Bảng 3.1. Dân số tỉnh Phú Thọ chia theo khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2014
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||||||
Số người | Cơ cấu (%) | Số người | Cơ cấu (%) | Số người | Cơ cấu (%) | Số người | Cơ cấu (%) | Số người | Cơ cấu (%) | |
Tổng số | 1.316.659 | 100 | 1.322.652 | 100 | 1.329.342 | 100 | 1.340.813 | 100 | 1.351.224 | 100 |
Thàn h thị | 209.309 | 15,9 | 240.396 | 18,2 | 241.971 | 18,2 | 244.322 | 18,2 | 250.352 | 18,5 |
Nông thôn | 1.107.350 | 84,1 | 1.082.256 | 81,8 | 1.087.371 | 81,8 | 1.096.491 | 81,8 | 1.100.872 | 81,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Trồng Rừng Gỗ Lớn Các Loài Cây Bản Địa
- Nghiên Cứu Trồng Rừng Gỗ Lớn Các Loài Cây Bản Địa
- Phương Pháp Đánh Giá Thực Trạng Trồng Rừng Và Trồng Rừng Sản Xuất Cung Cấp Gỗ Lớn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Kỹ Thuật Trồng Rừng Sản Xuất Tập Trung Tại Tỉnh Phú Thọ
- Tổng Ết Và Đánh Giá Một Số Mô Hình Rừng Trồng Cung Cấp Gỗ Lớn Tại Tỉnh Phú Thọ
- T Nh H Nh Hoạt Động C A Các Cơ Sở, Nhà Máy Chế Biến, Kinh Doanh Gỗ
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm 2010 - 2014)
Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh luôn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng dân số của tỉnh, năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 815.845 người (Chiếm 61,96% so với tổng dân số của tỉnh), tỷ lệ này tương tự qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 là 62,56%, 63,17%, 62,77%, 62,57%.
Mặc khác, khi xét dân số trong độ tuổi lao động chia theo khu vực thành thị và nông thôn, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn. Ở khu vực nông thôn, dân số trong độ tuổi lao động luôn chiếm tỷ lệ cao: Năm 2010: 84,09%, Năm 2011: 81,8%; Năm 2012: 81,79%; Năm 2013: 81,79%; Năm 2014: 81,51%.
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, l nh vực, sản phẩm ch yếu
3.2.2.1. ông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Theo số liệu của Sở Công thương, năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 33.353,8 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2015.
Ngoài những sản ph m công nghiệp chủ yếu là giấy và dệt may phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất kh u thì một số ngành sản xuất quan trọng có mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm như: Chế biến chè, sản xuất đồ uống, sản xuất vật
liệu xây dựng, hàng may mặc, giày dép, phân bón hóa học,... Đồng thời, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong nông thôn được củng cố và phát triển, tất cả các địa phương trong tỉnh đều có nghề. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 600 làng có nghề, trong đó 66 làng nghề nông thôn đã được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu ch làng nghề thu hút 31.225 lao động tham gia, tổng doanh thu đạt 678 tỷ đồng, qua đó góp phần t ch cực vào công cuộc giảm nghèo của tỉnh, đ y nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
3.2.2.2. Nông, lâm, thủy sản
Mặc dù trong những năm qua diện t ch sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do tỉnh dành quỹ đất cho các dự án khác để phát triển kinh tế - xã hội song năng suất, sản lượng cây trồng vẫn liên tục tăng. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong giai đoạn 2010-2014, giá trị tăng thêm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá đạt 5,09%; đến năm 2014 đạt 9.311 tỷ đồng (giá thực tế), đóng góp 26,74% vào GDP của tỉnh, trong đó:
- Ngành thuỷ sản: Kinh tế thuỷ sản có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng diện t ch nuôi thuỷ sản hiện nay đạt trên 10.000 ha, trong đó diện t ch nuôi chuyển đạt
5.350 ha; năng suất bình quân đạt 2,7 tấn/ha.
- Ngành nông nghiệp: Trong 5 năm, diện t ch gieo trồng toàn tỉnh đạt 88,3 nghìn ha. Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đạt 463,5 nghìn tấn/năm. Về cơ cấu giống lúa đã chuyển từ các giống lúa năng suất thấp, kém chất lượng sang sử dụng các giống lúa chủ lực hàng hoá có chất lượng cao; phát triển các vùng sản xuất rau, rau vụ đông, rau trái vụ; phát triển một số vùng trồng cây có thương hiệu như bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, Sơn đỏ Tam Nông; diện t ch, năng suất, sản lượng chè liên tục tăng và vượt so với mục tiêu đề ra.
- Lâm nghiệp: Trồng rừng mới, trồng lại rừng đạt trên 33 nghìn ha với loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch phát triển rừng gắn với chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ, trong đó ưu tiên tiếp tục thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu giấy đã cam kết với Ch nh phủ, tạo điều kiện để nhà máy giấy Bãi Bằng phát triển mở rộng trồng các loại rừng khác phục vụ nhu cầu dân sinh. Đ y
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng. Ngoài trồng rừng nguyên liệu giấy tỉnh còn phát triển trồng các loại cây đa tác dụng có thể khai thác làm bột giấy, gỗ thanh, gỗ bóc, kết hợp với kỹ thuật khai thác để phát triển trồng cây gỗ lớn; tiếp tục rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, có ch nh sách giao đất, giao rừng, sắp xếp doanh nghiệp lâm nghiệp theo hướng cổ phần hóa, thuê, khoán, thu hồi đất giao sản xuất không hiệu quả,...
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông
Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.
- Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tốc độ tối đa 120 km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện C m Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ngh a đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ côn Minh - Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 - đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa kh u Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân - Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La - Điện Biên - CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Ch Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - TP Hồ ch Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
- Đường thủy: Việt Trì ―thành phố ngã ba sông‖ nới hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh ph a Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.
b. Hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc
Đến nay, Đài PTTH Phú Thọ đã có 4 loại hình báo ch gồm báo hình, báo nói, trang tin điện tử và ấn ph m PTV, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú về thông tin của xã hội. Thời lượng phát sóng truyền hình của Đài đạt 18 giờ/ngày, thời lượng phát sóng phát thanh đạt 5,5 giờ/ngày với chất lượng chương trình không ngừng nâng cao, góp phần ch cực đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, ch nh sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, ngày 29/3/2014, Đài PTTH Phú Thọ ch nh thức phát sóng truyền hình trên vệ tinh VINASAT1 (trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh) đã tạo sự bứt phá mạnh mẽ, đánh dấu bước phát triển mới của truyền hình Đất Tổ trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ thông tin. Với sự kiện này, truyền hình Phú Thọ đã hoàn thiện các phương thức truyền dẫn phát sóng hiện đại như: Truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, MyTv, NexTV….
c. Hệ thống lưới điện:
Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (Từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
d. Hệ thống thủy lợi
Nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu về tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, chống lũ và bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân nông thôn. Hệ thống công trình thuỷ lợi có 1.341 hồ, đập, phai dâng; 266 trạm bơm; 3.907 km kênh mương (đã kiên cố hoá 1.268 km); 510 km đê từ cấp I
đến cấp V, 377 cống dưới đê, 80 tuyến kè chống sạt lở bờ vở sông với tổng chiều dài 93 km, 1 hệ thống kè mỏ hàn và nhiều công trình tạm phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất.
Chương 4:
ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN
4.1. Thực trạng phát triển rừng trồng và trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tập trung ở tỉnh Phú Thọ
- Diện tích trồng:
Kết quả thống kê diện tích rừng trồng theo loại rừng các năm 2005, 2010 và 2015 tại tỉnh Phú Thọ được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến diện tích rừng trồng ở tỉnh Phú Thọ theo loại rừng giai đoạn 2005-2015
Diện t ch rừng trồng (ha) | |||
2005 | 2010 | 2015 | |
Đặc dụng | 1.431,70 | 1.572,40 | 3.926,00 |
Phòng hộ | 19.603,90 | 6.157,00 | 8.885,00 |
Sản xuất | 68.544,90 | 111.355,20 | 93.094,00 |
Ngoài 3 loại rừng | - | - | 15.885,00 |
Tổng | 89.581 | 119.085 | 121.790 |
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ, 2016) Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy, diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ biến động khá mạnh theo thời gian, theo đó diện tích rừng trồng đặc dụng trong giai đoạn 2005 - 2010 biến động không nhiều, tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2015 diện tích rừng trồng đã tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2010 chỉ có 1.572,40 ha nhưng đến năm 2015 đã đạt diện tích 3.926,00 ha. Diện tích rừng trồng phòng hộ thì có sự thay đổi khác hơn một chút: trong giai đoạn 2005 - 2010 diện tích rừng phòng hộ ở Phú Thọ đã giảm từ 19.603,00 ha xuống còn 6.157 ha, tuy nhiên sang giai đoạn 2010 - 2015
diện tích rừng phòng hộ đã tăng lên 8.885ha.
Về rừng trồng sản xuất, trong giai đoạn 2005 – 2010 diện t ch đã tăng từ 68.544,90 ha lên 111.355,20 ha, thể hiện những nỗ lực rất lớn về phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh. Sang giai đoạn 2010 - 2015 diện tích rừng trồng sản xuất
có giảm xuống 93.094,00 ha vào năm 2015. Tuy nhiên, trong giai đoạn này theo số liệu thống kê có 15.855,00 ha rừng trồng ngoài diện tích 3 loại rừng. Nếu tính cả diện tích này thì có thể nói diện tích rừng trồng sản xuất giai đoạn 2010 - 2015 cơ bản là không có nhiều biến động.
Kết quả thống kê diện tích rừng trồng theo chủ thể quản lý tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2015 được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Diễn biến diện tích rừng trồng phân theo chủ quản lý ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2005 - 2015
Diện t ch rừng trồng (ha) | |||
2005 | 2010 | 2015 | |
Tổng diện tích | 89.580,5 | 119.084,6 | 121.790,0 |
DN nhà nước | 18.364,0 | 22.373,3 | 13.669,0 |
BQLR PH, ĐD | 1.431,7 | 1.912,4 | 5.740,0 |
XN liên doanh/ TCKTK | 309,8 | - | 152 |
Hộ gia đình | 55.684,3 | 74.640,1 | 68.102,0 |
Tập thể/ cộng đồng | - | - | - |
Lực lượng vũ trang | 447 | 588,2 | 1.200,0 |
Tổ chức khác | - | 1.237,4 | 1.546,0 |
Chưa giao | 13.343,7 | 18.333,2 | 31.381,0 |
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ, 2016)
Kết quả số liệu thống kê tại bảng 4.2 cho thấy:
- Diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng lên trong 10 năm qua, theo đó tổng diện tích rừng trồng năm 2015 của tỉnh đã đạt 121.790 ha. Diện tích rừng trồng do các doanh nghiệp nhà nước và hộ gia đình xây dựng tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010, sau đó lại giảm xuống trong 5 năm tiếp theo. Diện tích rừng các chủ thể là Ban Quản lý rừng phòng hộ, lực lượng vũ trang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là diện tích rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ. Số liệu thống kê cũng cho thấy hoạt động trồng rừng của chủ thể là hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là các Ban quản lý rừng và các doanh nghiệp Nhà nước;
diện tích rừng trồng của tập thể, xí nghiệp, cộng đồng, của lực lượng vũ trang và các tổ chức khác tại các tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ và ít biến động.
- Loài cây trồng rừng:
Kết quả thống kê một số loài cây trồng rừng sản xuất trên địa bản tỉnh được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Nhóm loài cây trồng rừng sản xuất giai đoạn 2005 - 2015 tại tỉnh Phú Thọ
Nhóm cây trồng chủ yếu | Nhóm cây trồng ít | |
2000 - 2005 | - Keo tai tượng - Keo lai - Bạch đàn | - Bồ đề - Sao đen - Re gừng |
2006 - 2010 | - Keo tai tượng - Keo lai - Bạch đàn | - Bồ đề - Chò nâu |
2011 - 2015 | - Keo lai - Keo tai tượng | - Bạch đàn - Bồ đề - Dẻ đỏ |
Kết quả khảo sát trên toàn tỉnh Phú Thọ cho thấy, cơ cấu cây trồng rừng sản xuất của tỉnh khá nghèo về thành phần loài cây, chủ yếu là các loài Keo tai tượng và Keo lai, một số ít diện tích trồng rừng Bạch đàn. Bên cạnh đó, diện tích trồng rừng bằng các loài cây bản địa (Bồ đề, Chò nâu, Sao đen, Dẻ đỏ, Re gừng) chủ yếu được thực hiện bởi các dự án, chương trình nghiên cứu khoa học với diện tích nhỏ. Mặt khác, cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở các địa phương trong 10 năm qua có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ các loài cây mọc nhanh như Keo tai tượng, Keo lai và giảm dần tỷ lệ Bạch đàn, cây bản địa.
- Kỹ thuật trồng rừng sản xuất ở tỉnh Phú Thọ
Tổng hợp kết quả điều tra các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất được trình bày trong bảng 4.8.