Mô Hình Sàng Lọc Khuyết Tật Ở Trẻ Em Tại Cộng Đồng


ngoài tác dụng tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nhận thông tin nó còn tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp thông qua các cá nhân có ảnh hưởng và các nhà hoạch định chính sách [52]. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế là bối cảnh và các yếu tố khác có thể làm sai lệch kết quả của tuyên truyền. Các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng cần có chiến lược rõ ràng, kết hợp với nhiều hoạt động khác thì mới có tác động đến thay đổi thái độ và hành vi [51].

Mô hình này đã được áp dụng và cho kết quả tốt trong chương trình “Tìm hiểu các dấu hiệu, hành động sớm”, dự án tương lai tươi sáng cho gia đình (Bright Futures for Families). Chương trình trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Maryland giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ em tìm hiểu về sự phát triển bình thường của trẻ em và các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác [81], [156], [97].

1.5.1.2. Mô hình tiếp cận dịch vụ

Mô hình tiếp cận dịch vụ (Outreach) tập trung vào việc tiếp cận đối tượng cung cấp thông tin sơ cấp và xác định trẻ có cần can thiệp sớm hay không đồng thời cũng thông báo, giới thiệu các dịch vụ can thiệp sớm, các chương trình giáo dục đặc biệt ở các trường mầm non hoặc ở các chương trình khác. Nguồn thông tin sơ cấp có thể từ bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện hoặc các chương trình chăm sóc trẻ em…[137]. Chương trình tiếp cận dịch vụ có thể được tổ chức thành nhiều loại và không loại trừ lẫn nhau như: Tiếp cận với các bác sĩ (Outreach to Physicians), tiếp cận với các bệnh viện (Outreach to Hospitals), tiếp cận cộng đồng (Community Outreach), tiếp cận nguồn thông tin về phát triển và hành vi của trẻ từ cha/mẹ trẻ, tiếp cận dịch vụ thông tin mang tính giáo dục (Educational Outreach), thực hiện ý kiến lãnh đạo (Opinion Leader Practices) [67].

Mô hình tiếp cận dịch vụ có ưu điểm là kết hợp đồng thời PHS – CTS nhưng hạn chế là các bác sỹ có xu hướng sử dụng danh sách các mốc phát triển để kiểm tra nhưng thiếu các tiêu chí và các mốc phát triển không được định nghĩa cụ thể rõ ràng [94]. Thiếu bác sỹ có đầy đủ kiến thức về giáo dục, phát triển và tâm lý [128]. Các bác sỹ thường không thực hiện đo lường trong mỗi lần thăm khám do mất nhiều thời gian để đánh giá nhưng kinh phí thu được không tương xứng [73]. Quá phụ thuộc vào quan sát lâm sàng mà không có hỗ trợ đo lường [78], [73]. Nhận thức hạn chế của những người giới thiệu trẻ nên rất nhiều trẻ em có vấn đề về phát triển đã không được gọi đến để đánh giá [73].


Thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý nên khó khăn trong việc sử dụng các công cụ sàng lọc chất lượng. Hạn chế thời gian và tiền bạc [73]. Hạn chế của hình thức này là nếu không có sự tham gia và sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo địa phương thì chương trình PHS - CTS sẽ có nguy cơ thất bại [122].

Mô hình này đã được áp dụng và cho kết quả tốt trong dự án Strategies for Effective and Efficient Keiki (Child) Find và chương trình Early Head Start của Mỹ [137], [100].

1.5.1.3. Mô hình sàng lọc tại cộng đồng

Mô hình sàng lọc phát triển tại cộng đồng là các chương trình được thiết kế để xác định xem trẻ em có hay không có sự chậm phát triển hoặc KT hoặc cần phải được theo dõi thêm. Mặc dù các chương trình sàng lọc phát triển có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em nhưng sàng lọc phát triển tập trung vào đánh giá nhận thức, giao tiếp, vận động, xã hội, tình cảm, cảm xúc, khả năng độc lập và phát triển cảm giác. Chương trình sàng lọc KT tại cộng đồng được thực hiện thông qua các chương trình can thiệp sớm và các chương trình giáo dục đặc biệt tại các trường mầm non để từ đó PHS những trẻ em trong quần thể chung hay quần thể đích cần được can thiệp sớm hoặc cần được học tại các trường mầm non có chương trình giáo dục đặc biệt dành cho TKT [49], [78]. Ưu điểm là kết hợp đồng thời phát hiện sớm và can thiệp sớm và số lượng trẻ được sàng lọc lớn. Hạn chế là cần nhiều kinh phí, thời gian và thiếu các chuyên gia có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đánh giá phát triển trẻ em [73], [128].

1.5.1.4. Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ khuyết tật

Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ bị KT là cơ sở dữ liệu bao gồm tên và thông tin nhận dạng cá nhân của những trẻ có nguy cơ bị KT sau này [136]. Hạn chế của mô hình này là không theo dõi được sự phát triển của trẻ vì có rất ít gia đình phản hồi lại sau khi trẻ ra viện [73]. Đăng ký trẻ có nguy cơ bị KT được thông qua các chương trình sau: Chương trình giám sát dị tật bẩm sinh, chương trình theo dõi và đánh giá định kỳ sự phát triển của trẻ em, chương trình sàng lọc sơ sinh…

1.5.1.5. Mô hình quan hệ đối tác và hợp tác

Mô hình dự án quan hệ đối tác và hợp tác (Partnerships and Collaborative Projects) được tổ chức bằng các hình thức như: Hợp tác tại các văn phòng bác sĩ (Physician Office

- Based Collaborations), hợp tác tại các bệnh viện (Hospital - Based Collaborations), hợp


tác tại cộng đồng (Community - Based Collaborations). Mô hình này có ưu điểm là tối đa hóa khả năng xác định trẻ sơ sinh có nguy cơ cao từ rất sớm và sắp xếp hợp lý vào hệ thống can thiệp sớm, giảm sự trùng lặp của việc đánh giá và tăng tốc độ việc cung cấp các dịch vụ cho các gia đình có TKT [103]. Tinh giản hóa quá trình sàng lọc và nâng cao sự hợp tác giữa các chuyên gia đồng thời tạo cơ hội cho các chuyên gia thực hiện sàng lọc một số lượng lớn trẻ em cho nhiều dạng KT khác nhau. Mô hình này được áp dụng trong chương trình PHS - CTS hoặc các chương trình giáo dục đặc biệt.

1.5.2. Tại Việt Nam

Cho đến nay, tại Việt Nam hoạt động PHSKT ở trẻ em chủ yếu được thực hiện theo 3 mô hình sau:

1.5.2.1. Mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng

Được áp dụng trong chương trình PHCNDVCĐ [8]. Theo báo cáo đánh giá thực hiện“Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ lao động - Thương binh và xã hội cho thấy mạng lưới PHCNDVCĐ đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành phố với hơn 50% số huyện, trên 50% số xã, khoảng 74% NKT sống tại các địa phương được hưởng lợi từ mạng lưới này [3]. Mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng mô hình này chưa tập chung nhiều đến đến việc nâng cao kiến thức thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi (đối tượng có rất nhiều lợi thế khi thực hiện phát hiện sớm thông qua các bà mẹ như đã phân tích ở phần 1.1.2.6) và vẫn còn những tồn tại đã phân tích ở phần 1.3.2.

1.5.2.2. Mô hình sàng lọc khuyết tật ở trẻ em tại cộng đồng

Mô hình sàng lọc khuyết tật ở trẻ em tại cộng đồng được thực hiện trong chương trình PHCNDVCĐ [8], một số dự án của nước ngoài như: dự án “Khác biệt bẩm sinh” do Handicap International phối hợp với trường Đại học Y Dược Huế thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [23]. Trung tâm phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth) tổ chức tại Vĩnh Long, Đà Nẵng, Phú Thọ và Bắc Giang [17], [21]. Hướng dẫn PHS - CTS trẻ khuyết tật của Bộ Y tế năm 2011 cũng theo mô hình này [9]. Hoạt động chính của hầu hết các chương trình này là khám sàng lọc trẻ nghi ngờ khuyết tật để phát hiện trẻ khuyết tật, chưa tập chung nhiều vào công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại cộng đồng.


1.5.2.3. Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ khuyết tật

Được thực hiện trong đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến năm 2010 và chương trình sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [2], [31]. Các hoạt động chính của mô hình này là tổ chức xây dựng màng lưới. Xây dựng giáo trình, đào tạo và huấn luyện nhân viên Y tế. Nâng cấp các phòng xét nghiệm. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tập chung vào nội dung sàng lọc trước sinh và sơ sinh chưa có nội dung giúp cho các bà mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ dưới 6 tuổi.

1.5.3. Mô hình PHSKT ở trẻ em trong nghiên cứu

Trong 5 mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em thì mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT là một trong những cách tốt nhất để tăng cường PHSKT ở trẻ em [82]. Mô hình này đã được áp dụng và cho kết quả tốt trong chương trình tăng cường PHSKT ở trẻ em trên thế giới [81], [97], [156]. Vì những lý do trên và cân nhắc đến nguồn lực, tính khả thi và chủ đề của nghiên cứu (nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi) NCS đã áp dụng mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng về PHSKT ở trẻ em trong nghiên cứu.


Truyền thông về PHSKT

KAP về PHSKT của các bà mẹ được nâng cao


Cán bộ Y tế tổ chức

- Khám xác định khuyết tật

- Đánh giá nhu cầu can thiệp sớm

- Tư vấn can thiệp

- Quản lý trẻ khuyết tật



Các bà mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường


Trẻ nghi ngờ bị rối loạn phát triển




Bà mẹ liên hệ với cán bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 5


Trẻ bình thường




Theo dõi ở các mốc tuổi tiếp theo

Hình1.1.Mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội


1.6. Một số mô hình, lý thuyết thay đổi hành vi

1.6.1. Mô hình niềm tin sức khỏe

Mô hình niềm tin sức khỏe đề cập đến nhận thức của cá nhân về mối đe dọa của một vấn đề sức khỏe (nhạy cảm, mức độ nghiêm trọng), những lợi ích của việc tránh các mối đe dọa và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hành động (các rào cản, dấu hiệu hành động và hiệu quả của hành động). Khi động lực sức khỏe là trọng tâm thì mô hình này phù hợp để giải quyết các vấn đề hành vi dẫn đến vấn đề sức khỏe [70].

Mô hình niềm tin sức khỏe áp dụng cho các chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, sàng lọc cao huyết áp, sàng lọc ung thư vú [70].

1.6.2. Lý thuyết hành vi theo kế hoạch

Lý thuyết hành vi theo kế hoạch khẳng định rằng để đạt được và duy trì sự thay đổi hành vi cần phải có ý định chấp nhận một hành vi tích cực hoặc từ bỏ một hành vi tiêu cực. Lý thuyết này cho rằng ý định thay đổi hành vi không chỉ bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với các hành vi mà còn bị ảnh hưởng bởi nhận thức về chuẩn mực xã hội và mức độ nhận thức kiểm soát hành vi [155].

Lý thuyết hành vi theo kế hoạch được áp dụng nhiều trong các chương trình phòng chống hút thuốc lá, cai rượu, nuôi con bằng sữa mẹ [56], [124].

1.6.3. Lý thuyết hành động hợp lý

Lý thuyết hành động hợp lý giải thích và dự đoán nhiều hành vi khác nhau của con. Dựa trên giả thuyết rằng con người có lý trí và vì thế các hành vi được khám phá và kiểm soát bởi ý chí. Lý thuyết này cung cấp một cấu trúc liên kết niềm tin, thái độ, ý định và hành vi cá nhân [58].

Lý thuyết hành động hợp lý được áp dụng trong các chương trình phòng chống hút thuốc lá, cai rượu, nuôi con bằng sữa mẹ, thắt đai an toàn hoặc đội mũ bảo hiểm, phòng chống lây truyền HIV/AIDS [124], [70].

1.6.4. Lý thuyết nhận thức xã hội

Lý thuyết nhận thức xã hội giải thích rằng con người học hỏi lẫn nhau bằng cách quan sát, tưởng tượng và làm mẫu. Lý thuyết cung cấp một khuôn mẫu cho sự hiểu biết, dự đoán về thay đổi hành vi của con người. Xác định hành vi con người như một sự tương tác của các yếu tố như: Yếu tố cá nhân, yếu tố hành vi và yếu tố môi trường [64], [132].


Lý thuyết nhận thức xã hội được áp dụng nhiều trong lĩnh vực phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục/HIV [56], [64].

1.6.5. Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử

Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử (Information, Motivation and Behavioural Skills Model – IMB) chứng minh rằng thông tin là một điều kiện tiên quyết cho việc thay đổi hành vi, nhưng chỉ có thông tin thì không đủ để làm thay đổi hành vi. Động lực và kỹ năng hành vi là yếu tố quyết định quan trọng và độc lập với sự thay đổi hành vi. Thông tin và động lực tác động chủ yếu đến kỹ năng hành vi và ảnh hưởng đến hành vi. Tuy nhiên, khi các kỹ năng hành vi quen thuộc hoặc đơn giản thì thông tin và động lực có thể có tác động trực tiếp đến hành vi. Trên thực tế thì một người có động lực cao có thể có ít thông tin, hoặc một người có nhiều thông tin có thể có động lực thấp, nhưng trong mô hình IMB có sự hiện diện của cả hai là thông tin và động lực do đó làm tăng khả năng thay đổi hành vi. Mục tiêu của mô hình là tạo lập ra các chương trình giáo dục sức khỏe hiệu quả [64], [132]. Mô hình IMB được WHO và Bộ Y tế Canada khuyến cáo áp dụng cho các chương trình giáo dục sức khỏe tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV [132], [64]. Chương trình nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về tình dục và sức khỏe sinh sản cho TKT [32].


Kỹ năng ứng xử

Thông tin

Thay đổi hành vi

Động lực


Hình 1.2. Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử

1.6.5.1. Thông tin

Thông tin là những kiến thức cơ bản, cần phải thích hợp, liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi. Thông tin phải dễ dàng chuyển thành hành động, thông tin có thể điều chỉnh và có tính nhạy cảm văn hóa [32], [64].


1.6.5.2. Động lực

Động lực gồm 3 loại hình sau: Động lực cảm xúc: Đáp ứng cảm xúc cá nhân về một hành vi thường sẽ xác định người đó có thực hành các hành động lành mạnh và cần thiết hay không. Động lực cá nhân: Thái độ và niềm tin liên quan đến hành vi của một cá nhân sẽ cho thấy cá nhân đó có muốn thực hiện hành vi đó hay không. Động lực xã hội: Niềm tin của một cá nhân liên quan đến các chuẩn mực xã hội [32], [64].

1.6.5.3. Kỹ năng

Các đối tượng phải có kiến thức và được thực hành các kỹ năng cụ thể để giúp họ áp dụng và thực hiện hành vi. Trong 3 yếu tố của mô hình IMB thì yếu tố thông tin và yếu tố khuyến khích là 2 yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi còn kỹ năng thích hợp là yếu tố rất quan trọng làm thay đổi hành vi. Đây là lý do tại sao đào tạo kỹ năng là yếu tố then chốt của chương trình can thiệp Y tế công cộng [32], [64].

1.6. 6. Khung lý thuyết nghiên cứu

Trên đây là 5 mô hình/lý thuyết thay đổi hành vi cá nhân được đề cập và được sử dụng trong các can thiệp cộng đồng. Mỗi mô hình/lý thuyết có những điểm mạnh và sự phù hợp khác nhau với các chương trình can thiệp cũng như nguồn lực, chủ đề can thiệp. Qua tham khảo các tài liệu về thay đổi hành vi, nghiên cứu sinh thấy đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các yếu tố thông tin, động lực và kỹ năng ứng xử trong mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử là nền tảng cho chương trình can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe [32], [45], [105]. Mặt khác thông tin, động lực và kỹ năng ứng xử là những khái niệm cơ bản dễ hiểu cho những người làm truyền thông sức khỏe cũng như những đối tượng của chương trình. WHO đã đánh giá mô hình IMB có hiệu quả trong vấn đề thúc đẩy quá trình thay đổi hành vi và có giá trị dự đoán và cũng có nhiều bằng chứng thực tế về hiệu quả của mô hình [108], [69], [48], [57], [85], [113]. Cân nhắc đến chủ đề can thiệp nghiên cứu sinh quan tâm (tăng cường khả năng PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ), nguồn lực và khả năng can thiệp mang tính khả thi nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết IMB và ứng dụng mô hình vào can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ. NCS đã xây dựng khung lý thuyết dựa trên mô hình lý thuyết IMB cho can thiệp tại Hoài Đức (được trình bày chi tiết trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu). Bộ công cụ trong nghiên cứu và các can thiệp được thiết kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024