Kỹ Thuật Trồng Rừng Sản Xuất Tập Trung Tại Tỉnh Phú Thọ


Bảng 4.4. Kỹ thuật trồng rừng sản xuất tập trung tại tỉnh Phú Thọ


TT

Kỹ thuật

Nội dung


1


Giống

- Keo tai tượng: các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng.

- Keo lai: BV10, BV32.

- Bạch đàn: PN14, U6, Bạch đàn lai.

- Bồ đề: Cây giống tại các vườn ươm tại địa phương

2

Thời vụ

- Vụ xuân: từ tháng 2 - 4 dương lịch.

- Vụ thu: từ tháng 7 - 9 dương lịch.


3


Mật độ

- Keo tai tượng: 1.100 - 2.500 cây/ha.

- Keo lai: 1.660 - 2.000 cây/ha.

- Bạch đàn: 1.660 - 2.500 cây/ha.

- Bồ đề: 1.660 - 2.500 cây/ha.


4

Xử lý thực bì, đào hố và bón lót

- Phát dọn sạch thực bì toàn diện rồi đốt.

- Đào hố có k ch thước 40 x 40 x 40 cm.

- Bón phân NPK 50 g - 100 g/hố , phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt.


5


Trồng rừng

- Cây con đem trồng khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, còn nguyên bầu, chiều cao cây từ 25 - 30 cm.

- Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng cật nứa hoặc dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố.

- Chọn ngày dâm mát, hoặc có mưa nhỏ khi đất trong hố đã đủ

m để trồng cây.

- Lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 1 - 2 cm, sau đó dùng cỏ rác tủ gốc giữ m cho cây.

6

Chăm sóc

Chăm sóc trong 3 năm liền:

+ Năm đầu, chăm sóc 2 lần: Lần 1 sau khi trồng 1-2 tháng, cắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ - 7


TT

Kỹ thuật

Nội dung



dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm. Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm. Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11.

+ Năm thứ 2, chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m. Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m

+ Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như bón lần 1 nhưng rạch bón cách gốc 40-50cm. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích,

chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.

7

Nuôi dưỡng

rừng

Không áp dụng các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa.

8

Chu kỳ kinh

doanh

Chủ yếu là chu kỳ ngắn, 5-7 năm


Có thể nhận thấy các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cơ bản đã tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật gây trồng các loài cây, biện pháp trồng rừng thâm canh cũng đã được chú như ứng dụng các giống mới, bón phân, chăm sóc,… Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật này mới chủ yếu hướng đến kinh doanh gỗ nhỏ: mật độ trồng nhìn chung còn rất dày tới 2.500 cây/ha, không áp dụng các biện pháp tỉa thưa, chu kỳ kinh doanh ngắn (5-7 năm). Ngoài ra, cũng chưa chú đến các biện pháp nâng cao chất lượng thân cây như tỉa cành, tỉa cây đa thân; lượng phân bón chưa nhiều nên mức độ thâm canh chưa cao. Các biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ sau khai


thác chủ yếu là phát đốt toàn diện, do đó t nh ổn định và độ bền vững của rừng ở các chu kỳ kinh doanh sau không cao, năng suất thường giảm dần.

4.1.2. Thực trạng trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thực hiện định hướng phát triển của Đề án ―Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững‖ tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Ch nh phủ, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 92/KH-UBND ngày 8 tháng 01 năm 2014 về thực hiện đề án ―tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững‖ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, trong đó kế hoạch phát triển ngành Lâm nghiệp cần phải giữ ổn định diện t ch rừng trồng nguyên liệu tập trung. Trong giai

đoạn 2016 - 2020, trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác 27.646 ha rừng sản xuất; sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt trên 100 m3/ha/chu kỳ; Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực canh tranh; Đ y mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giấy, chế biến ván ép MDF, HDF, sản xuất đồ mộc gia dụng...; Tập trung đầu tư thâm

canh nâng cao năng suất rừng trồng; thực hiện tốt công tác quản l nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp.

Tuy nhiên, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung phát triển rừng trồng các loài Keo, một số ít trồng Bạch đàn cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm, giấy,.... Vấn đề về trồng rừng gỗ lớn chưa được quan tâm nhiều, diện tích ít (chủ yếu là các mô hình của chương trình, dự án cấp Trung Ương và địa phương). Bên cạnh đó, rừng trồng gỗ lớn mới chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên diện tích rừng trồng gỗ lớn còn t, chưa đáp ứng nhu cầu gỗ lớn của các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh cũng như các nhà máy chế biến trong khu vực.

- Diện tích rừng trồng gỗ lớn:

Kết quả thống kê diện tích rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.5.


Bảng 4.5. Diện tích rừng trồng gỗ lớn theo chủ thể quản lý


TT

Chủ quản lý

Diện tích (ha)

1

DN nhà nước

75,5

2

BQLR PH, ĐD

42,8

3

XN liên doanh/ TCKTK

2,3

4

Hộ gia đình

3

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ, 2016)

Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không nhiều, chủ yếu là một số mô hình trong các đơn vị do nhà nước quản l , trong đó doanh nghiệp nhà nước có 75,5 ha (chiếm 61,1% diện tích toàn tỉnh) và các ban quản lý rừng là 42,8 ha (34,6%). Ngoài ra, một diện tích ít rừng trồng gỗ lớn trong các xí nghiệp liên doanh (2,3 ha) và hộ gia đình (3 ha).

- Loài cây trồng rừng gỗ lớn:

Kết quả điều tra loài cây trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Loài cây trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ


Giai đoạn

Nhóm loài cây trồng chủ yếu

Nhóm loài cây trồng ít

1. Nhóm loài cây mọc nhanh


2000 – 2005


- Keo tai tượng

- Keo lai

- Bạch đàn

- Mỡ


2006 – 2010


- Keo tai tượng

- Keo lai

- Bạch đàn

- Mỡ


2011 – 2015


- Keo lai

- Keo tai tượng

- Mỡ

- Bạch đàn

- Bồ đề


Giai đoạn

Nhóm loài cây trồng chủ yếu

Nhóm loài cây trồng ít

2. Nhóm loài cây bản địa


2000 – 2005



- Chò nâu

- Lim xanh

- Giổi xanh

- Lát hoa


2006 - 2010


- Lim xanh

- Lát hoa

- Trám đen


2011 - 2015



- Lim xanh

- Giổi xanh

- Lát hoa

- Dẻ đỏ


Kết quả điều tra cho thấy, loài cây trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh khá đa dạng, có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển.

Nhóm cây trồng mọc nhanh chủ yếu là Keo tai tượng và Keo lai, trong đó Keo tai tượng bắt đầu được trồng rừng gỗ lớn chủ yếu ở giai đoạn 2005 đến nay, loài Keo lai mới được trồng thử nghiệm trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, một số t các loài cũng được sử dụng trồng rừng gỗ lớn nhưng diện tích nhỏ và phân tán như Bạch đàn, Mỡ, riêng Bồ đề mới được trồng thử nghiệm mô hình gỗ lớn được 3 năm tuổi.

Nhóm loài cây bản địa trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ khá đa dạng, chủ yếu là các loài như Chò nâu, Lim xanh, Giổi xanh, Lát hoa, Trám đen, Dẻ đỏ (mới được trồng 4 năm tuổi). Tuy nhiên, diện tích rừng trồng đối tượng này ít, phân tán và chủ yếu được trồng theo các chương trình và dự án của Trung Ương và của tỉnh,


chủ yếu trồng trên đất rừng phòng hộ, trong đó có 2 mô hình rừng trồng Chò nâu (13, 42 tuổi) do Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ quản lý tại xã Chân Mộng - huyện Đoan Hùng có diện tính khá lớn (khoảng 4 ha).

- Kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn:

Rừng trồng gỗ lớn trên địa bản tỉnh chủ yếu được chuyển đổi từ các mô hình trồng rừng sản xuất, mô hình thí nghiệm trước đó, trong vài năm trở lại đây các mô hình trồng rừng gỗ lớn mới được quan tâm. Kết quả khảo sát, phỏng vấn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ được tổng hợp và trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ


TT

Loài cây

Chỉ tiêu

kỹ thuật

Nội dung

I

Rừng trồng chuyển hoá từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn

1

Keo tai tượng

Giống

Giống Keo tai tượng gieo ươm từ hạt xuất xứ Pongaki

nhập từ Australia.

Thời vụ

trồng

- Vụ xuân: Tháng 2 - 4 dương lịch.

- Vụ thu: Tháng 7 - 9 dương lịch.

Đào hố

K ch thước: 40 x 40 x 40 cm

Mật độ

2.500 cây/ha

Trồng

rừng

Trồng trên đất Gnai tầng dày; phát dọn thực bì toàn

diện; bón lót 0,2kg phân NPK và 0,5kg phân vi sinh;


Chăm sóc

- Năm thứ 1: phát thực bì, bón thúc 0,2kg phân NPK/gốc kết hợp xới đất vun gốc;

- Năm thứ 2: phát thực bì 3 lần, xới vun gốc 2 lần;

- Năm thứ 3: phát thực bì 2 lần, xới vun gốc 1 lần.


Tỉa thưa

- Tỉa thưa lần 1 vào tuổi 4 (năm 2011): để lại 1.250 -

1.400 cây/ha, phát dọn thực bì và bón thúc 0,2kg NPK/cây.

- Tỉa thưa lần 2 vào tuổi 6 (năm 2013): để lại 900 –

1.100 cây/ha, phát dọn thực bì.


TT

Loài cây

Chỉ tiêu

kỹ thuật

Nội dung




- Tỉa thưa lần 3 vào tuổi 8 (năm 2015): để lại 513 -

700 cây/ha, phát dọn thực bì.

2

Chò nâu

Giống

Cây con gieo ươm từ hạt của 4 xuất xứ (Phú Thọ, Thái

Nguyên, Yên Bái và Tuyên Quang).

Thời vụ

trồng

Vụ thu: Tháng 7 - 9 dương lịch.

Đào hố

K ch thước 40 x 40 x 30 cm

Mật độ

1.100 cây/ha

Trồng

rừng

Trồng rừng trên đất phiến thạch sét tầng dày; phát dọn

thực bì toàn diện và đốt; bón lót 0,2kg phân NPK/hố;

Chăm sóc

- Năm thứ 1: phát thực bì, xới đất vun gốc;

- Năm thứ 2: phát thực bì 2 lần, xới vun gốc 2 lần.

II

Kỹ thuật trồng mới rừng gỗ lớn

1

Keo tai tượng


Giống

Giống Keo tai tượng gieo ươm từ hạt xuất xứ Pongaki nhập từ Australia, hoặc các xuất xứ đã được công nhận

tại Việt Nam.

Thời vụ

trồng

- Vụ xuân: Tháng 2 - 4 dương lịch.

- Vụ thu: Tháng 7 - 9 dương lịch.

Đào hố

K ch thước: 40 x 40 x 40 cm

Mật độ

1.100 - 1.330 cây/ha

Trồng

rừng

Phát dọn thực bì toàn diện; bón lót 0,2 kg Super lân và

0,5 kg phân vi sinh/ hố


Chăm sóc

- Năm thứ 1: phát thực bì 2 lần/ năm, bón thúc 0,2 kg super lân/gốc kết hợp xới đất vun gốc;

- Năm thứ 2: phát thực bì 2 lần/ năm, xới vun gốc; Tỉa

cành > 1 cm


TT

Loài cây

Chỉ tiêu

kỹ thuật

Nội dung




- Năm thứ 3: phát thực bì 2 lần/ năm

2

Keo lai

Giống

- Keo lai hom (BV32, BV16);

- Keo lai mô

Thời vụ

trồng

- Vụ xuân: Tháng 2 - 4 dương lịch.

- Vụ thu: Tháng 7 - 9 dương lịch.

Đào hố

K ch thước: 40 x 40 x 40 cm

Mật độ

1.100 - 1.330 cây/ha

Trồng

rừng

Phát dọn thực bì toàn diện; bón lót 0,2 kg Super lân và

0,5 kg phân vi sinh/ hố


Chăm sóc

- Năm thứ 1: phát thực bì 2 lần/ năm, bón thúc 0,2 kg super lân/gốc kết hợp xới đất vun gốc;

- Năm thứ 2: phát thực bì 2 lần/ năm, xới vun gốc; Tỉa cành > 1 cm

- Năm thứ 3: phát thực bì 2 lần/ năm

3

Bồ đề

Giống

Giống được mua từ các vườn ươm có uy t n

Thời vụ

trồng

- Vụ xuân: Tháng 2 - 4 dương lịch.

- Vụ thu: Tháng 7 - 9 dương lịch.

Đào hố

K ch thước: 40 x 40 x 40 cm

Mật độ

1.100 - 1.330 cây/ha

Trồng

rừng

Phát dọn thực bì toàn diện; bón lót 0,1 kg Super lân +

0,2 kg NPK (16:16:8) và 0,5 kg phân vi sinh/ hố


Chăm sóc

- Năm thứ 1: phát thực bì 2 lần/ năm, bón thúc 0,2 kg NPK (16:16:8)/ gốc, kết hợp xới đất vun gốc;

- Năm thứ 2: phát thực bì 2 lần/ năm, xới vun gốc; Tỉa cành > 1 cm

- Năm thứ 3: phát thực bì 2 lần/ năm

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí