẫu sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp.

Qua các đặc điểm về điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên nước nêu trên cho thấy sông Thương chảy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo điều kiện địa hình biến đổi phức tạp, bị chia cắt khá mạnh. Đồng thời đây là một trong những sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang, nên đã đóng góp một phần lớn lượng nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tưới tiêu thủy lợi và vận tài hàng hóa trong khu vực.

4.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội

4.5.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê từ Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, dân số trên toàn tỉnh là 1.624.456 người với mật độ dân số khoảng 422 người/km2 gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 63% dân số toàn tỉnh, tương đương với 1.022.615 người (trong đó: 97.175 lao động thành thị,

925.440 lao động nông thôn).

4.5.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn duy trì ổn định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đông Bắc, năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng cao hơn cùng kỳ, ước đạt 9,5% so với năm trước (năm 2013), trong đó: Khu vực kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp – thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ năm 2014 tương ứng là 4,8%, 9,6% và 11,7%.


GDP năm 2014 của Bắc Giang đạt mức cao 43.229,3 tỷ đồng, tăng 3.733,5 tỷ đồng so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2014 là 18,7%.

Năm 2014 GDP bình quân đầu người đạt 26,6 triệu đồng/người, tăng 1,08 lần so với năm 2013.

4.5.3. Tình hình thu, chi ngân sách

Trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 thu, chi ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Số thu ngân sách tăng bình quân 14%/năm, số chi ngân sách tăng bình quân 15%/năm.

Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang ngày càng có xu hướng gia tăng, sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho từng địa phương, cũng như xã hội, tuy nhiên nó cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức cho việc quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trong các khu vực này. Với các mục tiêu phát triển mà tỉnh đề ra, việc khai thác sử dụng nước cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, tưới cho nông nghiệp, cho các khu/cụm công nghiệp ngày càng gia tăng, cùng với đó là việc xả nước thải vào nguồn nước cũng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Thương. Do đó, việc đánh giá và xác định các giải pháp phòng, tránh ô nhiễm nguồn nước trước áp lực phát triển kinh tế và đô thị hóa là hết sức cấp bách.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí