Xu Thế Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Ở Việt Nam


được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh là du lịch MICE (gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị, triển lãm), du lịch chữa bệnh, du lịch điền trang cuối tuần, v.v…

Về lực lượng tham gia thị trường, các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia từ các nước công nghiệp phát triển sẽ tiếp tục thống trị, định hướng và quyết định thị trường do lợi thế có được từ hiểu biết thị trường, kiểm soát các phương tiện phân phối (các đại lý/ điều hành du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, hàng hải, cửa hàng bán lẻ, khách sạn…) và quảng cáo… Các nước đang phát triển chỉ có thể tham gia vào quá trình phân công lao động được quyết định ở cấp độ toàn cầu bởi những tập đoàn đa quốc gia này. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, phần lớn lợi nhuận từ kinh doanh du lịch sẽ rơi vào túi các tập đoàn đa quốc gia. Trong du lịch biển đảo, có bốn nhóm phân khúc thị trường lớn nhất là hàng không, hàng hải, khách sạn và điều hành tua. Thực tế đã chứng minh rất rõ cả bốn phân khúc thị trường du lịch này đều do những tập đoàn lớn từ các nước phát triển chiếm lĩnh, kiểm soát và định hướng. Theo rất nhiều báo cáo, những điểm đến có sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia phần lớn đều không có được nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch. Ví dụ trong việc xây cất và kinh doanh phòng nghỉ khách sạn, các tập đoàn quốc tế thu phần lớn lợi nhuận trong vòng đời của dự án do họ đầu tư nhưng tạo ra tương đối ít lợi ích cho địa phương ở các khía cạnh như đóng thuế, tạo việc làm, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực… Khi vòng đời của dự án kinh doanh kết thúc thì cũng là lúc các điểm đến du lịch phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, cảnh quan, xuống cấp về các tài nguyên du lịch tự nhiên…

Các vấn đề môi trường, nhất là biến đổi khí hậu, sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong du lịch biển, đảo. Do biến đổi khí hậu, những quốc gia dựa nhiều vào lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch sẽ bị tác động tiêu cực. Du lịch biển, đảo nói chung sẽ phải có nhiều thay đổi để thích ứng với những thay đổi của môi trường (biến đổi khí hậu như ấm lên toàn cầu, nước biển dâng, nhiều thiên tai, bão lũ…). Đồng thời, những thay đổi về mặt môi trường cũng có ảnh hưởng đến du lịch biển, đảo từ phía cầu. Như đã phân tích trong những chương trước, điều kiện tự nhiên khí hậu có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định điểm đến du lịch của du khách. Nhìn chung, khách du lịch bao giờ lựa chọn các điểm đến có điều kiện khí hậu thuận lợi, an toàn. Ngoài ra, du khách sẽ ưu tiên hơn các điểm đến xu lịch “xanh” gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và không gây ra nhiều tác động môi trường.


Bên cạnh các xu hướng riêng gắn liền với du lịch trên đây, thế giới còn có nhiều xu hướng chung được dự báo cũng có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển du lịch. Trước hết, quá trình toàn cầu hóa sẽ tiếp tục diễn ra ở quy mô, phạm vi sâu, rộng hơn. Nhờ đó, các thủ tục liên quan đến đầu tư, kinh doanh, thương mại, làm việc, di chuyển… sẽ ngày càng thuận tiện, đơn giản. Vấn đề của các điểm đến du lịch là đề ra được chính sách, giải pháp hợp lý để thu hút dòng vốn đầu tư cũng như du khách. Thứ hai, công nghệ thông tin trở thành một bộ phận cốt yếu của tất cả các quá trình nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng… Đối với du lịch cũng vậy, theo nhiều nghiên cứu gần đây, liên lạc, giao tiếp trực tuyến đã trở thành xu thế chủ đạo thay thế cho các phương thức truyền thống. Vì vậy, thành công không thể có được nếu không áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin và internet vào các quy trình quản lý, kinh doanh du lịch cũng như giao tiếp với du khách. Thứ ba, do quá trình già hóa đang diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển, độ tuổi của du khách sẽ tăng lên, vì thế nhu cầu hưởng thụ và đi du lịch của du khách cũng sẽ có nhiều thay đổi. Đón đầu những thay đổi về cầu thị trường này hứa hẹn đem lại lợi ích lớn cho các điểm đến du lịch. Tiếp đến, vai trò của cư dân bản địa sẽ ngày càng lớn hơn. Quản lý, phát triển du lịch thành công cần nhận được sự đồng thuận, hợp tác của cư dân địa phương.

5.1.2. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam

Ngoài những xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng có những xu thế riêng cần phải tính tới khi đề ra các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo cho Nghệ An.

Cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội của thế giới cũng như Việt Nam, số du khách có nhu cầu đi thăm các điểm đến du lịch tại Việt Nam sẽ không ngừng tăng lên. Do nằm ở trung tâm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và gần nhiều thị trường lớn tiềm năng, Việt Nam dự kiến sẽ đón được nhiều hơn du khách quốc tế. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch (2012) [8], tới năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được trên 10 triệu lượt và đến năm 2030 là gần 20 triệu lượt. Về khách du lịch nội địa, theo báo cáo của Tổng cục Du lịch (2012) [8], thị trường khách du lịch nội địa thời gian tới sẽ tăng trưởng nhanh, nhất là từ các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Số lượt khách du lịch nội địa được dự đoán sẽ đạt mức gần 50 triệu lượt vào năm 2020 và hơn 70 triệu lượt vào năm 2030. Đây là nguồn cầu thị trường hết sức lớn mà các điểm đến du lịch có thể khai thác để phát triển.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các địa phương sẽ không ngừng tăng lên. Các địa phương duyên hải của Việt Nam đều xác định du lịch biển, đảo là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy, các địa phương đều tập trung tài nguyên, ban hành nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm phát triển du lịch biển, đảo. Nhiều địa phương có những lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đang nhận được nhiều ưu đãi về chính sách, vốn đầu tư để phát triển thành những địa danh có hoạt động kinh tế chuyên về du lịch. Khi mà khách nội địa vẫn là nguồn chính và khách quốc tế tập trung chủ yếu ở một vài điểm đến thì sự cạnh tranh giữa các địa phương ngày càng gay gắt. Phần thưởng chỉ dành cho các tỉnh, thành có bước đột phá, tạo sự khác biệt so với số còn lại.

Bên cạnh đó, Việt Nam có đường bờ biển dài và nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên tác động của biến đổi khí hậu sẽ rất sâu sắc. Ngoài ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và thắng cảnh biển, biến đổi khí hậu còn dẫn đến những thay đổi xấu về nguồn lợi sinh vật biển, khí hậu thời tiết… Vấn đề này cần được đặc biệt coi trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 19

5.2. Kinh nghiệm và bài học về phát triển du lịch

Những chương trước đã phân tích rất rõ để phát triển du lịch thành công thì cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh du lịch được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều tiêu chí. Ngoàiviệc bảo tồn, giữ gìn những tài nguyên có sẵn (là yếu tố cơ sở ban đầu hay điều kiện cần để thu hút khách du lịch) thì việc cải thiện các yếu tố thuộc điều kiện đủ cũng hết sức quan trọng. Thực tế có rất nhiều điển hình thành công trong phát triển du lịch. Ngoài những cường quốc thu hút du khách có truyền thống lâu năm như các nước Tây Âu (Pháp, Italia, Anh, Tây Ban Nha, Đức), Mỹ, Trung Quốc, rất nhiều quốc gia trẻ đi sau đã phát triển du lịch thành công do có cách làm hợp lý, nhờ đó có một vị trí vững chắc trên thị trường toàn cầu. Hồng Công, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là những ví dụ tiêu biểu. Không như phần lớn các điểm đến khác vốn đều có những tài nguyên du lịch sẵn có hấp dẫn, các vùng lãnh thổ này có được thành công nhờ biết khéo léo tạo ra thêm nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đánh đúng vào sở thích, thị hiếu của du khách. Ở Việt Nam mặc dù những thành công chưa mang tầm quốc tế nhưng đó đây cũng đã có những bài học ở cấp địa phương. Mẫu số chung từ những điển hình thành công này là việc phát triển du lịch được dựa trên những phân tích kỹ lưỡng về năng lực cạnh tranh. Nhờ đó các kế hoạch phát triển du


lịch được thực hiện một cách bài bản giúp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu. Du lịch phát triển bền vững đem lại lợi ích lâu dài cho chính quyền và cư dân bản địa.

Bên cạnh thành công, cũng có rất nhiều điểm đến du lịch gặp phải thất bại nặng nề. Hậu quả để lại không chỉ là sự xuống cấp, khó phục hồi của các tài nguyên du lịch sẵn có mà còn là những gánh nặng về kinh tế, xã hội, môi trường và cơ sở vật chất do hoạt động du lịch đem lại. Kết quả là người dân và chính quyền địa phương ngoài không khu được lợi ích từ du lịch (thu nhập, việc làm, thu ngân sách…) mà còn phải đối mặt hàng ngày với những vấn đề phát sinh về môi trường, hạ tầng, cảnh quan… Nguyên nhân chủ yếu của thất bại là do đánh giá sai hoặc đánh giá không nghiêm túc, đầy đủ về năng lực cạnh tranh du lịch, từ đó dẫn tới phát triển du lịch tùy tiện, thiếu kế hoạch bài bàn, nặng về lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài.

Việc tổng hợp các kinh nghiệm và bài học trong, ngoài nước được tiến hành theo các tiêu chí chính trong mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh ở Chương 4. Điều này không chỉ giúp sử dụng trực tiếp, nhanh chóng các kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An mà còn hỗ trợ đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An có cơ sở triển khai cao hơn.

5.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch

Theo Sutton (1992) [49], cạnh tranh trong du lịch có sự khác biệt cơ bản so với cạnh tranh trong các thị trường hàng hóa truyền thống. Theo đó, luôn luôn có sự khác biệt về đặc điểm của sản phẩm du lịch giữa các điểm đến du lịch. Các điểm đến càng xa nhau thì sự khác biệt càng lớn. Ví dụ một địa phương ở Châu Á sẽ rất khác với một địa phương ở Châu Âu. Các điểm đến gần nhau thì sẽ giống nhau hơn về đặc điểm của sản phẩm du lịch. Trong cùng một quốc gia cũng vậy. Do đó, những giải pháp cạnh tranh trong kinh doanh du lịch rất đa dạng, bên cạnh cạnh tranh về giá. Nhìn chung, phát triển các tài nguyên du lịch chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm du lịch.

Về cơ bản, khách du lịch bao giờ cũng có một mục tiêu khám phá, hưởng thụ chính nào đó khi đi du lịch. Vì thế, sự độc đáo, khác biệt về sản phẩm mà một điểm đến du lịch có thể mang lại là điều kiện căn bản để thu hút du khách. Khách du lịch quyết định tới thăm một địa điểm có nghĩa là họ phải tìm thấy ở địa điểm đó những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với mong muốn, sở thích, khả năng của bản thân mà nơi khác không đáp ứng được. Trong thực tế, những nơi phát triển du lịch thành công


đều phải tạo ra một dấu ấn riêng về sản phẩm so với những nơi khác. Ví dụ để tạo ra sự độc đáo, Thái Lan đã chú trọng phát triển thành một điểm đến của các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và dịch vụ chăm sóc du khách. Trung Quốc trong khi đó tập trung vào khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử. Singapore thì coi trọng các sản phẩm du lịch xanh. Hồng Công thì ưu tiên việc trở thành điểm đến của mua sắm và giải trí.

Bên cạch mục tiêu chính, khách du lịch luôn luôn muốn đa dạng hóa những trải nghiệm của mình về các sản phẩm, điểm đến du lịch khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, tài chính, họ sẽ chọn những điểm đến đem lại lợi ích lớn nhất. Ví dụ, nếu khách du lịch có kế hoạch du lịch Châu Á, họ sẽ chọn một số quốc gia Châu Á có sản phẩm du lịch tốt nhất có thể. Tiếp đó, nếu khách du lịch muốn thăm quan một quốc gia cụ thể nào đó, họ sẽ chọn những điểm đến du lịch của quốc gia đó với điều kiện tốt nhất có thể.

Chính vì thế, việc cung cấp đồng thời, đa dạng sản phẩm, lợi ích du lịch cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài thay đổi về nhu cầu hưởng thụ, du khách luôn luôn muốn tối ưu hóa chi phí đã bỏ ra. Để thăm một điểm đến, du khách đều phải chi trả một số “chi phí cố định” như tiền đi lại, phòng ở, ăn uống, thủ tục… Do vậy, được hưởng thụ nhiều sản phẩm dịch vụ và thu được nhiều lợi ích từ chuyến thăm quan du lịch là mục đích hướng tới của mọi du khách nhằm tối ưu hóa các chi phí cố định này. Với thực tế này, tích hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ, lợi ích vào một địa chỉ du lịch đang là xu thế chính và là đòi hỏi của thị trường hiện nay cũng như trong thời gian tới. Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Hồng Công, Dubai… là những nơi rất thành công trong việc tích hợp thêm nhiều sản phẩm bổ sung vào sản phẩm chính, do đó tạo được nhiều lợi ích cho du khách. Ngoài ra, Duman & Kozak (2010) [23] đã chứng minh rằng sự đa dạng trong danh mục các sản phẩm, dịch vụ du lịch sẽ tăng kết quả hoạt động của các điểm đến du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một giải pháp để phát huy hết tiềm năng, lợi thế được các tác giả nhấn mạnh là cần kết hợp các sản phẩm du lịch trong cùng một điểm đến cũng như giữa các điểm đến. Thực tế ở Việt Nam cũng như Nghệ An thời gian qua cũng chứng minh việc kết hợp sản phẩm của nhiều địa điểm khác nhau góp phần rất lớn thu hút thêm du khách cũng như tăng chi tiêu của họ.

Đối với du lịch biển, đảo, Garín-Muđoz & Montero-Martín (2007) [29] cũng có chung một kết luận về sự cần thiết tạo ra sự độc đáo cũng như đa dạng hóa các sản


phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút và duy trì sự trung thành của du khách, nhất là du khách thu nhập cao.

Chính vì vậy, phát triển hợp lý, hiệu quả các tài nguyên du lịch là giải pháp để có được sự độc đáo mà đa dạng của sản phẩm du lịch. Để làm được việc này, ngoài việc bảo vệ tốt các tài nguyên sẵn có (tự nhiên, văn hóa/di sản), làm phong phú thêm các tài nguyên tạo thêm và hoàn thiện các yếu tố phụ trợ cũng như tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các địa điểm là điều nên được áp dụng.

Singapore là một điển hình thành công của việc tăng sự đa dạng, độc đáo của sản phẩm du lịch thông qua phát triển mạnh mẽ các tài nguyên. Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa,Tiểu Ấn, Tanjong Tagar, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch.Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Nhờ đó, Singapore đã phát triển du lịch hết sức thành công, dự kiến sẽ đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và thu được doanh thu du lịch khoảng 30 tỷ đô Singapore vào năm 2015.

5.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch

Theo Go & Govers (2000) [30], dưới tác động của toàn cầu hóa, cạnh tranh trong du lịch đã chuyển từ cạnh tranh giữa các hãng du lịch sang cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch. Trong bối cảnh đó, ngay cả ngành du lịch Châu Âu, vốn luôn giữ vị


trí số một toàn cầu, cũng cần phải đổi mới, điều chỉnh. Kinh doanh du lịch muốn thành công đòi hỏi có sự phối, kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong một điểm đến du lịch. Nói cách khác, sản phẩm du lịch của một điểm đến phải là kết quả từ quá trình hợp tác của rất nhiều thành viên.

Chính vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng do đây là khâuđiều tiết, phối hợp các thành viên qua cả không gian và thời gian. Trong thực tế, có rất nhiều mô hình quản lý du lịch nhưng gần đây mô hình quản lý du lịch tích hợp với nhiều phương pháp hiện đại được chú ý hơn cả do nhiều quốc gia đã triển khai có kết quả. Theo mô hình này thì du lịch không được quản lý một cách biệt lập và chỉ đơn thuần là quản lý quy hoạch, sử dụng đất đai như truyền thống. Trái lại, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, thực hiện kiên nhẫn, bền bỉ nhưng cũng cần có sự linh hoạt điều chỉnh thích ứng với hoàn cảnh mới và đặt trong mối quan hệ với các ngành nghề, lĩnh vực khác và tác động của ngoại cảnh. Quản lý du lịch nhằm cân đối cung - cầu, tối đa hóa lợi ích kinh tế, tối thiểu hóa chi phí xã hội và tác động môi trường, đạt được sự bền vững và thích ứng cao, xây dựng được lực lượng lao động lành nghề và đảm bảo hiệu quả các quy trình lập kế hoạch, quản lý và giám sát. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch vì thế rất đa dạng, bao gồm từ phát triển nguồn nhân lực, xã hội, cộng đồng, cơ sở hạ tầng… cho đến quản lý môi trường, doanh nghiệp, hành chính, thiết kế quy hoạch…

Singapore là một hình mẫu đáng được xem xét nghiên cứu cẩn thận. Từ khi lập quốc (1965) đến nay, chính phủ Singapore đã đề ra nhiều kế hoạch phát triển du lịch vừa mang tính kế thừa vừa phù hợp cho từng giai đoạn. Những kế hoạch gần đây đều tính đến những thay đổi lớn lao của thế giới. Ngoài Singapore thì Trung Quốc, Thái Lan cũng là những thành công về quản lý có thể học tập. Những quốc gia này đều xác định đúng vị trí của du lịch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội và có nhiều biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch. Như trên đã đề cập, mặc dù một quy trình quản lý du lịch hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng một số yếu tố chính cần được chú trọng hơn sẽ được phân tích dưới đây.

Nhìn chung, yếu tố đầu tiên mà bất cứ một quá trình quản lý nhà nước về du lịch nào cũng phải dựa vào chính là tạo ra một môi trường chính sách ổn định, minh bạch và tôn trọng cạnh tranh. Để làm được việc này, cơ quan quản lý các cấp cần ban


hành và duy trì một môi trường luật lệ, quy định phù hợp, thông thoáng và nhất quán làm nền tảng hoạt động cho tất cả các hoạt động du lịch. Các chính sách, quy định về phát triển du lịch cần được đặt trong mối quan hệ hữu cơ và tương thích với các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội khác và có tính đến những tác động của ngoại cảnh.

Trên cơ sở đó, quản lý nhà nước về du lịch cần ưu tiên việc duy trì hợp lý quy mô, mật độ phát triển. Phát triển du lịch bền vững không có nghĩa là thu hút tối đa có thể số du khách hay doanh thu từ du lịch. Trong thực tế, mỗi một điểm đến du lịch đều có một quy mô tiếp nhận du khách tối ưu. Mở rộng quá mức, vượt qua quy mô tối ưu dễ dẫn đến phát triển thiếu bền vững, gây ra nhiều tác hại lâu dài khó khắc phục. Thông qua nghiên cứu trường hợp vùng duyên hải phía Đông Cộng hòa Cyprus, Saverdiades (2000) [48] đã chỉ ra rằng nếu phát triển, mở rộng thái quá các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ đem lại tác động ngược chiều từ nhiều phía. Ví dụ, nếu số du khách trên địa bàn quá lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cư dân địa phương (về giao thông, trật tự, văn hóa…). Từ đó các kế hoạch phát triển du lịch sẽ không còn nhận được sự đồng thuận, hợp tác của cư dân địa phương nữa. Phát triển du lịch quá nóng cũng làm giảm đi sức hấp dẫn của điểm đến du lịch trong con mắt của du khách, vì thế có thể dẫn đến sự suy giảm lượng khách trong tương lai.

Đồng thời, việc khai thác quá mức sẽ dẫn đến tàn phá, suy giảm chất lượng các nguồn tài nguyên du lịch, ô nhiễm môi trường, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho các thế hệ tương lai. Trong thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường phớt lờ các quy định về môi trường, quy hoạch xây dựng cũng như tác động tiêu cực do hoạt động của mình mang lại. Honey & Krantz (2007) [36] đã chứng minh luôn tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa các doanh nghiệp phát triển du lịch và quan chức ở các cấp chính quyền trong việc triển khai các dự án du lịch. Chính vì vậy, hầu hết các điểm đến du lịch biển, đảo trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đều diễn ra việc xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch với mật độ vượt quá mức cho phép. Khi vòng đời của các dự án du lịch kết thúc (thông thường trong vòng 25 năm) thì điểm đến du lịch thường phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường. Các tài nguyên du lịch bị vắt kiệt không còn có khả năng thu hút du khách.

Đây là vấn đề hiện hữu rất rõ ràng ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng. Ngoài bất cập trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch và quản lý du lịch, việc thiếu tầm

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí