Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 22


TIỂU KẾT CHƯƠNG 5


Trên đây là những giải pháp mà Nghệ An có thể xem xét, nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của mình. Một cách tổng thể, những giải pháp này được đề ra dựa trên kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo tại Nghệ An cũng như kinh nghiệm từ các điểm đến du lịch khác và đánh giá về xu thế phát triển của du lịch biển, đảo trong, ngoài nước thời gian tới cũng như các căn cứ pháp lý khác.

Cơ sở xuất phát của các giải pháp là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đối với tài nguyên biển, đảo của Nghệ An thông qua nâng cao chất lượng, phẩm cấp của các đặc điểm thuộc về phía cung. Nguồn khách mà Nghệ An cần tập trung ưu tiên là du khách nội địa có nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp với vui chơi, giải trí và thăm quan thắng cảnh, tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội, v.v… Những lợi thế chủ chốt là nền tảng để thu hút khách du lịch là bãi biển sạch, đẹp, văn minh, an toàn cần được đặc biệt phát huy, sau đó kết hợp với những giá trị khác như dịch vụ, ăn uống, danh thắng, lễ hội… Bên cạnh nguồn khách chính (từ Hà Nội, Nghệ An), những nguồn khách phụ (quốc tế, khách phía Nam, ngoài mùa vụ) nên được coi là thị trường ngách và nỗ lực đáp ứng nên dành cho các doanh nghiệp lớn có điều kiện về tài chính và thương hiệu. Tuy nhiên, chính quyền cần có sự theo dõi sát sao nguồn khách này để có thể thông qua họ quảng bá về du lịch Nghệ An. Các tài nguyên du lịch cần được bổ sung, lin kết nhằm nâng cao giá trị thông qua hoạt động quản lý ở nhiều cấp, tham gia liên kết một cách chuyên nghiệp, văn minh, hiệu quả.


KẾT LUẬN

Xây dựng, phát triển một mô hình mới nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong hoàn cảnh của Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi Việt Nam nói chung, nhiều địa phương của Việt Nam nói riêng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, phát triển du lịch tại Việt Nam nhìn chung còn có kết quả hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, địa lý...

Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là việc chưa coi trọng đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Trong nghiên cứu khoa học, những công trình về năng lực cạnh tranh du lịch phần nhiều vẫn theo các phương pháp truyền thống nặng về mô tả, định tính. Số lượng nghiên cứu có đóng góp mới dựa trên phương pháp định lượng hiện đại với cơ sở lý luận vững chắc còn rất khiêm tốn. Về mặt thực tiễn, các nỗ lực phát triển du lịch phần lớn vẫn dựa trên tư duy cảm tính, mang nặng tính phong trào mà thiếu phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học vững chắc. Kết quả đạt được của nhiều nơi vì thế còn hạn chế.

Trên thế giới, nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về năng lực cạnh tranh du lịch đã có nhiều thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện còn thiếu mô hình dành cho những nơi có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Đồng thời, mặc dù các mô hình đã giải quyết khá tốt mối tương tác giữa các yếu tố quyết định năg nlực cạnh tranh du lịch, chúng vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao về số lượng các tiêu chí trong từng yếu tố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Do vậy, nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” về cơ bản đã giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trên đây. Về mặt lý luận, luận ánđã đi sâu phân tích và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch từ đó luận án đã phản ánh được xu thế về đánh giá NLCT của điểm đến du lịch cần phải kết hợp cả cung và cầu. Việc các nghiên cứu trước đây chỉ dựa trên phân tích cung dễ dẫn đến sai lệch và thiếu tính tổng thể khi đưa ra các chỉ số NLCT của điểm đến du lịch. Luận án tiếp cận xu thế mới này để lựa chọn, phát triển và áp dụng thành


Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 22

công một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh mới cho Việt Nam. Mô hình này đã kế thừa nhiều thành tựu về cơ sở lý luận mà thế giới đã đạt được, đồng thời bổ sung, giải quyết những hạn chế của các mô hình hiện có và mở rộng, thay đổi theo hướng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Theo đó, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An gồm có 2 phần: (1) phần gốc là mô hình của Dwyer và Kim (2003) gồm 5 nhóm yếu tố với 118 tiêu chí đánh giá và (2) phần mở rộng bao gồm các yếu tố thuộc phía cầu mà chưa được đề cập đến trong mô hình gốc cũng như các mô hình khác trước đó bao gồm 7 nhóm yếu tố với 47 tiêu chí đánh giá. Các nhóm yếu tố đó là: Sản phẩm/điểm thu hút du lịch; An ninh – Trật tự

- Môi trường xã hội; Vệ sinh – Môi trường; Cơ sở hạ tầng – tiện ích; Giá cả; Độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa; Thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An.Về mặt thực tiễn, mô hình đã xác định được vị trí về năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An đồng thời chỉ rõ được mặt mạnh, mặt yếu từng tiêu chí, yếu tố của du lịch biển, đảo Nghệ An trong mối tương quan với các địa phương lân cận hoặc có liên quan. Do vậy, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An có cơ sở khoa học và hướng tập trung cao hơn.

Bên cạnh những kết quả mà luận án đạt được như đã phân tích trên thì kết quả nghiên cứu của luận án vẫn còn có một số vấn đề sau cần được tiếp tục nghiên cứu để khắc phục và hoàn thiện. Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chưa thể phản ảnh một cách chính xác nhất những tiêu chí quyết định năng lực cạnh tranh du lịch của một địa phương tại Việt Nam. Thứ hai, luận án chưa có các nghiên cứu so sánh, đánh giá kết quả đạt được so với các công trình nghiên cứu khác trong nước. Thứ ba, kết quả của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối trong hoàn cảnh của Việt Nam. Những so sánh trong nghiên cứu chỉ giới hạn giữa các địa phương của Việt Nam được lựa chọn. Kết quả này chưa nói lên năng lực cạnh tranh của Nghệ An cũng như một số địa phương khác trong bối cảnh khu vực và quốc tế.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Thái Thị Kim Oanh (2011), Phát triển du lịch biển đảo Thị xã Cửa Lò – Nghệ An, Tạp chí Hợp tác và phát triển, Trang 15-18, Số 86 ( 2011).

2. Thái Thị Kim Oanh (2011), Giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch biển, ven biển Nghệ An, Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Trang 36-38, Số 329, tháng 5/2011

3. Thái Thị Kim Oanh (2011), Thực trang và giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở

Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Trang 92 -102, Số 168(II) tháng 6/2011

4. Thái Thị Kim Oanh, Đào Quang Thắng (2013), Thị xã Cửa Lò: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Trang 58-60, Số 21 tháng 11/2013

5. Thái Thị Kim Oanh (2013), Đề tài cấp trường (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển tại Thị xã Cửa lò Nghệ An - Chủ nhiệm đề tài, Mã số TT2013 - 30

6. Thái Thị Kim Oanh, Đào Quang Thắng (2014),Tendency of sea and island tourism development in the world and experience lessonsfor Vietnam, ICSSS: The 4th International Conference on Sciences and Social Sciences 2014: Integrated Creative Research for Local Development toward the ASEAN Economic Community, Maha Sarakham Thailan, Trang 276-283, 18-19 tháng 9/2014

7. Thái Thị Kim Oanh (2014), Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số nước trên thế giới và bài học cho các điểm đến du lịch Việt Nam, Hội thảo "Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cần hội nhập ASEAN", Trường ĐHDL Phương Đông, Trang 119-130, 17/10/2014

8. Thái Thị Kim Oanh (2014), Giải phápphát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Trang 54-55, Số 22 tháng 11/2014

9. Thái Thị Kim Oanh (2014), Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Trang 85-94, Số 209

(II) tháng 12/2014


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Đức Anh (2007), Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hậu WTO”,Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2007.

2. Trần Thị Bích Hằng (2012),“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội”,Luận án tiến sỹ, Đại học Thương mại.

3. Bùi Xuân Nhàn (2012), “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam”,Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hội nhập: hợp tác và cạnh tranh, Trường cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Tp. Hồ Chí Minh.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm.

6. Quốc hội Việt Nam, Luật du lịch (2005).

7. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

8. Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Thị Tuyết (2013), “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Bình Thuận”,Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Trương Thị Ngọc Thuyên (2000),Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Đà Lạt.

11. Nguyễn Thị Thu Vân (2012), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

12. Nguyễn Thành Vượng (2012), “Phát triển du lịch biển, đảo khu vực Bắc Trung Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, Huế.


Tiếng Anh

13. Armenski, T.,Gomezelj, D. O., Djurdjev, B., Cúrčic, N., Dragin, A.(2012), “Tourism destination competitiveness - between two flags”,Ekonomska Istraživanja, 25(2), pp. 485-502.

14. Bordas, E. (1994), “Competitiveness of tourist destinations in long distance markets”, Tourism Review, 4(3), pp. 3-9.

15. Buhalis, D. (2000), “Marketing the competitive destination of the future”,

Tourism Management, 21(1), pp. 97-116.

16. Chon, K. S., & Mayer, K. J. (1995), “Destination competitiveness models in tourism and their application to Las Vegas”. Journal of Tourism Systems and Quality Management, 1(2-4), pp. 227-246.

18. Cracolici, M. F. & Nijkamp, P. (2008). “The attractiveness and competitiveness of tourist destinations: A study of Southern Italian regions”, Tourism Management, 30, pp. 336-344.

19. Cracolici, M. F., Nijkamp, P. & Rietveld, P. (2008). “Assessment of tourism competitiveness by analysing destination efficiency”, Tourism Economics, 2008, 14 (2), pp. 325-342.

20. Crouch, G. I. (2007), Modelling destination competitiveness: A survey and analysis of the impact of competitiveness attributes. Technical Report. National Library of Australia Cataloguing in Publication Data.

21. Crouch, G. I. (2010), “Destination Competitiveness: An Analysis of Determinant Attributes”, Journal of Travel Research, 50(1), pp. 27-45.

22. Crouch, G. I. & J. R. B. Ritchie (1999), “Tourism, Competitiveness, and Social Prosperity”, Journal of Business Research, 44, pp. 137-52.

23. d'Hauteserre, A. M. (2000), “Lessons in managed destination competitiveness: the case of Foxwoods casino resort”, Tourism Management, 21, pp. 23-32.

24. Duman, T. & Kozak M. (2010),“The Turkish Tourism Product: Differentiation and Competitiveness”, Anatolia: An International Journal of


Tourism and Hospitality Research, 21(1), pp. 89-106.

25. Dwyer, L., Forsyth, P., & Rao, P. (2000), “The price competitiveness of travel and tourism: a comparison of 19 destinations”, Tourism Management, 21(1), pp. 9-22.

26. Dwyer, L. & Kim, C. (2003), “Destination Competitiveness: Determinants and Indicators”, Current Issues in Tourism, 6(5), pp. 369-414.

27. Enright, M. J., & Newton, J. (2004),“Tourism Destination Competitiveness: a Quantitative Approach”, Tourism Management, 25(6), pp. 777-788.

28. Enright, M. J. & Newton, J. (2005), “Determinants of Tourism Destination Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and Universality”, Journal of Travel Research, 43, pp. 339-350.

29. Evans, M. R., Fox, J. B., & Johnson, R. B. (1995), “Identifying competitivestrategies for successful tourism destination development”, Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3(1), pp. 37-45.

30. Garín-Muđoz, T. &Montero-Martín, L. F. (2007), “Tourism in the Balearic Islands: A Dynamic Model for International Demand Using Panel Data”, Tourism Management, 28, pp. 1224-1235.

31. Go, F. M. & Govers, R. (2000), “Integrated Quality Management for Tourist Destinations: A European Perspective on Achieving Competitiveness”,Tourism Management, 21, pp. 79-88.

32. Gomezelj, D. O.& Mihalič, T. (2008),“Destination competitiveness - Applying different models, the case of Slovenia”, Tourism Management, 29, pp. 294-307.

33. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L. (2006), Multivariate data analysis (6th edn), Pearson Prentice Hall.

34. Hassan, S. S. (2000), “Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research, 38, pp. 239-245.

35. Haugland, S. A., Ness, H., Grønseth, B. O. & Aarstad, J. (2011).


“Development of Tourism Destinations: An Integrated Multilevel Perspective”. Annals of Tourism Research, 38(1), 268-290.

36. Henkel, R., Henkel, P., Agrusa, W., Agrusa, J., and Tanner, J. (2006), “Thailand as a Tourist Destination: Perceptions of International Visitors and Thai Residents”, Asia Pacific Journal of Tourism Research, 11(3), pp. 269-287.

37. Honey, M., & Krantz, D. (2007), Global Trends in Coastal Tourism. Paper prepared for World Wildlife Fund.

38. Hudson, S., Ritchie, B. & Timur, S. (2004), “Measuring Destination Competitiveness: An Empirical Study of Canadian Ski Resorts”, Tourism and Hospitality Planning & Development, 1 (1), pp. 79-94.

39. Jones, E., & Haven-Tang, C. (2005), Tourism SMEs, service quality and destination competitiveness. In E. Jones & C. Haven-Tang (Eds.), Tourism SMEs, Service Quality and Destination Competitiveness (1-24), Cambridge, MA: CABI publishing.

40. Kozak, M., & Rimmington, J. (1999), “Measuring tourist destination competitiveness: a comparison of two cases”, Tourism Management, 26, pp. 606-616.

41. Lordkipanidze, M., Brezet, H. & Backman, M. (2005), “The entrepreneurship factor in sustainable tourism development”, Journal of Cleaner Production, 13, pp. 787-798.

42. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994), Pschychometric Theory (3rd edn), New York: McGraw-Hill.

43. Pearce, D. G. (1997), “Competitive destination analysis in Southeast Asia”.

Journal of Travel Research, 35(4), pp. 16-25.

44. Poon, A. (1993), Tourism, Technology, and Competitive Strategy. Wallingford: CAV International.

45. Porter, M.E. (1990), The Competitive Advantage of Nations, The Free Press, New York.

46. Ritchie, J. R B. & G. I. Crouch (1993), “Competitiveness in International Tourism: A Framework for Understanding and Analysis,” Proceedings of the

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023