Các Yếu Tố Liên Quan Đến Thời Điểm Được Chẩn Đoán


đến thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên có ý nghĩa thống kê. Khi phân tích đa biến yếu tố “thứ tự sinh” không có ý nghĩa thống kê nên được loại ra khỏi mô hình và yếu tố “khuyết tật trí tuệ” khi phân tích đơn biến không có ý nghĩa thống kê nhưng khi phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nên được đưa vào mô hình.

Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến cho thấy nếu TKT tăng lên 1 tháng tuổi thì tuổi phát hiện DHBT đầu tiên sẽ tăng lên 0,09 tháng (B=0,09; p<0,05). Kết quả trong nghiên cứu của thành phố cũng cho thấy có mối liên quan giữa tuổi của trẻ và thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên (B=0,24; p<0,01) [28].

Khuyết tật vận động liên quan đến thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên cả khi phân tích đơn biến và khi phân tích đa biến. Phân tích đa biến cho thấy TKT vận động có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn các dạng khuyết tật khác 3,74 tháng (B = - 3,74; p<0,05). Kết quả nghiên cứu thành phố cũng cho thấy có mối liên quan giữa TKT vận động với thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên (B = -5,65; p<0,01) [28].

Khi phân tích đơn biến thì khuyết tật trí tuệ không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên. Tuy nhiên khi phân tích đa biến cho thấy khuyết tật trí tuệ có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên muộn hơn các dạng khuyết tật khác 7,46 tháng (B = 7,46; p<0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của bộ LĐTB & XH (2011) [4].

Phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy trẻ đa khuyết tật có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn trẻ có một khuyết tật 6,06 tháng (B= - 6,06; p<0,001). Trẻ đa khuyết tật thường là những trẻ khuyết tật nặng và có biểu hiện nhiều DHBT trong cùng một thời gian, các DHBT này thường cũng rõ ràng hơn DHBT của trẻ có một khuyết tật nên người dân cũng dễ nhận biết hơn [4].

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mang thai của bà mẹ với thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên khi phân tích đơn biến và đa biến. Phân tích đa biến cho thấy TKT có bà mẹ khi mang thai có bất thường thì có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn trẻ có bà mẹ khi mang thai bình thường 4,79 tháng (B= - 4,79; p<0,01). Điều này phù hợp với thực tế là khi bà mẹ mang thai nếu có hiện tượng bất thường và đi khám thì trong quá trình này nhân viên Y tế cũng tư vấn cho bà mẹ về những nguy cơ đối với thai nhi cũng như đối với trẻ sau này. Từ đó bà mẹ sẽ quan tâm hơn trong việc tìm


kiếm thông tin về các dấu hiệu của trẻ khuyết tật và theo dõi phát triển trẻ sát sao hơn nên trẻ được phát hiện sớm hơn. Trong quá trình phân tích số liệu chúng tôi cũng thấy tỷ lệ có tài liệu về phát triển trẻ em và tài liệu PHSKT ở các bà mẹ có tình trạng mang thai bất thường cao hơn các bà mẹ có tình trạng mang thai bình thường.

Tình trạng tiếp cận thông tin PHSKT của bà mẹ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên. Phân tích đa biến cho thấy TKT có bà mẹ được tiếp cận thông tin PHSKT thì có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn TKT có bà mẹ không tiếp cận với thông tin PHSKT 8,45 tháng (B = -8,45; p<0,001). Kết quả trong nghiên cứu thành phố cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng tiếp cận thông tin PHSKT của bà mẹ với thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên (B= - 3,24; p=0,06) [28]. Tuy nhiên giá trị p=0,06 gần với giá trị 0,05 nên sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của thành phố nhỏ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

4.1.2.2.Các yếu tố liên quan đến thời điểm được chẩn đoán

Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố “tình trạng mang thai”, “cân nặng khi sinh”, “tiếp cận thông tin PHSKT”, “tuổi của trẻ”, “thứ tự sinh”, “khuyết tật vận động”, “đa khuyết tật”, “thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên”, “thời điểm khẳng định trẻ bất thường”, “thời điểm gia đình hỏi ý kiến người khác về bất thường của trẻ”, “thời điểm trẻ được đưa đi khám lần đầu tiên” liên quan đến thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật đầu tiên có ý nghĩa thống kê. Khi phân tích đa biến yếu tố “thứ tự sinh” không có ý nghĩa thống kê. Khi đưa các yếu tố “thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên”, “thời điểm khẳng định trẻ bất thường”, “thời điểm gia đình hỏi ý kiến người khác về bất thường của trẻ”, “thời điểm trẻ được đưa đi khám lần đầu tiên” vào mô hình thì có hiện tượng đa cộng tuyến nên các biến “thứ tự sinh”, “thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên”, “thời điểm khẳng định trẻ bất thường”, “thời điểm gia đình hỏi ý kiến người khác về bất thường của trẻ”, “thời điểm trẻ được đưa đi khám lần đầu tiên” được loại ra khỏi mô hình và yếu tố “khuyết tật trí tuệ” khi phân tích đơn biến không có ý nghĩa thống kê nhưng khi phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nên được đưa vào mô hình. Yếu tố “khuyết tật trí tuệ” khi phân tích đơn biến không có ý nghĩa thống kê nhưng khi phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nên được đưa vào mô hình.

Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 12


Trong mô hình hồi qui tuyến tính đa biến cho thấy TKT tăng lên 1 tháng tuổi thì thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật muộn hơn 0,17 tháng tuổi (B=-0,17; p<0,01). Nghiên cứu của thành phố, nghiên cứu của Mandell tại Pennsylvania và nghiên cứu của Mann cũng cho thấy yếu tố tuổi có liên quan đến thời điểm chẩn đoán của TKT [28], [111], [112].

Có mối liên quan giữa dạng khuyết tật vận động với thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy TKT vận động có thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn trẻ có các dạng khuyết tật khác 4,54 tháng tuổi (B = -4,54; p<0,05). Qua phỏng vấn điều tra thực tế chúng tôi thấy cộng đồng thường quan tâm nhiều đến lĩnh vực phát triển vận động hơn các lĩnh vực phát triển khác và dấu hiệu của khuyết tật vận động thường biểu hiện rõ ràng hơn dấu hiệu của các dạng khuyết tật khác. Kết quả của nghiên cứu thành phố cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa dạng khuyết tật vận động với thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật (B= -3,98; p=0,13) [28]. Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ TKT vận động có bất thường về cấu trúc chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu thành phố. Những bất thường này được phát hiện sớm hơn những bất thường khác, tuy nhiên do tâm lý người dân đối với những khuyết tật có bất thường về cấu trúc thì thường cho rằng có đưa đi khám cũng không giải quyết được hoặc tâm lý chờ trẻ lớn sẽ đi phẫu thuật vì vậy thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật bị muộn. Đây là vấn đề cần được lưu ý khi thực hiện chương trình can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em, đối với bất thường về cấu trúc cần nhấn mạnh những bất thường nào cần được can thiệp sớm (bàn chân khoèo, chân chữ O, X, gù vẹo cột sống…) đồng thời cũng cần tư vấn các biện pháp CTS phù hợp, các cơ sở y tế phù hợp để thực hiện các biện pháp đó.

Có mối liên quan giữa dạng khuyết tật trí tuệ với thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật. TKT tật trí tuệ có thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật muộn hơn trẻ có các dạng khuyết tật khác 6,12 tháng tuổi (B= 6,12; P<0,01). Dạng khuyết tật trí tuệ có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên và thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật đều muộn hơn các dạng khuyết tật khác. Điều này là do cộng đồng thiếu kiến thức về các dấu hiệu phát hiện trẻ khuyết tật trí tuệ nên thường dẫn đến chẩn đoán xác định khuyết tật muộn [4]. Đây cũng là một điểm rất cần được chú ý khi thực hiện chương trình can thiệp tăng cường


PHSKT ở trẻ em chúng ta cần tăng cường kiến thức về dấu hiệu phát hiện sớm trẻ khuyết tật trí tuệ và cách xử trí khi trẻ có những dấu hiệu khuyết tật trí tuệ.

Phân tích đa biến và phân tích đơn biến đều cho thấy có mối liên quan giữa số khuyết tật trên trẻ với thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật. Trẻ đa khuyết tật có thời điểm chẩn đoán sớm hơn trẻ có một khuyết tật 5,58 tháng (B= -5,58; p<0,001). Trẻ đa khuyết tật có thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên và thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn trẻ có một khuyết tật vì trẻ đa khuyết tật biểu hiện nhiều dấu hiệu hơn và các dấu hiệu cũng biểu hiện trầm trọng hơn (đặc biệt liên quan đến việc chăm sóc trẻ) nên các thành viên trong cộng đồng phát hiện được sớm hơn và vì mức độ trầm trọng của trẻ nên người dân cũng đưa trẻ đi khám sớm hơn.

TKT có bà mẹ khi mang thai có vấn đề bất thường được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn TKT có bà mẹ khi mang thai bình thường 5,65 tháng tuổi (B= -5,65; p<0,01). Như trên đã phân tích khi bà mẹ mang thai có bất thường thì khi khám thai đã được nhân viên y tế tư vấn về PHSKT ở trẻ em chính vì vậy bà mẹ biết được cách xử lý khi trẻ có DHBT nên trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn do đó khi can thiệp truyền thông PHSKT ở trẻ em cần lưu ý hơn đối với nhóm đối tượng các bà mẹ có tình trạng mang thai bình thường.

TKT có bà mẹ tiếp cận được với thông tin PHSKT được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn TKT có bà mẹ không tiếp cận được thông tin PHSKT 8,18 tháng (B=-8,18; p<001). TKT có bà mẹ tiếp cận được với thông tin PHSKT nên biết được các dấu hiệu khuyết tật và phát hiện DHBT đầu tiên sớm hơn trẻ khác và họ biết được cách xử trí khi trẻ có biểu hiện các DHBT nên họ đưa trẻ đi khám sớm do đó có thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn.

Khi thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên muộn hơn 1 tháng tuổi thì thời điểm chẩn đoán muộn hơn 0,68 tháng (B= 0,68; p<0,001). Kết quả này tương đồng với kết quả của nghiên cứu thành phố (B=0,62; p<0,001) [28]. Điều này cho thấy để chẩn đoán sớm thì cần phải phát hiện DHBT sớm vì vậy tăng cường các biện pháp truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT cho cộng đồng để phát hiện DHBT sớm từ đó sẽ chẩn đoán xác định khuyết tật sớm là biện pháp hết sức cần thiết.


4.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường PHSKT lên sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng

4.2.1. Thông tin chung của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Tuổi của các bà mẹ chủ yếu ở nhóm tuổi 25 đến 30 (trước can thiệp chiếm 46,6%, sau can thiệp chiếm 51,5%). Trình độ học vấn trên THPT của các bà mẹ trước can thiệp là chiếm 53,1%, sau can thiệp chiếm 48,3%. Nghề nghiệp là viên chức, công nhân chiếm đa số (trước can thiệp là 43,1%, sau can thiệp là 45,6%). Không có sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của hai nhóm bà mẹ trước và sau can thiệp (p>0,05).

Các bà mẹ có tình trạng mang thai bình thường chiếm đa số (95,8% trước can thiệp và 93,8% sau can thiệp). Đẻ thường chiếm đa số (69,2% trước can thiệp và 64,4% sau can thiệp). Không có sự khác biệt về tiền sử thai sản của các bà mẹ trước can thiệp và sau can thiệp (p>0,05).

Nguồn thông tin về PHSKT trước can thiệp là truyền miệng (47%) chiếm đa số và rất ít bà mẹ nhận được thông tin PHSKT từ tờ rơi, áp phíc hay loa phát thanh của xã, thôn. Từ thực trạng này trong hoạt động can thiệp, NCS đã thiết kế tờ rơi, áp phíc có các thông tin về PHSKT để phát cho các bà mẹ cũng như tăng tần suất các buổi phát thanh về PHSKT bên cạnh các hoạt động can thiệp khác. Kết quả cho thấy sau can thiệp nguồn thông tin về PHSKT từ loa phát thanh chiếm 68,9%, từ cán bộ Y tế chiếm 67,6%, từ tờ rơi chiếm 50,3%. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (phụ lục 7).

4.2.2. Sự thay đổi kiến thức PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp

Điểm trung bình của 4 câu hỏi đánh giá của kiến thức về khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật (định nghĩa NKT, các dạng khuyết tật, nguyên nhân gây KT, các biện pháp phòng ngừa KT) ở nhóm bà mẹ sau sau can thiệp đều cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp ở các mức độ khác nhau. Điểm trung bình của hai câu hỏi về định nghĩa NKT và các dạng khuyết tật ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn không nhiều là 0,05 điểm (p<0,05), có thể đây không phải mối quan tâm của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi. Một điều rất có giá trị là điểm trung bình về các biện pháp phòng ngừa KT ở nhóm bà mẹ sau can thiệp có sự khác biệt lớn nhất là 0,2 điểm (p<0,001). Điều này sẽ giúp cho nguy cơ gây KT ỏ trẻ em được giảm thiểu. Không phải tất cả các dạng KT đều có thể


phòng ngừa được nhưng khi các bà mẹ có kiến thức về phòng ngừa KT thì có thể phòng ngừa và giảm thiểu được nhiều KT như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống…

Điểm trung bình của 6 câu hỏi đánh giá kiến thức về PHSKT (định nghĩa PHSKT, các bước PHSKT, đối tượng PHSKT, tầm quan trọng của PHSKT, người tham gia PHSKT, thời điểm PHSKT, cách xử trí khi trẻ có DHBT) ở nhóm bà mẹ sau can thiệp đều cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp. Điểm trung bình câu hỏi người tham gia PHSKT tăng cao nhất và điều này rất có giá trị vì cộng đồng nhận thức về PHSKT không phải là trách nhiệm của riêng ngành Y tế mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Sự thay đổi nhận thức về trách nhiệm của mình đối với PHSKT sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động PHSKT sau này. Tuy nhiên điểm trung bình kiến thức về cách xử trí nếu phát hiện trẻ có DHBT ở nhóm bà mẹ sau can thiệp có cao hơn nhưng sự khác biệt này cũng chỉ đứng thứ 4. Thực tế khi điều tra tại cộng đồng cho thấy vẫn còn một bộ phận các bà mẹ khi phát hiện trẻ có DHBT, thậm chí sau khi trao đổi với người khác về DHBT của trẻ và được tư vấn nên đi khám ngay nhưng vẫn còn tâm lý chờ đợi, hy vọng sau mấy tháng trẻ sẽ phát triển bình thường. Điều này ảnh hưởng đến tuổi chẩn đoán xác định khuyết tật của trẻ, ảnh hưởng đến kết quả PHCN. Đây cũng là vấn đề cần được nhấn mạnh trong truyền thông sau này.

Điểm trung bình của 8 câu hỏi đánh giá kiến thức nhận biết các dấu hiệu khuyết tật (câu hỏi về dấu hiệu nhận biết TKT vận động, TKT nghe/nói, TKT nhìn, TKT trí tuệ, trẻ có hành vi xa lạ, trẻ động kinh, trẻ giảm/mất cảm giác,trẻ có khuyết tật khác) ở nhóm bà mẹ sau can thiệp đều cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp. Điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu nhận biết trẻ có hành vi xa lạ khác biệt lớn nhất (0,15 điểm với P<0,001). Điểm trung bình kiến thức về dấu hiệu nhận biết TKT vận động khác biệt thấp nhất (0,04 điểm) và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm bà mẹ trước can thiệp điểm trung bình kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT trí tuệ thấp nhất (0,61 điểm) tương tự như trong các nghiên cứu khác [4]. Nhóm bà mẹ sau can thiệp có điểm trung bình kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT trí tuệ cao hơn 0,18 điểm và sự khác biệt này đứng thứ 2 trong 8 câu hỏi đánh giá. Điều này cho thấy hiệu quả của can thiệp.

Kiến thức chung về PHSKT của nhóm các bà mẹ sau can thiệp cao hơn 2,32 điểm (p<0,001). Trong 3 mục đánh giá về kiến thức PHSKT (kiến thức về khuyết tật và phòng


ngừa khuyết tật, kiến thức về PHSKT và kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT) thì mục đánh giá kiến thức về PHSKT của nhóm bà mẹ sau can thiệp có sự khác biệt lớn nhất (1,11 điểm). Điểm trung bình kiến thức về PHSKT ở nhóm bà mẹ trước can thiệp cũng thấp (3,2 điểm) nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn (4,31 điểm). Trước can thiệp thì những khái niệm này là mới (mới đối với ngay cả cán bộ Y tế cơ sở) cho nên số lượng bà mẹ ở nhóm trước can thiệp trả lời đúng thấp hơn và sau khi can thiệp thì số lượng bà mẹ ở nhóm sau can thiệp trả lời đúng cao hơn rõ rệt. Đây cũng là bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp.

4.2.3. Sự thay đổi thái độ PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp

Trong 5 câu hỏi đánh giá về quan điểm/thái độ tích cực của các bà mẹ đối với TKT (TKT đều là trẻ đáng thương, thái độ tích cực khi có con KT, miệt thị TKT, thái độ tích cực với khả năng phục hồi của TKT, thái độ tích cực với khả năng sống, học tập của TKT). Điểm trung bình các bà mẹ ở nhóm trước can thiệp không đồng ý với việc miệt thị TKT rất cao (0,83 điểm). Điều này tương đồng với nghiên cứu của Unicef tại An Giang và Đồng Nai “Cộng đồng hoặc nhà trường (gồm giáo viên và học sinh không khuyết tật) thường có thái độ giúp đỡ đối với trẻ khuyết tật” [4]. Điểm trung bình các bà mẹ ở nhóm sau can thiệp không đồng ý với việc miệt thị TKT cao hơn 0,05 điểm. Mặc dù điểm trung bình của nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn ít nhưng điều này rất có ý nghĩa bởi vì sự kỳ thị, phân biệt đối xử TKT dẫn đến sự tự kỳ thị của TKT, sự tự ti của cha/mẹ TKT. Chính sự tự ti của cha/mẹ TKT sẽ làm cho họ giấu giếm tình trạng khuyết tật của con mình và điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc PHSKT ở trẻ em. Điểm trung bình thái độ tích cực của các bà mẹ khi có con khuyết tật ở nhóm trước can thiệp không cao (0,66 điểm), nhóm sau can thiệp cao hơn 0,14 điểm (p<0,001). Điều này tác động rất lớn đến hiệu quả của chương trình PHSKT vì nếu bà mẹ ngại ngùng khi có con khuyết tật thì cũng sẽ dẫn đến hiện tượng họ che dấu tình trạng khuyết tật và làm cho việc chẩn đoán và can thiệp PHCN muộn. Điểm trung bình thái độ tích cực đối với tình trạng khuyết tật của TKT ở nhóm bà mẹ trước can thiệp rất thấp chỉ 0,49 điểm, nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 0,21 điểm (p<0,001). Điều này rất quan trọng vì nếu các bà mẹ không tin tưởng vào khả năng cải thiện tình trạng khuyết tật của TKT thì có biết trẻ bị khuyết tật họ cũng không


đưa trẻ đi khám và can thiệp. Tương tự như vậy điểm trung bình thái độ tích cực đối với khả năng sống và học tập của TKT ở nhóm bà mẹ trước can thiệp rất thấp (0,48 điểm), nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 0,22 điểm (p<0,001). Như vậy chương trình can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức đã có hiệu quả trong việc thay đổi quan điểm/thái độ đối với TKT của các bà mẹ có con từ 0-12 tháng tuổi theo chiều hướng tích cực.

Điểm trung bình của ở cả 5 câu hỏi đánh giá quan niệm/niềm tin về vai trò của bà mẹ trong việc PHSKT (bà mẹ có vai trò quan trọng, bà mẹ phát hiện được bất thường, thông tin từ các bà mẹ rất có ích, cần lưu ý thắc mắc của bà mẹ, nếu được hướng dẫn, bà mẹ có thể biết cách PHSKT) ở nhóm trước can thiệp rất cao (từ 0,86 đến 0,91 điểm). Điều này có thể giải thích rằng Hoài Đức là một huyện cận thị của Thủ đô Hà Nội, đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ trẻ có trình độ học vấn khá cao (trên 50% có trình độ trên THPT) và nếu cần tư vấn về y tế các bà mẹ thường tiếp cận ngay với các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai … từ đó quan niệm và niềm tin về vai trò của các bà mẹ trong việc PHSKT cũng tích cực hơn ở các địa bàn nghiên cứu khác. Mặc dù trung bình điểm về quan niệm và niềm về vai trò của bà mẹ trong việc PHSKT ở nhóm trước can thiệp rất cao nhưng sau can thiệp đều cao hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (cao hơn từ 0,03 đến 0,04 điểm). Trung bình điểm câu hỏi “ người mẹ hoàn toàn có thể phát hiện được những bất thường của con mình” ở nhóm trước can thiệp là 0,86 điểm, ở nhóm sau can thiệp cao hơn 0,03 điểm (p<0,05). Trung bình điểm của câu hỏi này thấp nhất trong năm câu hỏi ở cả nhóm trước can thiệp (0,86 điểm) và nhóm sau can thiệp (0,89 điểm). Tuy nhiên đến câu hỏi “nếu được hướng dẫn thì tất cả các bà mẹ hoàn toàn có thể biết cách phát hiện khuyết tật của trẻ” thì trung bình điểm đều cao hơn câu hỏi trên ở cả nhóm trước can thiệp (0,9 điểm) và nhóm sau can thiệp (0,93 điểm). Sự khác biệt này có thể được giải thích là câu hỏi sau có thêm điều kiện là “nếu được hướng dẫn” và điều này cho thấy sự tự tin đối với PHSKT của các bà mẹ ở nhóm trước can thiệp và nhóm sau can thiệp đều rất là tốt nhưng nếu được cung cấp kiến thức về PHSKT thì sẽ tốt hơn nữa.

Điểm trung bình ở cả 5 câu hỏi về thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (PHSKT là rất cần thiết, cần PHSKT từ khi mới sinh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024