Khuyến Nghị Giải Pháp Chính Sách Nâng Cao Nlct Của Du Lịch Biển,


nhìn và đánh giá nghiêm túc về quy mô tối ưu của ngành du lịch đã dẫn đến sự phát triển mất cân đối, gây ra nhiều tác động tiêu cực. Việc ưu đãi về đất đai, hạ tầng cho các dự án phát triển du lịch lớn không dựa trên một đánh giá, nghiên cứu nghiêm túc về tác động của chúng trong dài hạn. Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát quy hoạch cũng có nhiều lỗ hổng lớn, tạo kẽ hở để chính các cán bộ, cơ quan quản lý móc ngoặc với các đơn vị kinh doanh. Điển hình nhất của thực trạng này là sự phát triển manh mún, tự phát hoặc trái quy định các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, dịch vụ. Hậu quả là nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, xuống cấp, môi trường ô nhiễm, làm giảm giá trị các lợi thế du lịch.

Vì vậy, quản lý du lịch hiệu quả cần có một quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu, đánh giá, khảo sát nghiêm túc, khoa học, cẩn thận, đồng thời kết hợp với quá trình thực thi nghiêm minh các chính sách, luật lệ, quy định có liên quan đến phát triển du lịch.

Trong quản lý du lịch thì những hoạt động liên quan đến tuyên truyền quảng bá cần được đặc biệt quan tâm. Đây là cách thức quan trọng giúp du khách biết và đến với các điểm đến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay. Tuy vậy, để tuyên truyền quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất có thể thì cũng cần nghiên cứu, chuẩn bị hết sức kỹ càng và xem xét thấu đáo mọi khía cạnh có liên quan. Ví dụ trong Henkel et al (2006) [35], các tác giả đã chứng minh sự khác biệt về quan niệm của du khách quốc tế và cư dân bản địa trong việc xây dựng hình ảnh du lịch của một quốc gia. Trong trường hợp của Thái Lan, cư dân bản địa cho rằng thắng cảnh văn hóa, con người thân thiện và đồ ăn thức uống là yếu tố quan trọng đối với hình ảnh du lịch. Tuy nhiên, từ phía nhiều du khách quốc tế, cuộc sống về đêm và vui chơi giải trí có một vai trò lớn hơn. Vì thế, một chương trình quảng bá, phát triển hình ảnh du lịch thành công cần phải kết hợp hài hòa quan điểm của các đối tượng có liên quan dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương. Công tác quảng bá cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất quán dưới nhiều hình thức, tập trung vào sản phẩm chính và tránh dàn trải.

Ngày nay, cư dân địa phương là một yếu tố không thể không tính đến khi phát triển du lịch. Những điểm đến thành công đều phải đem lại giá trị, lợi ích cho cộng đồng dân cư từ hoạt động du lịch, nhờ đó dẫn đến sự tham gia tích cực, nhiệt tình, sáng


tạo của cư dân địa phương. Thái Lan là một bài học thành công trong công tác này. Nhờ tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, người dân Thái Lan nhận thức rất rõ vai trò của du lịch đối với sự phát triển của đất nước cũng như quyền lợi của bản thân nên từng người dân luôn có ý thức hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở đối với khách du lịch. Sự thiện cảm của khách du lịch dành cho con người Thái Lan là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút, níu kéo du khách đến với họ.

Bên cạch đó, quản lý du lịch tốt còn có nghĩa duy trì được môi trường trật tự an ninh. Đây là điều kiện căn bản, cốt lõi mà du khách cần được đáp ứng trước khi họ quyết định thăm viếng một địa điểm. Thực tế có rất nhiều địa điểm có tiềm năng lớn nhưng do không đảm bảo được yếu tố an toàn, an ninh nên đã không thu hút được nhiều du khách.

Cuối cùng, quản lý tốt phát triển du lịch cũng không thể thiếu các kế hoạch và giải pháp hiệu quả về phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhân lực du lịch là tài nguyên tham gia trực tiếp, gián tiếp vào tất cả các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với du khách. Giá trị gia tăng của các tài nguyên du lịch sẽ được tạo thêm rất nhiều nếu nhân lực du lịch có trình độ. Đồng thời, chất lượng quản lý, phát triển bền vững du lịch có đạt được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nguồn nhân lực du lịch không chỉ cần có trình độ cao, tay nghề giỏi mà còn phải đa dạng.

5.3. Khuyến nghị giải pháp chính sách nâng cao NLCT của du lịch biển,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

đảo Nghệ An

Trên cơ sở những phát hiện từ Chương 4 và các mục 5.2, 5.3 trên đây có thể khẳng định rằng muốn phát triển thành công du lịch biển, đảo tại Nghệ An cần có một kế hoạch tổng thể, dài hơi, kiên trì nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Những giải pháp đưa ra không chỉ để làm mới diện mạo của ngành du lịch Nghệ An, giúp du lịch tỉnh nhà theo kịp xu thế chung của thời đại mà còn phải sửa chữa những khiếm khuyết đã mắc phải trong thời gian qua.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 20

Theo nhiều báo cáo, phân tích, đánh giá trong, ngoài nước gần đây, danh sách những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất chưa xuất hiện Nghệ An. Về du lịch biển đảo, vẫn chỉ có những cái tên quen thuộc như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Côn Đảo, Hạ Long, Cát Bà, có được chỗ đứng trong trí nhớ của du khách trong, ngoài nước.


Những điểm đến du lịch hàng đầu này của Việt Nam có lợi thế rất lớn đến từ những tài nguyên sẵn có (về cảnh quan tự nhiên, khí hậu, di sản, v.v…). Đây là điều kiện tiên quyết để họ phát triển hoạt động du lịch của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích trên đây, thành công cũng đến từ việc nâng cao những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh khác ngoài tài nguyên sẵn có.

Đối với Nghệ An, kết quả áp dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đã cho thấy Nghệ An không có nhiều thuận lợi về tài nguyên sẵn có. Lý thuyết cũng như kết quả thực nghiệm đã chỉ rõ Nghệ An cần cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố khác bên cạnh nguồn lợi có sẵn. Việc dựa chủ yếu vào khai thác các lợi thế sẵn cómột cách thiếu sáng tạo chắc chắn không thể giúp Nghệ An cạnh tranh được với các địa phương khác trong cả nước. Kết quả hoạt động thời gian qua của ngành du lịch Nghệ An đã chứng minh rõ cho việc này. Ngành du lịch Nghệ An đã và đang triển khai một hệ thống rất nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh nhà hơn nữa. Nhiều trong số các giải pháp này đã đem lại những thay đổi tích cực như phân tích tại Chương 3 và Chương 4.

Những giải pháp chính sách đối với Nghệ An sau đây chủ yếu dành cho cơ quan quản lý du lịch các cấp của tỉnh. Đối với các chính sách ở quy mô toàn quốc, Nghệ An chỉ tham gia ở các khía cạnh có liên quan đến phát triển của mình. Việc khuyến nghị giải pháp chính sách nâng cao NLCT cho du lịch biển, đảo Nghệ An được căn cứ trên các nhóm yếu tố sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An, xu thế và bài học kinh nghiệm phát triển du lịch trong, ngoài nước. Thứ hai,Căn cứ vào chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020. Trên cơ sở đó, luận ánchủ yếu tập trung khuyến nghị các nhóm giải pháp chính sách có các yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch.

5.3.1.Giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch

Đây là yếu tố đầu tiên cần phải tính đến trong các kế hoạch phát triển du lịch của Nghệ An. Các nghiên cứu, báo cáo, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho Nghệ An từ trước đến nay dường như chưa quan tâm đúng mức, thậm chí bỏ qua yếu


tố này. Các mục tiêu đặt ra cho phát triển du lịch biển, đảo rất chung chung, không có nhiều khác biệt với các mục tiêu của cả quốc gia cũng như nhiều địa phương khác. Một ví dụ điển hình là Nghệ An cũng chạy đua thu hút du khách quốc tế từ các nước phát triển, coi đây là một mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển du lịch của mình mà không cân nhắc đến các đặc điểm về sở thích nhu cầu của du khách quốc tế đối với các lợi thế du lịch của Nghệ An. Trong thực tế, nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn đã được thực hiện nhằm đưa vào sử dụng các hạng mục có tiêu chuẩn cao để đạt mục tiêu này. Tuy nhiên, kết quả thu được nhiều khi chưa tương xứng với chi phí, công sức bỏ ra (ví dụ như Bãi Lữ, quần thể biệt thự sân Golf Cửa Lò). Đó là chưa kể hướng phát triển này làm giảm khả năng tiếp nhận các đối tượng khách du lịch khác.

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh đã thể hiện rất rõ điều này. Cụ thể, nhận biết và lựa chọn của thị trường đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An chỉ ở mức trên Trung bình, mặc dù cao hơn Thanh Hóa, Hà Tĩnh nhưng còn có khoảng cách khá xa so với Đà Nẵng và Khánh Hòa. Do đặc điểm cầu thị trường này là kết quả của rất nhiều yếu tố, để tối ưu hóa việc khai thác thị trường hiện có, đồng thời cải biến cầu thị trường trong tương lai, các giải pháp chính sách cần bám sát sở thích, nhu cầu, tâm lý, hiểu biết của du khách.

5.3.1.1. Nghiên cứu cầu thị trường nội địa

- Xác định rõ thị trường mục tiêu

Kết quả phân tích đã chỉ rõ nguồn cầu mà Nghệ An nên tập trung vào là du khách nội địa đến từ Hà Nội và bản thân Nghệ An. Đây cũng là những du khách trung thành thường nhiều lần du lịch Nghệ An. Trong thời gian tới, đây vẫn tiếp tục là những nguồn khách chính của Nghệ An. Đặc biệt, du khách từ Hà Nội sẽ tạo ra nguồn thu lớn nhất cho du lịch biển, đảo Nghệ An. Vì thế, Nghệ An cần có những khảo sát, nghiên cứu sâu hơn về sở thích, đặc tính của những nguồn khách này. Cùng với việc chất lượng cuộc sống càng ngày càng nâng cao, nhu cầu hưởng thụ, thăm thú cũng không ngừng tăng lên. Để thu hút thêm du khách, kéo dài thời gian nghỉ và chi tiêu của du khách thì cần phải hiểu và đáp ứng tốt hơn các sở thích của họ.

- Tập trung vào các nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Ngoài ra, phần nhiều du khách đi nghỉ biển, đảo của Nghệ An tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia


đình, trẻ nhỏ cần được chú trọng hơn. Hiện giờ phần lớn khách du lịch chi tiêu nhiều nhất cho ăn uống nên vẫn có tiềm năng lớn để mở rộng đáp ứng các nhu cầu khác của du khách. Họ cũng hay đi theo nhóm có số lượng lớn và tự tổ chức chuyến thăm. Điều kiện hạ tầng du lịch biển, đảo của Nghệ An hiện nay chưa thật phù hợp với đặc điểm này của cầu, ví dụ các cơ sở lưu trú chủ yếu vẫn theo mô hình truyền thống với hệ thống phòng nghỉ cỡ nhỏ. Điều tra cũng cho thấy du khách đến Nghệ An chủ yếu nhằm thăm quan, nghỉ dưỡng. Do đó, các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu này của du khách cần được tập trung ưu tiên hơn trong thời gian tới.

- Phân đoạn thị trường

Trong đối tượng trọng tâm hướng đến là du khách trong nước thì cũng cần có biện pháp phân loại du khách theo thu nhập. Do đối tượng du khách nội địa tới Nghệ An chủ yếu là khách đại trà, phổ thông, các địa phương có tài nguyên biển, đảo đều cần tách bạch rõ giữa những khu vực công cộng phục vụ khách đại trà và khu vực riêng phục vụ khách thu nhập cao. Tuy nhiên, các khu vực công cộng đều cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn, văn minh, không phân biệt đối xử để thỏa mãn, đáp ứng đòi hỏi của mọi đối tượng du khách.

5.3.1.2. Nghiên cứu cầu thị trường quốc tế

Đối với du khách quốc tế, nỗ lực nên tập trung vào khách du lịch đến từ Trung Quốc, Đài Loan và khách từ Lào, Thái Lan. Đối với khách Trung Quốc, Đài Loan thì tập trung khai thác quảng bá để thu hút tour nghỉ dưỡng của các công ty Trung Quốc, Đài Loan tại Khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đối với thị trường Lào thì khai thác hiệu quả phân đoạn thị trường gia đình lưu học sinh Lào tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa (theo thống kê hiện nay lượng lưu học sinh này khá cao, hàng năm trung bình mỗi tỉnh thu hút khoảng 300 – 500 lưu học sinh). Việc đi trước các địa phương khác trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu của khách Trung Quốc, Lào, Thái Lan sẽ hứa hẹn đem lại kết quả cao. Ngoài việc đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền thì việc tìm hiểu thị trường và thị hiếu của du khách quốc tế là đặc biệt quan trọng. Trước mắt, nỗ lực nên hướng vào việc khắc phục các khó khăn về thủ tục và điều kiện đi lại, tìm ra phương tiện an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý để chuyên chở du khách quốc tế đến và đi khỏi Nghệ An.


5.3.1.3. Xúc tiến và quảng bá du lịch

Để hình ảnh du lịch biển, đảo của Nghệ An lưu lại trong trí nhớ của người dân trong, ngoài nước, việc quảng bá du lịch cần được quan tâm đúng mức hơn. Để có được phương pháp, hình thức quảng bá hiệu quả, chính quyền tỉnh nên tổ chức đấu thầu để các doanh nghiệp tham gia. Việc thực hiện này cần khách quan, minh bạch. Trong công tác quảng bá, cần tập trung vào những thị trường trọng điểm và duy trì lâu dài, liên tục, đồng thời tránh dàn trải, lãng phí. Việc tuyên truyền, quảng bá cần khuyến khích có sự tham gia, hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân.

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong nước và nước ngoài. Phối kết hợp với lữ hành như công ty Star Cruises, Furama, Thai Airways, Vietnam Airline...để quảng bá cho điểm đến du lịch biển Cửa Lò.

Tổ chức các nhân vật nổi tiếng đến giao lưu, biểu diễn và thi đấu. Phát động cuộc thi sáng tạo logo, các tác phẩm văn chương hay bài hát về biển Nghệ An nhằm giới thiệu nét độc đáo hấp dẫn của địa phương có biển.

Phát hành ấn phẩm thông tin tuyên truyền như : website, CD-ROOM, film du lịch biển, bản đồ du lịch biển... Đầu tư xây dựng và nâng cấp website, các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

5.3.2. Nhóm giải pháp chính sáchvề phát triển sản phẩm du lịch

Mục tiêu trọng tâm là khai thác hiệu quả hơn các tài nguyên có sẵn và cần tạo ra thêm các tài nguyên du lịch mới. Kết quả phải được hiện thực hóa bằng việc đưa ra thị trường nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, giá trị.

5.3.2.1. Bổ sung sản phẩm du lịch mới

Ngoài các tài nguyên đã và đang khai thác, cần bổ sung thêm trên cơ sở gắn với nhu cầu, sở thích của du khách. Tài nguyên tạo mới cần được tính đến trong các kế hoạch phát triển du lịch. Trong khi các tài nguyên có sẵn là hữu hạn thì không có giới hạn cho các tài nguyên tạo mới. Bài học của Singapore đã chỉ rõ điều này. Tài nguyên tạo mới có ý nghĩa bổ sung, tăng thêm giá trị cho các tài nguyên có sẵn. Cụ thể Nghệ An có thể tạo thêm một số sản phẩm du lịch mới như sau:

+ Du lịch biển nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chữa bệnh: Hiện nay các bãi biển Nghệ An, nhất là bãi biển Cửa Lò có khá nhiều các nhà nghỉ của các bộ, ngành xây


dựng cho cán bộ của mình đi nghỉ dưỡng mang nặng tính bao cấp phân phối phiếu nghỉ về cho các đơn vị mà ít có sản phẩm mang tính xã hội hoá cung cấp dịch vụ đến toàn dân. Vì nhu cầu và mức sống của người dân đã được nâng cao nếu có sản phẩm nghỉ dưỡng sẽ thu hút được rất nhiều người có điều kiện ở các thành phố lớn muốn được hưởng dịch vụ này. Để đáp ứng nhu cầu của khách các cơ sở cung cấp dịch vụ cần nâng cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ du khách như công viên du lịch biển, khu vui chơi giải trí tổng hợp, cung cấp cho du khách những không gian và sản phẩm đa dạng có phòng trưng bày sinh vật biển trưng bày các tiêu bản của động, thực vật biển và các sinh vật đang sống như khu vực thuỷ cung, phòng vui chơi giải trí, phòng ca múa đồng thời cung cấp cho du khách các chương trình thưởng ngoạn biển hiện đại như bơi, lướt sóng, câu cá, thuyền buồm, lướt ván và nhảy dù.

+ Du lịch thể thao biển như nhảy dù trên biển, bóng đá, bóng chuyền trên bãi biển. Kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức các giải thi đấu thể thao để thu hút du khách đến tham gia thi đấu làm phong phú các loại hình dịch vụ du lịch biển và đem lại nguồn thu cho các khu du lịch biển .

+ Du lịch lễ hội biển, ven biển: có thể kết hợp nghỉ biển với tham quan các điểm văn hóa, lễ hội, tâm linh. Tổ chức các lễ hội du lịch biển, ven biển hàng năm theo từng thời điểm cụ thể như: Lễ hội du lịch Cửa Lò, Lễ rước lễ hội đền Hồng Sơn, lễ hội chùa Cần Linh, lễ hội đền thờ ông Hoàng Mười, lễ hội đền Vạn Lộc, lễ hội đền thờ Cương quốc công Nguyên Xý, lễ hội đền Cuông,lễ hội Đền Cờn, lễ hội văn hoá-du lịch Cửa Lò, lễ hội đền thờ vua Quang Trung. Kết hợp cùng các lễ hội là những làn điệu dân ca, hò vè, hát ví dặm, ca trù… của các địa bàn ven biển và các trò chơi dân gian.

+ Du lịch sinh thái biển, ven biển trên Đảo Hòn Ngư để khám phá động thực vật sinh thái biển. Đầu tư xây dựng cáp treo từ bãi biển Cửa Hội ra Đảo Hòn Ngư; du thuyền trên biển, du thuyền dọc tuyến sông Lam từ Cửa Hội đến điểm Đền Ông Quan Hoàng Mười. Kết hợp du thuyền tham quan thắng cảnh dọc ven bờ Sông lam với thưởng thức hát ví dặm dân ca xứ Nghệ.

+ Du lịch làng nghề biển kết hợp với du lịch ẩm thực biển: Tổ chức các tour tham quan làng chài, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề sản xuất hải sản ở Thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Kết hợp với tham quan các làng chài làng


nghề là thưởng thức các món ăn đặc sản thành “thương hiệu” của từng huyện như: mực sim Diễn Châu, cá thu Cửa Hội, mắm ruốc Quỳnh Lưu, Tôm Ghẹ Cửa Lò, Nghi Lộc… Phát triển các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm mang đậm nét văn hoá địa phương để cung cấp cho khách du lịch khi tham gia những chuyến du lịch đến khu vực của mình, nhằm làm tăng doanh thu cho xã hội tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng từ đó người dân địa phương thấy rõ giá tri của du lịch mang lại cho họ và họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tài nguyên biển.

+Du lịch trải nghiệm: Phát triển dịch vụ trải nghiệm nghề chài lưới, câu cá, câu mực trên biển. Đầu tư xây dựng cầu đi bộ và cảnh quan xung quanh để phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, thư giãn, chụp ảnh tại Đảo Lan Châu.

5.3.2.2. Khai thác hợp lý sản phẩm sẵn có

Việc duy trì chất lượng, sự bền vững của các tài nguyên du lịch cần được quan tâm sâu sắc. Khai thác quá mức như thời gian qua sẽ dẫn đến sự xuống cấp, kém bền vững, kết quả là giảm số du khách trong tương lai. Vì thế, mật độ khai thác là việc cần phải xem xét nghiêm túc. Mục tiêu tăng số du khách cần phù hợp với khả năng đáp ứng của các tài nguyên.

Với tình hình hiện nay cũng như tới đây, việc liên kết các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch trong nội bộ tỉnh cũng như với các địa phương khác trong, ngoài nước cần được coi là trọng tâm để hướng tới. Do đó, Nghệ An cần liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ nhằm cho phép khai thác những lợi thế tương đối về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Muốn vậy, phải tạo được một mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong khu vực với nhau để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho toàn vùng bằng các giải pháp như: phân tích, đánh giá điều kiện hạ tầng, tài nguyên du lịch của các địa phương, trên cơ sở đó lựa chọn ra những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng có khả năng thu hút khách và cạnh tranh cao với các khu vực khác trong nước, quốc tế; Cam kết sự tham gia của lãnh đạo địa phương cũng như thiết lập cơ chế vận hành sự liên kết; Phát huy vai trò của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc tạo ra sự ổn định trong liên kết xây dựng sản phẩm du lịch của khu vực.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí