Sự Thay Đổi Thực Hành Phskt Ở Trẻ Em Của Bà Mẹ Có Con Từ 0 - 12 Tháng Tuổi Sau Can Thiệp


PHS - CTS thì khả năng phục hồi cao, tìm hiểu thông tin PHSKT, muốn biết cách PHSKT) ở nhóm trước can thiệp đều rất cao (từ 0,86 điểm đến 0,91điểm). Ở nhóm sau can thiệp điểm trung bình của cả 5 câu hỏi đều cao hơn (cao hơn từ 0,03 điểm đến 0,04 điểm với p<0,05). Mặc dù điểm trung bình thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi ở nhóm trước can thiệp đã rất tốt nhưng nhóm sau can thiệp vẫn tốt hơn. Đây là một bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp.

Điểm Trung bình của 5 câu hỏi về thái độ tích cực tham gia các hoạt động PHSKT của bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi (mong muốn được tập huấn PHSKT, sẵn sàng tham gia PHSKT ở trẻ em, sẵn sàng sử dụng biện pháp PHSKT đối với con mình và đối với trẻ khác, động viên người khác tham gia PHSKT, PHSKT là trách nhiệm của cả gia đình) ở nhóm trước can thiệp đều rất cao (từ 0,87 đến 0,91). Tuy nhiên nhóm bà mẹ sau can thiệpcó điểm trung bình cao hơn và đều bằng hoặc trên 0,94 điểm. Hai câu hỏi về thái độ sẵn sàng tham gia PHSKT ở trẻ em và sẵn sàng sử dụng các biện pháp PHSKT đối với con mình và đối với trẻ khác ở nhóm bà mẹ sau can thiệp đều cao hơn 0,07 điểm (p<0,001). Điều này rất có ý nghĩa cho việc duy trì mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em sau can thiệp.

Trong 4 mục đánh giá về thái độ của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi đối với PHSKT (quan điểm/thái độ đối với TKT, quan niệm/niềm tin trong PHSKT, thái độ đối với PHSKT, thái độ trong tham gia PHSKT) thì điểm trung bình của cả 4 mục ở nhóm bà mẹ sau can thiệp đều cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp (cao hơn từ 0,15 đến 0,29 điểm). Trong đó khác biệt lớn nhất là mục quan điểm/thái độ đối với TKT (0,74 điểm với p<0,001) tiếp theo là mục thái độ trong tham gia PHSKT tại cộng đồng (0,29 điểm với p<0,001). Điểm trung bình thái độ chung ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 1,33 điểm so với nhóm bà mẹ trước can thiệp với p<0,001 (17,93 điểm so với 16,59 điểm).

4.2.4. Sự thay đổi thực hành PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can thiệp

Mục đánh giá thực hành theo dõi sự phát triển trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi gồm các câu hỏi như: Thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ, thường xuyên so sánh sự phát triển của con mình với trẻ khác cùng tuổi, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ. Trong 3 câu hỏi trên thì điểm trung bình của câu hỏi thường


xuyên so sánh sự phát triển của con mình với trẻ khác cùng tuổi ở nhóm bà mẹ sau can thiệp có sự khác biệt lớn nhất (0,16 điểm với p<0,001). Điểm trung bình của câu hỏi thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ có sự khác biệt nhỏ nhất và không có ý nghĩa thống kê (0,05 điểm p>0,05). Điều này phù hợp với thực tế vì địa bàn nghiên cứu là nông thôn nên việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ còn bị hạn chế còn so sánh với trẻ cùng tuổi thì dễ dàng hơn.

Đa số các bà mẹ ở nhóm trước can thiệp không để ý đến sự thay đổi về hình thể, sự cân xứng của hai bên. Số bà mẹ sau can thiệp để ý đến vấn đề này nhiều hơn và sự khác biệt trung bình điểm để ý đến sự thay đổi về hình thể, sự cân xứng của hai bên là lớn nhất trong mục theo dõi sự phát triển vận động thô và vận động tinh (0,11 điểm với p<0,001). Khi phỏng vấn các bà mẹ ở nhóm trước can thiệp NCS thấy các bà mẹ không để ý đến sự cân xứng của hai bên mà chỉ để ý xem trẻ có còi quá không hay béo quá không. Khi truyền thông chương trình cũng đã nhấn mạnh sự mất cân xứng như một bên to một bên nhỏ hoặc một bên dài, một bên ngắn hoặc một phần chi thể nhỏ đi hoặc to lên nhanh chóng trong thời gian ngắn… cũng là những dấu hiệu của khuyết tật. Chính vì vậy số bà mẹ để ý đến sự thay đổi hình thể của trẻ em ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn nhiều.

Ở nhóm trước can thiệp, điểm trung bình các bà mẹ để ý đến vận động của tay như giữ vật trong tay 1-2 phút, trẻ không biết tự cầm ăn chỉ là 0,46 điểm. Trong cộng đồng nói chung và các bà mẹ nói riêng ít để ý đến những vận động tinh như trên mà thường để ý nhiều đến vận động thô như gập duỗi chân tay hoặc lẫy lật, đứng đi…. Trong quá trình can thiệp chúng tôi cũng lưu ý ở điểm này và các dấu hiệu như trẻ không biết cầm nắm, trẻ không biết tự cầm ăn… cũng là những dấu hiệu của khuyết tật. Điều này đã có tác động tốt đối với thực hành theo dõi các dấu hiệu phát triển vận động tinh của các bà mẹ và điểm trung bình để ý đến các vận động tay ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 0,081 điểm (p<0,01).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nhóm bà mẹ trước can thiệp có điểm trung bình thực hành theo dõi khiếm khuyết về nhìn thấp (0,95 điểm). Trong quá trình phỏng vấn nhóm bà mẹ trước can thiệp, NCS thấy khi hỏi “chị có hay để ý đến hình thể mắt của cháu không ?” thì các mẹ thường trả lời là “sau khi sinh em thấy không có vấn đề gì nên sau đó em cũng chỉ thỉnh thoảng thôi”, các bà mẹ không hiểu rằng cần phải theo dõi thường xuyên. Trong quá trình can thiệp,


Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016 - 13

chương trình cũng nhấn mạnh đến vấn đề này. Nhóm bà mẹ sau can thiệp có trung bình điểm theo dõi để ý đến hình thể mắt cao hơn khá nhiều (từ 0,48 lên 0,7 điểm với p<0,001). Điểm trung bình thực hành theo dõi về phản ứng của trẻ với ánh sáng, vật có màu sắc … ở nhóm trước can thiệp cũng thấp (0,47 điểm), nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 0,22 điểm với p<0,001.

Điểm trung bình cả ba câu hỏi về theo dõi khiếm khuyết về nghe/nói ở nhóm bà mẹ trước can thiệp đều khá cao (để ý phản ứng với tiếng động (0,51 điểm), để ý đến các âm mà trẻ phát ra (0,5 điểm), để ý đến sự tiếp nhận ngôn ngữ (0,52 điểm). Tuy nhiên nhóm bà mẹ sau can thiệp có điểm trung bình của cả 3 câu đều cao hơn: Câu “để ý đến sự tiếp nhận ngôn ngữ” cao nhất (0,72 điểm với p<0,001), tiếp theo là câu “để ý đến các âm mà trẻ phát ra” 0,67 điểm với p<0,001. Khi phỏng vấn nhóm bà mẹ trước can thiệp, đa phần các bà mẹ cho biết là khi cho con ăn các bà mẹ thường nói truyện với trẻ vì vậy trong quá trình truyền thông cũng khuyến khích các bà mẹ theo dõi các khiếm khuyết về nghe/nói thông qua cuộc trò chuyện mẹ - con. Điều này cũng là một bằng chứng cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp.

Điểm trung bình của cả 2 câu hỏi về thực hành theo dõi các khiếm khuyết về trí tuệ (nhìn theo tay của chính nó, bắt chước lè lưỡi hay ho …,gọi tên có đáp ứng, làm theo mệnh lệnh đơn giản…) ở nhóm bà mẹ sau can thiệp đều cao hơn có ý nghĩa thống kê ( 0,18 và 0,13 điểm với p<0,001). Tuy nhiên điểm trung bình của câu hỏi “thường xuyên để ý đến vận động như nhìn theo tay của chính nó, tìm vật khi đã buông vật đó, bắt chước lè lưỡi hay ho…” khác biệt lớn hơn (0,18 điểm). Điều này rất có ý nghĩa vì các bà mẹ đã quan tâm đến việc phát hiện dấu hiệu khuyết tật trí tuệ ở những trẻ còn rất nhỏ (từ 0- 6 tháng).

Trong phần thực hành tìm kiếm và sử dụng tài liệu PHSKT ở trẻ em thì điểm trung bình tìm kiếm tài liệu PHSKT ở trẻ em ở nhóm bà mẹ trước can thiệp là1,14 điểm, nhóm bà mẹ sau can thiệp tăng lên 1,62 điểm (p<0,001). Điểm trung bình có tài liệu PHSKT ở trẻ em của nhóm bà mẹ trước can thiệp là 0,64 điểm, nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn (1,43 điểm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Điểm trung bình sử dụng tài liệu PHSKT ở trẻ em của nhóm bà mẹ trước can thiệp là 0,49 điểm, nhóm bà mẹ sau can thiệp cao hơn 0,82 điểm (p<0,001) và cũng là mục đánh giá có sự khác biệt lớn nhất


(0,82 điểm). Điều này cho thấy số bà mẹ đã áp dụng tài liệu/đối chiếu tài liệu trên con mình ở nhóm bà mẹ sau can thiệp tăng lên và rất có ý nghĩa vì nếu có tài liệu mà chỉ đọc hoặc không đọc thì cũng không có tác dụng trong việc theo dõi PHSKT ở trẻ em. Qua phân tích từng chỉ số cụ thể cho thấy tác động của chương trình đến việc tìm kiếm tài liệu, cung cấp tài liệu và sử dụng tài liệu PHSKT trong việc theo dõi PHSKT của các bà mẹ tại cộng đồng là rất lớn.

Điểm trung bình của cả 6 mục đánh giá thực hành theo dõi PHSKT trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi ở nhóm sau can thiệp đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (thực hành theo dõi các dấu hiệu phát triển trẻ em cao hơn 0,34 điểm, thực hành theo dõi các dấu hiệu phát triển vận động thô và vận động tinh cao hơn 0,33 điểm, thực hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về nhìn cao hơn 0,44 điểm, thực hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về nghe/nói cao hơn 0,45 điểm, thực hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về trí tuệ cao hơn 0,31, thực hành tìm kiếm và sử dụng tài liệu PHSKT cao hơn 2,09 điểm). Điểm trung bình thực hành chung cũng cao hơn 3,96 điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Những thay đổi trong từng chỉ số đo lường cụ thể về thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi ở nhóm sau can thiệp đã cho thấy kết quả của chương trình can thiệp.

4.2.5. Sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm bà mẹ trước can thiệp là 37,16 điểm, điểm trung bình của nhóm các bà mẹ sau can thiệp là 44,78 điêm cao hơn 7,62 điểm so với nhóm bà mẹ trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đây là kết quả thể hiện sự chuyển biến nhanh chóng kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ của các bà mẹ sau một năm can thiệp.

Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm của nhóm bà mẹ trước can thiệp và nhóm bà mẹ sau can thiệp có sự khác biệt giữa các xã (phụ lục 12). Nhóm bà mẹ trước can thiệp ở xã Đức Giang (thu nhập bình quân đầu người/năm đứng thứ 3) có điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành cao nhất (40,57 điểm) và thấp nhất là nhóm bà mẹ ở xã Sơn Đồng (thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2) là 35,88 điểm với p<0,001. Sau can thiệp thì nhóm bà mẹ ở xã Đức Giang vẫn có điểm kiến thức, thái


độ và thực hành cao nhất (45,41 điểm), nhóm bà mẹ ở xã Kim Chung (thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 4) có điểm trung bình thấp nhất (43,69 điểm) với p<0,05. Tuy nhiên khi phân tích đa biến thì không còn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ kiến thức, thái độ và thực hành giữa các xã (bảng 3.23). Điều này cho thấy điều kiện kinh tế không liên quan đến kiến, thức thái độ và thực hành PHSKT của các bà mẹ.

4.2.6. Mối liên quan giữa các hoạt động can thiệp với kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Bảng 3.23 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hệ số hồi qui của 3 yếu tố liên quan đến mức độ kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm bà mẹ trước can thiệp và sau can thiệp đó là các yếu tố nhóm tuổi, nghề nghiệp của bà mẹ và nguồn thông tin từ áp phíc.

Yếu tố tuổi của bà mẹ trước can liên quan có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do các bà mẹ trẻ gần đây được tiếp cận với chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh nên thái độ đối với PHSKT ở trẻ em tích cực hơn các bà mẹ có tuổi. Sau can thiệp mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, đây có thể là hiệu quả của chương trình can thiệp, chương trình can thiệp đã cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành theo yêu cầu nên điều kiện để tiếp cận thông tin về PHSKT sau can thiệp trở lên dễ dàng hơn do đó đã xóa nhòa ranh giới của tuổi tác.

Yếu tố nghề nghiệp của bà mẹ trước can thiệp liên quan có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể các bà mẹ là viên chức hoặc công nhân có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin về PHSKT dễ dàng hơn các bà mẹ là nông dân hoặc làm các nghề khác. Tuy nhiên sau can thiệp thì mối liên quan này không còn nữa và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Đây có thể cũng là một bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp truyền thông đã làm cho điều kiện tiếp cận thông tin về PHSKT tại địa phương trở lên dễ dàng hơn đối với cả bà mẹ là nông dân.

Trước can thiệp nếu bà mẹ nào không tiếp cận nguồn thông tin PHSKT từ áp phíc thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành không đạt giảm khoảng 105,2%. Điều này có thể giải thích với lý do. Thứ nhất: có thể áp phích trước can thiệp không phải là áp phíc chính thống của chương trình phát hiện sớm khuyết tật nên gây ra sự nhầm lẫn của các bà mẹ. Thứ hai là các áp phíc trước đó có hình ảnh hoặc thông tin không được rõ


ràng chi tiết do đó cũng đã gây ra sự nhầm lẫn cho các bà mẹ. Sau can thiệp thì bà mẹ nào không tiếp cận nguồn thông tin PHSKT từ áp phíc của chương trình thì tỷ lệ Odds của mức độ kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT không đạt tăng 64,6% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2=11,58; p<0,05). Điều này chứng tỏ áp phíc của chương trình can thiệp rất rõ ràng, đầy đủ, chi tiết và các địa điểm treo tại trạm Y tế, nhà văn hóa thôn, trường mầm non là phù hợp và đây cũng là bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp truyền thông tăng cường PHSKT.

4.3. Đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở TKT dưới 6 tuổi sau can thiệp

4.3.1. Thông tin chung về bà mẹ trẻ khuyết tật và trẻ khuyết tật

4.3.1.1. Thông tin chung về bà mẹ và gia đình trẻ khuyết tật trước và sau can thiệp

Thông tin chung về bà mẹ và gia đình trẻ khuyết tật trước và sau can thiệp NCS trình bày chi tiết tại phụ lục 3.

Bà mẹ trong nhóm tuổi 25 đến 30 chiếm đa số ở cả giai đoạn trước can thiệp (42,3%) và giai đoạn sau can thiệp (47%). Trình độ học vấn dưới THPT ở giai đoạn trước can thiệp chiếm 47,3% và giai đoạn sau can thiệp chiếm 39,4%. Bà mẹ trước can thiệp có nghề nghiệp cán bộ và công nhân chiếm 30,9%, sau can thiệp chiếm 37,9%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của các bà mẹ TKT trước và sau can thiệp (p>0,05).

Tình trạng mang thai không bình thường của các bà mẹ trước can thiệp là 30,9% sau can thiệp là 24,2%. Đẻ có can thiệp trước can thiệp chiếm 26,4%, sau can thiệp chiếm 25,8%. Tỷ lệ trẻ sinh bị ngạt trước can thiệp chiếm 12,3%, sau can thiệp chiếm 15,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền sử thai sản của các bà mẹ TKT trước và sau can thiệp (p>0,05).

Tỷ lệ các bà mẹ có 2 con chiếm đa số (56,4% trước can thiệp và 63,6% sau can thiệp). Tỷ lệ gia đình có kinh tế là hộ nghèo trước can thiệp là 6,8% và sau can thiệp là 3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm gia đình TKT trước can thiệp và sau can thiệp (p>0,05).

4.3.1.2. Thông tin chung về trẻ khuyết tật trước và sau can thiệp

Tỷ lệ trẻ nam trước can thiệp (56,4%) thấp hơn sau can thiệp (66,7%) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ trẻ là con thứ nhất trước can thiệp (47,3%) cao hơn sau


can thiệp (42,4%) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các dạng khuyết tật trước và sau can thiệp (p>0,05). Không có sự khác biệt về số khuyết tật trên trẻ và nguyên nhân khuyết tật (p>0,05).

4.3.2. Đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở TKT dưới 6 tuổi sau can thiệp

Tuổi trung bình của TKT ở nhóm sau can thiệp thấp hơn nhóm trước can thiệp 19,28 tháng với p<0,001. Điều này đúng với thực tế vì sau can thiệp TKT được phát hiện và chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn trước can thiệp.

Tuổi trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên ở nhóm sau can thiệp sớm hơn 3,98 tháng (p<0,05). Sau can thiệp kiến thức về dấu hiệu phát hiện các dạng khuyết tật của cộng đồng được cải thiện hơn và việc theo dõi phát triển của trẻ em cũng thường xuyên hơn nên các DHBT của TKT được phát hiện sớm hơn. Sau can thiệp cha/mẹ của TKT đã có thái độ cởi mở hơn trong việc trao đổi với các thành viên khác trong cộng đồng về những bất thường của trẻ do đó tuổi trung bình thời điểm gia đình trao đổi với người khác về những bất thường của trẻ sau can thiệp sớm hơn 2,69 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuổi trung bình thời điểm khẳng định trẻ không bình thường sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 3,62 tháng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuổi trung bình thời điểm trẻ được đi khám ở nhóm sau can thiệp sớm hơn ở nhóm trước can thiệp 5,22 tháng (p<0,05). Tuổi trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật ở nhóm sau can thiệp sớm hơn ở nhóm trước can thiệp 5,96 tháng (p<0,01).

Trung bình khoảng cách từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định khuyết tật ở nhóm sau can thiệp thấp hơn ở nhóm trước can thiệp 3,66 tháng (p<0,05). Điều này cho thấy sau khi tăng cường các biện pháp truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT cho cộng động thì TKT đã được phát hiện sớm hơn và chẩn đoán sớm hơn trước can thiệp.

Tuổi trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên của các dạng KT ở nhóm sau can thiệp đều sớm hơn so với nhóm trước can thiệp như: KT vận động sớm hơn 0,31 tháng, KT nghe/nói sớm hơn 1,85 tháng KT nhìn sớm hơn 8,82 tháng. KT trí tuệ sớm hơn 4,89 tháng. KT thần kinh/tâm thần sớm hơn 7,49 tháng. KT khác sớm hơn 5,05 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Tuổi trung bình thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật của các dạng KT ở nhóm sau can thiệp đều sớm hơn nhóm trước can thiệp như: KT vận động sớm hơn 0,81tháng, KT nghe/nói sớm hơn 1,4 tháng, KT nhìn sớm hơn 10,45 tháng, KT trí tuệ sớm hơn 4,41 tháng, KT thần kinh/tâm thần sớm hơn 12,62 tháng, KT khác sớm hơn 4,54 tháng. Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác đinh của KT khác ở nhóm sau can thiệp cao hơn nhóm trước can thiệp (0,46 tháng với p>0,05) do có một trẻ đảo ngược phủ tạng đã được xác định nhưng NCS muốn chuyên gia của bệnh viện Nhi Trung ương khám đánh giá xem có bất thường về cấu trúc không và ba trẻ muốn làm xét nghiệm gen do đó phải chờ đợi kết quả. Các dạng KT còn lại đều thấp hơn trước can thiệp như: KT vận động thấp hơn 0,57 tháng, KT nghe/nói thấp hơn 2,31tháng, KT nhìn thấp hơn 6,82 tháng, KT trí tuệ thấp hơn 2,1 tháng. KT thần kinh/tâm thần thấp hơn 6,96 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Sự khác biệt của các chỉ số đánh giá về các thời điểm PHSKT theo dạng khuyết tật ở nhóm trước can thiệp và nhóm sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê. Điều này do thời gian can thiệp chỉ được 12 tháng nên cỡ mẫu sau can thiệp nhỏ. Mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng điều này rất có ý nghĩa trong công tác phục hồi chức năng cho TKT đặc biệt đối với trẻ tự kỷ, rối loạn hành vi trong dạng khuyết tật thần kinh/tâm thần. Đây là một bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức.

4.4. Bàn luận về mô hình IMB

Can thiệp dựa trên mô hình IMB. Trang bị cho các bà mẹ kiến thức về PHSKT và khuyến khích các bà mẹ phát hiện các DHBT ở trẻ em dựa trên những kiến thức đó cũng như trang bị cho họ những kỹ năng hướng tới hành động phát hiện sớm dấu hiệu khuyết tật ở trẻ em và xử trí khi trẻ có DHBT.

Đánh giá ở nhóm bà mẹ sau can thiệp cho thấy cấu phần thông tin của mô hình IMB ở nhóm bà mẹ sau can thiệp có điểm trung bình kiến thức cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp 2,32 điểm với p<0,001. Cấu phần động lực của nhóm bà mẹ sau can thiệp có điểm trung bình thái độ PHSKT cao hơn nhóm bà mẹ trước can thiệp 3,96 điểm với p<0,001.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024