Bộ câu hỏi theo độ tuổi và các giai đoạn phiên bản thứ 3 (The Ages and Stages Questionnaires-3rd Edition (ASQ-3). Bộ câu hỏi ASQ-3 áp dụng cho lứa tuổi từ 2 đến 60 tháng, sàng lọc các lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, cá nhân và xã hội [44]. Ưu điểm là có hướng dẫn cho gia đình. Hạn chế là chỉ tốt để xác định KT nặng ở trẻ bị sinh non, không nhạy đối với trẻ có KT nhẹ [43], [142].
Bayley Scales of Infant Development III (BSID-III, 3rd edition) dùng để đánh giá ngôn ngữ, nhận thức và vận động cho trẻ từ 1 - 42 tháng [55]. Ưu điểm là đã được thử nghiệm trong nhóm có nguy cơ cao. Hạn chế là người sử dụng cần có kiến thức cơ bản về phát triển của trẻ em và cần phải được đào tạo [43].
Test Denver II dùng để đánh giá cho trẻ từ 0 - 6 tuổi trong 4 lĩnh vực: Cá nhân - xã hôi, vận động tinh và thích nghi, vận động thô, ngôn ngữ [71]. Ưu điểm là sử dụng được cho nhiều ngành như: Y tế, giáo dục, đặc biệt là các chương trình PHS-CTS và sử dụng được ở nhiều nơi như: Bệnh viện, trường học, các phòng khám nhi khoa…
Nhược điểm là khó thực hiện ở cộng đồng [130].
Chỉ dẫn phát hiện các dạng tàn tật ở trẻ em của WHO trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình PHCNDVCĐ [12]. Chỉ dẫn này đã được áp dụng ở hơn 90 nước trên thế giới. Tại Việt Nam sau gần 30 năm áp dụng trong chương trình PHCNDVCĐ cho thấy đây là chỉ dẫn ngắn gọn, dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian đào tạo, đã được cộng đồng chấp nhận và phù hợp với điều kiện, nguồn lực cho việc triển khai hoạt động PHSKT ở trẻ em tại cộng đồng của Việt Nam.
1.3. Hoạt động PHSKT ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Hoạt động PHSKT tại các nước có thu nhập cao
Tại các nước có thu nhập cao thì hoạt động PHSKT thường được lồng ghép vào trong các hoạt động của hệ thống y tế, giáo dục và các dịch vụ chăm sóc xã hội khác [84]. Ở Mỹ, PHSKT là một phần quan trọng thiết yếu trong hoạt động chăm sóc sức khỏe thường quy cho trẻ em và đã được tiến hành từ năm 1967 [54], [61], [145].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 1
- Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 2
- Khái Niệm Về Khuyết Tật Và Phát Hiện Sớm Khuyết Tật
- Mô Hình Sàng Lọc Khuyết Tật Ở Trẻ Em Tại Cộng Đồng
- Nghiên Cứu Về Kiến Thức, Thái Độ Và Thực Hành Phskt Ở Trẻ Em Của Các Bà Mẹ Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam
- Kiến Thức, Thái Độ Và Thực Hành Phskt Của Bà Mẹ Có Con Từ 0 -12 Tháng Tuổi Kiến Thức Phskt Của Bà Mẹ Có Con Từ 0 -12 Tháng Tuổi
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Tại Anh, điều tra sàng lọc phát hiện sớm tự kỷ lần đầu tiên được tiến hành năm 1966. Những khái niệm về việc theo dõi sự phát triển định kỳ và sàng lọc PHSKT lần đầu tiên
được thông qua tại tòa án vào năm 1976. Tuy nhiên có rất ít dữ liệu liên quan đến dịch tễ học cho đến khi Butler báo cáo vào năm 1989 [68].
Tại Australia thì giáo viên mầm non sử dụng mẫu chỉ số phát triển để đánh giá những vấn đề phát triển của trẻ và thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ được báo cáo định kỳ cho các chương trình Y tế [63].
Mặc dù tại các nước có thu nhập cao như Mỹ thì chương trình PHS - CTS đã được triển khai cùng với sự nỗ lực về tuyên truyền thúc đẩy qua nhiều năm nhưng việc thực hiện sàng lọc PHSKT ở trẻ em vẫn còn những tồn tại [141]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 57% trẻ em 10 - 35 tháng tuổi chưa bao giờ được đánh giá phát triển. Chỉ có 39% bà mẹ cho biết rằng họ đã từng được bác sĩ nhi khoa yêu cầu cần đánh giá lại các mốc phát triển cho con họ. Tỷ lệ cha mẹ có con sử dụng các dịch vụ của trung tâm y tế công cộng báo cáo là đã nhận được đánh giá phát triển của con mình thấp hơn so với tỷ lệ cha/ mẹ có con sử dụng các dịch vụ y tế khác (51% so với 60%) [98], [133]. Chỉ có 19,5% trẻ nhận được đánh giá phát triển từ trung tâm sàng lọc phát triển trong giai đoạn 12 tháng tuổi [59].
Hoạt động PHSKT tại các nước có thu nhập thấp và trung bình
Tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, hiệu quả của hoạt động PHSKT cũng đã được thể hiện rõ ràng từ rất lâu [80]. Cho đến nay, mặc dù số lượng TKT được báo cáo tại những nước này đang tăng lên nhanh chóng nhưng việc thực hiện hoạt động PHSKT vẫn chưa được quan tâm đúng mức, việc triển khai thực hiện vẫn còn là một thách thức lớn [135]. Phần lớn trong chương trình giảng dạy ở các nước đang phát triển, nhân viên y tế thường được đào tạo những kiến thức chuyên môn nhằm chữa trị những bệnh lý cấp tính ở trẻ em, ít có cơ hội được đào tạo để nhận biết những dấu hiệu sớm của khiếm khuyết ở trẻ trong quá trình khám chữa bệnh thông thường. Mặt khác, các dịch vụ điều trị chuyên ngành và trang thiết bị cũng không có sẵn ở địa phương. Do đó trong quá trình làm việc, họ cũng thường tập trung vào việc chữa trị và việc quan sát đến sự phát triển của trẻ em bị hạn chế hơn so với ở các nước phát triển [135], [116]. Nghiên cứu gần đây tại Malaysia tiến hành trên các bác sĩ mới tốt nghiệp cho thấy, thời lượng để tiếp xúc lâm sàng trong việc xác định và chăm sóc trẻ rối loạn phát triển rất ít [120].
Bên cạnh đó, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì các bậc cha mẹ thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa, phong tục, tập quán địa phương và quan niệm về sự phát triển và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Họ có thể không ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự chậm phát triển hoặc sự hiện diện của các rối loạn phát triển thần kinh [83], [153]. Người dân tìm kiếm các dịch vụ y tế do trẻ mắc các bệnh lý cấp tính hơn là do họ lo lắng về những vấn đề phát triển hay hành vi của trẻ. Như vậy, cùng với sự thiếu quan tâm, hạn chế về kiến thức chuyên môn của đa số nhân viên y tế, những dấu hiệu của chậm phát triển hay thậm chí là của KT ở trẻ em có thể hoàn toàn bị bỏ qua [135].
Nhìn chung tại tất cả các nước đang phát triển, việc PHSKT thường không được thực hiện ở giai đoạn sớm. Nhiều TKT không được chẩn đoán cho đến khi bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc muộn hơn, do đó khi được chẩn đoán thì tình trạng của trẻ không còn ở giai đoạn can thiệp tốt nhất; thậm chí trong nhiều trường hợp, khi KT ở trẻ được phát hiện thì những cơ hội để cải thiện tình trạng đã hoàn toàn bị bỏ lỡ [140].
1.3.2 Tại Việt Nam
Một số chương trình đề án đã được triển khai và kết quả đạt được
Một trong những chương trình có nội dung PHSKT đầu tiên là chương trình PHCNDVCĐ. Chương trình đã được triển khai từ năm 1987 tại Tiền Giang, cho đến nay thì mạng lưới PHCNDVCĐ đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành phố với hơn 50% số huyện, trên 50% số xã, khoảng 74% NKT sống tại các địa phương được hưởng lợi từ mạng lưới này [3]. Chương trình PHCNDVCĐ áp dụng các biện pháp sàng lọc PHS - CTS tại cộng đồng do cán bộ y tế tại cộng đồng thực hiện đã có hiệu quả trong việc nâng cao cuộc sống, chức năng của TKT, bao gồm cả KT về thị lực, về nghe và cả những KT khác [5]. Theo đánh giá của chương trình cho thấy nếu TKT được PHS - CTS ngay từ khi còn nhỏ thì ảnh hưởng của KT với cuộc sống, học tập của trẻ sẽ giảm đi rất nhiều và nhiều trẻ đã có cơ hội hòa nhập xã hội [20].
Năm 2005, Vụ Giáo dục Mầm non đã triển khai xây dựng mô hình CTS tại 04 trung tâm ở 04 tỉnh thành là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Thái Nguyên. Cán bộ quản lý và GVMN cốt cán của 64 tỉnh thành đã được hướng dẫn sử dụng bộ công cụ sàng lọc ASQ và trang bị kiến thức về dấu hiệu nhận biết một số dạng KT [15].
Năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai Đề án “nâng cao chất lượng Dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến năm 2010”. Đến tháng 12 năm 2011 đã sàng lọc trước sinh cho 35.915 thai phụ và trẻ sơ sinh được sàng lọc là
282.070 ca. Số trẻ sơ sinh được phát hiện bị mắc chứng thiếu men G6PD là 8.167 trẻ. Số trẻ được phát hiện bị mắc bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là 40 trẻ [31].
Năm 2009, dự án “Khác biệt bẩm sinh” do Handicap International phối hợp với trường Đại học Y Dược Huế tổ chức các lớp tập huấn về phát hiện sớm dị tật bẩm sinh cho y tế thôn bản, CBYT tuyến cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau tập huấn, những cán bộ này sử dụng kiến thức đã học được để điều tra và đã phát hiện được 2291 trẻ bị các dị tật phổ biến. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2012, dự án đã khám lại cho 1356 TKT trong tổng số 2291 trẻ này để xác định và chẩn đoán dạng khuyết tật [23].
Năm 2012, trung tâm phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth) triển khai dự án “Nâng cao năng lực mạng lưới chăm sóc sức khỏe trong dự phòng và PHSKT trẻ em” tại Vĩnh Long và Đà Nẵng. Mục tiêu của dự án là giảm bớt gánh nặng do KT gây ra thông qua đào tạo về dự phòng, PHS - CTS dị tật bẩm sinh và KT trẻ em cho mạng lưới CBYT, GVMN và nhân viên xã hội [17], [21].
Ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2012 – 2020 với mục tiêu đến năm 2020: 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc PHSKT bẩm sinh, rối loạn phát triển và được CTS các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, PHCN và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp [29].
Một số tồn tại của hoạt động PHSKT ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được của các chương trình đề án PHSKT thì hoạt động PHSKT ở Việt Nam vẫn còn một số tồn tại:
Hoạt động PHSKT chưa thống nhất
Hoạt động PHSKT chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương, chủ yếu còn tự phát (từng địa phương tự thực hiện), mang tính chất triển khai điểm ở một số xã/huyện trong tỉnh (do nhà tài trợ chọn điểm), không liên tục (do nhà tài trợ chỉ có kinh phí trong vài năm). Mô hình PHSKT không thống nhất, mỗi địa phương triển khai một kiểu, thiếu chia sẻ và không liên tục [1], [7], [9].
Chưa có hệ thống qui chuẩn quốc gia
Hiện nay tại Việt Nam cũng chưa có một hệ thống qui chuẩn quốc gia để đánh giá sự phát triển và các nhu cầu đặc biệt của trẻ [39]. Công cụ sàng lọc phát hiện sớm trẻ có rối loạn phát triển và các biện pháp can thiệp sớm còn chưa thống nhất và còn thiếu (trong chương trình PHCNDVCĐ dùng tài liệu do Gunnel Nenson soạn thảo và được xuất bản bằng tiếng Việt năm 1993, một số dự án khác thì dùng bộ câu hỏi đánh giá qua các giai đoạn - ASQ) [9]. Số CBYT tuyến xã có tài liệu về PHSKT chỉ chiếm 56,4% [14]. Mạng lưới dịch vụ PHSKT còn hạn chế, kiến thức và kỹ năng về PHSKT của CBYT và của các cán bộ khác trong cộng đồng còn hạn chế [39], [9]. Theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Diệp thì tỷ lệ CBYT đã từng phát hiện TKT hoặc nhận biết trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị KT chỉ chiếm 45,6% trong tổng số CBYT được phỏng vấn và chỉ có 50% trong số đó liên hệ với tuyến trên để khám chẩn đoán xác định KT của trẻ [14]. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Hương thì GVMN có kiến thức PHSKT đạt chỉ chiếm 53,8%. Tỷ lệ GVMN có thái độ tích cực đối với việc PHSKT chiếm 57,5%. Tỷ lệ GVMN có thực hành PHSKT đạt chỉ chiếm 30,7% [22].
Thiếu các dịch vụ phòng chống và chẩn đoán khuyết tật sớm
Thiếu các dịch vụ phòng chống và chẩn đoán khuyết tật sớm, sự thiếu vắng các dịch vụ tư vấn y tế hiệu quả ở cả ba cấp độ. Cơ sở hạ tầng, thiết bị/dụng cụ, nhân lực (các CBYT, cộng tác viên thôn bản phải kiêm nhiệm quá nhiều việc, cả PHCN dựa vào bệnh viện và cộng đồng). Thiếu sự hỗ trợ của tuyến trên, sự chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện đến cộng đồng, sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ các cán bộ PHCN cho các bậc cha mẹ và thiếu động lực cho các cộng tác viên PHCN ở cơ sở [14], [4].
Nhận thức của cộng đồng và gia đình về PHSKT còn rất hạn chế
Gia đình không biết phải đưa con đi đâu để khám và can thiệp mặc dù đã nghi ngờ trẻ có vấn đề chậm phát triển, khi đã được phát hiện và chẩn đoán gia đình có tâm lý chờ đợi đến tuổi lớn hơn rồi trẻ sẽ phát triển bình thường [7]. Họ thường đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chữa bệnh hơn là phòng bệnh, đôi khi việc chữa bệnh cũng bị muộn vì không được phát hiện kịp thời [39]. Phần lớn cha mẹ trẻ thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, thiếu kiến thức và kỹ năng phát hiện các dạng KT đặc biệt là các dạng KT như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi và bại não. Vì vậy những dạng KT này thường được
phát hiện muộn hơn nhiều so với các dạng khiếm khuyết về cơ thể và chức năng khác [26], [38], [4].
Phối hợp liên nghành trong hoạt động PHSKT chưa tốt
Sự phối hợp liên ngành trong cung cấp dịch vụ PHSKT như ngành Y tế, giáo dục, LĐTB&XH và các tổ chức xã hội khác còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt là giữa ngành y tế và ngành giáo dục [9], [38].
1.4. Nghiên cứu về phát hiện khuyết tật ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1.Trên thế giới
Theo Morton (2006), trong số TKT có đến một nửa TKT không được xác định trước khi đi học. Điều này đã làm trẻ mất đi cơ hội được can thiệp sớm, làm hạn chế sự phát triển của trẻ và làm cho chí phí của xã hội tăng lên trong quá trình can thiệp sau này [119]. Một nghiên cứu tại Nhật Bản tiến hành vào tháng 12/2006 bằng cách gửi thư cho các trường THCS và các lớp mẫu giáo dành cho trẻ em có khiếm khuyết về lời nói cho thấy trong tổng số 890 TKT thì có tới 485 (54,5%) chưa được chẩn đoán [134].
Magnusson và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng (trong đó có 705 trường hợp bệnh và 2451 trường hợp chứng) tại Thụy Điển với mục đích để đánh giá hiệu quả của một chương trình phát hiện sớm các rối loạn giao tiếp ở trẻ 4 tuổi cho thấy độ nhạy của các chương trình sàng lọc là 24,8%, độ đặc hiệu là 95,5% và giá trị dự báo dương tính là 61,2% [109].
Nghiên cứu của Apuzzo cho thấy rằng trước khi có chương trình sàng lọc thính lực sơ sinh thì trẻ bị mất thính lực hoặc trẻ bị khiếm thính nặng chủ yếu là trẻ đa tàn tật (66%). Sau khi có chương trình sàng lọc thính lực sơ sinh thì 2/3 số trẻ được xác định là khiếm thính chỉ là những trẻ bị mất thính giác đơn thuần [110].
Theo Morton thì các chương trình sàng lọc thính lực sơ sinh đã giảm trung bình tuổi phát hiện trẻ giảm hoặc mất thính lực từ 24 - 30 tháng xuống 2 - 3 tháng [119].
Năm 1998 Durkin và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu gồm hai giai đoạn tại Karachi, Pakistan với mục đích xác định tỷ lệ mắc khuyết tật trí tuệ ở trẻ từ 2 - 9 tuổi. Trong giai đoạn một có 6.365 trẻ em được các sinh viên công tác xã hội đánh giá bằng bộ câu hỏi Ten Questions Screen (TQS). Giai đoạn hai là giai đoạn đánh giá lâm sàng những trẻ em được gửi đến từ giai đoạn một, giai đoạn này được thực hiện bởi một đội ngũ các
nhà tâm lý học và các bác sĩ địa phương. Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ được xác định sau khi một bác sĩ và một nhà tâm lý học đánh giá độc lập. Kết quả là trong số 6.365 trẻ em được sàng lọc thì có 936 (14,7%) có kết quả sàng lọc dương tính trên TQS ở giai đoạn 1, sau khi đánh giá ở giai đoạn 2 có 13% trẻ được chẩn đoán là khuyết tật trí tuệ. Tổng thể ước tính tỉ lệ 19/1000 cho khuyết tật trí tuệ nặng và 65,3/1000 khuyết tật trí tuệ nhẹ [79].
Christianson và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để xác định tỷ lệ KT trí tuệ và các KT có liên quan ở trẻ em từ 2 - 9 tuổi ở nông thôn của Nam Phi. Nghiên cứu đã được thực hiện trong 8 làng tại huyện Bushbuckridge thuộc một tỉnh ở phía Bắc của Nam Phi. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên liên quan đến sàng lọc trẻ em tại hộ gia đình bằng cách phỏng vấn các bà mẹ hoặc người chăm sóc chính bằng một bảng câu hỏi để phát hiện TKT tại các nước đang phát triển. Giai đoạn thứ hai, đánh giá về phát triển chung và phát triển thần kinh của những trẻ dương tính ở giai đoạn một. Tổng cộng có 6.692 trẻ đã được sàng lọc và 238 trẻ được chẩn đoán KT trí tuệ, tỷ lệ mắc KT trí tuệ nặng và nhẹ là 0,64 trên 1000 và 29,1 trên 1000 trẻ [66].
Nghiên cứu phát hiện sớm rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ mầm non của Chakrabarti được tiến hành tại Staffordshire, Anh đã sàng lọc15.500 trẻ em và đã xác định được 97 trẻ em có rối loạn phát triển, tỷ lệ hiện mắc rối loạn phát triển được ước tính là 62,6/10000 trẻ. Tỷ lệ hiện mắc của rối loạn tự kỷ là 16,8/10000 và 45,8/10000 cho các rối loạn khác. Tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 41 tháng [65].
Nghiên cứu sàng lọc phát hiện sớm trẻ tự kỷ của Robins Diana do những nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu sử dụng M - CHAT để sàng lọc vào các giai đoạn 15 tháng, 12 tháng và 24 tháng tuổi được tiến hành tại bang Georgia, Mỹ. Nghiên cứu này đã sàng lọc 4.797 trẻ em và phát hiện ra 21 trẻ tự kỷ [131].
1.4.2 . Tại Việt Nam
Nghiên cứu sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh của Nguyễn Thu Thủy tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (2005) đã sàng lọc giảm thính lực cho 12.202 trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy 3,4% trẻ sơ sinh sau khi sàng lọc bằng phương pháp đo âm ốc tai bị nghi ngờ giảm thính lực. Trong đó 13,6% (15/110) số trẻ đo âm ốc tai lần 2 âm tính và 2/7 trẻ được đo điện thính giác thân não (ARB) xác định bị giảm thính lực [33].
Nghiên cứu sàng lọc trẻ sơ sinh PHS giảm thính lực, đề xuất biện pháp PHCN sớm cho trẻ khiếm thính của Trần Thị Thu Hà và Trần Trọng Hải (2009) tại Thái Bình đã sàng lọc 6.571 trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ giảm thính lực là 2,4% trẻ sơ sinh sống [19].
Nghiên cứu một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội thành Hà Nội của Nguyễn Tuyết Xương (2014) cho thấy tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo ở nội thành Hà Nội năm 2011 – 2012 là 4,4% [42].
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (2015) cho thấy tuổi trung bình được phát hiện khiếm thính là 21,3 tháng, tuổi trung bình được chẩn đoán là 30,4 tháng [18].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang (2012) về phát hiện sớm tự kỷ đã sàng lọc
6.583 trẻ từ 18 - 24 tháng và cho kết quả tỷ lệ hiện mắc tự kỷ tại Thái Bình là 0,46% [16]. Nghiên cứu sàng lọc phát hiện một số dạng KT và các yếu tố liên quan ở trẻ 0 - 12 tháng tuổi của Phạm Thị Tỉnh năm 2013 tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ KT phát hiện được ở
trẻ 12 tháng tuổi là 5,5% trong đó tỷ lệ mới phát hiện chiếm 1% [34].
Nghiên cứu của Van Cong T và cộng sự về dịch vụ PHS - CTS trẻ tự kỷ ở Việt Nam (2015) cho thấy tuổi trung bình tuổi được chẩn đoán tự kỷ là 2,56 năm [151].
Nghiên cứu của Trần Văn Vương năm 2015 tại huyện Hạ Hòa - Phú Thọ cho thấy tỷ lệ TKT dưới 6 tuổi là 1,42%. Tỷ lệ KT vận động chiếm 43,3%, KT nghe/nói chiếm 6,7%, KT nhìn chiếm 8,3%, KT trí tuệ chiếm 35%, KT thần kinh/tâm thần chiếm 6,75, KT khác chiếm 28,3% [41].
1.5. Mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
1.5.1.1. Mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về PHSKT đồng thời thông báo cho cha/mẹ trẻ về các dịch vụ PHS - CTS khuyết tật sẵn có tại địa phương và lợi ích của việc PHS - CTS khuyết tật ở trẻ em [143]. Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT được thực hiện bằng nhiều biện pháp như: phổ biến các tài liệu PHSKT cho cộng đồng, thông báo công khai về các dịch vụ thông qua truyền hình, radio, báo chí, tờ rơi, áp phích hoặc cung cấp số điện thoại miễn phí, trang Web [143].
Mô hình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT có ưu điểm là một trong những cách tốt nhất để tăng cường PHSKT ở trẻ em [82]. Chiến dịch tuyên truyền