Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Thời Điểm Phát Hiện Dhbt Đầu Tiên


Kết quả cho thấy bước đầu chương trình can thiệp đã có những thành công nhất định trong việc thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi và gián tiếp tác động đến sự cải thiện tuổi được phát hiện, chẩn đoán xác định khuyết tật của TKT tại huyện Hoài Đức.

4.8.2. Một số hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp so sánh trước can thiệp và sau can thiệp bằng hai cuộc điều tra cắt ngang trên hai quần thể độc lập. Chọn mẫu trên hai nhóm đối tượng khác nhau nên gặp phải hạn chế về tính đồng nhất của đối tượng nghiên cứu nhưng phương pháp chọn mẫu này là phù hợp vì không thể chọn trên cùng một nhóm đối tượng được (sau một năm can thiệp thì trẻ lại chuyển sang nhóm tuổi khác. Nếu lấy từ 0 đến dưới 6 tuổi thì sau một năm sẽ có một nhóm trẻ chuyển sang 7 tuổi và không thể lấy lại nhóm đó được mà phải lấy một nhóm mới bổ sung vào đó là nhóm mới được sinh ra trong năm can thiệp và nhóm bà mẹ này chưa được đánh giá trước can thiệp tương tự như vậy nếu lấy nhóm từ 0 - 2 tuổi). Mặt khác khi phân tích thì đã so sánh sự thay đổi hệ số hồi qui của các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của bà mẹ giữa mô hình hồi qui trước can thiệp và mô hình hồi qui sau can thiệp bằng test thống kê nên kết quả là đáng tin cậy.

Thiết kế nghiên cứu không có nhóm chứng, lý do không chọn nhóm chứng là vì các xã của huyện Hoài Đức nằm sát nhau và giao thương giữa các xã rất thuận tiện nếu chọn nhóm chứng trên địa bàn Huyện Hoài Đức thì khi đánh giá sau can thiệp các bà mẹ ở nhóm chứng sẽ bị ảnh hưởng bởi can thiệp và số trẻ mới mắc quá nhỏ, không đủ mẫu cho mục tiêu 3. Mặt khác nếu chọn nhóm chứng ở huyện khác thì nghiên cứu sinh không đủ kinh phí. Do không có nhóm chứng và khoảng cách giữa hai lần đánh giá xa nhau nên đánh giá sự thay đổi các chỉ số can thiệp có thể bị ảnh hưởng do yếu tố ngoại lai tác động. Tuy nhiên thiết kế nghiên cứu này là phù hợp vì lý do đạo đức (đối với trẻ em dưới 6 tuổi và các bà mẹ thì ai cũng cần được thụ hưởng can thiệp như nhau và nghiên cứu sinh đã tiến hành can thiệp trên toàn bộ huyện Hoài Đức). Bên cạnh đó NCS cũng đã tập huấn kỹ lưỡng về kỹ năng phỏng vấn cho điều tra viên và trong thời gian nghiên cứu trên địa bàn cũng không có chương trình can thiệp tương tự nào khác.


Do nguồn lực hạn chế nên các biện pháp can thiệp chủ yếu là các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe.

Thông tin về thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên có thể có những sai số do có khoảng thời gian nhớ lại quá dài. DHBT đầu tiên thường là đặc trưng của một dạng khuyết tật và chẩn đoán đầu tiên cũng chỉ là chẩn đoán một dạng khuyết tật hoặc là một bệnh cụ thể, trong khi đó thì một trẻ có thể mắc nhiều dạng khuyết tật cho nên khi phân tích không chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thời điểm PHSKT theo dạng khuyết tật. Để hạn chế điều này NCS đã cố gắng khai thác thêm thông tin thông qua sổ y bạ hoặc các giấy tờ liên quan đến số lần đi khám và các chẩn đoán trước đó.

Tác động của can thiệp đối với tuổi phát hiện DHBT đầu tiên, tuổi chẩn đoán xác định khuyết tật có thể bị hạn chế với lý do sau: Do nguồn lực hạn chế, thời gian can thiệp ngắn nên chưa thấy được tác động trực tiếp của hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT cho các bà mẹ từ 0 - 12 tháng tuổi tới sự cải thiện tuổi trung bình được phát hiện DHBT đầu tiên và tuổi trung bình được chẩn đoán ở nhóm TKT sau can thiệp (để thấy được tác động trực tiếp thì nghiên cứu phải kéo dài 6 năm). Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ [13], [25]. Bên cạnh đó thì nghiên cứu thực trạng về PHSKT trước can thiệp cho thấy nếu bà mẹ tiếp cận được với thông tin PHSKT thì thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn 8,45 tháng và thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn 8,18 tháng so với bà mẹ không tiếp cận được với thông tin PHSKT do đó bước đầu đánh giá đã cho thấy can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT cho các bà mẹ đã gián tiếp tác động đến việc cải thiện tuổi được chẩn đoán xác định khuyết tật của trẻ khuyết tật sau can thiệp.

Hầu hết các tài liệu liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em đã được công bố đều là tài liệu của các nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là cha/mẹ trẻ khuyết tật hoặc là người chăm sóc chính. Tài liệu về kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi được công bố trên thế giới và trong nước rất hạn chế nên khi bàn luận rất khó cho việc so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 15

1. Thực trạng PHSKT và một số yếu tố liên quan

1.1. Thực trạng PHSKT

Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên: 12,03 tháng ± 0,89 tháng. Trung bình thời điểm hỏi ý kiến người khác: 12,16 tháng ± 0,88 tháng. Trung bình thời điểm khẳng định trẻ không bình thường: 13,85 tháng ± 0,98 tháng. Trung bình thời điểm đưa trẻ đi khám:19,15 tháng ± 1,32 tháng. Trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định: 20,59 tháng ± 1,35 tháng. Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định khuyết tật chung là 8,72 tháng ± 0,98 tháng và KT tật thần kinh/tâm thần là muộn nhất 13,46 tháng ± 4 tháng.

1.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng PHSKT

1.2.1. Một số yếu tố liên quan đến thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên

- Tuổi của trẻ (B=0,096; p<0,01).

- Trẻ khuyết tật vận động (B= -3,744; p<0,05). Trẻ khuyết tật trí tuệ (B=7,465; p<0,001). Trẻ đa khuyết tật (B= -6,606; p<0,001).

- Bà mẹ có tình trạng mang thai bất thường (B = -4,79; p<0,01).

- Bà mẹ tiếp cận được thông tin PHSKT(B = -8,45; p<0,001).

1.2.1. Một số yếu tố liên quan đến thời điểm chẩn đoán xác định

- Tuổi của trẻ (B= 0,178; p<0,01).

- Trẻ khuyết tật vận động (B=-4,548; p<0,05). Trẻ khuyết tật trí tuệ (B=6,123; p<0,01). Trẻ đa khuyết tật (B= -5,588; p<0,01).

- Bà mẹ có tình trạng mang thai bất thường (B = -5,658; p<0,01).

- Tiếp cận được thông tin PHSKT (B=-8,181; p<0,01.

- Thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên (B = 8,362; p<0,001).

2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường PHSKT lên sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi.

- Điểm trung bình kiến thức chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp tăng lên 2,32 điểm với p<0,001.

- Điểm trung bình thái độ chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp tăng lên 1,33 điểm với p<0,001.


- Điểm trung bình thực hành chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp tăng 3,96 điểm với p<0,001.

- Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT chung của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp tăng 7,62 điểm với p<0,001.

- Yếu tố nguồn thông tin PHSKT từ áp phíc liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm bà mẹ trước can thiệp (p<0,05) và nhóm bà mẹ sau can thiệp (p<0,01). Sự thay đổi hệ số hồi qui của yếu tố nguồn thông tin PHSKT từ áp phíc trước can thiệp so với sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (χ2= 11,58; p<0,05).

3. Đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở TKT dưới 6 tuổi sau can thiệp.

- Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 3,98 tháng (p<0,05).

- Trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 5,95 tháng (p<0,01).

- Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 3,66 tháng (p<0,05).


KHUYẾN NGHỊ

Trung tâm y tế huyện Hoài Đức nên tiếp tục duy trì hoạt động nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ với những tài liệu đã có.

Tăng cường hình thức truyền thông bằng áp phíc.

Sở y tế Hà Nội nên nhân rộng mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em ra các huyện khác của Hà Nội.

Cần tiến hành thêm những nghiên cứu tăng cường PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ với thời gian can thiệp dài hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016), “Tổng quan về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI số 8 (181) 2016, tr 9 -14.

2. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016), “Tổng quan về kiến thức và thái độ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ của các bà mẹ”, Tạp chí Y dược học quân sự, Vol 41, N09, tháng 12/2016, tr 202 – 208.

3. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Quang Dũng (2016), “Tổng quan tài liệu về mô hình phát hiện sớm khuyết tật”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 - 6/2017, tr 28 – 30.

4. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016), “Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật của bà mẹ có con từ 0

- 12 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”, Tạp chí Y học thực hành, 9(1021) 2016, tr 35 -37.

5. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016), “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật của các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà Nội năm 2014”, Tạp chí Y học thực hành, 9(1022) 2016, tr 181 – 183.

6. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Quang Dũng, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thu Thủy (2017), “Thực trạng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 1 - 3/2017, tr 61 – 64.

7. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Hồng Tuyết (2017), “Tỷ lệ các dạng khuyết tật ở trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 - 6/2017, tr 24 – 27.

8. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Xuân Hoa, Hoàng Thị Thanh (2017), “Một số yếu tố liên quan đến thời điểm phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 - 6/2017, tr 59 – 62.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (2010), Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Nhà xuất bản lao động – Xã hội, Hà Nội

2. Nguyễn Huy Bạo, Nguyễn Công Nghĩa và Nguyễn Mạnh Trí (2010), sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh-Thử nghiệm ở bệnh viện phụ sản Hà nội, tại trang Web file:///C:/Users/Vntechpro.net/Downloads/Sanglocmatthinhluc- BS.NgCongNghia.pdf. Truy cập ngày 10/1/2015.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo đánh giá thực hiện Quyết định số 239/2006 /QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010”.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Nghiên cứu định tính về trẻ khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai: Kiến thức – Thái độ - Thực hành.

5. Bô Lao động - Thương binh và Xã hội - UNICEF (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - UNICEF Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội 2004.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - UNICEF (2009), Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam: Đánh giá luật và những chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có những hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin.

8. Bộ tài liệu Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tại trang Web http://kcb.vn/vanban/tai-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-dua-vao-cong-dong. Truy cập ngày 22/10/2015.

9. Bô Y tế (2011), Hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, Hà Nội.


10. Hàn Nguyệt Kim Chi (1999), "Tìm hiểu sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 0- 24 tháng bằng phương pháp điều tra dọc", Đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Hà nội.

11. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2010), Quốc hội, Luật người khuyết tật, Luật số: 51/2010/QH12.

12. Đại cương về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (1993), Nhà xuất bản Y học Hà nội.

13. Đinh Đạo (2014), Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam., Luận án tiến sĩ y học, Đại học Huế - Trường đại học y dược, TP. Huế.

14. Hoàng Ngọc Diệp (2014), Kiến thức, thái độ, thực hành phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ Y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2014, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà nội.

15. Dự án giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non, tại trang Web http://pwd.vn/du- an-giao-duc-hoa-nhap-tre-khuyet-tat-mam-non.html. Truy cập ngày 4/3/2013.

16. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M - Chat 23, Đặc điểm dịch tễ - Lâm sàng và can thiệp sớm Phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tư kỷ, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà nội.

17. An Hà Thí điểm thành công chương trình phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng, tại trang Web http://fad.danang.gov.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=121 &TinChinh=0&id_TinTuc=2600&TrangThai=BanTin. Truy cập ngày 4/3/2013.

18. Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Anh Dũng và Võ Thanh Quang (2015), "Tuổi phát hiện, chẩn đoán và đeo máy trợ thính của học sinh trường khiếm thính Hải Phòng", Tạp chí Y học dự phòng, 2015. 8(168).

19. Trần Thị Thu Hà và Trần Trọng Hải (2009), Sàng lọc trẻ sơ sinh phát hiện sớm giảm thính lực, đề xuất biện pháp phục hồi chức năng sớm cho trẻ khiếm thính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí