Nghiên Cứu Trồng Rừng Gỗ Lớn Các Loài Cây Bản Địa


Ngoài ra, các tác giả cũng đề nghị nên tiến hành cắt tỉa cành trước tuổi 4 để làm giảm tỷ lệ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Chris Beadle và cộng sự (2006), đã nghiên cứu để xây dựng chiến lược cho tỉa cành và tỉa thưa Keo tai tượng (Acacia mangium) nhằm nâng cao chất lượng gỗ. Sản xuất gỗ rừng trồng Keo tai tượng ở Indonesia có khả năng cung cấp gỗ cho cả hai thị trường trong nước và xuất kh u với mục đ ch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, việc xuất hiện các cành chết trên thân cây sẽ là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mục rỗng thân cây, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản ph m. Tác giả cho rằng, việc tỉa cành và tỉa thưa là hết sức cần thiết đối với các lâm phần Keo tai tượng, loại bỏ cành chết và cây chất lượng xấu trong lâm phần, đảm bảo điều kiện cho các cây được giữ lại sinh trưởng và phát triển tốt, gỗ sau thu hoạch hạn chế được các khuyết tật [29].

Cũng trên đối tượng Keo tai tượng, Beadle và cộng sự (2007), khi nghiên cứu về hiệu quả của các biện pháp tỉa cành đến tốc độ sinh trưởng, hình dáng và bệnh mục rỗng của loài cây này trong giai đoạn 18 tháng tuổi ở miền Nam Sumatra Indonesia. Tại đây, phần lớn nhu cầu về gỗ nhỏ được cung cấp từ rừng trồng Keo tai tượng, những diện t ch này đòi hỏi phải thường xuyên được tỉa thưa để nâng cao chất lượng cũng như quy cách sản ph m. Việc tỉa cành về cơ bản có thể sẽ tạo nên những vết thương cho cây, đây ch nh là điều kiện giúp cho các loại vi khu n gây bệnh cho cây dễ dàng xâm nhập hơn, đặc biệt là bệnh mục rỗng thân cây. Các tác giả đã tiến hành thiết lập 3 thí nghiệm tỉa cành: Tỉa 25% tán lá (loại bỏ những cành lớn) lên đến chiều cao 3m của thân cây; tỉa 25% tán cây từ gốc lên và cuối cùng là công thức đối chứng (không tỉa). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằng việc tỉa cành không có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của đường k nh nhưng có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thân cây, hạn chế sự xuất hiện các khuyết tật và không thấy bệnh mục rỗng xuất hiện trên thân cây [28].

Geoff và cộng sự (2006) đưa ra nhận xét rằng tỉa thưa rừng non (Pre- Commerial Thining) sẽ rút ngắn thời gian dẫn tới lần tỉa thưa thương mại đầu tiên cũng như thời gian thu hoạch toàn bộ rừng trồng. Tuy nhiên, tỉa thưa thương mại sẽ


làm tăng sự phân cành ở tầng dưới của rừng. Các tác giả cho rằng việc tỉa thưa sẽ làm giảm chất lượng gỗ vì cây sẽ mọc thêm nhiều cành nhánh. Vì vậy việc tỉa thưa cần được tiến hành cùng với tỉa cành [35].

Washusen (2002) khi nghiên cứu về tỉa thưa rừng Bạch đàn Eucalyptus nitens đã cho rằng mật độ rừng trồng Eucalyptus nitens với mục đ ch cho gỗ xẻ là 1000 cây/ha, đảm bảo đủ cây trồng tiềm năng và các tiêu chu n tỉa cành nhánh, cành nhánh lớn thường khó tỉa thưa và ảnh hưởng lớn đến không gian dinh dưỡng cũng như chất lượng của cây [53].

Tại Nam Phi, một tiến bộ trong tỉa thưa đó là mật độ cây để lại sau tỉa thưa ở tuổi 17 là 300 - 400 cây/ha, tận dụng tối đa hóa trữ lượng của cây ở tuổi 34 (Williams, 1982) [55]. Tỉa thưa tới 173 cây/ ha là quá nghiêm trọng và để lại 445 cây/ha có thể là quá dày về tối đa hóa trữ lượng đứng và trữ lượng cây cá thể.

Đối với loài Keo melanoxylon (Acacia melanoxylon) ở Tasmania, mật độ tối ưu của chúng trong rừng là khoảng 200 cây/ha (Allen 1992) [23]. Mật độ này cũng gần giống với mật độ được Neilsen và Brown (1996) đề xuất khi tỉa thưa rừng (để lại 250 cây/ha) trong một công trình khoa học công bố sau đó 4 năm [47].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Forresters và cộng sự (2010) đã đưa ra nhận xét rằng để đạt được trữ lượng gỗ cao nhất với nhiều cây gỗ có k ch thước lớn sau tỉa thưa, mật độ tỉa thưa và mật độ để lại là một hàm số của sự tăng trưởng và rất khó dự đoán. Nếu tỉa thưa rừng có mật độ 1000 - 1.500 cây/ha xuống mật độ 100 - 400 cây/ha ở tuổi 6 đến 9 sẽ làm gia tăng k ch thước và tăng trưởng của 100 - 250 cây lớn nhất (trên 1 ha). Có một sự khác biệt rất lớn về k ch thước của 200 cây lớn nhất (trên 1ha) giữa các mật độ để lại 200, 300 và 400 cây/ha đối với loài Bạch đàn E. nitens. Ngược lại, đối với loài Bạch đàn E. globulus thì k ch thước của 200 cây gỗ lớn nhất (trên 1ha) không có sự khác biệt lớn giữa tuổi 11 và tuổi 15 sau khi rừng được tỉa thưa xuống mật độ 220 và 670 cây/ha ở tuổi 4. Vì vậy, mật độ để lại 220 cây/ha có thể tăng thêm 450 cây/ha để tăng sản lượng rừng mà không làm thay đổi sinh trưởng của những cây gỗ lớn [34].

Theo Geoff và cộng sự (2006) [35] thì mật độ tối ưu để lại phụ thuộc và nhiều yếu tố như loài cây, sinh trưởng, điều kiện lập địa, giá gỗ trên thị trường cũng

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ - 3


như tỷ giá lãi suất. Florence (1996) [33] đã đề xuất mật độ để lại cho loài Bạch đàn

E. pilularis là từ 200 đến 400 cây/ha trong khi Medhurst và cộng sự (2001) [45] đề xuất mật độ để lại cho loài Bạch đàn E. globulus là 200-300 cây/ha. Một kết luận quan trọng được đưa ra trong nghiên cứu của Medhurst và cộng sự (2001) [45] khi nghiên cứu trên Bạch đàn và nhiều loài cây khác cho cả rừng tự nhiên và rừng trồng là tăng trưởng tổng tiết diện ngang của rừng sẽ không bị suy giảm sau khi tỉa thưa nếu cường độ tỉa thưa (t nh theo tổng tiết diện ngang) nhỏ hơn 50% tổng tiết diện ngang của rừng.

1.1.3. Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa

Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã được thực hiện tại Úc từ những năm đầu thế kỷ XIX. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài giữa Quercus và Fraxinus, tác giả JB. Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trưởng của Quercus trồng hỗn loài tốt hơn Quercus trồng thuần loài. Ngoài ra, khi trồng Quercus hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng) hoặc theo hàng cũng cho thấy sinh trưởng của Quercus tốt hơn [40].

Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng ch nh trước khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Nghiên cứu về l nh vực này điển hình có tác giả Matthew (1995), ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy, cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng ch nh. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sử dụng các loài cây họ đậu làm cây phù trợ cho các loài cây trồng ch nh trong mô hình rừng trồng hỗn loài là rất phù hợp. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ th ch hợp thì việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài [44].

Ở Brazil, John A-et al (1999) đã trồng rừng hỗn giao cho 74 loài cây bản địa trong nước khảo nghiệm loại trừ nhằm chọn loài cây trồng để hoàn phục môi trường kết hợp cung cấp gỗ lớn trên đất nguyên trạng và đất hoàn thổ sau khai thác bauxite cho kết quả tốt [41].


Ở Malaysia, trồng thử nghiệm 42ha với 5 loài cây bản địa nhằm kinh doanh gỗ lớn để làm giàu rừng theo đám, lỗ trống tại Nigieri Sembilon cho kết quả khả quan với lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao và đường k nh: Azadirachta exselsa > Shorea leprosula > Hopea pubescens > Cinnamomum iners > Intsia polembanica. Bên cạnh đó, đã trồng khảo nghiệm 6 loài cây bản địa họ dầu và 3 loài cây không phải họ dầu trong đó có Cóc hành đều là cây bản địa có khả năng cung cấp gỗ lớn của nước này trên đất rừng thoái hóa. Sau 6 năm Cóc hành tăng trưởng cao nhất do th ch nghi tốt nơi có kh hậu khắc nghiệt, đất đai nghèo dinh dưỡng và khô chặt (Affendy et al, 2009) [21].

1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu về giống

Công tác cải thiện giống cây rừng ở Việt Nam được tiến hành từ những năm 1980. Đến nay, các khảo nghiệm loài, xuất xứ được xây dựng tương đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các loài, xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng tại Việt nam. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm cải thiện chất lượng di truyền của các vật liệu trồng rừng ở mức độ và cường độ cao hơn thông qua việc chọn lọc các gia đình, các cây trội và đặc biệt là các dòng vô t nh. Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài, một số quần thể chọn giống có nền tảng di truyền tương đối rộng và đa dạng cũng đã được thiết lập cho cả hai loài.

Các loài keo và Bạch đàn được trồng ở Việt nam hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Australia và một số khu vực lân cận như Papua New Guinea (PNG), West Papua, Indonesia (Lê Đình Khả, 2003) [8]. Việc xác định các loài cây phù hợp, thu thập các nguồn gen và nhập nội trồng tại Việt nam đã được tiến hành với sự hợp tác giúp đỡ của các chương trình khảo nghiệm loài và xuất xứ quốc tế được chính phủ Australia, FAO và CSIRO thực hiện từ những năm 1970 (Turnbull et al. 1998) [52]. Từ các khảo nghiệm loài và xuất xứ trong nhiều năm đến nay đã xác định được một số loài cây và những xuất xứ có triển vọng nhất, có khả năng th ch nghi cao, sinh trưởng tốt. Các loài keo và Bạch đàn có triển vọng cho vùng thấp bao gồm Keo tai tượng, Keo lá tràm, keo lá liềm, Bạch đàn brassiana, E. exserta, E. camaldulensis,


E. cloeziana, E. pellita, E. tereticornis, E. urophylla và các giống lai giữa chúng, trong đó các loài th ch hợp trồng ở các tỉnh vùng thấp ở miền Bắc là E. exserta, E. pellita, E. urophylla và E. camaldulensis. Keo tai tượng có sinh trưởng nhanh và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Các loài thích hợp trồng ở các tỉnh vùng thấp từ miền Trung đến miền Nam là E. brassiana, E. camaldulensis, E. cloeziana, E. pellita, E. tereticornis, E. urophylla, Keo lá tràm và keo lá liềm.

Trước năm 1995, công tác cải thiện giống tập trung vào việc chọn lọc các cây trội cho các loài Bạch đàn và keo sinh trưởng tốt ở các vùng sinh thái, tiếp theo là khảo nghiệm dòng vô t nh cho các dòng năng suất cao và khả năng th ch nghi tốt. Một số dòng Bạch đàn urô năng suất cao cũng đã được nhập từ Trung Quốc để phục vụ cho trồng rừng. Vào năm 1993, một khảo nghiệm dòng vô tính gồm 38 dòng Bạch đàn camal được chọn từ khu rừng trồng 4 năm tuổi được xây dựng tại C m Quỳ - Hà Tây cũ. Đường kính và chiều cao của tất cả các cây được chọn đều có độ vượt trên 1,5 lần độ lệch chu n so với giá trị trung bình của khu rừng trồng. Kết quả đã có được 8 dòng sinh trưởng tốt hơn so với giống sản xuất của Bạch đàn caman (C), Bạch đàn liễu (E), Bạch đàn urô (U) và giống lai tự nhiên EC. Các kết quả ở tuổi 7 đã xác định 26 dòng sinh trưởng nhanh hơn Bạch đàn caman đối chứng và 12 dòng có sinh trưởng kém hơn. Đặc biệt, có 2 dòng C22 và C7 sinh trưởng nhanh nhất, có thể tích thân cây lớn gấp 2 lần Bạch đàn urô đối chứng và gấp 3 lần các dòng Bạch đàn caman. Khảo nghiệm này là một minh chứng tốt cho các tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp địa phương về tính cấp thiết của việc chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính (Lê Đình Khả et al., 2003) [8]. Cây trội dự tuyển của Bạch đàn urô cũng đã được khảo nghiệm dòng vô tính. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp ở Phú Thọ đã chọn được rất nhiều cây trội của Bạch đàn urô từ các khu rừng trồng và các khảo nghiệm xuất xứ và đã xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính. Hiện nay, một số dòng này đã được công nhận là các giống tiến bộ kỹ thuật như dòng PN2, PN3d, PN10, PN14, PN46, PN47 và PN108. Các dòng này thể hiện sinh trưởng tốt hơn hai dòng nhập nội từ Trung Quốc là U6 (E. urophylla) và GU8 (E. grandis x E. urophylla). Tuy nhiên, dòng PN2


lại rất mẫn cảm với bệnh tàn rụi lá gây ra bởi nấm Phaephleospora destructans

(Nguyễn Hoàng Ngh a 2003) [11].

Tương tự như vậy, Lê Đình Khả (2003) [8] đã tiến hành chọn lọc cây trội trong các rừng trồng mô hình xuất xứ Keo lá tràm - Coen River tại Ba Vì, sau đó nhân giống và xây dựng khảo nghiệm tại Ba Vì và Đông Hà, trong đó cây hạt của xuất xứ Coen River và lô hạt đại trà của công ty giống được sử dụng làm đối chứng. Từ kết quả khảo nghiệm, các dòng Blt25, Blt83, Blt84 và Blt85 là những dòng có sinh trưởng nhanh và đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu năm 1999 cho thấy có sự phân hoá rõ rệt về sinh trưởng thế tích giữa các gia đình trong các vườn giống khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn caman, Keo lá tràm và Keo tai tượng ở Ba Vì, Phú Thọ và Bình Dương. Trị số trung bình về sinh trưởng thể tích của 20 gia đình tốt nhất vượt hơn 37% so với giá trị trung bình của vườn giống. Từ kết quả này 150 cây trội tốt nhất trong vườn giống của từng loài (50 gia đình, 3 cây tốt nhất/gia đình) đã được chọn lọc. Các cây trội sau đó được dẫn dòng bằng phương pháp giâm hom và tiến hành xây dựng khảo nghiệm dòng vô tính tại 3 địa điểm đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam. Đánh giá sinh trưởng và xác định giá trị chọn giống (sinh trưởng và chất lượng thân cây) của các dòng vô tính tại Bình Dương, Quảng Bình và Phú Thọ đã chọn được một số dòng tốt nhất với độ vượt trung bình là 67,2%.

1.2.2. Nghiên cứu rừng trồng gỗ lớn các loài cây mọc nhanh

Đối với Keo lai, nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy mật độ trồng th ch hợp trồng rừng gỗ lớn từ 1.100 - 1.600 cây/ha. Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004)

[5] đánh giá th nghiệm trồng rừng Keo lai 3 tuổi ở vùng Đông Nam bộ cho thấy năng suất rừng ở mật độ 1.660 cây/ha cao hơn ở mật độ 950 cây/ha, nhưng đường k nh ở mật độ 950 cây/ha cao hơn, tác giả khuyến cáo mật độ trồng tối ưu của rừng Keo lai là 1.110 cây/ha. Đặng Văn Thuyết (2010) [17] th nghiệm mật độ trồng tại Quảng Ninh, Hà T nh và Bình Phước cho thấy, sau 2 - 4 năm trồng cả sinh trưởng đường k nh, chiều cao và năng suất đều không có sai khác rõ rệt giữa các mật độ từ

1.100 - 1.660 cây/ha, mặc dù có xu hướng đường k nh tăng dần từ mật độ cao


xuống thấp, còn trữ lượng tăng dần từ mật độ thấp đến cao. Trong khi đó các nghiên cứu cho thấy mật độ trồng rừng gỗ lớn keo tai tượng th ch hợp trong khoảng từ

1.100 - 1.250 cây/ha. Phạm Thế Dũng và Phạm Viết Tùng (2004) cũng chỉ ra rằng Keo tai tượng trồng mật độ 1.110 cây/ha cho sinh trưởng đường k nh tốt nhất [5].

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về tỉa thưa cho rừng sản xuất gỗ lớn. Các nghiên cứu thường tập trung xác định tuổi tỉa thưa, số lần tỉa thưa, cường độ tỉa thưa và mật độ để lại để đánh giá sinh trưởng đường k nh và trữ lượng gỗ. Đặng Văn Thuyết (2012) [16] nghiên cứu tỉa thưa cho rừng Keo lai 5 tuổi tại Quảng Trị cho thấy, sau 4 năm tỉa trữ lượng rừng ở mật độ giữ lại 1.000 - 1.200 cây/ha cao hơn so với để lại 600 hoặc 800 cây/ha nhưng đường k nh ở giai đoạn này chỉ phù hợp với gỗ nhỏ. Tác giả đề xuất tỉa lần 1 ở tuổi 4 - 5 giữ lại mật độ 800 - 1.000 cây/ha và lần 2 ở tuổi 8 - 9 nên giữ lại 500 - 700 cây/ha là phù hợp cho kinh doanh gỗ lớn. Phạm Thế Dũng và cộng sự (2012) [6] th nghiệm tỉa thưa Keo lai tại Bình Phước, Đồng Nai và Bình Định đều cho thấy tỉa thưa cho sinh trưởng đường k nh và tổng trữ lượng (bao gồm cả cây đứng và cây tỉa thưa) cao hơn rõ rệt so với không tỉa. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2013) khuyến cáo rừng trồng Keo lai mật độ 1.660 cây/ha ở Đông Nam Bộ tỉa thưa th ch hợp là tuổi 4 - 5, mật độ để lại từ 750 - 900 cây/ha [12].

Tuy nhiên, sinh trưởng chưa đủ để đánh giá giá trị rừng, đặc biệt là rừng sản xuất gỗ lớn yêu cầu đoạn thân dưới cành thẳng, đẹp, t khuyết tật. Mật độ trồng thưa thường dẫn đến sinh trưởng cành lá nhiều và cành to tạo ra khuyết tật gỗ. Tỉa cành thường được áp dụng để giảm tỷ lệ khuyết tật nhưng tỉa cành lại rất dễ gây nhiễm nấm bệnh, nhất là đối với keo tai tượng và Keo lai là 2 loài rất mẫn cảm với bệnh. Hơn nữa, hiện nay tỷ lệ sâu bệnh đối với keo tai tượng và Keo lai ngày càng cao nên rừng trồng bị chết, đổ gãy hao hụt nhiều. Kết quả đánh giá rừng trồng Keo lai ở Đông Hà, Quảng Trị của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2012) [13] cho thấy với mật độ từ 1.330 - 2.500 cây/ha, nếu không tỉa thưa thì sau hơn 9 năm trồng tỷ sống của tất cả các công thức thí nghiệm chỉ còn từ 49 - 56%, trong đó số cây có đường kính ngang ngực ≥ 18cm ở các công thức mật độ tương đối đồng đều nhau. Như vậy, mật


độ quá thấp và quá cao với trồng rừng gỗ lớn đều không th ch hợp. Để đảm bảo cây có đoạn thân thẳng đẹp, mật độ trồng ban đầu trong khoảng 1.330 - 1.660 cây/ha là th ch hợp, sau đó áp dụng tỉa thưa khi rừng khép tán.

Đối với Bạch đàn, do có tán lá phát triển hẹp hơn keo, nên ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng có thể khác với keo. Nguyễn Huy Sơn (2009) [14] đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn uro ở Đại Lải, V nh Phúc và Đồng Hỷ, Thái Nguyên với các mật độ khác nhau từ 1.330 - 2.500 cây/ha cho thấy, sau 2,5 năm tuổi sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức mật độ chưa khác nhau rõ rệt, mặc dù trữ lượng gỗ cây đứng tăng dần từ công thức mật độ thấp tới cao. Tương tự, nghiên cứu của Đặng Văn Thuyết và cộng sự (2012) [16] rừng trồng bạch đàn urô ở các mật độ 1.110 - 1.660 cây/ha tại Quảng Ninh, Hà T nh và Bình Phước cho thấy rừng trồng ở các mật độ khép tán ở tuổi 3,5 và công thức mật độ 1.110 cây/ha có sinh trưởng đường kính cao hơn nhưng không có sai khác rõ rệt giữa các công thức. Như vậy, đối với bạch đàn ở những năm đầu sự sai khác về sinh trưởng đường k nh giữa các mật độ từ 1.110 đến 1.660 cây/ha là không đáng kể. Do bạch đàn có tán lá phát triển hẹp hơn keo nên rừng lâu khép tán hơn và đòi hỏi thời gian chăm sóc dài hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Do đó, mật độ trồng rừng gỗ lớn bạch đàn có thể 1.660 cây/ha, sau đó tỉa thưa khi rừng khép tán.

Phạm Thế Dũng và cộng sự (2012) [8] th nghiệm tỉa thưa rừng trồng Bạch đàn uro 3 tuổi tại Tam Thanh, Phú Thọ với các mật độ để lại từ 880, 660 và 450 cây/ha. Sau 3 năm, sinh trưởng đường k nh tăng lần lượt là từ 9,4%, 14,2% và 16,9%, nhưng trữ lượng ở tuổi này vẫn thấp hơn nhiều so với đối chứng (1.330 cây/ha). Tuy nhiên, do Bạch đàn có tán nhỏ nên cường độ tỉa thưa quá cao là không cần thiết. Đặng Văn Thuyết (2010) nghiên cứu về dự thảo quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng Bạch đàn uro gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn với mật độ

để lại cuối cùng từ 800 - 900 cây/ha là th ch hợp, có thể đạt năng suất 18m3/ha/năm

cho chu kỳ trên 12 năm [17].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023