Tín Dụng Theo Phân Khúc Khách Hàng Trong Giai Đoạn 2009 - 2015



22,1% so với đầu năm. Dư nợ bán lẻ của Vietinbank tăng mạnh 51% so với năm 2014; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 15,3%, trong đó phân khúc khách hàng vừa và nhỏ có sự tăng trưởng bứt phá ở mức 26% và khách hàng doanh nghiệp FDI tăng mạnh 37,5% so với năm 2014. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của Vietinbank tăng từ mức 18,1% năm 2014 lên mức 22,4% năm 2015 (Bảng 3.3). Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietinbank trong những năm gần đây không có sự biến động nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm 56% dư nợ cho vay năm 2015). Mặt khác, đa dạng hoá danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được Vietinbank chú trọng. Năm 2004, khách hàng truyền thống của Vietinbank chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (chiếm khoảng 45% dư nợ cho vay). Đến năm 2015, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các công ty cổ phần Nhà nước và công ty TNHH Nhà nước) chỉ còn chiếm 24,92% tổng dư nợ; cá nhân và các thành phần khác chiếm 20,85%; phần còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) (48,45%), doanh nghiệp FDI (5,07%) và các thành phần khác (0,72%). Như vậy, điểm chú ý trong hoạt động tín dụng của Vietinbank trong giai đoạn này là sự đa dạng hoá về phân khúc khách hàng với số lượng khách hàng bán lẻ (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) ngày càng tăng và sự đa dạng hoá về thành phần kinh tế cho vay khi tỷ trọng tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước giảm xuống và tỷ trọng dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc danh tăng lên.

Bảng 3.3: Tín dụng theo phân khúc khách hàng trong giai đoạn 2009 - 2015

Đơn vị: tỷ VNĐ



KH Cá nhân

Tỷ trọng

KH Doanh nghiệp

Tỷ trọng

31/12/2015

94.176

17,7%

426.979

80,0%

31/12/2014

62.368

14,2%

370.320

84,2%

31/12/2013

53.527

14,2%

313.151

83,2%

31/12/2012

47.466

14,2%

271.559

81,5%

31/12/2011

48.195

16,4%

240.408

81,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 12


31/12/2010

45.389

19,4%

187.594

80,1%

31/12/2009

34.661

21,2%

128.472

78,7%

Nguồn: Phòng kế toán Vietinbank

30%


25%


20%


15%


10%


5%


0%

92%

90%

88%

86%

84%

82%

80%

78%

76%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập (%) NIM (%)

ROAA (%)

ROAE (%)

NIM, ROAA VÀ ROAE (%)

THU NHẬP LÃI THUẦN/TỔNG THU NHẬP (%)

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, khả năng sinh lời của Vietinbank có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. Tuy nhiên, tốc độ giảm của các chỉ tiêu sinh lời (biên lợi nhuận cho vay NIM, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROAA, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ROAE) đã chậm dần trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 (Đồ thị 3.9). Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản của Vietinbank luôn lớn hơn 80% trong giai đoạn này chứng tỏ thu nhập từ hoạt động tín dụng của Vietinbank là quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sự sụt giảm của biên lãi thuần thể hiện sự cạnh tranh ngày càng tăng lên trong hệ thống ngân hàng và do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.


Đồ thị 3.9: Khả năng sinh lời của Vietinbank trong giai đoạn 2009 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank



Song song với tăng trưởng tín dụng, kết quả chất lượng tín dụng của Vietinbank đạt khá tốt so với bình quân toàn hệ thống (Đồ thị 3.10). Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trong năm 2015 ở mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là do Vietinbank đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Năm 2015, Vietinbank cũng đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của Vietinbank, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của NHNN và tiệm cận các chuẩn mực của Basel II.

1.6%

1.4%

1.2%

1.0%

0.8%

0.6%

0.4%

0.2%

0.0%

14.0%

12.0%

10.0%

8.0%

6.0%

4.0%

2.0%

0.0%

2009

CAR (%)

2010

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)

Đồ thị 3.10: Chất lượng tín dụng của Vietinbank trong giai đoạn 2009 - 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank


3.3. Đánh giá thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại Vietinbank

3.3.1. Thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank

Vietinbank là một trong những ngân hàng tiên phong chủ động triển khai Basel II với định hướng chiến lược rõ ràng từ phía Hội đồng quản trị và Ban lãnh



đạo ngân hàng. Ngay từ giai đoạn 2007 - 2009, Ban lãnh đạo Vietinbank đã thành lập một nhóm cán bộ tập trung nghiên cứu phương pháp luận trong công tác đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ và áp dụng Basel II, trong đó có Kiểm tra sức chịu đựng , đặc biệt là RRTD. Đến đầu năm 2012, trên cơ sở hỗ trợ của tư vấn nước ngoài, Vietinbank đã xây dựng hệ thống quản lý RRTD theo chuẩn Basel II, xây dựng lộ trình triển khai Basel II từ nay đến năm 2018.

3.3.1.1. Nhận thức về vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng

Vị trí của Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank được thể hiện qua Hình 3.1. Cụ thể, Kiểm tra sức chịu đựng là một trong các ứng dụng quản trị rủi ro của ngân hàng nhằm quản lý vốn kinh doanh, đã được Vietinbank thực hiện và trong qua trình hoàn thiện. Các ứng dụng trong ô vuông màu đỏ là những ứng dụng chưa có tại Vietinbank, các ứng dụng trong ô vuông màu vàng là những ứng dụng đã có nhưng chưa hoàn thiện, và các ứng dụng trong ô vuông màu xanh lá cây là những ứng dụng Vietinbank đã phát tiển được. Trong số 16 ứng dụng quản trị rủi ro Vietinbank dự kiến áp dụng, Kiểm tra sức chịu đựng là một trong số 7 ứng dụng được ưu tiên phát triển sớm. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Vietinbank đối với công cụ Kiểm tra sức chịu đựng .

Một trong những lợi thế của Vietinbank trong quá trình triển khai là có sự trao đổi và hỗ trợ rà soát thường xuyên giữa Ban quản lý dự án, Khối quản lý rủi ro và cổ đông nước ngoài Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ Singapore từ năm 2013. Vì vậy, Vietinbank đã nhanh chóng ban hành Khung quản trị RRTD ngày 5/6/2013 đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD của Basel II, đó là:

i) Thiết lập môi trường RRTD thích hợp;

ii) Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ;

iii) Duy trì quy trình giám sát, đo lường và hỗ trợ cấp tín dụng thích hợp;

iv) Đảm bảo kiểm soát đầy đủ RRTD.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã thiết lập được các nguyên tắc xác định Khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ khá rõ ràng, trong đó:



- Mục tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được đặt ra trong từng thời kỳ nhưng tối thiểu là 10% (vượt mức yêu cầu về vốn tối thiểu đưa ra bởi NHNN là 9%).

- Hàng năm, trên cơ sở vốn tự có đã xác định, Vietinbank xây dựng danh mục tài sản Có tín dụng mục tiêu đảm bảo tối đa hóa giá trị ngân hàng và đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã đặt ra.

- Chấp nhận RRTD ở chừng mực vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo nhu cầu thanh khoản của Vietinbank.

- Chấp nhận RRTD của Vietinbank phải đảm bảo chất lượng tài sản Có phù hợp với mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng mục tiêu của mình. Vietinbank hướng tới đạt hạng tín nhiệm mục tiêu bằng với hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (Standard và Poor’s xếp hạng BB- cho Việt Nam, B+ cho Vietinbank; Moody’s B1và B2, Fitch B+ và B).

3.3.1.2. Xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng

Tại Vietinbank, quá trình xây dựng kịch bản thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện với sự tham gia của tất cả các cấp, từ Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo cho tới các phòng ban quản lý và các nhân viên quản trị rủi ro. Cụ thể, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Vietinbank yêu cầu các bộ phận của ngân hàng cung cấp các số liệu hàng quý cho phòng quản trị rủi ro. Mô hình được các chuyên gia trong ngân hàng đề xuất là mô hình kiểm định sức ép gây sốc trực tiếp lên tỷ lệ tăng trưởng GDP theo các kịch bản tiêu chuẩn, kịch bản suy giảm, và kịch bản căng thẳng. Gắn với mỗi kịch bản này, tương ứng với các mức độ biến động của tỷ lệ tăng trưởng GDP là các giả định đã được Ban lãnh đạo thông qua về dư nợ, cơ cấu nhóm nợ, trích lập dự phòng, giá trị chấp nhận của tài sản bảo đảm...

Tại Vietinbank, kịch bản tiêu chuẩn thể hiện những biến động tương đối nhẹ của biến số kinh tế. Tính bất lợi của tình huống xấu không cao, chủ yếu dùng để tham chiếu và so sánh. Kịch bản căng thẳng dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng của GDP mang yếu tố bất lợi cao, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Kịch bản suy giảm dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng của GDP giảm mạnh mang yếu tố bất lợi rất cao, nền kinh tế ở đáy của chu kỳ suy thoái. Theo ý kiến của các chuyên gia thực



o

Các ứng dụng quản trị rủi ro

Quản lý vốn Vốn Phân bổ vốn Kiểm định sức ép Hệ thống RWA

Đánh giá kết quả RAROC Định giá khoản vay FPT Khả năng sinh lời

hiện trong Vietinbank, kịch bản suy giảm và kịch bản căng thẳng không phải là dự báo mà chỉ là các kịch bản giả định được xây dựng để đánh giá sức khoẻ của ngân hàng và khả năng chịu đựng các cú sốc khi khủng hoảng tài chính xảy ra.


Phát triển bền vững


Chiến lược kinh doanh

Chiến lược và khẩu vị rủi ro


Ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng bán buôn

Chiến lược kinh doanh


Đề nghị vay Thẩm định,

vốn phê duyệt

Giải ngân

thu nợ

Xác định, đ

lường RR

Cân đối lợi

nhuận, rủi ro

Tối ưu hoá

danh mục


Rủi ro thị trường

Rủi ro hoạt động

Hạ tầng công nghệ thông tin

CORE

LOS

CRM

Treasury

Tranzware

MIS

MIS

Quản lý danh mục Tương quan RR Rủi ro tập trung Tổn thất danh mục Báo cáo KS rủi ro

Đo lường rủi ro PD LGD EAD EL/UL

Hệ thống dữ liệu về rủi ro

RRTD

Hình 3.1: Mô hình quản trị rủi ro tại Vietinbank


Nguồn: Phòng Quản trị rủi ro Vietinbank


3.3.1.3. Văn bản quy định Kiểm tra sức chịu đựng

Khung quản lý RRTD tại Vietinbank đã được xây dựng và đã đề cập tới quy trình Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:

- Nhận diện, mô phỏng tình trạng căng thẳng, các nhân tố rủi ro hoặc kịch bản căng thẳng, đề ra mục tiêu của việc kiểm tra sức chịu đựng được xây dựng bởi khối kinh doanh và bộ phận quản lý RRTD, sau đó được ban lãnh đạo và Ủy ban rủi ro thuộc HĐQT phê duyệt.

- Phòng ban Khối QLRR chịu trách nhiệm về kỹ thuật thực hiện, giả định được sử dụng, kết quả định tính và định lượng của Kiểm tra sức chịu đựng, phân tích tác động tới tình hình tài chính của ngân hàng và kế hoạch hành động đối phó.

- Kết quả Kiểm tra sức chịu đựng phải được ghi nhận và nếu cần thiết, ngân hàng sẽ điều chỉnh chiến lược rủi ro và các giới hạn RRTD để đảm bảo RRTD nằm trong khẩu vị rủi ro của ngân hàng, Ban điều hành phải xem xét kểt quả Kiểm tra sức chịu đựng và hoạch định các chiến lược ứng phó phù hợp để trình Ủy ban rủi ro thuộc HĐQT phê duyệt. Giám đốc QLRR có trách nhiệm đảm bảo các kế hoạch ứng phó đã được phê duyệt được triển khai trong phạm vi thời gian cho phép.

Như vậy, Vietinbank bước đầu đã có văn bản quy định các vấn đề liên quan

đến thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng .

3.3.1.4. Cơ sở hạ tầng thông tin ngân hàng

Từ năm 2012, Vietinbank đã triển khai dự án xây dựng Hệ thống quản lý RRTD cơ bản Dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị RRTD, kiểm soát chất lượng tín dụng. Đây là dự án dài hạn mang tính chiến lược, nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị RRTD của Vietinbank theo Basel II, từ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và quản lý RRTD đến xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp tiếp cận nội bộ.



Mục tiêu mà Vietinbank hướng tới là xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của mô hình đo lường rủi ro với các thước đo PD, EAD và LGD cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và hệ thống chấm điểm tín dụng cho định chế tài chính theo phương pháp tiếp cận nội bộ. Đồng thời, dự án cũng giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý danh mục tín dụng trên cơ sở quản lý giới hạn tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm, chính sách thu hồi và quản lý nợ xấu...

Ngoài dự án trên, tính đến năm 2016, Vietinbank đang triển khai đồng thời 15 dự án công nghệ thông tin, bao gồm:

- Dự án Thay thế Core Banking - Core Sunshine;

- Dự án xây dựng hệ thống Khởi tạo khoản vay nhằm tự động hóa ứng dụng cho vay và hệ thống quản trị ngân hàng;

- Dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu rủi ro – Risk data Mart;

- Dự án Tính toán tài sản có RRTD theo phương pháp tiêu chuẩn (SA);

- Dự án Cải thiện hệ thống tính toán vốn theo yêu cầu Basel II;

- Dự án Quản trị mô hình đo lường RRTD, xây dựng quy trình xây dựng, xác thực mô hình A-card, B-card đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp; mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng.

Tất cả những dự án này đều nhằm mục đích là nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Vietinbank nói chung và góp phần giúp thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng nói riêng, giúp cho các kết quả Kiểm tra sức chịu đựng bám sát với các điều kiện kinh tế đang diễn ra và có tính dự báo chính xác hơn.

3.3.2. Thành công và hạn chế trong triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại Vietinbank

3.3.2.1. Thành công

Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân

Ngày đăng: 13/05/2023