Tổng Ết Và Đánh Giá Một Số Mô Hình Rừng Trồng Cung Cấp Gỗ Lớn Tại Tỉnh Phú Thọ


Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật chuyển hoá rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn đối với loài Keo tai tượng đã tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã ban hành, đối với rừng trồng gỗ lớn Chò nâu mật độ vẫn còn khá dày do chưa áp dụng các biện pháp tỉa thưa. Bên cạnh đó, các kỹ thuật trồng mới rừng gỗ lớn đã được thực hiện khá bài bản, từng khâu kỹ thuật đã đáp ứng các yêu cầu đầu vào kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, tuy nhiên mật độ rừng vẫn còn dày, cần có các kế hoạch tỉa thưa định kỳ để đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây phát triển, đáp ứng mục tiêu rừng trồng gỗ lớn.

4.2. Tổng ết và đánh giá một số mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ

Trước năm 2014, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa quan tâm nhiều đến trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng gỗ lớn chủ yếu là tự phát, phân tán, chưa đầu tư phát triển, năng suất thấp. Ngày 8/01/2014 UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt Đề án 92/KH- UBND về thực hiện đề án ―Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững‖ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, trong đó tập trung nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng sản xuất nói chung, hình thành các tưởng định hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn nói riêng. Năm 2017, Sở NN&PTNT ban hành văn bản số 492/SNN-LN về việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, chuyển hóa rừng cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các mô hình rừng trồng gỗ lớn đã được mở rộng và phát triển, tuy nhiên hầu hết các mô hình này mới được xây dựng nên tuổi còn nhỏ.

Từ các kết quả điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đề tài đã lựa chọn 5 mô hình rừng trồng gỗ lớn khá tập trung (diện t ch 1 ha) để đánh giá, cụ thể như sau:

- 3 mô hình trồng rừng cây nhập nội mọc nhanh Keo tai tượng, trong đó có 2 mô hình trồng tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tuổi rừng 9 tuổi do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ xây dựng, 1 mô hình trồng tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba do Công ty Cổ phần Thương mại Lương Sơn xây dựng, tuổi rừng 10 tuổi.


Hình 4 1 Mô hình gỗ lớn Keo tai tượng tại xã Khải Xuân 9 tuổi 2 mô hình 1

Hình 4.1. Mô hình gỗ lớn Keo tai tượng tại xã Khải Xuân (9 tuổi)

- 2 mô hình trồng cây lá rộng bản địa Chò nâu tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ xây dựng, tuổi rừng 13 và 42 tuổi.

Hình 4 2 Mô hình gỗ lớn Chò nâu 13 tuổi tại xã Chân Mộng Thông tin về 5 mô 2

Hình 4.2. Mô hình gỗ lớn Chò nâu (13 tuổi) tại xã Chân Mộng


Thông tin về 5 mô hình rừng trồng gỗ lớn được lựa chọn đánh giá được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thông tin chung 5 mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


TT

Loài cây

Địa điểm

Chủ rừng

Diện

tích (ha)

Tuổi

rừng

I

Mô hình rừng trồng gỗ lớn cây mọc nhanh

1

Keo tai

tượng

xã Chân Mộng -

huyện Đoan Hùng

Trung tâm KHLN vùng

Trung tâm Bắc Bộ.

1,5

9

2

Keo tai

tượng

xã Chân Mộng -

huyện Đoan Hùng

Trung tâm KHLN vùng

Trung tâm Bắc Bộ.

3,0

9

3

Keo tai

tượng

xã Khải Xuân -

huyện Thanh Ba.

Công ty cổ phần thương

mại Lương Sơn

50

10

II

Mô hình rừng trồng gỗ lớn cây bản địa


1


Chò nâu

xã Chân Mộng - huyện Đoan Hùng

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc

Bộ.


3,0


13


2


Chò nâu

xã Chân Mộng -

huyện Đoan Hùng.

Trung tâm Khoa học Lâm

nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ.


1,0


42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


Như vậy, các mô hình rừng trồng gỗ lớn được lựa chọn đánh giá ở tỉnh Phú Thọ có diện tích tập trung không lớn ngoại trừ mô hình rừng trồng Keo tai tượng do Công ty Cổ phần Thương mai Lương Sơn xây dựng ở xã Kahir Xuân, huyện Thanh Ba có diện tích 50h, còn lại các mô hình chỉ có diện tích nhỏ 1,0 - 3,0 ha. Tuổi rừng trồng khá lớn 9 – 10 tuổi đối với Keo tai tượng và 13, 42 tuổi đối với Chò nâu.

- Sinh trưởng đường kính (D1.3):

Kết quả đánh giá sinh trưởng đường kính trong các mô hình trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.9.


Bảng 4.9. Sinh trưởng đường kính rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ



Loài cây


Mô hình

Sinh trưởng đường k nh (D1.3)

D1.3 (cm)

V%

∆D1.3 (cm/năm)


Keo tai tượng

MH1

20,5

12,4

2,3

MH2

18,6

14,2

2,1

MH3

17,5

17,2

1,8


Chò nâu

MH4

20,2

19,2

1,6

MH5

60,7

22,6

1,4


Kết quả tại bảng 4.9. cho thấy, Sinh trưởng đường kính trong các mô hình rừng trồng gỗ lớn Keo tai tượng dao động từ 18,6 cm (MH3_10 tuổi) đến 20,5 cm (MH1_ 9 tuổi), kết quả này ở MH2 là 18,6 cm, theo đó tăng trưởng đường kính bình quân chung dao động lần lượt từ 1,8 - 2,3 cm; Hệ số biến động sinh trưởng đường kính rừng trồng tuổi 10 (17,2%) cao hơn tuổi 9 (12,4% và 14,2%). Mô hình trồng rừng gỗ lớn cây Chò nâu có sinh trưởng đường k nh đạt 60,7 cm (42 tuổi) và 20,2 cm (13 tuổi), tăng trưởng đường kính lần lượt đạt 1,4 cm và 1,6 cm; Hệ số biến động 22,6% (MH5) và 19,2% (MH4). Mặt khác, kết quả đánh giá đường kính cũng cho thấy, rừng trồng Keo tai tượng tuổi lớn hơn chưa chắc sinh trưởng đường kính đã lớn hơn, rừng càng nhiều tuổi thì biến động đường kính càng lớn, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi điều kiện lập địa và chăm sóc rừng giữa các mô hình khác nhau.

Kết quả tăng trưởng đường kính bình quân chung 5 mô hình rừng trồng gỗ lớn được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:


Biểu đồ 4 1 Tăng trưởng đường kính D 1 3 bình quân chung rừng trồng gỗ 3

Biểu đồ 4.1. Tăng trưởng đường kính (D1.3) bình quân chung rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn):

Kết quả đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn trong các mô hình trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ



Loài cây


Mô hình

Sinh trưởng đường k nh (Hvn)

Hvn (m)

V%

∆Hvn (m/năm)


Keo tai tượng

MH1

21,6

12,5

2,4

MH2

16,5

15,0

1,8

MH3

15,7

10,2

1,6


Chò nâu

MH4

23,5

14,6

1,8

MH5

28,3

16,7

0,7


Tượng tự sinh trưởng đường k nh, sinh trưởng chiều cao trong mô hình rừng trồng gỗ lớn Keo tai tượng dao động từ 15,7 m (MH3) đến 21,6 m (MH1), tăng trưởng chiều cao bình quân chung lần lượt đạt 1,6 m/năm (MH3_10 tuổi); 1,8 m/năm (MH2) và 2,4 m/năm (MH1), biến động sinh trưởng chiều cao MH2 (15,0%)

> MH1 (12,5%) > MH3 (10,2%). Sinh trưởng chiều cao rừng trồng Chò nâu đạt


28,3 m (MH5_42 tuổi, tăng trưởng bình quân chung đạt 1,8 m/năm) và 23,5 m (MH4_13 tuổi, tăng trưởng bình quân chung chỉ đạt 0,7 m/năm), biến động sinh trưởng chiều cao lần lượt là 16,7% và 14,6%.

Kết quả tăng trưởng chiều cao bình quân chung các mô hình rừng trồng gỗ lớn được thể hiện trong biểu đồ 4.2.

Biểu đồ 4 2 Tăng trưởng chiều cao vút ngọn H vn bình quân chung rừng trồng 4

Biểu đồ 4. 2. Tăng trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) bình quân chung rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ

- Trữ lượng lâm phần:

Bảng 4.11. Trữ lượng lâm phần rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ


Loài cây

Mô hình

Tuổi

Mật độ

D1.3

(cm)

Hvn (m)

M

(m3/ha)

∆M (m3/ha/năm)


Keo tai tượng

MH1

9

513

20,5

21,6

182,9

20,3

MH2

9

708

18,6

16,5

158,7

17,6

MH3

10

1.200

17,5

15,7

226,6

22,7


Chò nâu

MH4

13

1.000

20,2

23,5

376,6

29,0

MH5

42

200

60,7

28,3

818,9

19,5


Kết quả tại bảng 4. 11 cho thấy, các mô hình rừng trồng gỗ lớn Keo tai tượng có tuổi rừng là 9 - 10 tuổi, mật độ dao động từ 513 - 1.200 cây/ha. Trữ lượng lâm phần đạt 226,6 m3/ha (MH3); 182,9 m3/ha (MH1) và 158,7 m3/ha (MH2), theo đó tăng trưởng trữ lượng bình quân chung đạt từ 17,6 - 22,7 m3/ha/năm.


Mô hình rừng trồng gỗ lớn Chò nâu có tuổi rừng khá cao (42 và 13 tuổi), mật độ còn lại 200 cây/ha và 1.000 cây/ha. Trữ lượng lâm phần đạt 376,6 m3/ha (MH4) và 818,9 m3/ha (MH5), tăng trưởng trữ lượng bình quân chung lần lượt đạt 29 m3/ha/năm và 19,5 m3/ha/năm.

Tóm lại: Nhìn chung, các mô hình rừng trồng gỗ lớn đều sinh trưởng tốt, tăng trưởng trữ lượng bình quân chung cao, đây là các mô hình th nghiệm của các đề tài/ Dự án trước đây nên rừng được đầu tư thâm canh cao, chăm sóc tốt. Qua đây có thể thấy rằng, tiềm năng của kinh doanh rừng trồng gỗ lớn là rất cao, có khả năng đáp ứng tiêu chu n gỗ xẻ sản xuất các sản ph m như bàn, ghế, nhà, cửa,....

4.3. Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng tại tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ chưa có Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ riêng lẻ, việc phát triển các cơ sở chế biến lâm sản được gắn với thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2020 và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu giữ ổn định 60 nghìn ha vùng nguyên liệu giấy tập trung; diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) 15%; khai thác hàng năm trên 950,0 nghìn m3 gỗ phục vụ công nghiệp chế biến và gia dụng; Duy trì số lượng nhà máy hiện có (Nhà máy giấy

Bãi Bằng, nhà máy giấy Việt Trì,...) và xây dựng nhà máy chế biến gỗ MDF công suất 20 nghìn m3/năm tại huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng.

4.3.1. Tổng hợp các cơ sở chế biến lâm sản

Phú Thọ hiện có 743 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó bao gồm 83 doanh nghiệp và 660 hộ kinh doanh cá thể ở 13/13 huyện, thị, thành. Công suất thiết kế

1.311.043 m3 sản ph m/năm. Trong 743 cơ sở chế biến lâm sản đã có nhiều nhà máy

đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại như: Nhà máy giấy Bãi bằng (sản xuất giấy và bột giấy) và một số công ty, doanh nghiệp chế biến sản ph m tinh như ván ép, ván nhân tạo, đũa...; còn lại các cơ sở khác có công nghệ, thiết bị, máy móc đơn giản chủ yếu chế biến sản ph m hoặc tạo các nguyên liệu thô.


Sản ph m chế biến chủ yếu năm 2016 là: Giấy, bột giấy, dăm mảnh, ván bóc, ván xẻ, đồ mộc gia dụng, ván ghép thanh,... trong đó:

- Dăm gỗ: 478.378 tấn;

- Gỗ xẻ: 162.328 m3;

- Giấy, bột giấy 161.000 tấn;

- Ván bóc, ván ép: 270.786 m3;

- Đồ gỗ nội thất, đồ gia dụng 33.628 sản ph m (m3) và các sản ph m khác.

Sản ph m sau chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần được xuất sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan.

Sản lượng gỗ khai thác năm 2016 từ rừng trồng tập trung là 420.000 m3, đáp

ứng được 35% nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy và các cơ sở chế biến, số còn lại khai thác từ cây trồng phân tán, gỗ vườn nhà, vườn rừng, sản ph m phụ (gỗ ngọn, cành, củi) và từ các tỉnh lân cận như Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La..., gỗ nguyên liệu nhập kh u khoảng 1.000 m3 gỗ/năm.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở chế biến lâm sản là 3.700 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư được huy động từ vốn tự có của các cổ đông, hộ gia đình và vốn vay từ các ngân hàng.

Hình 4 3 Xưởng chế biến gỗ xẻ thuộc Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu ATS 5

Hình 4.3. Xưởng chế biến gỗ xẻ thuộc Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu ATS Việt Nam

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023