Ngân hàng áp dụng chính sách thận trọng trong phát triển tín dụng, sàng lọc kỹ khách hàng để đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Khi các doanh nghiệp vay vốn ở Ngân hàng Quân Đội cần phải có thế chấp mới tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và nó vẫn được đánh giá một cách dè dặt. Sự lệ thuộc nhiều vào tài sản thế chấp đã là một mặt yếu trong khả năng hạn chế và đánh giá rủi ro của Ngân hàng, bên cạnh đó một hạn chế khác là thời gian dải ngân chậm. Nhưng đến năm 2006, đặc biệt 2007, các hạn chế này đã dần được khắc phục nhờ áp dụng những chính sách tín dụng linh hoạt với mức lãi suất cho vay luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường.
Doanh số thu nợ có tốc độ tăng trưởng tương đối lớn, tốc độ tăng trường bình quân hàng năm là trên 45%. Doanh số thu nợ năm 2007 là 15.312 tỷ đồng, tăng 77,26% so với năm 2006, và tăng 111,1% so với năm 2005. Đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là nhờ Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tốt cho công tác thu hồi nợ.
Về tổng thể, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì tăng trưởng nguồn vốn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhìn chung là hợp lý. Song xét về số tăng tuyệt đối thì tình hình cho vay chậm hơn so với huy động vốn. Bởi vì trong chiến lược phát triển, Ngân hàng đã xác định phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ, tăng cường các hoạt động dịch vụ phi tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra, chính sách của Ngân hàng Nhà nước là cơ cấu và đánh giá lại nợ của các ngân hàng thương mại đã tác động và phản ánh một cách trung thực tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại.
3.3. Một số hoạt động khác
Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm được xu thế phát triển chung đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
Đội đã từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú, đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.
Hoạt động trung gian thanh toán
Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác.
- Thanh toán xuất nhập khẩu: Từ năm 2002, Ngân hàng Quân Đội đã chính thức tham gia hệ thông thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi, giao dịch với Ngân hàng Quân Đội ngày càng tăng, đưa doanh số thanh toán tăng bình quân các năm là 24%, do đó tăng phí dịch vụ cho Ngân hàng. Đến nay Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với khoảng hơn 700 ngân hàng và chi nhánh trên toàn thế giới, đảm bảo hoạt động thanh toán và phát hành L/C được nhanh chóng và chính xác.
Biểu 2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
Triệu USD
720
805
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
1766
2005 2006 2007
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
Năm
(Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế năm 2005-2007)
Theo dõi biểu đồ 2.1, ta có thể thấy doanh số xuất nhập khẩu luôn đạt mức tăng trưởng đều qua các năm, trong đó năm 2006 tăng 11% và năm 2007 con số này lên tới 119,3%.
Biểu 2.2. Tốc độ tăng trưởng phát hành L/C
2130
1600
1250
2500
2000
Số lượng L/C phát hành
1500
1000
500
0
2005 2006 2007 Năm
(Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế năm 2005-2007)
Biểu đồ 2.2 cho thấy thanh toán L/C có mức tăng trưởng khá trong 3 năm 2005 – 2007, với số lượng L/C phát hành năm 2005 là 1250 và năm 2007 con số này đã lên tới 2130. Thanh toán L/C luôn chiếm trên 50% tổng doanh số xuất nhập khẩu, với mức tăng trưởng trung bình trong hoạt động phát hành L/C trong 3 năm 2005-2007 là trên 22%.
- Hoạt động kinh doanh thẻ: Năm 2004, Ngân hàng Quân Đội đã chính thức triển khai sản phẩm thẻ rút tiền tự động ATM. Đây thực sự là một kênh huy động vốn khá an toàn và hiệu quả. Ban đầu, hoạt động này chưa mang lại lợi nhuận do phải đầu tư nhiều vào tài sản (công nghệ, máy rút tiền…), song qua đó hình ảnh của Ngân hàng đã được nâng cao trong công chúng. Năm 2007, cùng với đề án phát triển thẻ MB, số lượng thẻ phát hành trong năm tăng lên 2 lần so với năm 2006. Như vậy đến 31/12/2007, Ngân hàng đã có gần 100.000 thẻ, 93 ATM và trên 400 POS.
Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ
Hoạt động này đã có sự tăng trưởng tốt. Năm 2007, doanh thu mua bán nội bộ và hoạt động trên liên ngân hàng đều tăng trưởng gấp trên 2 lần so với
năm 2006. Vì vậy đã tạo nguồn thu là 77,2 tỷ đồng, bằng 175% kế hoạch 2007. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn như tình trạng dư thừa đồng USD trên thị trường, hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, đạt 21,1 tỷ đồng năm 2007, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2006.
Hoạt động của các công ty trực thuộc
- Công ty chứng khoán Thăng Long: Bắt đầu đi vào hạch toán độc lập từ năm 2004, sau đó nhờ đẩy mạnh hoạt động tư vấn cổ phần hoá và đấu giá cho các doanh nghiệp, Công ty đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong năm 2006, Công ty đã nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng năm 2005 lên 120 tỷ đồng, đạt 43,6 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2005 và đạt 198% kế hoạch năm. Đến năm 2007, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, hoàn thành chuyển đổi hình thức từ trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần; đồng thời thực hiện bổ sung nhân sự cho hầu hết các bộ phận, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên; thành lập 2 phòng Giao dịch và mở Đại lý nhận lệnh tại Đà Nẵng; và triển khai các chương trình về thương hiệu, thiết kế logo, đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh năm 2007 đạt gần 104 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 2,38 lần so với đầu năm, vượt 30% kế hoạch điều chỉnh.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC): Năm 2006 là năm đầu tiên Công ty được lãnh đạo Ngân hàng giao kế hoạch sửa chữa nâng cấp trụ sở của toàn bộ các chi nhánh phòng giao dịch của Ngân hàng, đảm bảo ở mọi chi nhánh thống nhất về hình thức và ở đâu khách hàng cũng nhận được hình ảnh của Ngân hàng Quân Đội. Năm 2006 Công ty AMC đã thu đc 5,548 tỷ đồng nợ quá hạn và tính đến 31/12/2007 là 6,702 tỷ đồng. Đồng thời năm 2007, Công ty cũng tiến hành hoàn thành cải tạo sửa chữa chi nhánh, các kiot ATM toàn hệ thống, đáp ứng cho yêu cầu phát triển mạng lưới.
- Công ty Quản lý Quỹ (HFM): Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2006. Trong thời gian qua Công ty đã ổn định tổ chức,
tuyển nhân sự, từng bước tạo dựng hình ảnh trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2007 được đánh giá là một năm khá thành công đối với HFM trên các mặt hoạt động chủ yếu. Công ty đã đi vào ổn định, hạch toán độc lập và chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần. Trong năm, Công ty đã triển khai thành công Quỹ II Việt Nam Tiger Fund, xin giấy phép và triển khai thí điểm hoạt động quản lý danh mục đầu tư; lợi nhuận trước thuế đạt 41,9 tỷ đồng, gấp 4 lần so với kế hoạch.
- Khách sạn quốc tế ASEAN: Năm 2006, các chỉ tiêu kinh doanh của Khách sạn đề có mức tăng trưởng, tỷ lệ sử dụng phòng đạt 74%; tổng doanh thu đạt 22,85 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2,350 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2005. Năm 2007, nhờ những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nên các chỉ tiêu về doanh thu, công suất phòng, các dịch vụ đi kèm đề có mức tăng trưởng khá. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 25,16 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3,9 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.
3.4. Kết quả kinh doanh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội là một trong những ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh khá cao trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần trong nhiều năm qua. Có được điều này là do những định hướng đúng đắn của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và nỗ lực của hơn 1000 cán bộ, công nhân viên của hệ thống Ngân hàng Quân Đội.
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội
Đơn vị: tỷ đồng
2005 | 2006 | 2007 | |||
Số tiền | Số tiền | (+/-)% | Số tiền | (+/-)% | |
Tổng thu nhập | 548 | 1.266 | 131,02 | 2.031 | 60,42 |
Thu từ hoạt động tín dụng | 402 | 1.040 | 158,7 | 1.732 | 66,53 |
Thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ | 25 | 46 | 84 | 76 | 65,21 |
Thu từ hoạt động khác | 121 | 180 | 48,7 | 223 | 23,88 |
Chi phí | 399 | 1.024 | 156,6 | 1.422 | 38,86 |
Lãi trước thuế | 149 | 242 | 62,4 | 609 | 151,65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng Thương Mại
- Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Trong Nước
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Dư Nợ Cho Vay Xuất Khẩu Trực Tiếp Theo Thời Hạn
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết, báo cáo thu nhập – chi phí của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)
Tổng thu nhập của Ngân hàng Quân Đội luôn có sự chuyển biến gia tăng mạnh mẽ qua các năm.
Năm 2005, tổng thu nhập đạt 548 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ tín dụng đạt 402 tỷ đồng chiếm 73% tổng thu nhập của Ngân hàng. Có thể nói năm 2005 là năm khó khăn đối với Ngân hàng về một số ngành nghề trong đó có lĩnh vực xây lắp. Tuy nhiên việc đạt được con số này là một điều hết sức đáng mừng và là nỗ lực của toàn thể công nhân viên của Ngân hàng Quân Đội.
Năm 2006 là một trong những năm được đánh giá là cuộc cạnh tranh khốc liệt về doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng, tuy nhiên Ngân hàng
Quân Đội cũng đã đạt được những con số hết sức ấn tượng và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tổng thu nhập năm 2006 là 1.266 tỷ đồng, giúp cho Ngân hàng Quân Đội lọt vào Top những ngân hàng có mức thu nhập đạt được trên 1.000 tỷđồng như ACB, Sacombank... Trong đó thu nhập từ tín dụng đạt 1.040 tỷ đồng chiếm 82% tổng thu nhập của Ngân hàng và tăng hơn so với năm 2005 là 638 tỷ đồng. Về dịch vụ thanh toán, năm 2006 Ngân hàng đạt 46 tỷ đồng chiếm 3,6% tổng thu nhập. Bên cạnh đó thu từ các hoạt động khác (thu lãi tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán...) đạt 180 tỷ đồng chiếm 14% tổng thu nhập của Ngân hàng.
Năm 2007 được đánh giá là một năm tiếp tục thành công của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Tổng thu nhập đạt 2.031 tỷ đồng, tăng 60,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thu nhập được đánh giá là khá cao, nó giúp cho Ngân hàng Quân Đội tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.732 tỷ đồng chiếm 85,2% tổng thu nhập. Thu từ hoạt động thanh toán, ngân quỹ tiếp tục có mức tăng trưởng khá, đạt 76 tỷ đồng chiếm 3,7% tổng thu nhập. Trong năm 2007, đóng góp một phần lớn trong tổng 609 tỷ đồng lợi nhuận của Ngân hàng là từ kết quả hoạt động đầu tư chứng khoán (208 tỷ đồng thu nhập/223 tỷ đồng của danh mục “các hoạt động khác”). Năm 2007, tổng danh mục đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Quân Đội là 2.767 tỷ đồng, trong đó chứng khoán đầu tư là 2.476 tỷ đồng và chứng khoán kinh doanh là 291 tỷ đồng (chiếm 0,98% tổng tài sản và 10,5% tổng danh mục đầu tư chứng khoán).
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của chi phí. Chính sự gia tăng của chi phí này quyết định một phần không nhỏ sự tăng trưởng về lợi nhuận của Ngân hàng. Chi phí năm 2006 là 1.024 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 156% trong đó chi phí về huy động vốn (chi trả lãi tiền gửi, lãi tiết kiệm, lãi tiền vay của các tổ chức tín dụng khác) là