Nghiên Cứu Trồng Rừng Gỗ Lớn Các Loài Cây Bản Địa 64787


Hầu hết các đánh giá mới chỉ quan tâm ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng mà chưa quan tâm đến t nh chất gỗ, nhất là mức độ thành thục công nghệ của gỗ. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung (2009) về sử dụng gỗ Bạch đàn urô cho sản xuất gỗ xẻ, nguyên liệu đóng đồ mộc cho thấy Bạch đàn urô để làm nguyên liệu gỗ xẻ phải có tuổi trên 11 năm. Với gỗ 7 năm tuổi, hiện tượng co móp xảy ra ngay trong khi hong phơi, vì thế việc sử dụng gỗ 7 năm tuổi trở xuống để sản xuất gỗ xẻ làm đồ mộc không hiệu quả [18].

Đối với Lát hoa, Trịnh Khắc Mười và Đào Công Khanh (1984) [10] đã dựa trên các chỉ tiêu tăng trưởng D, H, Dt của cây và lâm phần để xác định cường độ và thời điểm tỉa thưa cho rừng Mỡ và Bồ đề cho nguyên liệu giấy sợi. Qua nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng lát hoa (Chukrasia tabularis), Nguyễn Bá Chất (1990) đã đề xuất rằng nếu trồng với mật độ 1100-2000 cây/ha, cuối tuổi 5, 6 phải chặt tỉa thưa, cường độ chặt từ 30-50% [3].

Tác giả Bùi Thanh Hằng (2005), đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tỉa thưa đối với sinh trưởng của loài Keo lai tuổi 4, với 3 công thức thí nghiệm tỉa thưa với mật độ để lại như sau: Đối chứng (1344 cây/ha); 725 cây/ha và 475 cây/ha. Sau 2 năm theo dõi th nghiệm, công thức 475 cây/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao của lâm phần Keo lai [7].

Trần Văn Con, Nguyễn Toàn Thắng (2006) đã xây dựng 2 mô hình tỉa thưa với mật độ để lại khác nhau cho 2 loài Thông đuôi ngựa thuần loài và trồng xen Keo lá tràm. Mô hình Thông thuần loài: Tỉa thưa cường độ nhẹ: Mật độ để lại sau lần tỉa thưa đầu tiên là 1.100 cây/ha; tương đương với cường độ tỉa khoảng 20%-25% (chỉ chặt những cây có hình thức xấu, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn…); tỉa thưa cường độ trung bình: Mật độ để lại sau lần tỉa thưa đầu tiên là 950 cây/ha; tương đương với cường độ tỉa 30%-35% (ngoài việc chặt các cây có hình thức xấu như công thức 1, chặt các cây sinh trưởng bình thường nhưng mọc quá dày, cạnh tranh nhau về không gian sinh trưởng). Tỉa cành các cây thông mục đ ch. Tỉa cành các cây thông mục đ ch. Mô hình 2: Thông xen Keo lá tràm. Ở mô hình này, tỉa thưa cường độ nhẹ: Đối tượng nuôi dưỡng chính là Thông, tỉa thưa 50%-70% cây


keo đang cạnh tranh với thông bất kể đường lớn nhỏ và tỉa thưa thông theo cường độ 20%; tỉa thưa cường độ trung bình: Tỉa thưa 70% keo theo hàng đến khai thác toàn bộ Keo (tuỳ tình hình thực tế cụ thể) và 30% Thông [4].

Với mục tiêu xem xét tốc độ sinh trưởng và chất lượng của rừng Keo lai sau tỉa thưa, tác giả Nguyễn Thanh Minh (2006) đã xây dựng thí nghiệm tỉa thưa với các cường độ khác nhau của rừng trồng Keo lai, làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng kinh doanh gỗ rừng trồng tại vùng Đông Nam Bộ. Mật độ còn lại sau tỉa thưa của Keo lai được đề xuất là 900 cây/ha; 700 cây/ha; 500 cây/ha và đối chứng [9].

Ngoài ra, khi tiến hành các biện pháp chặt tỉa thưa nhằm chuyển hóa rừng trồng Mỡ và Sa Mộc, tác giả Nguyễn Hữu Thiện (2011) [15], như sau:

- Rừng trồng Mỡ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

+ Mô hình chặt chuyển hóa theo số cây: Với mật độ ban đầu dao động 860 -

2.220 cây/ha, trung bình 1.505 cây/ha thì: Cường độ chặt chuyển hóa ở lần chặt đầu tiên trung bình là 32,1% tổng số cây trong lâm phần tương ứng số cây chặt 474 cây/ha, cường độ chặt lần 2 trung bình là 24,1% tương ứng số cây chặt 270 cây/ha và lần 3 là 21,2% tương ứng chặt 193 cây/ha. Nếu áp dụng công thức chặt chuyển hóa này thì ở cuối chu kỳ kinh doanh sẽ có khoảng: 36% diện tích có tỷ lệ cây cung cấp gỗ lớn đạt trên 80% tổng số cây ở cuối chu kỳ kinh doanh; 26% diện tích có tỷ lệ cây cung cấp gỗ lớn đạt 70 - 80% tổng số cây; 32% diện tích có tỷ lệ cây cung cấp gỗ lớn 60 - 70% tổng số cây và chỉ có 6% diện tích có số cây cung cấp gỗ lớn đạt 50 - 60% số cây cung cấp gỗ lớn ở cuối chu kỳ kinh doanh. Sản lượng cây cung cấp gỗ lớn ở cuối chu kỳ kinh doanh đạt trung bình là 74,48%.

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ - 4

+ Mô hình chuyển hóa theo trữ lượng: Cường độ chặt lần 1 là 24,8% tổng trữ lượng rừng, lần 2 là 21,1% và lần 3 là 19,5%. Kết quả cuối chu kỳ kinh doanh sẽ có 44% diện t ch đạt sản lượng cung cấp gỗ lớn trên 80%, 40% diện t ch đạt sản lượng cung cấp gỗ lớn 70 - 80% và 16% diện t ch đạt sản lượng cung cấp gỗ lớn 60 - 70%.

- Đối với loài Sa mộc:

+ Mô hình chặt chuyển hóa Sa mộc theo số cây: Với mật độ bình quân ban đầu là 1.168 cây/ha thì cường độ chặt chuyển hóa lần 1 là 25,26% tương đương 314


cây, lần 2 chặt 23,88% tương đương 219 cây và lần 3 chặt 18,04% tương đương 135 cây trong tổng số cây của lâm phần. Với cường độ 3 lần chặt như trên thì mật độ trung bình của lâm phần Sa mộc ở kỳ khai thác chính còn lại khoảng 625 cây/ha, trong đó có 490 cây có khả năng cung cấp gỗ lớn, tương đương tỷ lệ 78,46%.

+ Mô hình chặt chuyển hóa theo trữ lượng: Với cường độ chặt lần 1 là 24,86% tổng trữ lượng, lần 2 là 23,29% và lần 3 là 17,63% tổng trữ lượng hiện có của lâm phần tương đương với tổng trữ lượng lấy ra là 44,37 m3/ha thì ở kỳ khai thác chính sản lượng thu được sẽ là 160,08 m3/ha trong đó có 135,56 m3/ha gỗ lớn đạt 84,7% tổng sản lượng khai thác ở cuối chu kỳ kinh doanh.

1.2.3. Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa

Ở Việt Nam, cả nước đã trồng được 2.323.530 ha rừng với các loài cây bản địa khác nhau trong đó riêng vùng Đông Bắc (bao gồm cả vùng Trung tâm cũ) có diện t ch lớn nhất với 939.935 ha, chiếm 40,2%. Tiếp đến là Bắc Trung Bộ 446.122 ha chiếm 19,2% tổng diện t ch rừng trồng cây bản địa. Theo đó đáng chú là thuộc nhóm các loài cây bản địa trồng thuần loài là 190.190 ha (8,5%) với 14 loài cây bản địa và thuộc nhóm loài cây bản địa trồng hỗn giao là 491.158ha (18,03%) với khoảng 388 mô hình trồng hỗn giao cây bản địa + cây bản địa hay cây bản địa lá rộng + cây phù trợ phần lớn là các loài keo (Bộ NN&PTNT 2014) [1].

Trong số 14 loài cây bản địa trồng hỗn loài có 8 loài cây lá rộng là Chò nâu, Dầu rái, Huỷnh, Lát Hoa, Lim xanh, Muồng đen, Re gừng, Sao đen và 2 loài cây lá kim là Sa mộc, Pơ mu đều là những loài triển vọng có khả năng kinh doanh gỗ lớn. Trong các mô hình trồng rừng hỗn giao còn có khoảng 15 loài cây cũng có khả năng cung cấp gỗ lớn kể cả những cây đã được bản địa hóa như Tếch, Xà cừ; Tuy nhiên phần lớn là những loài cây mọc chậm có diện t ch trồng rất t hoặc trồng phân tán như Chò chỉ, Lim xẹt, Gõ, Sấu...

Trong vòng 30 năm kể từ 1986 – 2015 Việt Nam cũng đã có 5 danh mục loài cây được quy định và đề xuất cho trồng rừng phát triển ở các vùng là: Quyết định số 680/QĐ/LN lâm nghiệp ngày 15/8/1986 của Bộ Lâm nghiệp; đề xuất trong C m nang Lâm nghiệp năm 2006, Đề án 661 giai đoạn 1998 – 2005 của 24 tỉnh; Quyết định số


16/2005 – BNN ngày 15/3/2005 của Bộ NN&PTNT; Quyết định 4961/QĐ-BNN- TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ NN &PTNT.

Trong đó cho thấy nước ta đã có một tập đoàn hay cơ cấu cây trồng đã được quy định hoặc đề xuất cho trồng rừng và phát triển Lâm nghiệp cho các vùng sinh thái đáp ứng mục đ ch sản xuất và phòng hộ.

Quyết định số 680/QĐ-LN là quy định danh mục cây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng lâm nghiệp trong cả nước dựa vào 5 tiêu chu n cũng là 5 nguyên tắc hay 5 căn cứ để lựa chọn và xác định loài cây trồng lâm nghiệp: Các nguyên tắc đó là:

- Đáp ứng được mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp của vùng hoặc địa phương.

- Phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện lập địa nơi trồng.

- Đã có quy trình hoặc hướng dẫn kỹ thuật hoặc tối thiểu cũng có kinh nghiệm gây trồng đã được mô hình hóa với quy mô đủ lớn trên thực địa.

- Có nguồn giống đảm bảo được nhu cầu về số lượng và chất lượng.

- Có năng suất và hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được. Căn cứ vào đó các loài cây lựa chọn được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm A là những cây khẳng định đã đạt được cả 5 tiêu chu n.

- Nhóm B là những cây có triển vọng tuy chưa đạt được đủ 5 tiêu chu n nhưng có khả năng đạt được trong thời gian trước mắt.

Theo đó, đã chọn được 92 loài quy định cho trồng rừng cả sản xuất, phòng hộ và đa mục tiêu với hơn một nửa là những cây thuộc nhóm A và khoảng 35 loài bản địa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị. Danh mục loài cây theo quy định này do Viện Nghiên cứu lâm nghiệp đề xuất dựa trên cơ sở kết quả các Hội thảo về cơ cấu cây trồng rừng ở các vùng được thực hiện trong 2 năm 1984 – 1985 (Viện Khoa học Lâm nghiệp (KHLN) Việt Nam, 1994) [20].

Mười năm sau (2006) một danh sách 49 loài cây bản địa phục vụ trồng rừng được đề xuất và công bố trong C m nang lâm nghiệp trong đó có 35 loài cây gỗ lớn: Cáng lò, C m lai, Căm xe, Chò chỉ, Chò nâu, Chiêu liêu, Dầu rái, Sồi phảng (Dẻ bốp), Dẻ đỏ, Giáng hương, Giổi xanh, Hông, Huỷnh, Kháo vàng, Lát hoa, Lim


xanh, Lim xẹt, Lõi thọ, Muồng đen, Ràng ràng m t, Re gừng, Re hương, Sa mộc, Sao đen, Sấu, Sến mật, Sữa, Tếch, Tông dù, Trám trắng, Xà cừ, Xoan, Vên vên, Vối thuốc và Mỡ. Đây phần lớn là những cây bản địa gỗ lớn có giá trị trong đó Sồi phảng như phần nhiều loài cây trong số đó còn t được nghiên cứu, chưa có kỹ thuật hay mô hình gây trồng hoặc thiếu giống như Cáng lò, Chò chỉ, Chò nâu, C m lai…

Dựa trên kết quả sơ kết 7 năm thực hiện Dự án 661 (1998 - 2005) trồng mới 5 triệu ha rừng (2008) đã đề xuất danh sách khoảng 50 loài cây lá rộng bản địa và 10 loài cây phù trợ chủ yếu phục vụ mục tiêu trồng rừng phòng hộ cho từng vùng gồm Tây Bắc có 10 loài, Trung tâm 5 loài, Đông Bắc 11 loài, Đồng bằng Sông Hồng 4 loài, Bắc Trung Bộ 16 loài, Nam Trung Bộ 7 loài, Tây Nguyên 4 loài, Đông Nam Bộ 17 loài. Ngoài ra, còn sử dụng thêm một số loài cây phù trợ hay ngắn hạn chủ yếu là 3 loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, nhìn chung cho thấy là tương đối phù hợp về mặt sinh thái, ngoài chức năng phù hợp còn có một số loài cây đa tác dụng sớm cho sản ph m góp phần cải thiện sinh kế cho người dân và nhiều cây bản địa có giá trị có thể kết hợp cung cấp gỗ xẻ. Khi đến hạn cần trồng rừng thay thế (Viện KHLN Việt Nam, 2006) [19].

Quyết định 680/QĐ-LN ngày 15/8/1986 là văn bản pháp l thứ 2 theo Quyết định số 16/2005 có giá trị quy định về cơ cấu loài cây trồng lâm nghiệp cho các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, khác với quyết định trước; quyết định này được giới hạn là chỉ quy định các loài cây cho trồng rừng sản xuất gồm có 12 loài nhập ngoại và 34 loài bản địa cũng được phân chia cho các vùng sinh thái lâm nghiệp. Trong số các loài cây bản địa đó chỉ có 14 loài có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị là Dầu rái, Giổi xanh, Huỷnh, Lát hoa, Mỡ, Sa mộc, Sao đen, Sồi phảng, Tếch, Thông ba lá, Tông dù, Trám trắng, Xà cừ, Xoan mộc và Sồi phảng đối tượng nghiên cứu của luận án được quy định là một trong những loài cây trồng rừng gỗ lớn chủ yếu cho vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (Bộ NN&PTNT, 2005) [2].

Để phục vụ kịp thời cho việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và kế hoạch phát triển và kinh doanh gỗ lớn giai đoan 2014 – 2020 Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 ban hành danh mục các


loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2014) [1].

Quy định được xây dựng trên cơ sở rà soát lại các đề xuất và quy định trước đây kết hợp với tổng kết đánh giá các thành tựu của nghiên cứu và sản xuất trong gần 10 năm qua theo 2 mục tiêu:

- Cây chủ lực là những loài cây được xác định dùng để trồng rừng sản xuất tập trung theo hướng trồng rừng công nghiệp hay trồng rừng thương mại cho 8 vùng sinh thái lâm nghiệp (không t nh vùng đồng bằng song Hồng do không có đất để trồng rừng sản xuất) bao gồm cả cây lấy gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG), cây bản địa và cây nhập nội.

- Cây chủ yếu là những loài cây được xác định dùng để trồng rừng sản xuất và phòng hộ cả trồng tập trung và phân tán theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp bao gồm cả cây lấy gỗ và cây LSNG, cây bản địa và cây nhập ngoại.

Theo mục tiêu đó cây bản địa cho gỗ lớn là cây chủ lực chỉ có 7 loài là Dầu rái, Sao đen, Mỡ, Sa mộc, Vối thuốc, Thông ba lá và Thông đuôi ngựa; còn loài cây chủ yếu có 25 loài ngoài 7 loài chủ lực ra còn có 18 loài khác trong đó có loài Sồi phảng là đối tượng nghiên cứu của luận án này để có thể sớm bổ sung vào những loài cây chủ lực cho trồng rừng ở 1 số vùng trọng điểm.

Như vậy, sau 30 năm nghiên cứu và sản xuất cho tới nay theo quy định của Bộ NN&PTNT về cây bản địa gỗ lớn mới chỉ có 7 loài chủ lực cho trồng rừng sản xuất tập trung theo hướng trồng rừng cây công nghiệp và thương mại với 25 loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất và phòng hộ kể cả tập trung và phân tán. Thực trạng và kết quả đó cũng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đặc biệt là kế hoạch phát triển và kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2014 – 2020 như đã đề ra.

Về mức độ nghiên cứu có thể phân thành 2 mức độ: Nhóm đã được nghiên cứu khá toàn diện gồm có 28 loài trong đó có 11 loài cây gỗ lớn là Giổi xanh, Lát hoa, Thông ba lá, Thông nước, Vối thuốc, Dầu rái, Sao đen, Huỷnh, Trám trắng, Vên vên, Re hương đã có đề tài nghiên cứu cấp Bộ hay luận án tiến sỹ đã kết thúc


và nhóm mới được nghiên cứu một phần gồm 24 loài có 18 loài cây gỗ lớn đã và đang nghiên cứu.

Về mức độ đưa vào sản xuất có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm cây đã được đưa vào sản xuất với quy mô khá lớn từ hàng trăm đến hàng nghìn ha có 8/22 loài là cây gỗ lớn gồm: Lát hoa, Dầu rái, Sao đen, Giổi xanh, Thông ba lá, Huỷnh, Mỡ, Sa mộc gần trùng với 7 (5/7) loài cây chủ lực theo Quy định 4961/2014. Nhóm cây mới đưa vào sản xuất quy mô nhỏ hàng chục ha có 8/14 loài là gỗ lớn và nhóm cây mới chỉ có mô hình thực nghiệm hay trình diễn có 10/14 loài là gỗ lớn.

1.3. Nhận xét và đánh giá chung

Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc nghiên cứu về tỉa thưa rừng trồng rất được quan tâm từ khâu phương thức, phương pháp tỉa thưa, mật độ để lại, năng suất rừng gỗ lớn. Có thể thấy rằng trồng rừng gỗ lớn bằng phương pháp tỉa thưa rừng là một phương thức lâm sinh được áp dụng phổ biến trên thế giới. Việc xác định mật độ, phương thức trồng rừng, điều chỉnh không gian dinh dưỡng,… để đạt trữ lượng rừng cao nhất, có số lượng cây có k ch thước lớn nhất tùy thuộc vào từng loài cây và điều kiện lập địa cụ thể. Ngoài việc t nh toán đến tổng trữ lượng rừng, trữ lượng của những cây gỗ có đường k nh lớn nhất (thường là những cây cho gỗ xẻ có giá trị kinh tế cao) cũng rất được quan tâm. Về cơ bản, việc áp dụng kỹ thuật hợp l , đúng thời điểm sẽ làm gia tăng chất lượng gỗ và hiệu quả kinh tế của rừng trồng gỗ lớn.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn là vấn đề mới được tập trung nghiên cứu trong khoảng 5 năm gần đây, tập trung nhiều nhất sau khi phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng rừng gỗ lớn đã làm gia tăng đáng kể k ch thước cây cũng như gia tăng hiệu quả kinh tế của rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tản mạn, nhỏ lẻ. Chưa có nhiều nghiên cứu có hệ thống về các loài cây rừng trồng phổ biến. Mặt khác, chưa đồng bộ các giải pháp tổng hợp trong quy hoạch và phát triển rừng gỗ lớn cho từng địa phương cụ thể.


Chương 2:

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.

2.2. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn liên quan đến nhiều l nh vực khác nhau như kỹ thuật trồng rừng, tiêu thụ và chế biến lâm sản, các ch nh sách,… Vì vậy, đề tài sẽ nghiên cứu cả các vấn đề liên quan này.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây:

- Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng và trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ:

+ Thực trạng trồng rừng: Diện t ch, loài cây, kỹ thuật, ...

+ Thực trạng trồng rừng cung cấp gỗ lớn: Diện t ch, loài cây, kỹ thuật, ...

- Tổng kết và đánh giá một số mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng tại tỉnh Phú Thọ:

+ Tổng hợp các cơ sở chế biến lâm sản

+ Đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở, nhà máy chế biến, kinh doanh gỗ tại tỉnh Phú Thọ

+ Ch nh sách phát triển rừng trồng và chế biến lâm sản

- Phân tích và đánh giá các chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn:

+ Các ch nh sách phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn của Trung ương

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí