Phương Pháp Đánh Giá Thực Trạng Trồng Rừng Và Trồng Rừng Sản Xuất Cung Cấp Gỗ Lớn Ở Tỉnh Phú Thọ


+ Các ch nh sách khuyến kh ch phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận

Trồng rừng với chu kỳ ngắn nên giá trị kinh tế từ rừng trồng mang lại chỉ đạt khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/chu kỳ 5 năm, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người trồng rừng, chưa có t ch lũy và làm giàu. Trong khi đó, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp tỉa thưa khi cây trồng vào năm thứ 4, để lại mật độ phù hợp từ 800 - 1.000 cây/ha thì dự kiến khi rừng từ 10 năm tuổi trở lên cây keo sẽ

đạt chiều cao bình quân khoảng 18 m, đường k nh thân hơn 19 cm, trữ lượng gỗ hơn 180 m3/ha, trong đó có khoảng 60% đạt chất lượng gỗ xẻ. Theo giá gỗ hiện nay thì 1 ha rừng mô hình có giá trị khoảng 190 - 200 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy mặc dù việc chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn phải kéo dài thời gian chăm sóc thêm khoảng từ 5 - 6 năm nhưng giá trị kinh tế mang lại cho

người dân gấp 3 - 3,5 lần so với trồng rừng gỗ nguyên liệu như hiện nay. Ngoài ra, trồng rừng gỗ lớn còn giúp giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng do đó giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác.

2.4.2. Phương pháp kế thừa các tài liệu

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan về rừng trồng sản xuất và rừng trồng cung cấp gỗ lớn.

- Kế thừa các số liệu kiểm kê rừng tỉnh Phú Thọ.

- Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.

2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

2.4.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng trồng rừng và trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ

- Làm việc với các đơn vị quản lý về Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh như Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm để nắm tình hình chung về sản xuất Lâm nghiệp,


đặc biệt là trồng rừng; thu thập các số liệu về diện tích rừng trồng ở tỉnh qua các năm; phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật về: i) Diện tích rừng trồng; ii) Loài cây trồng rừng; iii) Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng; iv) Chu kỳ kinh doanh; v) sản ph m gỗ lớn, gỗ nhỏ,… Số lượng người phỏng vấn: 2 lãnh đạo và 3 kỹ thuật.

Trên cơ sở nội dung làm việc trên đây, tiến hành lựa chọn 4 huyện có diện tích rừng trồng tập trung lớn (Đoan Hùng, Yên Lập, Tân Sơn, Hạ Hoà) để điều tra, mỗi huyện chọn 2 đơn vị Lâm nghiệp và 10 hộ gia đình trồng rừng để điều tra cụ thể về thực trạng trồng rừng ở các nơi. Kết quả sẽ phân t ch và đánh giá hệ thống về những đặc điểm chung và riêng biệt của các khu vực.

2.4.3.2. Phương pháp tổng kết và đánh giá một số mô hình rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ

Khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đề tài lựa chọn các mô hình rừng trồng gỗ lớn đặc trưng trong tỉnh để điều tra đánh giá chi tiết. Các mô hình được lựa chọn là những mô hình phổ biến cũng như đặc thù ở tỉnh, có độ tuổi khác nhau (ưu tiên lựa chọn các mô hình có tuổi cao), đại diện cho các loài cây trồng khác nhau; các lập địa khác nhau, phương thức và biện pháp kỹ thuật trồng khác nhau; đại diện cho các vùng trồng khác nhau. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đề tài đã chọn ra 5 mô hình rừng trồng gỗ lớn để đánh giá gồm:

- 3 mô hình trồng rừng cây nhập nội mọc nhanh Keo tai tượng, trong đó có 2 mô hình trồng tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tuổi rừng 9 tuổi do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ xây dựng, 1 mô hình trồng tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba do Công ty Cổ phần Thương mại Lương Sơn xây dựng, tuổi rừng 10 tuổi.

- 2 mô hình trồng cây lá rộng bản địa Chò nâu tại xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng do Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ xây dựng, tuổi rừng 13 và 42 tuổi.

Thông tin chi tiết về các mô hình này được trình bày ở phần 4.2 luận văn. Các chỉ tiêu đánh giá mô hình gồm:

- Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1,3; Hvn, Dt gắn với lập địa và năm trồng.


- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Giống, làm đất, bón phân,...

- Phân tích những ưu và nhược điểm của mô hình.

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG

- Loài cây:………………………..

- Diện t ch:……………………….

- Toạ độ:…………………………..

- Độ dốc:………Độ cao:…………

- Địa điểm:……………………………………

- Tháng/năm trồng:…………………………...

- Người điều tra:……………………………...

- Ngày điều tra:………………………………


TT

C1.3

(cm)

Hvn (m)

Dt

(m)

Độ cong

(Khúc)

Ph m chất

1






2






3






4






….






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ - 5


2.4.3.3. Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng

Làm việc với các đơn vị quản lý về Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh như Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm để nắm tình hình chung về chế biến và sử dụng sản ph m gỗ trên địa bàn; xác định các cơ sở chế biến để điều tra chi tiết.

Lựa chọn 3 cơ sở chế biến gỗ để điều tra về tình hình sử dụng nguyên liệu gỗ đầu vào cho chế biến: chủng loại gỗ, k ch thước, giá cả, sản ph m chế biến, kênh tiêu thụ, công nghệ chế biến,…

2.4.3.4. Phương pháp phân tích và đánh giá các chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn

- Rà soát các chính sách hiện hành có liên quan đến phát triển gỗ lớn: Luật, Nghị định, Quyết định, thông tư,....

- Phân tích các mặt được cũng như tồn tại của các chính sách.

2.4.3.5. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ


+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Phú Thọ.

+ Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở các nội dung đã đạt được, đề tài đề xuất các giải pháp về Khoa học công nghệ, về thị trường, chế biến, chính sách,....

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tác giả tính toán các số liệu điều tra bằng phần mềm Microsoft office 2010.

Các chỉ tiêu phân tích gồm:

- Sinh trưởng đường kính (D1.3):

(cm)

Trong đó: là đường k nh bình quân tại vị tr 1,3 m (cm) D1.3i là đường k nh tại v tr 1,3 m của cây thứ I (cm) n là số cây trong OTC

- Sinh trưởng chiều cao (Hvn):


(m)

Trong đó: là chiều cao vút ngọn bình quân (m) Hvni là chiều cao vút ngọn của cây thứ I (m) n là số cây trong OTC

- Mật độ lâm phần:


(cây/ha)

Trong đó: N là mật độ lâm phần (cây/ha)

Notc là số cây có trong OTC (cây/otc) Sotc là diện t ch của OTC đo đếm (m2)

- Thể tích của cây cá thế:

Vi = ∑Gi * Hvn * F (m3)

Trong đó: Vi là thể t ch của cây i trong OTC (m3)

Gi là tiết diện ngang cây thứ i (G = π*R2) (m) R là bán k nh thân cây tại vị tr 1,3m (cm)

F là hình số (t nh với F = 0,5)


- Trữ lượng lâm phần:


(m3/ha)

Trong đó: M là trữ lượng lâm phần (m3/ha)

Vi là thể t ch của cây i trong OTC (m3) Sotc là diện t ch của OTC đo đếm (m2)


Chương 3:

ĐIỀU IỆN TỰ NHIÊN, INH TẾ - XÃ HỘI HU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều iện tự nhiên

3.1.1. ị tr địa lý, diện t ch, ranh giới

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi ph a Bắc, nằm ở vùng tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc nên Phú Thọ có vị tr chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn. Ranh giới địa l của tỉnh như sau:

- Ph a Bắc giáp Tuyên Quang;

- Ph a Đông giáp Hà Nội;

- Ph a Tây giáp Sơn La;

- Phía Nam giáp Hoà Bình,

Phú Thọ có 13 đơn vị hành ch nh gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, C m Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập; 277 xã, phường, thị trấn.

3.1.2. Địa h nh

Địa hình tỉnh Phú Thọ bị chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng: Gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, C m Khê và một phần của Hạ Hòa có diện t ch tự nhiên gần 2.400 km2, bằng 67,94% diện t ch tự nhiên toàn tỉnh. Đây là tiểu vùng có lợi thế phát triển chủ yếu cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân tr còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản...

để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.


- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: Gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện t ch tự nhiên 1.132,5 km2, bằng 32,06% diện t ch tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những nương ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.

3.1.3. Kh hậu, thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng kh hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa t, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 230C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800 mm/năm, độ m không kh trung bình hàng năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.330 giờ, tổng t ch ôn trung bình hàng năm 8.0000C.

Nhìn chung, kh hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa hè (70%) là điều kiện hình thành lũ ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống của nhân dân. Vùng miền núi ph a Tây thường xuất hiện sương muối vào mùa đông nên tác động xấu tới sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.

3.1.3.2. Thủy văn

Nguồn nước mặt: Với diện t ch lưu vực của 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn.

Nguồn nước ngầm: Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở La Phù - Huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chu n quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn.


3.1.4. Tài nguyên rừng

Diện t ch rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện t ch tự nhiên). Với diện t ch rừng hiện có 178.723,50 ha, trong đó có 123.254,63 ha rừng sản xuất (chủ yếu là sản xuất là rừng tự nhiên: 21.512,28 ha; rừng trồng sản xuất 78.318,76 ha), cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển (đáng chú nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).

Diện t ch đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 31.613,4 ha, chiếm 15,9% diện t ch đất lâm nghiệp. Qua đây có thể thấy diện t ch đất trống ở tỉnh Phú Thọ còn khá lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển rừng.

Tổng trữ lượng gỗ các loại đạt khoảng 6,4 triệu m3, trong đó: rừng tự nhiên là

3.016.692 m3, rừng trồng là 3.378.375 m3 và trên 100 triệu cây tre nứa.

3.2. Điều iện inh tế - xã hội

3.2.1. ân số, dân tộc, lao động

Là một tỉnh miền núi, xuất phát đi lên từ một nền nông nghiệp, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, do đó dân số tỉnh Phú Thọ tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (trên 80% so với tổng dân số), khu vực thành thị (dưới 20% so với tổng dân số) và trung bình 5 năm từ 2010 - 2014, cơ cấu dân số thành thị chỉ đạt 17,8%, còn nông thôn là 82,2%.

Trong những năm gần đây, có sự dịch chuyển về dân số giữa khu vực nông thôn và thành thị theo hướng tăng tỷ lệ dân số khu vực thành thị từ 15,9% (năm 2010) lên 18,5% (năm 2014) và giảm tỷ lệ dân số khu vực nông thôn từ 84,1% (năm 2010) còn 81,5% (năm 2014). Cơ cấu dân số thành thị giai đoạn 2010 - 2014 tăng bình quân 0,52%/năm, nguyên nhân do có sự dịch chuyển lao động khu vực nông thôn ra thành thị, mặt khác do sự phát triển kinh tế - xã hội một số đơn vị hành ch nh cấp xã chuyển lên thành phường, thị trấn. Điều đó được thể hiện qua bảng 3.1.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023