Kiến Thức, Thái Độ Và Thực Hành Phskt Của Bà Mẹ Có Con Từ 0 -12 Tháng Tuổi Kiến Thức Phskt Của Bà Mẹ Có Con Từ 0 -12 Tháng Tuổi


2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Bà mẹ trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi

Lấy mẫu toàn bộ bà mẹ TKT dưới 6 tuổi trước can thiệp và sau can thiệp của 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội.

- Số bà mẹ TKT dưới 6 tuổi trước can thiệp: 220

- Số bà mẹ TKT dưới 6 tuổi được phát hiện sau can thiệp: 66

2.4.2. Bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ.



Trong đó  n Cỡ mẫu tối thiểu cho một nhóm bà mẹ có con 0 12 tháng tuổi  1

Trong đó

n: Cỡ mẫu tối thiểu cho một nhóm bà mẹ có con 0 - 12 tháng tuổi.

Z1-α/2: Hệ số tin cậy=1,96 với α=0,05.

1-β: Trong nghiên cứu này chọn 1-β=80%.

P1: Tỷ lệ bà mẹ có thực hành PHSKT ở trẻ em đúng trước can thiệp (không tìm được nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ) nên sử dụng tỷ lệ 50% (P1=0,5) để đạt cỡ mẫu tối đa.

P2: Tỷ lệ bà mẹ có thực hành PHSKT ở trẻ em đúng sau can thiệp (kết quả kỳ vọng). Do không tìm được nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ nên NCS đã tham khảo tỷ lệ thực hành đạt sau can thiệp trong một số nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho các bà mẹ ở các lĩnh vực khác để tham khảo [13], [25], [30] và cân nhắc đến nguồn lực, NCS kỳ vọng tỷ lệ bà mẹ có thực hành PHSKTở trẻ em đúng sau can thiệp là 60% (P2=0,60).

Sau khi tính toán, kết quả cỡ mẫu là 305 người. Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, do vậy cỡ mẫu sẽ phải hiệu chỉnh với hệ số thiết kế là 2. Cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm là: 305 x 2=610. Dự kiến 10% tỷ lệ bỏ cuộc không tham gia nghiên cứu thì cỡ mẫu cần thiết cho 1 nhóm bà mẹ là 671 bà mẹ. Để so sánh tỷ lệ bà mẹ có thực hành PHSKT


đúng sau can thiệp NCS chọn 671 bà mẹ có con 0 - 12 tháng tuổi khác không phải là 671 bà mẹ đã được chọn trước can thiệp tại cùng địa phương. Trên thực tế số bà mẹ tham gia nghiên cứu trước can thiệp là 710 và sau can thiệp là 710.

chọn mẫu

Giai đoạn 1: Chọn Xã – Chọn theo phương pháp phân tầng

Hoài Đức có 19 xã và một thị trấn. Trong số các xã thì có xã có làng nghề và có xã thuần nông nên thu nhập bình quân đầu người quá cách biệt. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của huyện Hoài Đức thì thu nhập bình quân đầu người của các xã dao động từ 19,1 triệu đồng đến 30 triệu đồng/năm [40]. Chúng tôi chia các xã của huyện làm 5 nhóm theo mức thu nhập bình quân đầu người/năm: 1). Nhóm 1 là các xã có thu nhập bình quân đầu người dưới 21,32 triệu đồng/năm. 2). Nhóm 2 là các xã có thu nhập bình quân đầu người từ 21,32 triêu đồng đến 23,53 triệu đồng/năm. 3). Nhóm 3 là các xã có thu nhập bình quân đầu người từ 23,54 triệu đồng đến 25,75 triệu đồng/năm. 4). Nhóm 4 là các xã có thu nhập bình quân đầu người từ 25,76 triệu đồng đến 27,98 triệu đồng/năm. 5). Nhóm 5 là các xã có thu nhập bình quân đầu người trên 27,98 triệu đồng/năm. Mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên một xã. Năm xã được chọn là: Đức Thượng, Kim Chung, Đức Giang, Sơn Đồng, Dương Liễu.

Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu – chọn ngẫu nhiên hệ thống

Bà mẹ có từ con 0 - 12 tháng tuổi trước can thiệp (nhóm 1):

Chia đều 671 bà mẹ cho 5 xã (671:5 = 134,2), làm tròn thì mỗi xã sẽ chọn 135 bà mẹ. Lập danh sách tất cả phụ nữ có từ con 0 - 12 tháng tuổi tại thời điểm tháng 10 năm 2014 của 5 xã. Chọn ngẫu nhiên hệ thống 135 bà mẹ tại mỗi xã. Thực tế số bà mẹ tham gia là 710 bà mẹ.

Bà mẹ có từ con 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp (nhóm 2):

Lập danh sách tất cả phụ nữ có con từ 0 - 12 tháng tuổi tại thời điểm tháng 6 năm 2016 của 5 xã. Tại mỗi xã chọn ngẫu nhiên hệ thống cho đủ số mẫu/xã như trước can thiệp. Tổng của mẫu sau can thiệp là 710 bà mẹ.


Bảng 2.1. Phân bố mẫu


Trước can thiệp

Sau can thiệp

Số bà

mẹ dưới 6 tuổi

Bà mẹ từ 0-12

tháng tuổi

Mẫu

Tỷ lệ

%

Số bà

mẹ dưới 6 tuổi

Bà mẹ từ 0-12

tháng tuổi

Mẫu

Tỷ lệ

%

Đức

Thượng


1650


315


143


45,4


1557


300


143


47,6

Kim

Chung


1510


309


142


45,9


1497


299


142


47,4

Đức

Giang


1584


313


141


45


1564


297


141


47,5

Sơn

Đồng


1552


317


142


44,8


1512


301


142


47,2

Dương

Liễu


1593


326


142


43,6


1525


305


142


46,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 7

2.5. Chỉ số đánh giá chính trước và sau can thiệp

2.5.1. Thực trạng phát hiện sớm khuyết tật

- Tỷ lệ trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở từng dạng khuyết tật

- Tuổi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bất thường

- Tuổi khẳng định trẻ không bình thường

- Tuổi lần đầu tiên gia đình đưa trẻ đến CSYT để khám

- Tuổi trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật

2.5.2. Kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi Kiến thức PHSKT của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi

- Điểm biết định nghĩa người khuyết tật

- Điểm biết được các dạng khuyết tật

- Điểm biết các nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ em

- Điểm biết những biện pháp làm hạn chế nguy cơ mắc khuyết tật

- Điểm biết định nghĩa PHSKT

- Điểm biết các bước PHSKT

- Điểm biết đối tượng của PHSKT


- Điểm biết tầm quan trọng của PHSKT tại cộng đồng

- Điểm biết những ai có thể tham gia vào hoạt động PHSKT

- Điểm biết thời điểm có thể phát hiện khuyết tật ở trẻ em

- Điểm biết cách xử lý khi phát hiện dấu hiệu khuyết tật ở trẻ em

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật vận động

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật nghe/nói

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật nhìn

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật trí tuệ

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ có hành vi xa lạ

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ bị động kinh

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ bị giảm/mất cảm giác

Thái độ PHSKT của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi

- Quan điểm/thái độ tích cực đối với TKT

Điểm thái độ tích cực đối với TKT

Thái độ tích cực khi có con khuyết tật

Điểm thái độ tích cực đối với tình trạng khuyết tật của TKT

Điểm thái độ tích cực đối với khả năng sống độc lập và khả năng học tập của TKT

- Quan niệm/niềm tin tích cực về vai trò của bà mẹ trong PHSKT tại cộng đồng

Điểm quan niệm/niềm tin tích cực về vai trò quan trọng của bà mẹ trong hoạt động PHSKT

Điểm quan niệm/niềm tin tích cực về khả năng phát hiện những bất thường của con mình

Điểm quan niệm/niềm tin tích cực đối với thông tin về sự phát triển của trẻ từ các bà mẹ cho nhân viên Y tế trong việc PHSKT

Thắc mắc của các bà mẹ về sự phát triển của trẻ đều có cơ sở và cần được lưu ý

Nếu được hướng dẫn, tất cả các bà mẹ hoàn toàn có thể biết cách PHSKT ở trẻ em.

- Thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng

Phát hiện sớm khuyết tật là rất cần thiết

Cần phát hiện khuyết tật ngay từ khi trẻ mới sinh ra


Khuyết tật của trẻ được PHS - CTS thì có khả năng phục hồi cao

Quan tâm tìm hiểu thông tin về phát hiện sớm khuyết tật

Muốn biết cách phát hiện sớm các dấu hiệu của khuyết tật

- Thái độ tích cực trong tham gia các hoạt động PHSKT

Mong muốn được tham gia các lớp tập huấn về PHSKT

Sẵn sàng tham gia các chương trình PHSKT ở trẻ dưới 6 tuổi

Sẵn sàng sử dụng các biện pháp PHSKT để áp dụng đối với con mình và trẻ khác

Cần phải động viên, khuyến khích người khác cùng tham gia các hoạt động PHSKT

PHSKT là trách nhiệm của cả cộng đồng

Thực hành PHSKT của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi

- Điểm thực hành theo dõi sự phát triển của trẻ

- Điểm thực hành theo dõi phát triển vận động thô và vận động tinh của trẻ

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về nhìn

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về nghe nói

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về trí tuệ

- Có tìm kiếm tài liệu PHSKT

- Có tài liệu PHSKT

- Áp dụng tài liệu PHSKT để theo dõi phát triển trên con mình

2.6. Khái niệm và phương pháp đánh giá trong nghiên cứu

2.6.1. Khái niệm trong nghiên cứu

Trẻ đa khuyết tật: Trẻ mắc từ 2 khuyết tật trở lên.

Phương pháp sinh can thiệp: Mổ đẻ, đẻ chỉ huy, hút, forceps

Phân loại kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT làm 2 mức độ: Tỷ lệ tính toán (cho kiến thức, thái độ và thực hành) được sử dụng điểm cắt là điểm trung bình của hai nhóm bà mẹ trước can thiệp và sau can thiệp.

- Đạt: 40,97 điểm

- Không đạt: < 40,97 điểm


- Tính toán Wald chi-square để đánh giá sự khác biệt hệ số hồi qui của các biến trong mô hình hồi qui logistic trước can thiệp và sau can thiệp theo công thức của Allison [46].

bt − bs 2

Wald chi − square = [(s. e(bt)]2 + [s. e(bs)]2


Trong đó:

- bt là hệ số hồi qui của yếu tố liên quan trong mô hình hồi qui trước can thiệp

- bs là hệ số hồi qui của yếu tố liên quan trong mô hình hồi qui sau can thiệp

- s.e.(bt) là sai số chuẩn hệ số hồi qui của yếu tố liên quan trong mô hình hồi qui trước can thiệp

- s.e.(bs) là sai số chuẩn hệ số hồi qui của yếu tố liên quan trong mô hình hồi qui sau can thiệp

- Giá trị tới hạn của biến χ2 với 1 bậc tự do ở mức α=0,05 là 3,814

+ Nếu χ2 tính toán > 3,841 thì p<0,05

+ Nếu χ2 tính toán ≤ 3,841 thì p>0,05

2.6.2. Phương pháp đánh giá trong nghiên cứu

Đáp án các câu hỏi liên quan đến nội dung hiểu biết về KT được xây dựng dựa trên tài liệu “Đại cương về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” [12]. Đáp án của các câu hỏi có liên quan đến nội dung sàng lọc và PHSKT trong phiếu phỏng vấn được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật” do Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế ban hành năm 2011 [9].

Phương pháp tính điểm đánh giá sự hiểu biết về khuyết tật, đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật được trình bày chi tiết trong phụ lục 19.

2.7. Tổ chức thu thập số liệu

2.7.1. Công cụ thu thập số liệu

Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn bà mẹ TKT dưới 6 tuổi về thực trạng PHSKT ở trẻ em bao gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về dạng KT, thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên, thời điểm trao đổi với người khác, thời điểm khẳng định trẻ bất thường, thời điểm đưa trẻ đi khám và thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định KT.


Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi bao gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ.

2.7.2. Thử nghiệm công cụ

Bộ câu hỏi nghiên cứu được xây dựng và thử nghiệm trên 20 bà mẹ tại xã Song Phương và 20 bà mẹ tại xã An Thượng trong tháng 9/2014. Quá trình thử nghiệm bao gồm phương pháp thu thập số liệu, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và nội dung các phiếu phỏng vấn. Các công cụ sau khi thử nghiệm được chỉnh sửa cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra chính thức.

2.7.3.Chuẩn bị cho thu thập số liệu tại địa phương

- Liên hệ với Sở Y tế Hà nội, TTYT huyện Hoài Đức thông báo về nghiên cứu.

- Lập khung mẫu và chọn mẫu trước khi thu thập số liệu tại thực địa.

+ Lập danh sách bà mẹ TKT dưới 6 tuổi trên toàn bộ huyện Hoài Đức (danh sách này được tham khảo từ kết quả sàng lọc của đề tài thành phố).

+ Lập danh sách bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi tại 5 xã được chọn (danh sách này được lập do cán bộ trạm Y tế lập).

- Tập huấn điều tra viên, giám sát viên về công cụ, qui trình thu thập số liệu.

Điều tra viên bao gồm 20 cử nhân YTCC và 5 bác sĩ trạm trưởng trạm Y tế các xã điều tra. Giám sát viên bao gồm 01 bác sĩ và 01 Ths.YTCC của TTYT Hoài Đức; 02 cử nhân YTCC của Bộ môn Trường Đại học YTCC và bản thân NCS. Giám sát viên có nhiệm vụ phỏng vấn ngẫu nhiên 10% phiếu điều tra viên đã phỏng vấn, giám sát qui trình thu thập số liệu, kiểm tra và nhập phiếu do điều tra viên thu thập.

- In ấn phiếu điều tra.

- Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở phục vụ cho phỏng vấn

2.7.3. Qui trình thu thập số liệu

- Bước 1: Viết giấy mời và mời đối tượng đến trạm Y tế theo hẹn.

- Bước 2: ĐTV giải thích cho đối tượng nghiên cứu về mục đích nghiên cứu và tính bảo mật của thông tin.

- Bước 3: ĐTV đưa đối tượng nghiên cứu ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu


- Bước 4: ĐTV sẽ lần lượt đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi để cho đối tượng nghiên cứu trả lời. ĐTV nghe và ghi lại một cách phù hợp và trung thực.

- Bước 5: Kết thúc phỏng vấn ĐTV hỏi lại đối tượng nghiên cứu xem có thắc mắc hoặc bổ xung gì không. Nếu có thì ĐTV giải thích trong phạm vi có thể nếu không thì ghi lại câu hỏi và hẹn giải đáp vào lần sau.

Những cuộc phỏng vấn đầu tiên sẽ được các thành viên trong nhóm nghiên cứu giám sát hỗ trợ. Sau mỗi buổi điều tra, tất cả các phiếu được nhóm nghiên cứu tập hợp lại để kiểm tra. Bốc thăm ngẫu nhiên 10% số phiếu ĐTV đã phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn lại nếu có thiếu sót sẽ được yêu cầu bổ sung kịp thời. Giám sát quá trình phỏng vấn của điều tra viên.

Thời gian thu thập số liệu

- Thu thập số liệu trước can thiệp từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015.

- Thời gian can thiệp từ tháng 5/2015 đến hết tháng 5/2016 (trong quá trình can thiệp tiếp tục thu thập số liệu về thực trạng PHSKT sau can thiệp đối với TKT mới được phát hiện).

- Thời gian thu thập số liệu về kiến thức thái độ và thực hành PHSKT của bà mẹ có con 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp vào tháng 6 năm 2016.

2.8. Các hoạt động can thiệp

Các hoạt động can thiệp được tiến hành từ tháng 5/2015 đến hết tháng 5/2016 (12 tháng). Đối tượng là các bà mẹ có con dưới 6 tuổi và trẻ dưới 6 tuổi.

2.8.1. Cơ sở để xây dựng chương trình can thiệp

Đánh giá ban đầu qua phỏng vấn bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (bao gồm cả KT và không KT) đã cung cấp một số nội dung cơ bản để xây dựng chương trình can thiệp theo mô hình Information, Motivation and Behavioural Skills Model (hình 2.2). Cụ thể các nội dung cơ bản đã được sử dụng để xây dựng mô hình can thiệp như sau:

2.8.1.1. Yếu tố thông tin

Qua điều tra thực trạng cho thấy, cơ bản các bà mẹ có con 0 - 12 tháng tuổi nhận thức được tầm quan trọng của PHSKT nhưng hạn chế kiến thức về các dấu hiệu PHS các dạng KT và khi họ phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ KT họ không biết cách xử trí như thế nào khiến cho việc chẩn đoán xác định KT bị muộn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024