Đánh Giá Thực Trạng Các Nguồn Nước Trực Tiếp Tác Động Vào Sông Thương Đoạn Chảy Qua Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang.


Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang – Hoàng Thị Kim Anh Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2014, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường nước nước mặt của sông Thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI). Chỉ số WQI được tính từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước và được biểu diễn qua các thang điểm cụ thể. Đề tài đã đánh giá được chất lượng nước sông Thương vào mùa mưa và mùa khô, Tuy nhiên hạn chế của đề tài là chưa đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Thương diễn biến qua các năm và chưa đề cập đến lưu lượng nước và dòng chảy của sông.

Quan trắc chất lượng nước sông Thương và xác định nguồn gây ô nhiễm đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang – Nguyễn Thị Bích Phượng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2015. Đề tài đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm sông Thương trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tuy nhiên đề tài chưa đánh giá được chất lượng sông Thương trước và sau khi đi qua địa bàn thành phố Bắc Giang để có căn cứ so sánh, xác định việc ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, đề tài chưa đề cập đến diễn biến của dòng chảy, lưu lượng nước sông Thương.

Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2015 – Nguyễn Thị Thanh Loan, Đồ án tốt nghiệp 2015 trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội. Đề tài đã quan tâm đến chất lượng môi trường nước Sông Thương với giới hạn thuộc địa bàn Thành phố Bắc Giang và đã đánh giá diễn biến chất lượng nước qua các năm. Tuy nhiên hạn chế của đề tài là chưa đề cập đến diễn biến dòng chảy của sông Thương và chưa đánh giá được chất lượng môi trường nước sông Thương trước và sau khi đi qua địa bàn thành phố Bắc Giang.


Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Làm cơ sở để quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đảm bảo duy trì sự bền vững cho các mục đích sử dụng nguồn nước sông Thương nói riêng và tài nguyên nước nói chung trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất được giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các nguồn nước tác động trực tiếp vào lưu vực sông Thương.

- Chất lượng nước mặt sông Thương.

- Lưu lượng nước sông Thương.

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Hiện trạng nguồn nước sông Thương bao gồm: lưu lượng và chất lượng.

- Phạm vi về không gian: sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi về thời gian: tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng các nguồn nước tác động trực tiếp vào sông Thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Xác định đặc điểm lưu lượng và chất lượng nước sông Thương thuộc khu vực nghiên cứu.


- Nghiên cứu về hiện trạng quản lý tài nguyên nước của sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu, đề tài đã áp dụng các phương pháp cụ thể đối với từng nội dung nghiên cứu như sau:

3.4.1. Đánh giá thực trạng các nguồn nước trực tiếp tác động vào sông Thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Tiêu chí nội dung này cần đạt được các kết quả về:

Đánh giá thực trạng các nguồn nước tác động trực tiếp vào sông Thương bao gồm:

+ Phân loại các nguồn nước tác động trực tiếp vào sông Thương, thời gian và phương thức tác động.

+ Tổng lượng nước tác động trực tiếp vào sông Thương.

* Phương pháp thực hiện:

a. Khảo sát, phân loại, điều tra về thời gian và phương thức tác động của các nguồn nước tác động trực tiếp vào sông Thương; Xác định lưu lượng của các nguồn nước này.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ngoại nghiệp bao gồm:

Qua kết quả điều tra, thu thập số liệu đề tài đã xác định được ba nhóm đối tượng chính là các nguồn nước tác động vào sông Thương bao gồm:

- Các cơ sở sản xuất xả nước thải vào sông Thương: 18 cơ sở, trong đó có 06 cơ sở xả thải trực tiếp vào sông Thương.

- Các trạm bơm tiêu thoát nước vào sông Thương: 22 trạm bơm, trong đó có 05 trạm bơm tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất, 17 trạm bơm tiêu thoát nước nông nghiệp chỉ hoạt động vào mùa mưa.


- Các điểm nhập lưu vào sông Thương: 05 sông, suối nhập lưu.

- Lưu lượng các nguồn nước tác động vào sông Thương được xác định bằng các phương pháp sau:

+ Đối với cơ sở sản xuất: Tính toán theo số liệu điều tra các cơ sở xả thải thông qua số liệu đầu vào của hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải và kiểm tra thực tế xả nước thải vào nguồn nước;

+ Đối với các trạm bơm tiêu nước thải: tính toán bằng tổng công suất các máy bơm hoạt động nhân với thời gian hoạt động trong ngày của trạm bơm đó.

+ Đối với nguồn nước là các sông suối nhập lưu vào sông Thương xác định lưu lượng theo Quy phạm điều tra dòng chảy cạn vùng sông không ảnh hưởng thủy triều 94 TCN 24-2002 do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành.

b. Đánh giá chất lượng các nguồn nước tác động vào sông Thương.

Với 03 đối tượng là nguồn nước tác động chính đến sông Thương, đề tài đã lên phương án lấy mẫu đánh giá chất lượng nước cụ thể như sau:

Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và Phương pháp phân tích mẫu.

- Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa:

Thực hiện lấy và bảo quản mẫu nước theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, gồm:

* TCVN 5996-1995: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

* TCVN 5999-1995: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải:

* TCVN 5993-1995: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

* Phương pháp lấy mẫu:

Lấy mẫu nước sông dùng phương pháp lấy mẫu tổ hợp: Lấy 3 mẫu ở 3 vị trí khác nhau (giữa dòng, bờ trái, bờ phải) với thể tích bằng nhau rồi trộn lẫn.


Lấy mẫu nước thải dùng phương pháp lấy mẫu đơn: một mẫu riêng lẻ lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước..

- Bình đựng mẫu: Chai PE 0,5 lít.

* Thiết bị lấy mẫu:

Lấy mẫu nước sông: Sử dụng gầu múc để lấy mẫu ở độ sâu 50cm. Gầu được nút kín và thả chìm vào nước; đến độ sâu đã định nút được mở ra và nước tràn vào đến đầy.

Lấy mẫu nước thải: Lấy thủ công. Nhúng chai xuống nước và kéo lên sau khi nạp đầy.

- Lấy mẫu phân tích các thông số còn lại:

Tráng chai bằng chính mẫu cần phân tích. Lấy đầy mẫu vào 2 chai PE có dung tích 0,5 lít. Tránh sục mạnh mẫu vào chai. Đậy chặt nắp. Bảo quản lạnh.

- Nguồn lấy mẫu và các điều kiện lấy mẫu được ghi chép kèm ngay vào bình sau khi nạp mẫu. Nhãn chai và và báo cáo lấy mẫu được hoàn thành vào thời gian lấy mẫu.

* Báo cáo lấy mẫu có những thông tin sau:

+ Địa điểm (tên) lấy mẫu, có toạ độ và mọi thông tin về địa điểm;

+ Chi tiết về điểm lấy mẫu;

+ Ngày tháng lấy mẫu;

+ Phương pháp lấy mẫu

+ Thời gian lấy mẫu;

+ Người lấy mẫu;

+ Điều kiện thời tiết;

+ Chất bảo vệ hoặc chất ổn định đã đưa thêm vào mẫu;

+ Dữ liệu thu thập tại hiện trường.

- Mẫu được bảo quản lạnh từ ngay sau khi lấy và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24h.


* Địa điểm lấy mẫu:

Để đánh giá chất lượng các nguồn nước tác động trực tiếp vào sông Thương, đề tài đã dựa trên hiện trạng xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước sông, các vị trí tiếp nhận các nguồn nước vào sông Thương để xác định vị trí quan trắc chất lượng các nguồn nước tác động trực tiếp, đảm bảo thể hiện được sự ảnh hưởng của các nguồn nước đặc trưng đến sông Thương.

Quá trình điều tra khảo sát dọc tuyến sông Thương để tiến hành quan trắc lưu lượng và lấy mẫu nước phân tích, phục vụ cho việc đánh giá chất lượng nước, đề tài đã triển khai lấy 13 mẫu nước mặt (NM) và 13 mẫu nước tác động (M),(Hình 3.1- 3.4), trong đó xác định cụ thể như sau:

- Ngày lấy mẫu: 14/5/2017;

- Thời tiết: có nắng, nhiệt độ: 28oC – 32oC;

- Vị trí lấy mẫu:

Bảng 3.1. Mô tả cụ thể tọa đổ các điểm lấy mẫu nước mặt sông Thương và các nguồn nước tác động vào sông Thương:

ST T

Ký hiệu

mẫu

Tọa độ


Mô tả vị trí


Địa Chỉ

Loại mẫu

X

Y


1


NM 01


621530


2369454

Trên sông Thương trước khi nhập lưu vào sông Sỏi

Bố Hạ - Yên Thế

Nước mặt


2


M 01


622310


2369482

Trên sông Sỏi trước khi đổ vào sông

Thương

Bố Hạ - Yên Thế

Nước nhập

lưu


3


NM 02


623617


2361313

Trên sông Thương trước khi nhập lưu với cống thủy lợi xã Dương Đức

thôn Đức Mai- xã Dương Đức- huyện Lạng Giang


Nước mặt


4


M 02


623920


2361011

Trên ngòi Đức Mại, xã Dương Đức trước khi nhập lưu với sông Thương

thôn Đức Mai- xã Dương Đức- huyện Lạng Giang


Nước nhập lưu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 4



5


NM 03


623392


2359960

Vị trí trên sông Thương trước khi nhập lưu với ngòi

Phú Khê

Phú Khê-Quế Nham-Tân Yên


Nước mặt


6


M 03


623035


2359775

Trên ngòi Phú Khê trước khi đổ vào

sông Thương

Phú Khê-Quế Nham-Tân

Yên

Nước nhập

lưu


7


NM 04


624151


2356208

Trên sông Thương trước khi tiếp nhận nước thải của CCN Thọ Xương và Nhà máy Phân đạm Hà

Bắc


Thọ Xương - TP. Bắc Giang


Nước mặt


8


M 04


624022


2355739

Cửa xả nước thải cụm công nghiệp Thọ Xương và nhà máy phân đạm Hà

Bắc trước khi xả vào sông Thương


Thọ Xương - TP. Bắc Giang


Nước thải


9


NM 05


622872


2353636

Trên sông Thương trước khi qua cống xả của trạm bơm Chi

Ly


Trần Phú - TP. Bắc Giang


Nước mặt

10

M 05

623065

2353589

Cửa xả của trạm

bơm Chi Ly

Trần Phú - TP.

Bắc Giang

Nước

thải


11


NM 06


622904


2353509

Trên sông Thương trước khi nhập lưu với ngòi Cầu Sim

Đa Mai - TP. Bắc Giang

Nước mặt


12


M 06


622685


2353253

Trên ngòi Cầu Sim

trước khi đổ vào sông Thương

Đa Mai - TP. Bắc Giang

Nước

nhập lưu


13


NM 07


623056


2352987

Trên sông Thương trước khi qua cửa xả của trạm bơm Nhà

Dầu


Trần Phú - TP. Bắc Giang


Nước mặt

14

M 08

623216

2352924

Cửa xả của trạm bơm Nhà Dầu

Trần Phú - TP. Bắc Giang

Nước thải


15


M 07


623108


2352909

Cửa xả của công ty CP Habada khi trạm

bơm Nhà Dầu không bơm


Trần Phú - TP. Bắc Giang


Nước thải



16


NM 08


623912


2352248

Trên sông Thương trước khi nhập lưu với ngòi cống Bún

Đồng Sơn- Đồng Quan - TP. Bắc Giang

Nước mặt

17


M 09


622863


2351909

Trên Ngòi Bún trước khi đổ vào sông Thương

Đồng Sơn- Đồng Quan -

TP. Bắc Giang

Nước nhập

lưu


18


NM 09


623286


2352597

Trên sông Thương trước khi qua cửa xả trạm bơm Đồng Cửa

Lê Lợi - TP. Bắc Giang

Nước mặt

19

M 10

624022

2352322

Cửa xả của trạm bơm Đồng Cửa

Lê Lợi - TP. Bắc Giang

Nước thải


20


NM 10


624306


2352292

Trên sông Thương trước khi qua cửa xả trạm bơm Châu Xuyên

II phường Lê Lợi

Lê Lợi - TP. Bắc Giang

Nước mặt


21


M 11


624571


2352284

Cửa xả trạm bơm Châu Xuyên II phường Lê Lợi trước khi xả vào sông

Thương


Lê Lợi - TP. Bắc Giang


Nước thải


22


NM 11


624665


2352004

Trên sông Thương trước khi qua cửa xả trạm bơm Châu Xuyên

I phường Lê Lợi

Lê Lợi - TP. Bắc Giang

Nước mặt


23


M 12


624819


2351926

Cửa xả trạm bơm Châu Xuyên I phường Lê Lợi trước khi xả

vào sông Thương

Lê Lợi - TP. Bắc Giang

Nước thải


24


NM 12


625550


2350280

Trên sông Thương trước khi qua cống xả nước thải thành phố Bắc Giang tại khu xử lý nước thải thành phố

Bắc Giang thuộc xã Tân Tiến


Tân Tiến - Yên Dũng


Nước mặt


25


M 13


625680


2350410

Cửa xả nước thải thành phố Bắc Giang trước khi xả thải vào sông Thương sau

khu xử lý nước thải Tân Tiến


Tân Tiến - Yên Dũng


Nước thải


26


NM 13


625943


2348721

Trên sông Thương

trước khi nhập lưu với sông Lục Nam

Đức Giang- Yên Dũng

Nước mặt

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí