Nghiên Cứu Về Kiến Thức, Thái Độ Và Thực Hành Phskt Ở Trẻ Em Của Các Bà Mẹ Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam


dựa trên khung lý thuyết nêu trên cũng như các kiến thức có được trong phần tổng quan về PHSKT ở trẻ em.

1.7. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ trên thế giới và tại Việt Nam

1.7.1.Trên thế giới

1.8.1.1.Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em nói chung

Cuộc khảo sát quốc gia Benchmark cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ nhận ra rằng những năm đầu là rất quan trọng cho sự phát triển của con em mình. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cũng thừa nhận là họ thiếu những thông tin quan trọng để hướng dẫn họ trong việc nuôi dưỡng và can thiệp sớm những dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ em [156]. Trong báo cáo phân tích về TKT tại Tajikistan của Unicef năm 2006 cho thấy các bà mẹ có con KT không được cung cấp và cập nhật đầy đủ kiến thức về KT và kiến thức về nuôi dạy TKT. Kiến thức của các bà mẹ chỉ đơn giản là phản ánh sự đánh giá về KT của chuyên gia y tế địa phương đối với trẻ. Vấn đề này gây lên những khó khăn nghiêm trọng đối với các gia đình sống ở khu vực nông thôn, nơi mà các chuyên gia y tế rất ít. Mặt khác các chuyên gia y tế tại các khu vực này cũng thiếu kiến thức về KT và PHSKT để chuyển giao cho các bà mẹ do đó các bà mẹ không có khả năng PHSKT của con họ [149].

Nghiên cứu kiến thức, niềm tin về và thái độ đối với NKT: Ý nghĩa cho các chuyên gia y tế của Masasa năm 2005 tại Nam phi cho thấy chỉ có 27% người chăm sóc chính (người da trắng và da màu) biết được kiến thức về nguyên nhân của KT khi còn trẻ và chỉ có 15% người chăm sóc chính là người da màu biết kiến thức về nguyên nhân của KT khi đã có con. Thái độ đối với TKT thì có ít nhất 75% số người được hỏi trong mỗi nhóm cho rằng mọi người cảm thấy thương hại TKT vì những trẻ này luôn phải "vật lộn", "Luôn luôn cần sự giúp đỡ" "không thể sống một cuộc sống bình thường ". Tuy nhiên, 92% cho rằng TKT không hề thua kém những trẻ khác, chỉ có 3% thể hiện sự sợ hãi đối với TKT [114].

1.7.1.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm dị tật bẩm sinh

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ của các bà mẹ Hy Lạp và Ả Rập về dị tật bẩm sinh ở trẻ em của Afkar Ragab Mohammed năm 2013 cho thấy: Kết quả chung kiến thức về


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

các yếu tố nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và kiến thức về phòng tránh dị tật bẩm sinh đạt của các bà mẹ Hy Lạp chiếm 76% trong khi đó các bà mẹ Ả Rập chỉ chiếm 51%. Sự khác biệt về trung bình tổng điểm kiến thức của các bà mẹ Hy Lạp và Ả Rập có ý nghĩa thống kê (Hy Lạp 31.01 ± 13,1 so với Ả Rập 22,91 ± 5,47 (p > 0,001). Phân bố tỷ lệ thái độ chung của các bà mẹ đối với dị tật bẩm sinh ở trẻ em thì tỷ lệ các bà mẹ Hy Lạp có thái độ tiêu cực 77% và các bà mẹ Ả Rập là 72% [118].

Nghiên cứu của Lawal tại Ibadan, Nigeria (2015) cho thấy chỉ có 25,6% bà mẹ có nhận thức về dị tật bẩm sinh [107].

1.7.1.3. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT vận động

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và kỳ vọng của các bà mẹ có con bị rối loạn thần kinh mãn tính được tiến hành tại Nigeria năm 2007 cho thấy trong 110 bà mẹ tham gia nghiên cứu chỉ có 21,8% bà mẹ biết được nguyên nhân về bệnh của con mình, 19,1% bà mẹ biết được chẩn đoán bệnh của con mình và 23,6% biết được khả năng tiến triển của bệnh. Hơn 70% bà mẹ có thái độ tiêu cực khi con của họ bị mọi người chú ý ở nơi công cộng. 100% bà mẹ đồng ý với ý kiến sẽ chữa bệnh cho con mình và 98,2% bà mẹ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ khác [127].

1.7.1.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT về nghe

Nghiên cứu của Swanepoel tiến hành tại Nam Phi năm 2008, khảo sát kiến thức và thái độ của 100 bà mẹ thông qua phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy hơn 50% bà mẹ trả lời đúng 3 yếu tố phổ biến (rửa tai, thuốc men, bẩm sinh) liên quan đến mất thính giác cho trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để thực hiện một chương trình sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh thành công thì cần tăng cường nhận thức của bà mẹ về việc mất thính lực ở trẻ sơ sinh [144].

Nghiên cứu về kiến thức và niềm tin về tai và sức khỏe thính lực trong cộng đồng các bà mẹ nông thôn ở Nam Ấn Độ của Meivizhi Narayansamy năm 2014 cho thấy: Đa số các bà mẹ tin rằng trong 3 tháng đầu tiên của cuộc sống thì không thể biết được trẻ có nghe được hay không. Một số bà mẹ tin rằng phải đến khi đứa trẻ được 1 tuổi thì mới có thể để xác định được là đứa trẻ có thể nghe thấy hay không. Ý kiến chung của các bà mẹ là nên đưa trẻ đến một bác sĩ nhi khoa khi trẻ có bất kỳ một lý do gì liên quan đến sức khỏe bao gồm cả các bệnh tật về tai. Tuy nhiên ít người biết được rằng


các bác sỹ tai mũi họng mới là các chuyên gia điều trị các bệnh về tai. Phần lớn các bà mẹ cho rằng máy trợ thính chỉ có thể trang bị cho trẻ em khiếm thính sau một tuổi. Họ tin rằng một khi đứa trẻ được trang bị máy trợ thính thì chúng có thể nghe thấy bình thường và do đó có thể đi học thường xuyên. Không có bà mẹ nào có ý kiến về nhu cầu PHCN hoặc can thiệp sau khi lắp máy trợ thính [121].

Nghiên cứu cải thiện tỷ lệ tái khám trong một chương trình sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh của Francjozo năm 2007 đã cho thấy nếu các bà mẹ không có kiến thức đầy đủ về sàng lọc thính lực sơ sinh và hậu quả của mất thính lực ở trẻ sơ sinh thì sẽ có một tỷ lệ cao trẻ sơ sinh có thể không được hưởng lợi từ chương trình sàng lọc thính lực. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, sau khi cung cấp thông tin chi tiết về chương trình sàng lọc thính lực sơ sinh cho các bà mẹ thì tỷ lệ các bà mẹ không đưa trẻ đến kiểm tra lại giảm từ 39,8% xuống 25,8% [86].

1.7.2. Tại Việt Nam

Đã có một số nghiên cứu về TKT ở Việt Nam trong đó ít nhiều cũng đã đề cập tới các khía cạnh kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến PHSKT ở trẻ em của cha/mẹ TKT. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ em trên nhóm đối tượng bà mẹ, những người đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và PHSKT ở trẻ em tại cộng đồng.

Nghiên cứu định tính kiến thức, thái độ, thực hành về TKT tại An Giang và Đồng Nai của Bộ LĐTB&XH (2011) chỉ ra rằng nhận thức về nguyên nhân gây KT của cha/mẹ TKT thiếu chính xác. Kiến thức về phòng tránh KT ở trẻ em rất hạn chế. Cha/mẹ TKT thiếu kiến thức và kỹ năng phát hiện các dạng KT liên quan đến trí não như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi và bại não [4].

Nghiên cứu của Đỗ Hạnh Nga năm 2011 cho thấy hầu hết cha/mẹ trong mẫu nghiên cứu đều thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của con nên đã không kịp thời phát hiện ra dấu hiệu chậm phát triển của con họ [26].

1.8. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Hoài Đức là một huyện nông nghiệp nằm ở phía tây TP. Hà Nội với 19 xã và 1 thị trấn, huyện có diện tích tự nhiên là 82 km2 và dân số 203.110 người trong đó số trẻ dưới 6 tuổi là 29.506 em (chiếm 14,5% tổng số dân). Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề


truyền thống và có tốc độ phát triển đô thị rất nhanh với nhiều khu đô thị mới như An Khánh, Kim Chung, Sơn Đồng… Tương lai, huyện Hoài Đức nằm trong vùng phát triển dịch vụ, giao dịch kinh tế tài chính theo quy hoạch phát triển của TP. Hà Nội [36].

Hình 1 3 Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức – TP Hà Nội Chương trình PHCNDVCĐ 1

Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội

Chương trình PHCNDVCĐ được quản lý bởi khoa Y tế công cộng của TTYT huyện Hoài Đức. Theo thống kê của TTYT, Hoài Đức có 3.138 NKT (1.677 nam và 1.461 nữ). Trong đó, KT nhìn là 769 người; KT vận động 377 người; KT nghe, nói 369 người; KT về học 294 người; hành vi xa lạ 239 người; động kinh 225 người và các dạng KT khác là


306 người. Hoạt động của chương trình còn hạn chế do thiếu kinh phí. Hệ thống báo cáo số liệu chưa chính xác. TTYT không thống kê số TKT dưới 06 tuổi. Các hoạt động triển khai mang tính hình thức. Có tập huấn về nội dung PHCN và PHSKT cho CBYT, chủ yếu dựa trên tài liệu tự biên soạn [24].

Năm 2014, Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình PHSKT ở trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội” (Từ đây trở đi gọi tắt là nghiên cứu thành phố). Huyện Hoài Đức là một trong 4 huyện, quận thuộc địa bàn nghiên cứu của nghiên cứu thành phố. Nghiên cứu tiến hành từ năm 2014 - 2016, với nhiều hoạt động như: Sàng lọc phát hiện TKT dưới 6 tuổi. Xây dựng và đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ công cụ sàng lọc TKT. Thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT cho các đối tượng: Bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi, CBYT, GVMN và đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT trên các đối tượng này.


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Bà mẹ có con khuyết tật dưới 6 tuổi.

- Bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi.

2.1.1. Tiêu chí chọn

- Bà mẹ của trẻ khuyết tật sinh từ 21/10/2008 đến 6/6/2016.

- Bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (bao gồm các bà mẹ có con bình thường và có con khuyết tật). Nhóm bà mẹ trước can thiệp là những bà mẹ có con sinh từ ngày 6/11/2013 đến ngày 6/11/2014 (nhóm 1). Nhóm bà mẹ sau can thiệp là những bà mẹ có con sinh từ ngày 06/06/2015 đến ngày 06/06/2016 (nhóm 2).

- Có thời gian sinh sống tại địa bàn nghiên cứu ít nhất 12 tháng trước nghiên cứu.

- Có có khả năng giao tiếp thông thường và đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chí loại

- Các bà mẹ không đủ tiêu chuẩn chọn

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 6 năm 2016.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Hoài Đức -TP. Hà nội. Trong đó 5 xã (Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Dương Liễu, Sơn Đồng) được chọn là địa bàn đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi trước can thiệp và sau can thiệp. Hoạt động can thiệp được thực hiện trên toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm: Can thiệp cộng đồng so sánh hai nhóm trước can thiệp và sau can thiệp. Nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp. Giai đoạn 2: Thực hiện can thiệp. Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp.


Đánh giá trước can thiệp

- Phỏng vấn 220 bà mẹ của TKT dưới 6 tuổi trước can thiệp về thực trạng PHSKT tại Hoài Đức trước can thiệp.

- Phỏng vấn 710 bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi tại 5 xã huyện Hoài Đức về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT trước can thiệp (Bà mẹ có con sinh từ ngày 6/11/2013 đến ngày 6/11/2014 - Nhóm 1).

CAN THIỆP


Tăng cường thông tin

Cung cấp kiến thức về khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, kiến thức về PHSKT, kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT và cách xử trí khi nghi ngờ trẻ có khuyết tật (bằng loa phát thanh, áp phíc, tờ rơi, tư vấn trực tiếp).

Tăng cường động lực

Tư vấn dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

Tăng cường kỹ năng

Hướng dẫn, hỗ trợ thực hành về cách phát hiện DHBT ở trẻ em.

Đánh giá sau can thiệp

- Phỏng vấn 66 bà mẹ của TKT dưới 6 tuổi mới được phát hiện sau can thiệp về thực trạng PHSKT tại Hoài Đức sau can thiệp

- Phỏng vấn 710 bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi tại 5 xã huyện Hoài Đức về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT sau can thiệp (Bà mẹ có con sinh từ ngày 06/06/2015 đến ngày 06/06/2016 - Nhóm 2)


SO SÁNH

- Kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi ở nhóm 1 nhóm 2

- Tuổi trung bình phát hiện DHBT đầu tiên của TKT trước và sau can thiệp

- Tuổi trung bình được chẩn đoán xác định khuyết tật của TKT trước và sau can thiệp.


Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu


2.3.1. Giai đoạn 1 - Đánh giá trước can thiệp

- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ những TKT dưới 6 tuổi, sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc để đánh giá thực trạng PHSKT ở trẻ em.

- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (nhóm 1) tại 5 xã (Kim Chung, Đức Thượng, Đức Giang, Sơn Đồng và Dương Liễu), sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc để đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ em của nhóm các bà mẹ trước can thiệp.

2.3.2. Giai đoạn 2 - Giai đoạn thực hiện can thiệp

- Xây dựng chương trình can thiệp, thiết kế tờ rơi, áp phích, bài phát thanh.

- Thực hiện can thiệp toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức, nhắm tới đối tượng đích là trẻ dưới 6 tuổi và các bà mẹ có con dưới 6 tuổi. Các nội dung hoạt động nhằm hai mục đích:1) Tăng cường khả năng PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con dưới 6 tuổi. 2) Phát hiện các DHBT ở TKT sớm hơn và giảm tuổi trung bình được chẩn đoán xác định khuyết tật của TKT. Các hoạt động can thiệp dựa trên mô hình Information - Motivation - Behavioural skills Model (hình 2.2).

2.3.3. Giai đoạn 3 - Đánh giá sau can thiệp

- Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang với công cụ tương tự công cụ của điều tra ban đầu.

- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ những TKT dưới 6 tuổi được phát hiện trên 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức trong thời gian can thiệp để đánh giá tuổi trung bình phát hiện DHBT đầu tiên và tuổi trung bình được chẩn đoán xác định khuyết tật.

- Phỏng vấn trực tiếp nhóm bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (nhóm 2) để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm các bà mẹ sau can thiệp. Việc phỏng vấn được triển khai trên chính địa bàn đã đánh giá trước can thiệp (xã Kim Chung, Đức Thượng, Đức Giang, Sơn Đồng và Dương Liễu).

- Kết quả đánh giá của nhóm bà mẹ sau can thiệp được so sánh với kết quả đánh giá của nhóm bà mẹ trước can thiệp để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí