DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới 33
Sơ đồ 2.2:Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính kế toán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới giai đoạn 2015 - 2017 35
Sơ đồ 3.1: Hệ thống dự toán trong các BV công phục vụ quản trị nội bộ 68
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần nâng cao an sinh xã hội. Ngành y tế phấn đấu đảm bảo công bằng, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi tầng lớp nhân dân.
Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất.
Với quan điểm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Cơ chế quản lý tài chính mới gắn trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng nguồn lực của Nhà nước, huy động nội lực để bù đắp nguồn ngân sách Nhà nước ở một số lĩnh vực hoạt động sự nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu này mà Nhà nước đã cho phép các đơn vị được tự chủ tài chính, được tổ chức các hoạt động sự nghiệp có thu, tự trang trải chi phí. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là đơn vị sự nghiệp có thu, được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép thực hiện tự chủ một phần chi phí hoạt động kể từ tháng 7 năm 2009. Hiện tại, nhằm thực hiện theo lộ trình của Bộ Y tế thực hiện theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, chuyển dần các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về địa phương quản lý; thực hiện theo lộ trình đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 1
- Mục Tiêu Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Công Lập
- Các Công Cụ Quản Lý Tài Chính Bệnh Viện Công Lập
- Văn Hóa Bệnh Viện, Mối Quan Hệ Giữa Bệnh Viện Và Khách Hàng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
– Cu Ba Đồng Hới có kế hoạch chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quản lý vào năm 2020 đòi hỏi bệnh viện phải khẳng định được vị thế tự chủ về mặt tài chính. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả chất lượng đáp ứng cho sự phát triển của Bệnh viện trong tương lai đòi hỏi công tác quản lý tài
chính phải được chú trọng. Đây là lý do học viên chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn thông qua việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát tốt tình hình tài chính tại đơn vị, góp phần đẩy mạnh hoạt động của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian sắp tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP tiếp sau đó là Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng đang từng bước triển khai công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện. Tuy nhiên, do đặc thù Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là đơn vị tuyến cao nhất trong tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh cao trong khi Ngân sách nhà nước cấp lại theo chỉ tiêu giường bệnh. Do đó Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới gặp rất nhiều khó về tài chính để duy trì các hoạt động của Bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới là một vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để hoàn thiện quản lý tài chính.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với Bệnh viện công lập.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới giai đoạn 2015-2017; những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý tài chính, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
- Thời gian: 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017
- Nội dung: hoàn thiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin từ các Nghị định, giáo trình và các phương tiện thông tin đại chúng. Thu thập, sử dụng dữ liệu thứ cấp về số liệu tài chính tại bộ phận kế toán tổng hợp phòng tài chính kế toán Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Số liệu phân tích, nghiên cứu bao gồm: báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo chi tiết thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng đối chiếu dự toán và tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại kho bạc, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị….
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện trong 3 năm 2015-2017.
- So sánh định lượng: So sánh dữ liệu quản lý tài chính các năm. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện các giải pháp quản lý để có những định hướng cho những năm tiếp theo.
- Phương pháp khái quát hóa, phương pháp thống kê, tổng hợp – phân tích, đối chiếu và so sánh, nghiên cứu thực tiễn và các tài liệu khác có liên quan
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý tài chính đối với các Bệnh viện công lập hiện nay.
- Đánh giá tình hình quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị. Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại bệnh viện công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Chương 3: Giải pháp định hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1. Khái quát chung về bệnh viện công lập
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về bệnh viện công lập
1.1.1.1. Khái niệm
Trong Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2004- 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra: đơn vị sự nghiệp là những đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục; khoa học công nghệ; môi trường; y tế; văn hóa nghệ thuật; thể dục thể thao; sự nghiệp kinh tế; dịch vụ việc làm... do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập. Các đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, theo đó đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động có thu nhằm thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục; khoa học công nghệ; môi trường; y tế; văn hóa nghệ thuật; thể dục thể thao; sự nghiệp kinh tế; dịch vụ việc làm.
Theo khái niệm này, các tiêu chí để xác định đơn vị sự nghiệp có thu đó là: có văn bản ra quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương; được Nhà nước cấp một phần kinh phí để hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo quy định của pháp luật; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ hiện hành; có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đưa ra khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục- đào tạo dạy nghề, sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Như vậy, khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập mới đưa ra về cơ bản thống nhất với các khái niệm trước đây. Tuy nhiên việc xóa bỏ khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP cũng là một bước chuyển quan trọng. Theo đó, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính không chỉ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu mà còn được áp dụng đối với cả các đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu hoặc có nguồn thu ít.
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là cơ sở y tế công lập thuộc hệ thống y tế quốc dân được Nhà nước thành lập và đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và nhu cầu phát triển của đất nước.
Bệnh viện công lập là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế được xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau: Có văn bản quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương; được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo quy định của Nhà nước; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định; là đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước
1.1.1.2. Đặc điểm của bệnh viện công lập
Một là: Bệnh viện công lập là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời là chính. Không như hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiêp, để thực hiện vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường.
Hai là: Sản phẩm của các bệnh viện công lập là các sảm phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của bệnh viện công lập chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm đó là “hàng hoá công cộng” tác động đến con người về trí và lực tạo điều kiện cho hoạt đông của con người, tác động đến đời sống của con người, đến quá trình tái sản xuất xã hội.
Ba là: Hoạt động sự nghiệp trong các bệnh viện công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các trương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính phủ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt động này có gắn liền với nhau.
1.1.2. Phân loại về bệnh viện công lập
Hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay gồm có các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập được tổ chức theo tuyến từ trung ương đến địa phương, kể cả các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh của y tế các ngành khác như: Công an, quân đội, giao thông – vận tải, nông nghiệp... Thực hiện Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số13/BYT- TT ngày 27/11/1993 hướng dẫn tạm thời việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Sau khi có sự thoả thuận của Bộ Nội vụ tại công văn số 364/BNV-TCBC ngày 27/02/2003 và công văn số 2966/BNV-TCBC ngày 18/12/2003, Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định chung:
1. Tất cả các bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh (gọi chung là bệnh viện) thuộc hệ thống y tế nhà nước đều được xem xét,xếp hạng.
2. Việc xếp hạng bệnh viện là cơ sở để:
- Hoàn chỉnh về tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng phục vụ người bệnh.
- Đầu tư phát triển bệnh viện trong từng giai đoạn thích hợp.
- Phân tuyến kỹ thuật trong điều trị.