Phân Bổ Kinh Phí Cho Các Dự Án Oda Trong Lâm Nghiệp


Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển Nam Việt Nam (WB2) với tổng số vốn vay ưu đãi là 31,8 triệu USD.

Mục tiêu dự án: Tái lập và phát triển các hệ sinh thái ven biển và khả năng đa dạng hoá sinh học có liên quan của chúng bằng cách tái tạo các hệ sinh thái rừng ngập biển và tái lập các chức năng bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản bền vững của chúng tại các tỉnh vùng dự án.

Các hợp phần dự án: Trồng, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn (bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên và bãi cá); Phát triển và chuyển giao công nghệ,Phát triển xã hội; Phát triển thể chế, chính sách, Tái định cư; Giám sát và đánh giá, Điều phối dự án.


Dự án vốn vay do Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) tài trợ:


Dự án khu vực Lâm nghiệp do ADB tài trợ là dự án vốn vay đầu tiên của ngành Lâm nghiệp (Hiệp định tín dụng số 1515-VIE (SF)). Dự án có tổng vốn đầu tư là 53,2 triệu USD (theo thiết kế ban đầu), trong đó vốn vay của ADB là 33 triệu USD (thời hạn vay 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 0%, phí dịch vụ 1%), viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan là 7 triệu USD, vốn đối ứng là 5,2 triệu USD và vốn đóng góp của người hưởng lợi vùng dự án là 8 triệu USD. Dự án được thiết kế thực hiện trong 5 năm 1998 – 2003.

Mục tiêu dự án: i) Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở 3 vùng đầu nguồn: sông Chu (Thanh Hóa), hồ Trúc Kinh (Quảng Trị) và sông Ba (Gia Lai và Phú Yên); hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng dự án; ii) Mở rộng diện tích rừng, nâng cao độ che phủ của rừng trong vùng dự án, góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ở Việt Nam;và iii) Bảo vệ và cung cấp nước cho các công trình thủy điện, kéo dài tuổi thọ và nâng cao công suất của các công trình thủy lợi vùng hạ lưu, đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án.


Các hợp phần dự án: i) hợp phần lâm nghiệp, ii) hợp phần nông lâm kết hợp và

iii) hợp phần cơ sở hạ tầng nông thôn.


Sau 5 năm thực hiện, dự án đã triển khai đầu tư nhiều hoạt động trồng và tái tạo rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất, phát triển nông lâm kết hợp, và nâng cấp, cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, cũng như các hoạt động đào tạo cán bộ và tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho các hộ nông dân ở 38 tiểu dự án xã.

Tính đến hết tháng 12/2002, 6.395 ha rừng đã được trồng, trong đó có 5.158 ha rừng phòng hộ và 1.287 ha rừng sản xuất. Bên cạnh đó, dự án đã thực hiện hợp đồng giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ 45.586 ha rừng tự nhiên, đạt 88,9% chỉ tiêu đề ra. Để quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, dự án đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh trong vùng dự án triển khai nghiên cứu khung Quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản.

Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ đầu tư trồng 1.710 ha nông lâm kết hợp giữa cây lương thực và cây ăn quả với nhiều mô hình khác nhau nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, dự án cũng đã triển khai xây dựng và cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng xã. Những công trình này tuy quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực đối với người dân vùng thụ hưởng dự án.

Nhận thấy đến ngày kết thúc theo kế hoạch ban đầu là 31/12/2003, dự án sẽ không thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả các mục tiêu đã đề ra. Hơn nữa năng lực thực hiện dự án và kết quả thực hiện dự án đã được cải thiện. Do vậy, Đoàn đánh giá giữa kỳ ADB đã đồng ý với yêu cầu của phía Việt Nam là gia hạn thời gian thực hiện dự án thêm 3 năm, tức là đến 31/12/2007.

Dự án khu vực lâm nghiệp và quản lí rừng phòng hộ đầu nguồn với tổng số vốn vay ưu đãi là 33,1 triệu USD được thực hiện tại 4 tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên.


Mục tiêu dự án: i) Quản lí bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ sản xuất, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc trong vùng dự án; ii) Phát triển mở rộng diện tích rừng, nâng cao độ che phủ của thảm thực vật, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới Việt Nam;

Các hợp phần của dự án: i) Trồng rừng phòng hộ, Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có;

ii) Trồng rừng sản xuất, Nông lâm kết hợp, Cơ sở hạ tầng xã; iii) Giám sát và đánh giá, và iv) Đào tạo và khuyến nông lâm.

3.2. Phân bổ kinh phí cho các dự án ODA trong Lâm nghiệp


Bảng 3 dưới đây chỉ rõ tổng kinh phí các chương trình, dự án phân theo hình thức cung cấp ODA, trong đó 10 dự án viện trợ không hoàn lại của 3 nhà tài trợ song phương (Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản) và một nhà tài trợ đa phương (PAM) với tổng kinh phí 127,7 triệu USD (chiếm 43,4%) và 4 dự án vốn vay của 2 nhà tài trợ đa phương (WB, ADB) và 1 nhà tài trợ song phương (JBIC Nhật Bản) với tổng kinh phí 166,7 triệu USD (chiếm 56,6%).


Bảng 3: Tổng kinh phí các chương trình, dự án đầu tư Lâm nghiệp phân theo hình thức cung cấp ODA

Đơn vị tính: Triệu USD



Tên các dự án


Tổng số

Trong đó


Thời gian thực hiện

Vay ưu đãi

Không hoàn lại

Đối ứng

Dân góp

I.Dự án không

127,7


106,8

20,9



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 7


hoàn lại







1.FCP

13,3


13,3



1991-1995

2.PAM 4304

33,0


23,3

9,7


1992-1998

3.MRDP

18,1


16,3

1,8


1996-2002

4.KfW1

5,7


4,9

0,8


1996-2001

5.PAM 5322

18,4


14,9

3,5


1997-2002

6.KfW2

9,3


7,7

1,6


1997-2002

7.KfW3

6,0


5,0

1,0


2000-2005

8.KfW3 pha 2

3,0


2,5

0,5


2001-2006

9.PACSA

11,5


11,2

0,3


2001-2005

10.KfW4

9,4


7,7

1,7


2002-2008

II.Dự án vốn vay

166,7

100,0

23,3

35,4

8,0


11.ADB

53,2

33,1

7,0

5,1

8,0

1997-2003

12. WB1

32,3

21,5

5,0

5,8


1998-2004

13. WB2

65,6

31,8

11,3

22,5


2000-2006

14.JBIC

15,6

13,6


2,0


2002-2007

Tổng cộng

294,4

100,0

130,1

56,3

8,0



(Nguồn: Ban quản lí các dự án Lâm nghiệp-2006)


3.3. Công tác giải ngân vốn ODA


Công tác giải ngân chậm, chỉ đạt vào khoảng 25-60% so với thiết kế. Các dự án viện trợ không hoàn lại thường có tốc độ giải ngân nhanh hơn, đạt khoảng 45-60% ( ví dụ: dự án PAM 4304; KfW 1; PAM 5322…) trong khi đó giải ngân các dự án vốn vay ưu đãi lại rất chậm, đạt khoảng 25-45% (ví dụ: dự án ADB; WB1; WB 2…), thể hiện qua bảng 4 như sau:


Bảng 4: Cam kết và giải ngân các dự án ODA lâm nghiệp


Đơn vị: Triệu USD



Tên các dự án

Cam kết

Giải ngân


Tỷ lệ(%)

I.Dự án không hoàn lại

127,7

62,69

49,1

FCF

13,3

6,96

52,3

PAM 4304

33,0

20,49

62,1

MRDP

18,1

10,7

59,1

KfW 1

5,7

3,17

5,6

PAM 5322

18,4

11,05

60,1

KfW 2

9,3

4,82

51,8

KfW 3

6,0

3,08

51,3


KfW 3 pha 2

3,0

1,42

47,3

PACSA

11,5

6,2

53,9

KfW 4

9,4

4,8

51,1

II.Dự án vốn vay

166,7

55,7

33,4

ADB

53,2

18,46

34,7

WB 1

32,2

8,98

27,9

WB 2

65,6

22,11

33,7

JBIC

15,6

6,17

39,6

(Nguồn: Ban quản lí các dự án lâm nghiệp-2006)


Biểu đồ 4:Tình hình cam kết và giải ngân các dự án ODA lâm nghiệp

6.17

15.6

22.11

65.6

8.98

32.3

18.46

53.2

4.8

9.4

6.2

11.5

1.42

3

3.08

6

4.82

9.3

11.05

18.4

3.17

5.7

10.7

18.1

20.49

33

6.96

13.3

Giải ngân


Cam kết

JBIC WB 2

WB 1 ADB KfW 4 PACSA

KfW 3 pha 2


KfW 3


KfW 2


PAM 5322


KfW 1 MRDP PAM 4304

FCF


0 10 20 30 40 50 60 Triệu 7U0SD


(Nguồn: Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp-2006)


4. Đánh giá chung về tình hình thu hút và sử dụng ODA trong ngành lâm nghiệp

Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước, trong hơn 10 năm qua việc thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả có ý nghĩa quan trọng.

Trong thời kỳ 1991-1995 các nhà tài trợ tập trung chủ yếu cung cấp 2 dự án viện trợ không hoàn lại: Chương trình FCP (SIDA Thụy Điển) và dự án PAM 4304 với mục tiêu chính là phát triển lâm nghiệp và trồng rừng sản xuất.


Các nhà tài trợ đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức trên lĩnh vực lâm nghiệp và mở rộng ra lĩnh vực phát triển nông thôn trong những năm 1996-2000: SIDA và PAM tiếp tục hỗ trợ thêm 2 chương trình, dự án (MRDP và PAM 5322) và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) đã đầu tư 3 dự án viện trợ không hoàn lại để trồng rừng sản xuất. Trong thời kỳ này, ngành Lâm nghiệp đã tiếp nhận dự án vốn vay đầu tiên tháng 12/1997: Dự án Khu vực Lâm nghiệp và quản lí rừng phòng hộ đầu nguồn do ADB tài trợ; Tiếp theo, Ngân hàng thế giới cũng đã đầu tư 2 dự án vốn vay (WB1 tháng 6/1998 và WB2 tháng 6/2000). Tổng kinh phí 3 dự án vốn vay này lên tới 151,1 triệu USD, trong đó vốn tín dụng ưu đãi là 86,4 triệu USD và vốn hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại để thực hiện dự án là 23,3 triệu USD. Nội dung của các dự án đầu tư vay vốn rất đa dạng, phức tạp và mang tính chất của dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn.

Giai đoạn 2001-2005 được đánh dấu bằng sự kết thúc hoạt động tài trợ của Chương trình lương thực thế giới ở Việt Nam, trong đó có ngành lâm nghiệp do Việt Nam đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Dự án PAM 5322 đã tiến hành bàn giao thành quả dự án cho 5 tỉnh vùng Đông Bắc. Tương tự như vậy, Chương trình MRDP do Thụy Điển tài trợ đã kết thúc vào tháng 4/2003. Chính phủ Thụy Điển thống nhất tiếp tục đầu tư cho Việt Nam chương trình “xoá đói giảm nghèo”. Mặc dù Thụy Điển đánh giá chương trình MRDP là một trong những dự án tốt nhất của sự hợp tác Việt Nam-Thụy Điển, nhưng theo chính sách và phương pháp tiếp cận theo chương trình mới của SIDA cơ quan chủ quản sẽ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời kỳ này, trên cơ sở thực hiện thành công của các dự án trồng rừng, đặc biệt là dự án KfW 1, Chính phủ cộng hoà liên bang Đức đã tài trợ tiếp 2 dự án (KfW 3 mở rộng trong năm 2001 và KfW 4 năm 2002). Cũng trong thời gian này, Nhật Bản đã tài trợ 2 dự án trồng rừng: Dự án viện trợ không hoàn lại của JICA theo phương thức BOT và dự án vốn vay của JBIC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022