Đề Xuất Các Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Rừng Trồng Cung Cấp Gỗ Lớn Ở Tỉnh Phú Thọ


+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quản l , sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản l rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển sản xuất bền vững.

+ Giai đoạn 2013 – 2015: Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản 5%/năm; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,8%.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4,5%/năm; Tỷ lệ che phủ rừng 51%.

- Định hướng phát triển Lâm nghiệp:

- Giữ ổn định 60 nghìn ha rừng trồng nguyên liệu tập trung; hàng năm diện t ch khai thác bình quân trên 5.000 ha; đến năm 2015 diện t ch trồng mới và lại sau khai thác 12,6 ngàn ha (trong đó: Rừng sản xuất 11,9 ngàn ha; rừng phòng hộ, đặc dụng 0,7 ngàn ha); khoán bảo vệ rừng tự nhiên 33,329 ngàn ha/năm; sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt 70 m3/ha/chu kỳ. Giai đoạn 2016 - 2020, trồng mới và lại rừng sau khai thác 28,54 ngàn ha rừng (trong đó: Rừng sản xuất 27.646 ha; rừng phòng hộ, đặc dụng 894 ha); khoán bảo vệ rừng tự nhiên 33,329 ngàn ha/năm;

khoanh nuôi phục hồi rừng 5,705 ngàn lượt ha (bình quân 1,14 ngàn ha/năm); làm giàu rừng kết hợp với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng trên diện t ch 5.000 ha; sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt trên 100 m3/ha/chu kỳ.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực canh tranh:

+ Đ y mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giấy, chế biến ván ép MDF, HDF, sản xuất đồ mộc gia dụng...; quản l , sử dụng có hiệu quả diện t ch rừng tự nhiên, cải tạo thay thế những diện t ch rừng tự nhiên nghèo kiệt, kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất, chất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

lượng cao, đáp ứng tiêu ch bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 diện t ch rừng sản xuất áp dụng tiêu chu n quản l rừng bền vững (FSC) đạt trên 15%.

+ Tập trung đầu tư thâm canh nâng cao năng suất rừng trồng; thực hiện tốt công tác quản l nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp; nâng tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới (keo mô) được công nhận lên 30 - 40% vào năm 2020. Mở rộng diện t ch canh tác cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có thế mạnh như: Sa nhân, kim tiền thảo, đẳng sâm, ba k ch, tam thất...

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ - 10

+ Tăng cường quản l , bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn có hiệu quả các nguồn gen, đa dạng sinh học; đồng thời khai thác có hiệu quả du lịch sinh thái, tâm linh, nghỉ dưỡng tại các khu rừng đặc dụng.

+ Phát huy có hiệu quả giá trị môi trường rừng thông qua Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Ch nh phủ. Tiếp tục đ y mạnh xã hội hóa lâm nghiệp, huy động sự tham gia rộng rãi, t ch cực của các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, thông qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.

Đánh giá chung: Trong những năm gần đây, vấn đề trồng rừng gỗ lớn nhận được nhiều sự quan tâm của ch nh phủ, ch nh sách đầu tư phát triển rừng trồng đáp ứng mục tiêu gỗ lớn được quan tâm và chỉ đạo rất chặt chẽ, các văn bản hướng dẫn đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Thọ việc triển khai các văn bản này còn rất chậm, tuy Sở NN&PTNT đã có văn bản 92/KH-UBND chỉ đạo thực hiện theo định hướng tái cơ cấu ngành, nhưng đề án định hướng chung chung cho cả ngành Nông nghiệp, chưa tập trung nhiều cho các vấn đề Lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển gỗ rừng trồng gỗ lớn. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện trồng rừng mục tiêu gỗ lớn vẫn còn rải rác, chưa có quy hoạch cụ thể. Cần có những đổi mới các ch nh sách hiện hành về vay vốn t n dụng ưu đãi, thuận tiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn. Ngoài việc hỗ trợ kinh ph cho giống, khuyến lâm và cơ sở hạ tầng, không nên hỗ trợ vốn cho


không để trồng rừng sản xuất mà nên chuyển sang hình thức cho vay ưu đãi để trồng rừng gỗ lớn.

4.5. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ

4.5.1. Thuận lợi

- Nhu cầu tiêu thụ gỗ và các sản ph m từ gỗ ngày càng gia tăng, đặc biệt là gỗ lớn và các sản ph m từ gỗ lớn. Dự báo trong những năm tới nhu cầu gỗ cho chế biến xuất kh u và nhu cầu nguyên liệu từ rừng trồng trong nước ngày càng gia tăng.

- Nguồn cung gỗ lớn từ rừng tự nhiên trong nước trong những năm tới và tương lai gần vẫn bị hạn chế do hầu hết (70-80%) các diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và nghèo kiệt, trữ lượng thấp; Chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, từ đó sẽ tạo cú h ch và động lực cho phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn trong nước, trong đó có tỉnh Phú Thọ.

- Diện tích rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ trong tỉnh Phú Thọ là rất lớn, vì vậy có rất nhiều tiềm năng cho việc chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Ban hành các hướng dẫn chuyển hóa rừng này cho các loài Keo và Bạch đàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ở tỉnh Phú Thọ.

- Về mặt chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN về Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Trong giải pháp nâng cao giá trị gia tăng ngành, việc phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn) là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đối với ngân sách nghiên cứu khoa học, đề án cũng chỉ rõ ngân sách nghiên cứu khao học tập trung để nghiên cứu ứng dụng các giống đã qua thử nghiệm, điều tra lập địa để xác định diện tích trồng rừng phù hợp với giống cây trồng và chuyển giao công nghệ thâm canh gỗ lớn và gỗ nhỏ cho các vùng sinh thái.

- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn


2014 - 2020. Trong đó có các mục tiêu về năng suất trồng rừng gỗ lớn. Quyết định cũng đề cập đến việc xây dựng các mô hình chuyển hóa cũng như kế hoạch chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn giai đoạn 2014 - 2020.

4.5.2. Khó khăn

- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên (các yếu tố địa hình: Loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc và độ cao; yếu tố khí hậu: tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm) có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, sản lượng rừng trồng gỗ lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sinh trưởng phát triển và năng suất của những diện tích rừng trồng gỗ nhỏ chuyển sang kinh doanh gỗ lớn và những diện tích trồng mới theo mục tiêu kinh doanh gỗ lớn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, những thông tin này chưa nhiều và việc sử dụng các thông tin này vào trong sản xuất còn rất hạn chế.

- Các yếu tố về kinh tế - xã hội: diện tích rừng trồng (Keo lai và Keo tai tượng) phần lớn do người dân quản lý, việc kéo dài thời gian kinh doanh rừng (kéo dài chu kỳ kinh doanh) từ kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn không phải địa phương nào cũng ủng hộ và không phải chủ rừng nào cũng có điều kiện thực hiện mặc dù hiệu quả kinh doanh gỗ lớn đã được khẳng định là cao hơn. Sở d là diện tích trồng rừng chưa tập trung, nguồn vốn vay khó tiếp cận, không đảm bảo nguồn vốn quay vòng sản xuất; rủi ro thiên tai khi kéo dài thời gian kinh doanh, v.v...

- Khoa học công nghệ áp dụng trong chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn và trồng mới rừng kinh doanh gỗ lớn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định lập địa, đầu tư ban đầu, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong cả chu kỳ kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản ph m.

- Việc trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ, băm dăm trong thời gian qua đã được các địa phương trong tỉnh quy hoạch các cơ sở sản xuất (nhà máy băm dăm) nên việc chuyển đổi rừng sang kinh doanh gỗ lớn đòi hỏi phải có những bước đi đúng đắn trong việc đảm bảm tổng thể phát triển trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản ph m của địa phương.


- Việc quy hoạch trồng rừng thiếu tính thực tiễn dẫn đến người dân trồng rừng ở những vùng sâu vùng xa khu dân cư, đường giao thông, nhà máy dẫn đến chi phí cho vận chuyển từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ tăng cao làm giảm đáng kể thu nhập của người dân. Đặc biệt, diện tích rừng trồng của các hộ gia đình nhỏ, nếu trong cùng 1 lô, nếu gia đình ngoài chặt và trồng mới thì những hộ có rừng ở phía trong cũng chặt, vì nếu để lại sẽ không có đường vận xuất cho khai thác sau này.

- Chưa có cơ chế phù hợp để khuyến kh ch người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn hoặc chuyển đổi rừng trồng nguyên liệu (gỗ nhỏ) sang kinh doanh gỗ lớn. Mặc dù Nhà nước đã đề xuất một số ch nh sách trong Đề án kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 như ch nh sách đất đai, t n dụng, vay vốn vv… Tuy nhiên, để áp dụng được vào sản xuất, mỗi địa phương cần xây dựng đề án riêng, và hiện nay các tỉnh mới đang triển khai xây dựng đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chưa có ch nh sách hỗ trợ cho người dân vay vốn để kinh doanh rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn. Kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài so với kinh doanh gỗ nhỏ (bột giấy, băm dăm, v.v...), chi ph đầu tư lớn, trong khi vay vốn sản xuất của các Cty lâm nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình rất khó khăn; kinh ph nuôi dưỡng rừng chủ yếu do các chủ rừng tự bỏ ra.

- Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài và nguy cơ rủi ro của rừng trồng gỗ lớn là gió, bão, hạn hán, cháy rừng và vốn, trong khi chúng ta chưa có chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng.

- Thị trường giá cả thiếu ổn định, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chính sách quản lý thu mua còn nhiều bất cập là yếu tố hạn chế tới việc khuyến kh ch người dân và các nhà đầu tư trong việc liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.

- Chưa có nhiều mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn điển hình tại các vùng trong tỉnh làm cơ sở tham quan, tuyên truyền, học tập.


4.5.3. Các giải pháp góp phần phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ

4.5.3.1. Giải pháp về quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn

- Không phải diện t ch nào cũng có thể phát triển gỗ lớn một cách hiệu quả, do đó cần phải quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung ở những nơi có điều kiện phù hợp. Quy hoạch vùng phát triển nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến với diện tích khoảng 70.000 ha rừng trồng, trong đó 10% diện tích quy hoạch sản xuất gỗ lớn, 90% sản xuất gỗ nhỏ để phát huy cao nhất năng suất rừng trồng đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy.

- Trồng và chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ lớn: 8,42 nghìn ha tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, C m Khê, Đoan Hùng, Hà Hòa, trong đó tổng diện tích chuyển hoá từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn là 4.965 ha và trồng mới rừng gỗ lớn là 3.450 ha. (Chi tiết phụ lục 2).

- Tổ chức rà soát, xác định thực trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thuộc các chủ quản l , điều chỉnh và thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đã được giao nhưng sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đ ch.

4.5.3.2. Giải pháp về Khoa học - công nghệ và khuyến lâm

- Xác định tập đoàn loài cây phù hợp với trồng rừng sản xuất, gồm các loài: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ,... đưa giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào trồng rừng, nâng tỷ lệ sử dụng giống mới (Keo lai mô) lên 30 - 40% vào năm 2020; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gồm các loài như: Lim xanh, Lát hoa, Giổi xanh, Sồi phảng...

- Để phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn thì bắt buộc phải ứng dụng các giống mới có năng suất và chất lượng cao, t nh chống chịu bệnh và chịu lạnh, đặc biệt là những giống đã được công nhận trong những năm gần đây vào sản xuất. Trên cơ sở danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp đã được Bộ NN&PTNT công nhận, tỉnh Phú Thọ cần có những khảo nghiệm và đánh giá, xác định tập đoàn giống cây trồng phù hợp cho tỉnh mình.


- Công tác quản l và giám sát giống phải được tăng cường một bước để đảm bảo các giống tốt được đưa vào sản xuất đúng chủng loại và chất lượng. Để tạo điều kiện thuận lợi áp dụng trong sản xuất, tỉnh cần xây dựng một cơ sở dữ liệu về các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có đủ điều kiện trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.

- Tiếp tục đ y mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng các vườn ươm có chất lượng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu cung cấp giống chất lượng cho tỉnh và khu vực.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Dự án đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp chất lượng cao tỉnh Phú Thọ.

- Kỹ thuật xử l thực bì và quản l vật liệu hữu cơ sau khai thác cần phải có những thay đổi cho phù hợp như băm nhỏ, rải đều và giữ lại trên diện t ch trồng rừng (không đốt toàn diện như trước đây), kết hợp bón phân, thâm canh để đảm bảo năng suất được duy trì bền vững qua các chu kỳ kinh doanh.

- Áp dụng các biện pháp tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng và kéo dài chu kỳ kinh đoanh để đạt gỗ lớn theo từng chủng loại sản ph m.

- Trước mắt trong giai đoạn chuyển tiếp cần xác định và lựa chọn các khu rừng có tiềm năng để chuyển hoá, kỹ thuật cụ thể áp dụng theo quy trình của Bộ NN&PTNT đã ban hành.

- Cần có các tổng kết đánh giá và phát triển nhân rộng các mô hình trồng cây phân tán trong vườn hộ, vườn rừng, trồng cây bản địa mọc nhanh có giá trị kinh tế cao.

- Đ y mạnh các dự án khuyến lâm, dự án sản xuất thử nghiệm trên địa bàn, nhân rộng các mô hình gỗ lớn đã thành công, đặc biệt ở những xã có nhiều rừng và đất rừng.

- Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng mới và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn để tăng năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn).


- Gắn nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đáp ứng với yêu cầu của sản xuất và thị trường có sự tham gia của chủ rừng và doanh nghiệp.

4.5.3.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng cường tuyên truyền phổ cập, nâng cao nhận thức với các hộ trồng rừng, các doanh nghiệp đặc biệt cần có cơ chế rõ ràng để khuyến kh ch, thúc đ y trồng rừng cung cấp gỗ lớn.

- Đào tạo, thu hút lao động nghề rừng; khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp.

- Đào tạo nghề cho người lao động: Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất mới trong trồng rừng, khai thác rừng và chế biến, tiêu thụ sản ph m cho các hộ nông dân.

4.5.3.4. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ

- Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, thúc đ y chế biến tinh đến các sản ph m cuối cùng. Điều chỉnh cơ cấu sản ph m gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản chế biến có nguồn gốc trong tỉnh, phát triển hài hòa sản xuất đồ gỗ ngoại thất, nội thất, hạn chế xuất kh u sản ph m thô (dăm gỗ, ván bóc). Đưa tỉ lệ sản xuất ván nhân tạo, ván ghép thanh, đồ gỗ... 10% như hiện nay lên 30% vào năm 2020.

- Rà soát, củng cố và nâng cấp 709 cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ, đồng thời duy trì hoạt động có hiệu quả nhà máy, cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ và 6 mô hình sản xuất làng nghề, hợp tác xã. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ván ghép thanh, ván MDF, nhà máy chế biến gỗ tại 2 huyện Tân Sơn và Đoan Hùng.

4.5.3.5. Giải pháp thị trường

- Thị trường trong tỉnh: Đ y mạnh sự liên kết hợp tác giữa người trồng rừng với các nhà máy trên địa bàn tỉnh, các cơ sở chế biến, đồ mộc gia dụng như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Việt Trì, cụm công nghiệp, làng nghề Sóc Đăng, Trung Hà....

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023