Sơ Đồ Đoạn Sông Thương Qua Thành Phố Bắc Giang


* Sơ đồ các vị trí lấy mẫu


Hình: 3.1. Sơ đồ lấy mẫu đoạn Sông Thương qua Yên Thế - Tân Yên


Hình 3 2 Sơ đồ đoạn Sông Thương qua Thành phố Bắc Giang Hình 3 2 Sơ đồ lấy 1

Hình 3.2. Sơ đồ đoạn Sông Thương qua Thành phố Bắc Giang

Hình 3 2 Sơ đồ lấy mẫu đoạn Sông Thương qua Yên Dũng 25 Hình 3 3 Mô tả vị 2

Hình 3.2. Sơ đồ lấy mẫu đoạn Sông Thương qua Yên Dũng

25


Hình 3 3 Mô tả vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng các nguồn tác động 3

Hình 3.3. Mô tả vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng các nguồn tác động trực tiếp vào 25ong Thương và chất lượng nước sông Thương.


- Phương pháp phân tích mẫu:

Các mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước thải ở trong phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường – Đại học Khoa học Tự nhiên, địa chỉ số 334, phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, với các chỉ tiêu và phương pháp phân tích cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải và nước mặt


TT

Thông số phân tích

Đơn vị

Phương pháp phân tích

1

pH

-

TCVN 6492:1999 – Xác định pH bằng máy đo pH


2


COD


mg/l

SMEWW 5220D- Xác định nhu cầu oxy hoá học bằng cách oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng hỗn hợp bicromat và axit sulfuric trong cuvet đậy kín ở 150OC trong 2 giờ, rồi đo độ hấp thụ quang ở 420nm.

3

BOD5

mg/l

TCVN 6001-1:2008 – Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) bằng phương pháp cấy và pha loãng


4


TSS


mg/l

TCVN 6625:2000- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua giấy lọc sợi thuỷ tinh đã biết khối lượng. Làm khô giấy lọc và cặn ở 103 – 105OC. Cân giấy lọc đã sấy. Hiệu số khối lượng giấy lọc trước và sau khi lọc và sấy cho biết giá trị TSS.

5

DO

mg/l

TCVN 5499:1995- Xác định oxy hoà tan – Phương pháp Winkler.

6

Fe

mg/l

TCVN 6177:1996- Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin.

7

NO3-(N)

mg/l

Phương pháp đo quang

8

PO43- (P)

mg/l

Phương pháp đo quang

9

Cl-

mg/l

Xác định bằng phương pháp chuẩn độ muối Morh.


10


Coliform

MPN

/100ml

TCVN 6187-2:1996 – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định bằng phương pháp màng lọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


- Phương pháp so sánh đánh giá:

+ Đối với các kết quả phân tích mẫu chất lượng nước thải công nghiệp đánh giá theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (M 04; M 07);

+ Đối với chất lượng nước thải sinh hoạt đánh giá theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT ( M 13);

+ Đối với kết quả phân tích mẫu tại các vị trí nhập lưu đánh giá theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (M 01; M 02; M 03; M 06; M 09);

+ Đối với các kết quả phân tích mẫu tại các trạm bơm tiêu nước thải đánh giá theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT ( M 05; M 08; M 10; M 11; M 12).

3.4.2. Xác định đặc điểm lưu lượng và chất lượng nước sông Thương thuộc khu vực nghiên cứu:

* Tiêu chí cần đạt được các kết quả về:

- Đánh giá diễn biến lưu lượng nước sông Thương;

- Đánh giá chất lượng nước sông Thương tại thời điểm nghiên cứu;

- Diễn biến chất lượng nước sông Thương.

* Phương pháp thực hiện:

a. Đánh giá diễn biến lưu lượng nước sông Thương:

Để đánh giá diễn biến lưu lượng nước trên sông Thương, đề tài tiến hành tính toán diễn biến lưu lượng của sông Thương tại trạm thủy văn Cầu Sơn qua các năm, cụ thể như sau:


* Tính toán số liệu lưu lượng trên sông Thương tại trạm thủy văn Cầu Sơn


TTV Cầu Sơn

Hình 3 4 Mạng lưới trạm thủy văn tại sông Thương tỉnh Bắc Giang Hình 3 5 4

Hình 3.4. Mạng lưới trạm thủy văn tại sông

Thương, tỉnh Bắc Giang

Hình 3.5. Giếng tự ghi mực nước sông Thương của Trạm thủy văn Cầu Sơn

Trên dòng chính sông Thương có 2 trạm thủy văn là trạm Cầu Sơn và trạm Phủ Lạng Thương hiện vẫn đang hoạt động. Trạm thủy văn Cầu Sơn là trạm thủy văn cấp I, tuy nhiên trạm đã ngừng đo lưu lượng nước từ năm 1974, hiện nay trạm chỉ còn đo số liệu mực nước sông Thương. Trạm thủy văn Phủ Lạng Thương là trạm cấp III, chỉ đo mực nước sông và nằm ở hạ lưu sông Thương. Vì vậy, trạm thủy văn Cầu Sơn được lựa chọn để tính toán, kéo dài số liệu lưu lượng dòng chảy trên sông Thương tại các vị trí quan trắc chất lượng nước.

Trạm thủy văn Cầu Sơn được đặt trên thượng nguồn dòng chính sông Thương tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang (khống chế lượng nước sông Thương trước khi chảy vào Bắc Giang), được xây dựng từ năm 1960, đã đo đạc lưu lượng và mực nước từ năm 1961 -1973, từ 1974 tới nay trạm chỉ quan trắc H, tuy nhiên quan hệ Q = f (H) tại Cầu Sơn khá chặt chẽ. Để đảm bảo độ tin cậy, đề tài sẽ thực hiện việc kéo dài chuỗi số liệu lưu lượng dòng chảy tại trạm Cầu Sơn theo phương pháp sử dụng tương quan Q = f (H).


Phương pháp tương quan Q = f(H)

Sử dụng các giá trị thực đo Q và H từ năm 1962-1973 để xây dựng các đường tương quan Q ~ H. Từ đó xây dựng được bảng khai toán tài liệu thực đo Q ~ H, các bước tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1) Từ chuỗi giá trị Q, H thực đo, trích ra chuỗi gồm các giá trị Hmax, Qmax, HTB, QTB và Hmin, Qmin của từng tháng. Sau đó, sắp xếp chuỗi số liệu theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Bước 2) Chia chuỗi số liệu Q, H ở trên thành 4 khoảng giá trị (theo Q) như sau:

Khoảng giá trị 1: Q < 30 m3/s

Khoảng giá trị 2: 30 m3/s < Q < 100 m3/s Khoảng giá trị 3: 100 m3/s < Q < 400 m3/s Khoảng giá trị 4: Q > 400 m3/s

Vẽ các đường tương quan Q ~ H (đường đi qua trung tâm nhóm điểm) ứng với các khoảng giá trị trên.

3) Dựa vào các đường tương quan Q~H đã xây dựng ứng với các khoảng giá trị trên, thiết lập được bảng khai toán tài liệu thực đo Q~H.

Từ số liệu H; Q trạm Cầu Sơn từ năm 1962-1973 (Phụ lục 2) xác định được mối quan hệ tương quan Q = f (H). Dựa vào các đường tương quan Q~H đã xây dựng ứng với các khoảng giá trị và số liệu H trạm Cầu Sơn năm 2004- 2016 (Phụ lục 2) để xác định lưu lượng Q trạm Cầu Sơn năm 2004-2016.

b. Diễn biến chất lượng nước sông Thương:

- Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và Phương pháp phân tích mẫu

Do chất lượng nước sông Thương chịu nhiều tác động từ các đối tượng khác nhau, nên đề tài đã lựa chọn 13 vị trí lấy mẫu nước mặt sông Thương tương ứng với các vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước tại các nguồn tác động chính và đảm bảo đủ tiêu chuẩn đại diện cho chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu. Các phương pháp thực hiện tương tự như phần 3.4.1 đã trình bày ở trên.


- Phương pháp tổng hợp số liệu:

Để đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước sông Thương chảy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo không gian và thời gian, đề tài đã tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng sông Thương của Chi cục BVMT, Sở TN&MT Bắc Giang được thực hiện vào thời điểm tháng 10 năm 2016 (gồm 47 điểm nước mặt trên sông Thương) và kết quả phân tích 13 mẫu nước mặt sông Thương được thực hiện tại thời điểm tháng 5 năm 2017.

- Hiện trạng chất lượng nước sông Thương được đánh giá từ kết quả phân tích chất lượng nước sông thu được theo phương pháp so sánh với Quy chuẩn Việt Nam và đánh giá theo WQI.

- Diễn biến chất lượng nước sông Thương theo thời gian được đánh giá theo các chất ô nhiễm đo được tại tháng 10 năm 2016 của Chi cục BVMT, Sở TN&MT Bắc Giang và kết quả phân tích tại thời điểm tháng 5 năm 2017 của đề tài.

3.4.3. Nghiên cứu về hiện trạng quản lý tài nguyên nước của sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp thực hiện:

Phương pháp tổng hợp – kế thừa tài liệu

Đề tài sẽ thu thập, nghiên cứu các tài liệu về việc quản lý, bảo vệ nguồn nước sông Thương của tỉnh Bắc Giang và từ từ đó đánh giá, rút ra được những giải pháp tổng quát nhất để bảo vệ nguồn nước sông Thương.

3.4.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Tiêu chí cần đạt được các kết quả về:

- Giải pháp chính sách, quản lý;

- Giải pháp công nghệ (có mô hình công nghệ cụ thể).

* Phương pháp thực hiện:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí