Thực Trạng Các Cơ Sở Cung Cấp Dịch Vụ Việc Làm Với Người Khuyết Tật Tại Quận Thủ Đức

các quận, huyện cũng như hỗ trợ vay vốn để người khiếm thị có thể tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, thành phố còn có nhiều hội, câu lạc bộ, nhóm của NKT hiện đang sinh hoạt và trợ giúp nhau trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống như: Hội Thanh niên khuyết tật Thành phố; Câu lạc bộ khuyết tật trẻ; Nhóm khuyết tật Bình Triệu; Nhóm khuyết tật Thiên Linh.

Như vậy, chúng ta có thể thấy mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT tại TPHCM rất phong phú. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy, NKT sinh sống ở quận Thủ Đức chỉ tiếp cận thường xuyên với các cơ sở cung cấp dịch vụ hiện có trên địa bàn quận như: Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức; Trung tâm BTKT Nhật Hồng; Hội người mù Quận Thủ Đức và Trung tâm BTNTT Hiệp Bình Chánh. Các cơ sở cung cấp dịch vụ còn lại NKT ít khi tiếp cận, vì các cơ sở này ở xa mà NKT đi lại thì khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến NKT không được đào tạo nghề cũng như kết nối với các cơ sở cung cấp DVVL nằm ngoài quận Thủ Đức.

2.3.2.2. Thực trạng các cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận Thủ Đức

Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được giao về các lĩnh vực như: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới. Qua khảo sát CBNV, một số hoạt động được Phòng LĐTBXH triển khai khi cung cấp DVVL cho NKT như: Truyền thông về việc làm; giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực; tham vấn, tư vấn việc làm; QLTH; hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ chính sách, pháp lý.

Tuy nhiên, theo NKT những hoạt động mà họ cho là cung cấp nhiều như: Hoạt động truyền thông về việc làm (35,5%), tham vấn, tư vấn việc làm (18,4%), giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực (17,6%). Bên cạnh đó, một số hoạt động mà NKT cho là Phòng LĐTBXH ít cung cấp cho họ như: Hoạt động hỗ trợ chính sách, pháp lý (11,3%), hỗ trợ sinh kế (8,8%), QLTH (8,4%) (Biểu đồ 2.14). Điều

này cho thấy một số hoạt động trong DVVL chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT, chẳng hạn như hoạt động QLTH. Anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Theo tôi DVVL hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT, vì khi hỗ trợ chúng tôi tìm việc cơ sở chưa thực hiện tốt QLTH, chưa giúp chúng tôi nhiều về pháp lý, chưa hỗ trợ tốt để chúng tôi tiếp cận vốn vay. Theo tôi các cơ sở cần làm tốt hơn việc này vì quyền lợi của NKT”.

11.3%

8.8%

35.5%

8.4%

18.4%

17.6%

Dịch vụ truyền thông về việc làm

Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực

Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm

Dịch vụ quản lý trường hợp

Dịch vụ hỗ trợ sinh kế

Dịch vụ hỗ trợ chính sách, pháp lý

Biểu đồ 2.14. Dịch vụ việc làm tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận Thủ Đức


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

- Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH TPHCM, có chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, dạy văn hóa, dạy nghề và tạo việc làm cho NKT trên địa bàn TPHCM thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định. Khi cung cấp DVVL cho NKT, qua khảo sát CBNV, một số hoạt động được họ triển khai gồm: Truyền thông về việc làm; học văn hóa, đào tạo nghề và QLTH.

Kết quả khảo sát NKT cho thấy một số hoạt động mà trung tâm cung cấp như: Hoạt động truyền thông về việc làm (37,5%), học văn hóa, đào tạo nghề (37,5%), QLTH (25%) (Biểu đồ 2.15). Tuy nhiên theo NKT, các hoạt động mà trung tâm cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu của họ sau khi về với cộng đồng. Điều này phần nào hợp với những phân tích, nhận định ở dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề: “Hoạt động đào tạo nghề của trung tâm hướng đến lao động trị

liệu cho NKT sống tại trung tâm là chính chưa hướng nhiều đến việc đào tạo nghề nhằm giúp NKT tìm được việc làm khi họ hồi gia, hòa nhập cộng đồng”.

Như vậy, dịch vụ hỗ trợ việc làm của trung tâm cần cải thiện nhiều hơn. Như anh Đ. C. D. (chủ doanh nghiệp) chia sẻ: “Theo tôi cơ sở cung cấp dịch vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp khi hỗ trợ NKT, từ khâu đào tạo tay nghề, kỹ năng mềm cho đến tư vấn chính sách, kết nối nhà tuyển dụng. Chúng tôi cần cơ sở tạo niềm tin, cần sự hỗ trợ về chuyên môn để chúng tôi mạnh dạn tuyển dụng NKT vào làm việc. Khi đã có niềm tin chúng tôi sẵn sàng tuyển dụng nhân viên xã hội để cung cấp DVVL cho NKT. Vẫn biết Luật NKT khuyến khích chúng tôi tuyển dụng NKT, nhưng nói thật chúng tôi chưa có niềm tin thì sao dám tuyển dụng họ”. Điều này cho thấy vai trò của cơ sở cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như cách nhìn, quan niệm về NKT nơi nhà tuyển dụng.

Biểu đồ 2.15. Dịch vụ việc làm tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh

25%

37.5%

37.5%

Dịch vụ truyền thông về việc làm Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề

Dịch vụ quản lý trường hợp

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

- Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng

Là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trực thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, có chức năng hỗ trợ giáo dục theo chương trình chuyên biệt cho người khiếm thị từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Ngoài ra, trung tâm còn có chức năng đào tạo nghề và kết nối người học với các doanh nghiệp tuyển dụng sau đào tạo. Qua khảo sát CBNV, một số hoạt động được trung tâm triển khai khi hỗ trợ nghề như: Truyền thông về việc làm; tham vấn, tư vấn việc làm; học văn hóa, đào tạo nghề; giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực; QLTH; hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ chính sách, pháp lý.

7% 5.3%

8.8%

21.1%

19.3%

21%

17.5%

Dịch vụ truyền thông về việc làm Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm Dịch vụ quản lý trường hợp Dịch vụ hỗ trợ sinh kế

Dịch vụ hỗ trợ chính sách, pháp lý

Biểu đồ 2.16. Dịch vụ việc làm tại Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Khảo sát NKT về DVVL mà Trung tâm đã cung cấp, kết quả như sau: Hoạt động truyền thông về việc làm (21,1%), học văn hóa, đào tạo nghề (21%), tham vấn, tư vấn việc làm (19,3%), giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực (17,5%). Những hoạt động mà NKT cho là cung cấp ít như: Hoạt động QLTH (8,8%), hỗ trợ sinh kế (7%), hỗ trợ chính sách, pháp lý (5,3%%) (Biểu đồ 2.16). Một lần nữa, QLTH vẫn chưa được chú trọng. Soeur L. T. K. P. (cán bộ quản lý) chia sẻ: “Hiện tại, cơ sở chưa thực hiện tốt QLTH, hỗ trợ chính sách, pháp lý vì có sự thay đổi về nhân sự theo bài sai của Dòng. Đây cũng là khó khăn trong quá trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ NKT. Ngoài ra sự hạn chế về tài chính cũng hạn chế việc các Soeur hỗ trợ các em tự tạo việc làm sau khi học xong. Soeur mong các cơ sở cung cấp dịch vụ hình thành mạng lưới hỗ trợ việc làm cho NKT nhằm đáp ứng nhu cầu cho họ được tốt hơn”. Như vậy, hình thành mạng lưới cung cấp DVVL cho NKT là rất cần thiết không những tại quận Thủ Đức mà cho cả TPHCM. Điều này đã được chỉ đạo thực hiện trong báo cáo về thực hiện Luật của NKT trên địa bàn TPHCM năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện.

- Hội người mù Quận Thủ Đức

Là chi hội trực thuộc Hội Người mù TPHCM, có chức năng phục vụ cho đời sống của hội viên qua các hoạt động cụ thể như trợ cấp cho hội viên có hoàn

cảnh khó khăn, thăm hỏi giúp đỡ khi hội viên đau ốm, hiếu hỉ... Ngoài ra, chi hội còn liên kết Thành hội mở các lớp xóa mù cho hội viên, hỗ trợ học bổng cho hội viên đang học văn hóa, học nghề tại các trung tâm, các trường cũng như hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm cho hội viên. Khi cung cấp DVVL cho NKT, qua khảo sát CBNV, một số hoạt động được họ triển khai gồm: Truyền thông về việc làm; học văn hóa, đào tạo nghề; giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực; tham vấn, tư vấn việc làm.

Biểu đồ 2.17. Dịch vụ việc làm tại Hội người mù Quận Thủ Đức


Dịch vụ truyền thông về việc làm

20%

30%

Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề

23.3%

26.7%

Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực

Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Khảo sát NKT về DVVL mà hội đã cung cấp, kết quả như sau: Hoạt động truyền thông về việc làm (30%), học văn hóa, đào tạo nghề (26,7%), giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực (23,3%) và tham vấn, tư vấn (20%) (Biểu đồ 2.17). Tuy nhiên theo thành viên hội, các hoạt động mà hội cung cấp cho hội viên chất lượng còn thấp. Điều này hợp lý với chia sẻ trong phần dịch vụ QLTH: “Hiện tại cơ sở không có CBNV học về CTXH. Vì thế khi QLTH hội viên có nhu cầu tìm việc thì chỉ ghi lại nguyện vọng của họ mà thôi. Sau đó biết chỗ nào có tuyển dụng thì giới thiệu, chứ không làm bài bản đâu”.

Khi được hỏi về những hạn chế của các cơ sở hiện đang cung cấp DVVL trên địa bàn quận Thủ Đức thì NKT cho rằng: Mạng lưới truyền thông DVVL cho NKT còn nhiều hạn chế (90%), còn thiếu cơ sở cung cấp DVVL cho NKT (83%), cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp khi cung cấp DVVL (82%), các cơ quan, tổ chức còn thiếu kết nối với nhau (78%) và nguồn lực hỗ trợ cho NKT còn hạn chế (77%). Điều này có chút khác biệt so với ý kiến của CBNV khi họ cho rằng: Hạn chế lớn nhất là cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp khi cung cấp DVVL

(83,3%), tiếp theo là thiếu cơ sở cung cấp DVVL cho NKT (80%), mạng lưới truyền thông DVVL cho NKT còn hạn chế (76,7%), các cơ quan, tổ chức thiếu kết nối với nhau (70%) và nguồn lực hỗ trợ cho NKT còn hạn chế (66,7%). Tuy có chút khác nhau về nhận định, nhưng về cơ bản cả NKT và CBNV đều cho rằng DVVL cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cần nâng cao tính hiệu quả trong cung cấp DVVL.

Soeur L. T. K. P. (cán bộ quản lý) chia sẻ: “Theo tôi, khi hỗ trợ NKT tìm việc làm chúng ta phải có cái tâm. Nếu chúng ta chỉ hỗ trợ họ cho có hình thức thì không bao giờ họ có việc làm. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng trong các hoạt động trợ giúp, cách đào tạo tay nghề, cách hỗ trợ kỹ năng thì may ra NKT với có cơ hội được tuyển dụng. Chúng ta phải hướng việc cung cấp DVVL theo nhu cầu của nhà tuyển dụng thì mới mong trợ giúp NKT thành công”. Chia sẻ này cũng phù hợp với nhà tuyển dụng khi họ cho rằng cơ sở cung cấp dịch vụ cần tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng thông qua việc đào tạo NKT có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc khi được tuyển dụng.

Nghiên cứu cũng cho thấy hình thức NKT tiếp cận DVVL tại các cơ sở cung cấp DVVL như sau: Chủ yếu thông qua người thân, bạn bè (90%), cán bộ địa phương (66%) và báo chí, mạng xã hội (60%). Ngược lại, các kênh truyền thông mà NKT cho là chưa hoạt động tốt như cơ sở đào tạo nghề (23%), truyền hình, truyền thanh (22%), tờ bướm, tờ gấp (8%). Điều này cũng hợp lý với nhận định của CBNV khi được khảo sát: Tiếp cận nhiều qua người thân, bạn bè (51,7%), cán bộ địa phương (48,3%), báo chí, mạng xã hội (41,4%) và tiếp cận ít qua các kênh truyền hình, truyền thanh (31%), cơ sở đào tạo nghề (27,6%), tờ bướm, tờ gấp (13,8%) và cơ sở cung cấp DVVL (10,3%).

Để cải thiện chất lượng dịch vụ, các cơ sở trên địa bàn quận Thủ Đức cần chú trọng nhiều hơn trong việc điều chỉnh và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ cho NKT trên địa bàn. NKT mong muốn cán bộ cần được đào tạo về CTXH (92%), kế đến là đa dạng hóa ngành nghề đào tạo cho NKT (90%), cán bộ cần có kiến thức về chính sách, thị trường lao động (82%), đa dạng hóa hình thức truyền thông DVVL cho NKT (77%), đa dạng hóa cơ sở cung cấp DVVL cho NKT

(68%), thực hiện QLTH khi hỗ trợ việc làm cho NKT (65%). Điều này tuy có chút khác biệt ở vài nội dung so với CBNV nhưng tựu chung họ đều mong muốn được cải thiện ở mức độ cao: Cán bộ cần được đào tạo về CTXH (86,7%), cán bộ cần có kiến thức về chính sách, thị trường lao động (83,3%), đa dạng hóa hình thức truyền thông DVVL cho NKT (83,3%), đa dạng hóa cơ sở cung cấp DVVL cho NKT (80%), đa dạng hóa ngành nghề đào tạo cho NKT (76,7%), thực hiện QLTH khi hỗ trợ việc làm cho NKT (70%).

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Bản thân người khuyết tật

Việc cung ứng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho NKT không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan, cơ sở cung cấp dịch vụ. NKT với những khiếm khuyết của họ cũng tạo nên những thách thức trong việc cung ứng và làm tốt công tác hỗ trợ này. Những khiếm khuyết thường thấy từ bản thân NKT được trình bày trong biểu đồ, đó là sự mặc cảm về bản thân, hạn chế sức khỏe, thiếu kỹ năng xã hội và thiếu trình độ tay nghề. Những đặc điểm này ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho họ.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Mặc cảm về bản Hạn chế về sức Thiếu kỹ năng xã Thiếu trình độ tay thân khỏe hội nghề


Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Biểu đồ 2.18. Ảnh hưởng của yếu tố bản thân người khuyết tật




28%


27%


17%


10%








22%













90%



72%


73%


61%













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 9


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Biểu đồ 2.18 cho thấy mức độ ảnh hưởng của những đặc điểm kể trên đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm. Kết quả cho thấy phần lớn NKT cho rằng những đặc điểm này ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp DVVL. Thiếu tay nghề nhận được nhiều ý kiến nhất từ NKT với 90%, tiếp đến là sự hạn chế về sức khỏe

(73%), mặc cảm về bản thân chiếm 72% và thiếu kỹ năng xã hội chiếm 61%. Chỉ duy nhất 17% NKT cho rằng việc thiếu kỹ năng xã hội không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm. Còn lại tất cả đều đồng ý với sự ảnh hưởng với mức độ nhiều hay ít.

Nhận xét này phù hợp với ý kiến của CBNV khi tất cả (100%) cho rằng trình độ tay nghề ảnh hưởng nhiều đến khả năng tìm được việc làm của NKT. Anh H. V. D. (NKT) chia sẻ: “Khó khăn cản trở tôi tiếp cận việc làm là sức khỏe yếu vì bị khuyết tật, tay nghề thấp so với yêu cầu của nhà tuyển dụng, thiếu những kỹ năng mềm cần thiết, đây là những lý do mà chúng tôi được chọn thấp hơn khi nhà tuyển dụng cho là NKT làm việc không tốt bằng người bình thường”. Như vậy, thiếu trình độ tay nghề làm cho NKT mất đi cơ hội tìm được việc làm như người không khuyết tật.

2.4.2. Đội ngũ nhân viên công tác xã hội

DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT muốn có chất lượng thì đội ngũ CBNV phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu về CTXH. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận định của NKT về đội ngũ CBNV như đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ việc làm. Điều này được minh chứng qua những nhận xét của NKT với trên 80% trả lời đồng ý (Biểu đồ 2.19). Nhận định này cũng phù hợp với ý kiến của CBNV với trên 83% đồng ý với mức độ ảnh hưởng nhiều. Anh L. Đ. P. H. (cán bộ quản lý cơ sở) chia sẻ: “Theo tôi nhân viên xã hội làm việc với NKT cần được đào tạo bài bản về CTXH, khi áp dụng Đề án 32 CTXH cần phải có sự chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên xã hội, cần đào tạo bổ sung về CTXH cho những nhân viên có chuyên ngành gần với CTXH, như vậy nhân viên xã hội mới có kiến thức, mới biết vận dụng phương pháp, kỹ năng của CTXH khi cung cấp DVVL cho NKT cách chuyên nghiệp được”.

Như đã phân tích trong phần đặc điểm về khách thể CBNV cung cấp DVVL cho NKT, những ngành học mà CBNV tham gia ở hệ đại học và trung cấp nhiều nhất là kinh tế (30%) và giáo dục đặc biệt (23,4%) chứ không phải là CTXH (20%). Riêng CBNV có trình độ sau đại học thì 1 người có bằng thạc sỹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023