5.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sáchquản lý du lịch
Để nâng cao các yếu tố năng lực cạnh tranh như trên, vai trò của quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng. Những nội dung chính của quản lý du lịch có thể được đổi mới thông qua các cơ chế chính sách quản lý sau đây.
5.3.3.1. Về quản lý đô thị, quy hoạch, xây dựng
Như đã phân tích trên đây, thế giới đang cạn kiệt dần các điểm đến du lịch biển, đảo hoang sơ chưa khai thác. Theo Honey & Krantz (2007) [36], số lượng các địa điểm du lịch biển, đảo chưa được đưa vào khai thác còn rất ít. Trong khi nhu cầu đối với các dịch vụ, sản phẩm du lịch biển, đảo, nhất là tại những nơi còn hoang sơ, ngày càng tăng lên thì việc vẫn còn một số khu vực có tiềm năng chưa đưa vào khai thác nên được coi là một lợi thế lớn của Nghệ An lúc này.
Chính vì thế, việc đặt quá nặng công tác xây dựng, phát triển dự án mới tại những điểm đến mới của Nghệ An cần xem xét lại. Xây dựng trong lĩnh vực du lịch cần đặt trong mối liên hệ với xây dựng trong những ngành nghề khác. Nhu cầu của du khách hiện nay cũng hướng tới những nơi chất lượng cao, mật độ thấp, gần gũi với thiên nhiên. Khả năng chi trả của du khách loại này cũng thường cao hơn. Đó là chưa kể việc khai thác với mật độ, tần suất thấp sẽ giúp gìn giữ, duy trì lâu dài các tài nguyên du lịch. Lợi ích về lâu dài cho chính quyền cũng như cư dân địa phương sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đối với những điểm đến đã đưa vào khai thác sử dụng lâu nay (như Cửa Lò), cần có giải pháp để khắc phục những bất cập hiện nay, sớm trả lại một bộ mặt đô thị gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, kể cả trong dài hạn thì du khách phổ thông vẫn là nguồn thu chính cho du lịch Nghệ An và có tiềm năng đem lại những tác động lớn nhất đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Do vậy, bên cạnh việc thu hút nguồn khách thu nhập cao, Nghệ An cần tìm ra biện pháp hữu hiệu để nâng cao mức chi trả của nguồn khách phổ thông. Như kinh nghiệm của nhiều địa phương, việc duy trì những không gian chung sạch sẽ, văn minh, tiện lợi… cho khách du lịch đại trà là hết sức quan trọng. Không phải vì một nhóm nhỏ khách quốc tế hay khách nội địa thu nhập cao mà hy sinh những tài nguyên du lịch tốt nhất.
Việc phân công lao động toàn cầu đã chỉ rõ những địa phương như Nghệ An trước mắt chỉ có lợi thế trong việc tham gia vào cung ứng lao động và các lợi thế tự nhiên của địa phương. Việc xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch
(nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí…) nên tìm đến những nhà đầu tư có uy tín và tiềm lực mạnh. Kinh nghiệm rút ra từ bài học của các nước đang phát triển khác là quá trình đàm phán để khai thác, sử dụng các điểm đến du lịch mới. Cần đặc biệt nhấn mạnh tới những cam kết, trách nhiệm của nhà đầu tư với các vấn đề của địa phương, trong giải quyết việc làm, giữ gìn môi sinh…
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Thế Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Trên Thế Giới
- Xu Thế Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Ở Việt Nam
- Khuyến Nghị Giải Pháp Chính Sách Nâng Cao Nlct Của Du Lịch Biển,
- Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 22
- Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 23
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
5.3.3.2. Về cơ chế, chính sách tạo môi trường cho phát triển du lịch
Kết quả đánh giá về điều kiện hoàn cảnh cho thấy Nghệ An cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước nhìn chung có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Cụ thể, cơ chế phân cấp tạo cho Nghệ An rất nhiều cơ hội để tự xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương. Ngoài ra chính quyền trung ương cũng rất ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch tại Nghệ An. Nhiều điểm đến du lịch tại Nghệ An được xác định là trọng điểm du lịch cấp quốc gia.
Chính vì vậy, quản lý nhà nước ở địa phương cần ưu tiên cụ thể hóa bằng những cơ chế, chính sách, thủ tục thông thoáng về đầu tư và kinh doanh du lịch. Về lý thuyết thì đã rất thuận lợi nhưng quá trình thực thi có nhiều vấn đề, nhất là thói hạch sách, gây khó dễ cho doanh nghiệp của các cán bộ hành chính. Để giải quyết triệt để vấn đề này, tỉnh, huyện, xã cần thiết lập một đường dây nóng để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể báo cáo về những trường hợp bị nhũng nhiễu. Đồng thời, nhằm giúp cho việc quản lý, triển khai các nghiệp vụ du lịch trong khu vực này được hiệu quả, chính quyền các cấp cần có các hoạt động định hướng, tránh dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Các doanh nghiệp trực thuộc chính quyền quản lý cần được thay đổi cách tổ chức, hoạt động. Việc sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước cần được tính đến nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
5.3.3.3. Cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp trong QLNN về du lịch
Cơ chế phân cấp là rất quan trọng, tạo sự chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, cần thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống dưới, tránh dẫn đến sự cẩu thả, vô tổ chức, bừa bãi như thời gian qua.
Cơ quan cấp trên nắm nhiệm vụ đề ra chiến lược, kế hoạch và giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. Cơ quan cấp dưới chủ động, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan cấp trên những vấn đề phát sinh trong thực tế để tìm hướng giải quyết kịp thời.
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành. Vì vậy, việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, tài chính, thương mại, công an, bảo hiểm...
5.3.3.4. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực
Công tác phát triển nguồn nhân lực cần được đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở dự báo về thị trường, nguồn khách cần có kế hoạch đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực du lịch, nhất là về ngoại ngữ, hướng dẫn, ẩm thực, khách sạn… Đồng thời, tỉnh cũng cần xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự để tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, tham gia điều hành các dự án ở cấp cao, tránh bị động và bị khai thác, bóc lột. Các chính sách cụ thể là:
Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ toàn ngành du lịch
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện phối hợp với phòng Nội vụ huyện, tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công tác ngành du lịch biển, ưu tiên bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, có tâm huyết cao đối với sự phát triển của ngành.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo để góp phần đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo
Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch có uy tín trong nước, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng năm cho đội ngũ công nhân lao động hiện có trong ngành.Liên kết hướng dẫn các khóa nghiệp vụ như : hướng dẫn viên, kỹ thuật viên, cứu hộ với các trường du lịch ngay trên địa bàn.
Quản lý nội dung và chất lượng đào tạo nguồn lực du lịch biển
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện phối hợp với phòng, Sở Giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo về nghiệp vụ du lịch biển.
Phòng Văn hóa và Thông tin cần cử cán bộ chuyên trách việc cập nhật những quy định pháp lý mới, kiến thức chuyên môn mới, thống kê thường xuyên số liệu, thị hiếu, xu hướng mới của khách du lịch đến biển... để cung cấp kiến thức thông tin mới nhất, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về du lịch biển cho các cơ sở đào tạo.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cần đứng ra liên hệ, giới thiệu, tạo điều kiện để học viên đi thực tế và thực tập tại các khu du lịch, công ty du lịch, lữ hành, các khách sạn...Tùy theo từng đối tượng, Phòng cần đề xuất, xử lý đào tạo bồi dưỡng với nội dung và phương pháp cho phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn.
Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển
Việc huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển gồm nguồn lực vật chất và phi vật chất : Cần huy động các nguồn vốn từ: Chương trình hành động quốc gia; Ngân sách địa phương; Đơn vị kinh doanh du lịch biển ; Đóng góp của học viên; Nguồn tài trợ khác... Khai thác, phát huy nội lực về tri thức của địa phương và trong nước. Để khai thác tốt nguồn lực tri thức bên ngoài, Thị xã Cửa Lò cần chú trọng và tích cực tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch – để quản lý du lịch biển nói riêng của ASEAN (ATTEN) và của châu Á(APETIT)...
5.3.3.5. Về chính chính sách quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường
An toàn, sạch sẽ là một trong những điểm cộng của du lịch biển, đảo Nghệ An được sự đánh giá cao của du khách. Các khảo sát thị trường đã nêu rõ việc có quay lại du lịch Nghệ An hay không của du khách trong, ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn của những yếu tố này. Công tác quản lý thị trường, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường cần tiếp tục được phát huy và hướng tới mô hình đô thị biển văn minh, hiện đại. Do đó, chính quyền địa phương 4 huyện có biển cần quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường.
Đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách: cần tăng cường công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo.Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản lý khách ở các cơ sở lưu trú, thực hiện các quy định về đăng ký đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Bên cạnh đó, hướng dẫn phổ biến cho khách du lịch một cách đầy đủ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Phối hợp với ngành an ninh, hải quan ... để quản lý tốt du khách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.
Đối với công tác cứu hộ: Tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ phương tiện cứu hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là thời kỳ cao điểm. Kiểm tra
thường xuyên và nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên biển và bằng đường thủy. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định an toàn giao thông đường thủy.Quy định rõ trách nhiệm của nhân viên cứu hộ trong công tác như phải thông thạo khu vực bãi tắm, có kinh nghiệm cứu hộ, biết xử lý tình huống khi nạn nhân bị sóng cuốn trôi. Thường xuyên được đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng, hoạt động cứu hộ phải được duy trì thường xuyên, tại các vị trí trực phải có trạm quan sát, điểm báo nguy hiểm và tăng cường trang bị các phương tiện cứu hộ.
Đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện kết hợp với phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện, bộ phận kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ven biển và trong thị xã, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử phạt hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh nếu xuất những thực phẩm không đạt tiêu chuẩn mà vẫn kinh doanh, mua bán ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách.
Để phát triển du lịch biển cần có giải pháp đồng bộ về môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Đối với môi trường tự nhiên cần tăng cường công tác tuyên truyền về du lịch bền vững để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong du lịch cho cán bộ công nhân lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải (từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến, nước thải từ ruộng đồng, nước thải từ các làng nghề, nước thải sinh hoạt...) chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển. Thành lập đội cảnh sát bảo vệ môi trường biển nhằm ngăn chặn, xử lý vi phạm liên quan đến môi trường như : bỏ rác không đúng nơi quy định trên biển, phá hoại cây xanh ven biển, có hành vi làm mất mỹ quan, môi trường đô thị... Lực lượng này cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong khi thi hành công vụ. Đảm bảo thu gom chất thải rắn và lỏng trên các phương tiện giao thông đường thủy. Sớm xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
- Thực hiện xã hội hóa dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, chất thải ra biển. Tại các bãi biển, KDL, cụm du lịch có tểh thuê những công ty tư nhân chuyên làm về dịch vụ này đảm trách việc dọn vệ sinh, xử lý nước thải...
5.3.3.6. Về chính sách đầu tư cho phát triển du lịch
Vốn đầu tư của tỉnh nên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là điều kiện để có thể khai thác lâu dài, bền vững các lợi thế du lịch. Việc dành vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch trực tiếp mặc dù có thể tạo ngay ra nguồn thu cho ngân sách nhưng sẽ không bền vững. Trái lại, việc này nên dành cho khu vực tư nhân vốn hiệu quả, năng động hơn. Trước mắt, khi tài nguyên tài chính còn hạn hẹp, vốn đầu tư công nên ưu tiên cho các cơ sở, dịch vụ hạ tầng tổng thể.
Đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo, các khách sạn nghỉ biển có phòng hội nghị để tiếp tục phát triển các loại hình du lịch MICE nhằm giảm thiểu tối đa tính thời vụ của du lịch biển Nghệ An.
Tập trung xúc tiến xây dựng ở các vị trí đẹp như ven bờ biển, khu vực đảo Ngư, đảo Lan Châu. Xây dựng các trung tâm giải trí quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Nhanh chóng triển khai các dự án sân gofl, casino và các spa lớn...
Xúc tiến thành lập cơ quan maketing địa phương (Maketing Places) chuyên làm công tác thu hút vốn đầu tư riêng cho Thị xã Cửa Lò để đáp ứng được mục tiêu xây dựng Thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch trong năm 2015.
5.3.3.7. Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch biển
Ứng dụng trong việc đảm bảo an toàn cho du khách
- Lắp biển báo tại những khu vực nguy hiểm - những nơi có mực nước sâu, có đá ngầm... nhằm cảnh báo du khách và giúp lực lượng cứu hộ cứu ứng kịp thời.
- Thiết lập đường dây nóng sẵn sàng hỗ trợ du khách khi họ gặp sự cố hoặc khó khăn cần giúp đỡ, cần thông tin hướng dẫn hoặc phản ánh sai phạm, vi phạm trong lĩnh vực du lịch biển nói riêng, du lịch nói chung.
Ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về du lịch biển
- Lắp đặt camera quan sát tại các KDL, các điểm tham quan du lịch nhằm nắm bắt tình hình và ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi xâm hại, phá hoại...
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, tạo căn cứ cho công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch cho phát triển du lịch biển, cho việc thuyên chuyển, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự...
- Xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp thông tin chỉ đạo, báo cáo, phối hợp hoạt động thực hiện một cách kịp thời, an toàn và thuận lợi.
Ứng dụng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch biển
- Xây dựng, thiết kế website riêng với hình thức, nội dung phong phú để quảng bá hình ảnh du lịch biển Nghệ An, giới thiệu về biển. Cần đặc biệt chú ý tới công tác cập nhật thông tin thường xuyên và cải tiến các hình thức giao diện, nội dung giao diện để hấp dẫn và bắt mắt hơn.
- Tham gia liên kết với web khác liên quan, tranh thủ giới thiệu và cung cấp thông tin cần thiết về Nghệ An và du lịch biển Nghệ An.
5.3.4. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch
Tại chương 3 cũng đã chỉ rõ vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An trong khu vực Bắc Trung Bộ. Vùng du lịch Bắc Trung bộ được đánh giá là khu vực có tài nguyên du lịch phong phú. Với đường bờ biển dài hơn 400km tạo ra những bãi biển đẹp thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, tắm biển như: bãi biển Sầm Sơn, Bãi Lữ, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô....Vùng có các địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, di tích cố đô Huế; Dân ca, ví dặm xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú, hiện đang được bảo tồn tại các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như: vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), rừng Phong Nha (Quảng Bình), Vương quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), đặc biệt có Khu dự trữ sinh quyên thế giới miền Tây Nghệ An với trọng tâm là Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An): Không chỉ có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, vùng Bắc Trung Bộ tập trung nhiều di tích lịch. sử, cách mạng, điêu khắc, kiến trúc, di sản văn hóa phi vật thể có giá tri lớn. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia, gắn với quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã làm nên nét đặc sắc, hấp dẫn cho khu vực Bắc Trung Bộ trong con mắt của khách du lịch.
Do đó, một trong những giải pháp chính sách rất quan trọngmà các cấp quản lý của Tỉnh cần nhận thức rõ là liên kết phát triển du lịch. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương cho phép khai thác những lợi thế tương đối về tài nguyên dư lịch,
về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương. Đối với hoạt động du lịch thì việc liên kết trong xây dựng sản phẩm là vấn đề cốt lõi để tạo ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch.Do đó, trên cơ sở xác định rõ tài nguyên du lịch của mỗi tỉnh để đề ra các giải pháp liên kết xây sản phẩm du lịch mới, hình thành các tour, tuyến du lịch chung nhằm thu hút khách du lịch đến với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Giải pháp mà nghiên cứu đề xuất sẽ được căn cứ trên góc độ tiếp nhận của chính quyền du lịch tỉnh Nghệ An trong quá trình liên kết phát triển du lịch.
Thứ nhất, các cấp chính quyền du lịch tỉnh cần ý thức rõ nhu cầu hợp tác, mục tiêu phát triển của mình và của vùng, có các cam kết nhất định trong việc phân bổ nguồn lực nhằm thực hiện các hoạt động vì sự phát triển du lịch liên vùng (ví dụ như cam kết về tài chính, nhân lực).
Thứ hai, Tỉnh Nghệ An cần xác định được mục tiêu phát triển chung và kế hoạch phát triển du lịch của cả vùng. Trên cơ sở này, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh phải được xây dựng một cách hài hòa, phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng.
Thứ ba, để tránh sự trùng lặp, đơn điệu, nhàm chán,Nghệ An cần phải xây dựng một sản phẩm du lịch biển, đảo mang tính đặc thù để bổ sung vào hoạt động du lịch biển, đảo chung của vùng. Cần đảm bảo rằng các sảnphẩm này được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường và nên có sự tham gia, đóng góp của các tổ chức kinh doanh du lịch lớn tại các thành phố như Hà Nội và Sài Gòn.
Thứ tư, có thể tham gia làm Trưởng nhóm điều phối hoặc tích cực tham gia vào Ban điều phối du lịch liên vùng.
Thứ năm, Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài nhằm phát triển du lịch bền vững như JICA, ILO, UNESCO, ESRT… hoặc từ các phía các doanh nghiệp.
Thứ sáu, tham gia thiết kế, xây dựng và quảng bá một số tuyến du lịch chuyên đề
của vùng như Biển và di sản, Biển với cội nguồn, Biển với con đường huyền thoại.