Khả Năng Duy Trì Và Nhân Rộng Của Mô Hình Can Thiệp


Cấu phần kỹ năng của nhóm bà mẹ sau can thiệp có điểm trung bình thực hành PHSKT cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp 4,37 điểm với p<0,001.

Phân tích mối tương quan giữa cấu phần thông tin và cấu phần động lực ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy có mối tương quan giữa kiến thức PHSKT và thái độ PHSKT (phụ lục 17).

Phân tích mối tương quan giữa cấu phần thông tin và cấu phần kỹ năng ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy có mối tương quan giữa kiến thức PHSKT và thực hành PHSKT (phụ lục 17).

Phân tích mối tương quan giữa cấu phần động lực và cấu phần kỹ năng ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy có mối tương quan giữa thái độ PHSKT và thực hành PHSKT (phụ lục 17).

Tuổi trung bình phát hiện DHBT đầu tiên và tuổi trung bình được chẩn đoán xác định ở nhóm TKT sau can thiệp thấp hơn nhóm trẻ trước can thiệp.

Do thời gian can thiệp ngắn nên chưa thấy được mối tương quan giữa thông tin, động lực, kỹ năng với tuổi trung bình được phát hiện DHBT đầu tiên và tuổi trung bình được chẩn đoán ở nhóm TKT sau can thiệp. Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ [13], [25]. Bên cạnh đó thì nghiên cứu thực trạng về phát hiện sớm khuyết tật cho thấy nếu bà mẹ tiếp cận được với thông tin phát hiện sớm khuyết tật thì thời điểm phát hiện dấu hiệu bất thường đầu tiên sớm hơn 8,45 tháng và thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn 8,18 tháng so với bà mẹ không tiếp cận được với thông tin phát hiện sớm khuyết tật do đó có thể nói bước đầu đánh giá cho thấy các cấu phần thông tin, động lực, kỹ năng của mô hình IMB đã gián tiếp tác động đến việc cải thiện tuổi được chẩn đoán xác định khuyết tật của trẻ khuyết tật sau can thiệp.

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên về tính phù hợp của mô hình IMB đối với dự đoán sự cải thiện tuổi PHSKT ở trẻ khuyết tật. Những phát hiện này tăng cường sự hiểu biết về các yếu tố liên quan đến việc cải thiện tuổi được phát hiện khuyết tật của TKT và cung cấp lý thuyết cho sự phát triển các can thiệp tăng cường PHSKT ở các vùng nông thôn, nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin PHSKT qua các kênh thông tin đại chúng. Kết quả hiện tại gợi ý các mục tiêu can thiệp tăng cường PHSKT nên bao gồm


cung cấp thông tin đơn giản, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và thúc đẩy động lực PHSKT. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu tiếp theo với thời gian can thiệp dài hơn để đánh giá sự ảnh hưởng của các cấu phần trong mô hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

4.5. Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình can thiệp

4.5.1. Lợi ích của mô hình can thiệp

Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 14

Sau một năm hoạt động mô hình truyền thông PHSKT ở trẻ em đã làm tăng tiếp cận của bà mẹ với thông tin PHSKT ở trẻ em. Theo đánh giá của giám đốc trung tâm y tế và các cán bộ y tế của các trạm y tế thì kiến thức của các bà mẹ cao hơn đáng kể sau một năm can thiệp. Hiện tượng giấu giếm khuyết tật ở trẻ em tuy chưa hoàn toàn hết nhưng đã giảm đi rất nhiều. Các bà mẹ trao đổi về những bất thường ở trẻ em với cán bộ Y tế đã cởi mở hơn. Các bà mẹ theo dõi phát triển của con mình thường xuyên hơn và nếu có gì nghi ngờ thì họ hỏi ngay cán bộ y tế để được tư vấn cụ thể. Chương trình đã góp phần làm thay đổi tập quán cũ, dần dần tạo ra sự cởi mở của người dân đối với TKT và PHSKT ở trẻ em tại địa phương. Chương trình can thiệp đã gián tiếp tác động đến việc cải thiện tuổi được chẩn đoán xác định khuyết tật ở trẻ khuyết tật tại địa phương.

Chương trình can thiệp cũng đã giúp cho cán bộ y tế cơ sở nâng cao kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng khám phát hiện trẻ khuyết tật. Theo đánh giá của nghiên cứu thành phố, sau khi thực hiện chương trình can thiệp thì cán bộ y tế đã có sự thay đổi về điểm trung bình kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ dưới 6 tuổi (p<0,05). Trước can thiệp, trung bình điểm kiến thức về PHSKT của CBYT là 68,55 điểm thái độ về PHSKT là 59,69, điểm thực hành về PHSKT là 19,02 điểm. Sau can thiệp điểm kiến thức về PHSKT là 75,64 điểm, điểm thái độ về PHSKT là 61,95 điểm, điểm thực hành về PHSKT là 22,88 điểm [28]. Chương trình ít nhiều cũng đã làm tăng vị thế của trạm y tế và tăng sự chú ý của các bà mẹ tới trạm Y tế.

4.5.2. Tính mới và hạn chế của mô hình can thiệp

Trên thực tế làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương chúng tôi thấy có nhiều trẻ khuyết tật đặc biệt là bại não, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ… được tình cờ phát hiện khi đi khám một bệnh khác, khi đó thì trẻ đã lớn, cơ hội can thiệp cũng đã giảm đi. Theo giám đốc trung tâm y tế huyện Hoài Đức thì trước can thiệp, các hoạt động PHSKT ở trẻ em tại Hoài Đức chủ yếu được thực hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ tại các trường mầm


non và sàng lọc trước sinh tại tuyến xã. Việc huy động các đối tượng khác để tham gia PHSKT còn khá hạn chế. Khả năng khám phát hiện hoặc chẩn đoán khuyết tật của cán bộ y tế cũng hạn chế nên khi người dân cần khám hoặc tư vấn về các dạng khuyết tật khó như bại não hoặc tự kỷ thì cán bộ y tế địa phương cũng còn rất lúng túng. Mô hình can thiệp có điểm mới là thiết lập hệ thống tư vấn trực tiếp từ chuyên gia của tuyến trung ương khi các bà mẹ có nhu cầu tư vấn phát hiện sớm khuyết tật hoặc các trường hợp vượt quá khả năng của cán bộ Y tế cơ sở.

Chương trình đã thực hiện đồng thời vừa truyền thông cung cấp kiến thức PHSKT ở trẻ em tại cộng đồng vừa tổ chức tư vấn hướng dẫn phát hiện dấu hiệu khuyết tật tại nhà vừa tư vấn về các biện pháp PHCN phù hợp cho các bà mẹ có con khuyết tật mới được phát hiện và đã phát hiện trước đó. Trong trường hợp trẻ cần khám chuyên khoa sâu hoặc trẻ cần PHCN ở tuyến cao hơn thì các chuyên gia sẽ tư vấn và giới thiệu đến những chuyên khoa cần thiết tại Bệnh viện nhi Trung ương hoặc tới các bệnh viện chuyên khoa khác. Những trẻ cần được theo dõi thêm thì CBYT sẽ tư vấn cho bà mẹ cách theo dõi thêm tại nhà. Điều này làm tăng động lực phát hiện sớm khuyết tật của các bà mẹ.

Mặc dù vậy, mô hình vẫn còn hạn chế, đó là mô hình phù hợp với các địa phương có bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương có chuyên ngành phục hồi chức năng Nhi khoa phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng…Tại những địa phương này khi cán bộ y tế cơ sở gặp trường hợp quá khả năng thì cán bộ Y tế tuyến trên có thể về hỗ trợ kịp thời. Mô hình cũng chưa đề cập nhiều tới nội dung về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới việc các bà mẹ tham gia các hoạt động của chương trình. Do đó, cần tích hợp hoạt động can thiệp sớm TKT dưới 6 tuổi vào mô hình PHSKT. Rút ngắn thời gian từ khi trẻ được phát hiện khuyết tật đến khi trẻ được can thiệp khuyết tật sẽ khiến cho mô hình thực sự hoàn thiện từ đó sẽ thu hút nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội.

4.5.3. Khả năng duy trì

Các đối tượng tham gia triển khai hoặc thụ hưởng can thiệp đều cho rằng nên tiếp tục duy trì vì nó có lợi cho người dân đặc biệt là TKT, cung cấp kiến thức cho các bà mẹ, đặc biệt là người nghèo, người ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng.


Mô hình truyền thông tăng cường PHSKT ở trẻ em có khả năng duy trì với các lý do được cán bộ y tế đề cập: Thứ nhất là có đội ngũ cán bộ y tế đã được đào tạo bài bản. Thứ hai là tài liệu được xây dựng phù hợp với các bà mẹ ở nông thôn. Mô hình truyền thông tăng cường PHSKT ở trẻ em có thể lồng ghép vào các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em khác tại địa phương và do lồng ghép vào các hoạt động và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở cơ sở nên kinh phí để duy trì hoạt động sẽ không quá lớn cho các trạm y tế. Thứ ba là mô hình này phù hợp với quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 4039/QĐ-BYT, ngày 6 tháng 10 năm 2014 phê duyệt kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 -2020 : 70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyêt tật. Mặt khác chương trình cũng đã bước đầu tiếp cận được với các bà mẹ và đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ (80,4% bà mẹ có ý kiến nên tiếp tục duy trì- Phụ lục 18). Những nền tảng đó là cơ sở cho chương trình can thiệp duy trì.

4.5.4. Đánh giá về việc nhân rộng mô hình

Nhìn chung, mô hình được các đối tượng tham gia và thụ hưởng đánh giá rất tích cực. Mô hình can thiệp huy động được vai trò của cả cộng đồng đặc biệt là các bà mẹ trong PHSKT. Kiến thức, kỹ năng của các bà mẹ cũng như của cán bộ y tế đêu có sự thay đổi rõ rệt, quá trình phát hiện DHBT trở lên dễ dàng hơn. Thái độ e ngại, dấu diếm tình trạng khuyết tật ở trẻ được của người dân đã được cải thiện, điều này khiến cho việc chẩn đoán xác định khuyết tật và PHCN cho TKT kịp thời hơn. Trên 80% trong tổng số 710 bà mẹ được phỏng vấn sau can thiệp đều có ý kiến là mô hình truyền thông tăng cường phát hiện sớm khuyết tật có tính bền vững có thể duy trì và nhân rộng ra các địa phương khác (Phụ lục 18).

Mô hình có tính bền vững và phù hợp với đối tượng đích, phù hợp với địa phương và phù hợp với kế hoạch quốc gia về phát triển phục hồi chức năng. Bước đầu mô hình đã cho thấy hiệu quả của mô hình với việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT cho bà mẹ và tác động đến việc cải thiện tuổi phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ khuyết tật. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nên nhân rộng mô hình ở những vùng nông thôn ven ngoại thành của thành phố Hà Nội hoặc các địa phương có các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương có chuyên ngành phục hồi chức năng Nhi khoa phát triển.


4.6. Bàn luận về quá trình can thiệp

Kết quả nghiên cứu trước can thiệp tại huyện Hoài Đức cũng tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác [4], [38] và cho thấy các bà mẹ của trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi thiếu thông tin và kỹ năng PHSKT ở trẻ em.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước can thiệp nhóm nghiên cứu tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ.

Nâng cao kiến thức bằng cách cung cấp thông tin PHSKT cho các bà mẹ tại 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức trong thời gian 12 tháng bằng các biện pháp truyền thông bằng loa đài, tờ rơi, áp phíc, tư vấn trực tiếp. Thời gian phát thanh, địa điểm phát tờ rơi, dán áp phíc và địa điểm tư vấn trực tiếp đều được tham khảo từ cán bộ y tế truyền thông, cán bộ phụ trách chương trình phục hồi chức năng của trung tâm y tế và trạm y tế

Ngoài truyền thông bằng tờ rơi, áp phíc và loa phát thanh chương trình còn tăng cường thông tin bằng giải pháp tư vấn trực tiếp. Mặc dù rất nhiều việc nhưng các bác sĩ và cán bộ chuyên trách về phục hồi chức năng của các trạm y tế đã hết sức cố gắng tham gia tư vấn cùng với chuyên gia của Bệnh Viện Nhi Trung ương trong các buổi tiêm chủng. Đây là hoạt động phù hợp với hoạt động chuyên môn của cán bộ y tế cơ sở đồng thời cũng phù hợp với công tác chỉ đạo tuyến của cán bộ y tế tuyến trung ương. Thông qua quá trình tư vấn của chuyên gia bệnh viện Nhi Trung ương cán bộ y tế cơ sở được đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc. Qua quá trình triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thấy rằng tại các buổi tiêm chủng, trạm y tế nên bố trí cán bộ chuyên trách về phục hồi chức năng tư vấn cho các bà mẹ về PHSKT ở trẻ em trong 30 phút theo dõi sau khi tiêm tại phòng chờ là rất hiệu quả. Hoạt động này cũng góp phần làm thay đổi thái độ của các bà mẹ đối với trẻ khuyết tật và phát hiện sớm khuyết tật.

Tăng cường động lực phát hiện sớm khuyết tật bằng giải pháp tư vấn các biện pháp phục hồi chức năng tại nhà phù hợp cho trẻ khuyết tật mới được phát hiện trong quá trình can thiệp. 100% trẻ khuyết tật mới được phát hiện trong quá trình can thiệp đều được tư vấn các biện pháp phục hồi chức năng tại nhà. Đối với trẻ khuyết tật cần được can thiệp chuyên khoa thì nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu trẻ đến các cơ sở chuyên khoa cũng như hướng dẫn các thủ tục cho gia đình trẻ chuyển viện đồng thời trung tâm y tế cũng tạo


điều kiện thuận lợi cho gia đình trẻ để trẻ được hưởng bảo hiểm y tế. Điều này đã góp phần không nhỏ đến việc tăng cường động lực PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ.

Bên cạnh các hoạt động trên nghiên cứu sinh cũng đã mời các chuyên gia của bệnh viện Nhi Trung ương về tư vấn cho các bà mẹ có nhu cầu về thực hành kỹ năng phát hiện các dấu hiệu khuyết tật mỗi tháng 1 lần tại trung tâm y tế và trạm y tế xã An Thượng. Trong các buổi tư vấn này đều có sự tham gia của các cán bộ y tế của trung tâm y tế và trạm y tế. Điều này giúp cho kỹ năng thực hành PHSKT của các bà mẹ được hoàn thiện hơn và cán bộ y tế cơ sở cũng được đào tạo về kỹ năng tư vấn thực hành PHSKT.

4.7. Đánh giá về tài liệu can thiệp truyền thông

Tài liệu truyền thông được sử dụng trong nghiên cứu là bài phát thanh, rờ rơi, áp phíc và tư vấn trực tiếp. Tài liệu truyền thông được xây dựng để cung cấp thông tin về khuyết tật, lợi ích của phát hiện sớm khuyết tật, các dấu hiệu phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em trên các lĩnh vực phát triển như: Vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, cá nhân - xã hội. Tài liệu truyền thông được trình bày đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với văn hóa, phong tục ở địa phương nên được đa số bà mẹ đón nhận.

Buổi phát thanh được cố định vào lúc 5 giờ 30 ngày mồng 9 hàng tháng. Đây là thời điểm mà cán bộ truyền thông, y tế và người dân cho là rất phù hợp với người dân ở địa phương để có thể nghe được nội dung của thông tin. Sự kết hợp thời điểm phát thanh phù hợp cùng với ưu điểm của loa phát thanh là độ bao phủ rộng, người nghe có thể vừa nghe vừa làm việc đã làm cho tỷ lệ bà mẹ tiếp cận được thông tin PHSKT từ loa phát thanh chiếm tỷ lệ khá cao (68,9%). Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy nếu bà mẹ không tiếp cận được với thông tin PHSKT từ loa phát thanh thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành không đạt tăng khoảng 55,6% (p<0,01)

Tờ rơi được thiết kế với nội dung cụ thể, đầy đủ chi tiết và dễ hiểu phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của địa phương và được cán bộ y tế, cộng tác viên phát cho các bà mẹ tại nhà hoặc tại trạm y tế khi bà mẹ đưa con đi tiêm chủng hoặc đưa con đi khám chữa bệnh. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy nếu bà mẹ không tiếp cận được với thông


tin PHSKT từ tờ rơi thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành không đạt tăng khoảng 47,4% (p<0,05).

Áp phíc được thiết kế với nhiều hình ảnh về dấu hiệu của các dạng khuyết tật. Đối với những dạng khuyết tật khó đều có hình ảnh minh họa cụ thể . Áp phíc được treo tại trạm y tế, trường mầm non và các nhà văn hóa thôn. Trong quá trình phỏng vấn nhóm nghiên cứu được các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi phản ánh rằng thường xem áp phíc ở trạm y tế trong thời gian chờ đợi hoặc trong thời gian chờ theo dõi khi đưa trẻ đi tiêm phòng hoặc đưa trẻ đi khám bệnh. Áp phíc treo tại trường mầm non thường các bà mẹ có con từ 0- 12 tháng ít xem vì chỉ có trẻ từ 24 tháng trở lên mới đi nhà trẻ nên chỉ có một số bà mẹ được phỏng vấn có trẻ từ 0 -12 tháng tuổi là con thứ hai mới xem trong khi đến đón con tại trường. Áp phíc được treo tại nhà văn hóa thôn cũng được các bà mẹ xem nhưng chỉ xem khi đi họp thôn. Tuy nhiên vì đối tượng là các bà mẹ có con dưới 6 tuổi nên các điểm treo là nhà trẻ và nhà văn hóa thôn vẫn là phù hợp. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy nếu bà mẹ không tiếp cận được với thông tin PHSKT từ áp phíc thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành không đạt tăng khoảng 64,6% (p<0,05). Bên cạnh các hình thức truyền thông gián tiếp cán bộ y tế cơ sở, NCS và chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương còn truyền thông trực tiếp khi bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc khi bà mẹ đưa trẻ đi khám, chữa bệnh hoặc khi bà mẹ có nhu cầu. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy nếu bà mẹ không tiếp cận được với thông tin PHSKT từ cán bộ y tế thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành không đạt tăng

khoảng 44,6% (p<0,05).

Đánh giá về nguồn thông tin PHSKT các bà mẹ nhận được sau can thiệp cho thấy trên 90% bà mẹ đánh giá là rất đầy đủ chi tiết và đầy đủ chi tiết. Đánh giá về mức độ dễ hiểu của nguồn thông tin thì có trên 80% bà mẹ đánh giá là rất dễ hiểu và dễ hiểu. Có 92,8% bà mẹ đánh giá nguồn thông tin sau can thiệp là rất hữu ích và hữu ích (phụ lục 10). Cái hiệu quả của truyền thông là cũng thấy rõ rệt, tức là nhằm nâng cao nhận thức cũng như là thay đổi kiến thức của người dân về chương trình này. Từ hoạt động truyền thông thì nhân dân biết và nắm được cái ý nghĩa rất là quan trọng của chương trình và làm giảm


tỷ lệ khuyết tật nặng tại cộng đồng bằng cách là chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời” [28].

So sánh hệ số hồi qui của các yếu tố truyền thông (loa phát thanh, tờ rơi, áp phíc, cán bộ y tế) liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của nhóm bà mẹ trước can thiệp và nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy hệ số hồi qui “nguồn thông tin từ áp phíc” trước can thiệp (B=-1,052, p<0,05), sau can thiệp (B=0,646; p<0,01). Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (χ2 =11,58 và p<0,05). Sự thay đổi hệ số hồi qui của các yếu tố “nguồn thông tin từ loa phát thanh”, “nguồn thông tin từ tờ rơi”, “nguồn thông tin từ cán bộ Y tế không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này cho thấy truyền thông bằng áp phíc là phù hợp với địa phương.

4.8.1. Những điểm mới của nghiên cứu

Nghiên cứu này có một số đóng góp mới cho trong nghiên cứu về PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam: Là một trong những số ít nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành tăng cường PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Việt Nam.

Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử lần đầu được áp dụng vào một chương trình can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam.

Nghiên cứu có một số kết quả mới chưa được tìm hiểu trong các nghiên cứu về PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam như:

Thực trạng PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức năm 2014 và các yếu tố liên quan đến thực trạng PHSKT ở trẻ em: Bà mẹ TKT có tình trạng mang thai bình thường thì phát hiện dấu hiệu khuyết tật ở TKT muộn hơn bà mẹ TKT có tình trạng mang thai bất thường và TKT cũng được chẩn đoán xác định khuyết tật muộn hơn. Bà mẹ TKT được tiếp cận thông tin PHSKT thì phát hiện được dấu hiệu khuyết tật ở TKT sớm hơn bà mẹ không được tiếp cận thông tin PHSKT và TKT cũng được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn. TKT được phát hiện DHBT sớm thì được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm. Thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên và thời điểm được chẩn đoán xác định khuyết tật ở dạng khuyết tật trí tuệ muộn hơn các dạng khuyết tật khác.

Trung bình khoảng cách thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định khuyết tật của dạng khuyết tật thần kinh/tâm thần là muộn nhất trong 6 dạng khuyết tật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024