Số Lượng Thẻ Được Phát Hành Trong 3 Năm 2010-2012


Thẻ E-Partner PinkCard không chỉ là thẻ ghi nợ E-Partner thông thường dành riêng cho phái đẹp với những tính năng thông minh vượt trội, E-Partner PinkCard được thiết kế ấn tượng và quyến rũ, dành cho phụ nữ hiện đại, đặc biệt thích hợp cho những phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, nữ doanh nhân, nữ nhân viên văn phòng và phụ nữ có thu nhập cao trong xã hội, những người luôn khát vọng được

khẳng định bản thân TÔN VINH NHỮNG GÓT HỒNG Thẻ liên kết là thẻ ghi nợ ra 1

khẳng định bản thân.


TÔN VINH NHỮNG GÓT HỒNG


Thẻ liên kết là thẻ ghi nợ ra đời trên sự liên kết giữa Vietinbank và các đơn vị như doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...có quy mô lớn. Thẻ liên kết được thiết kế theo yêu cầu của từng đối tác nhằm bổ sung thêm những chức năng phi tài chính và giá trị tăng vượt trội của thẻ Vietinbank, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thẻ liên kết được thiết kế độc đáo, mang tính đặc thù của từng đối tác liên kết với thông tín cá nhân của từng sinh viên, các bộ nhân viên của trường, các doanh nghiệp trên mặt trước của thẻ. Mặt sau của thẻ được thiết kế theo quy định của Vietinbank. (Tùy thuộc vào nhu cầu của đối tác, Vietinbank có thẻ phát triển không giới hạn những tính năng, tiện ích cho thẻ dựa trên hệ thống công nghệ hiện có). Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nam TT Huế triển khai các chương trình làm thẻ liên kết cho các trường Đại Học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh.


THẺ LIÊN KẾT



THẺ 12 CON GIÁP


Tình hình tăng trưởng thẻ E-Partner trong 3 năm (2010 – 2012)

Ngoài ra, trong năm 2009 Ngân hàng đã cho phát hành thêm loại thẻ E-Partner 12 con giáp với các đặc tính giống với loại C-Card nhằm tạo ra sự đổi mới về mẫu mã của sản phẩm thẻ. Đây là một điểm nhấn trong năm 2009 về hoạt động phát hành và thanh toán.


Về số lượng phát hành

Nhìn vào bảng 5, ta thấy số lượng thẻ được phát hành trong 3 năm 2010 - 2012 liên tục tăng về số lượng, lần lượt là 7005, 7676 và 8132 thẻ. Có được điều này là do đội ngũ nhân viên của Chi nhánh đã chú trọng khâu quảng bá hình ảnh sản phẩm của Ngân hàng, hợp tác và hướng dẫn tận tình, chu đáo khách hàng khi họ đến sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Ngoài ra, khi quan sát thực tế ở các Ngân hàng khác cùng địa bàn (Agribank, Vietcombank,…), ta dễ thấy rằng quy trình và thủ tục phát hành, giao nhận thẻ của Vietinbank - Nam TT Huế đơn giản và nhanh chóng hơn, song vẫn đáp ứng được các yêu cầu về thông tin một cách chính xác và đầy đủ. Điều đó phần nào đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch tại Chi nhánh.


Bảng 5: Số lượng thẻ được phát hành trong 3 năm 2010-2012


ĐVT: Thẻ



Sản phẩm thẻ

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

KH

TH

KH

TH

KH

TH

Thẻ tín dụng

(Credium)


100


30


300


306


350


363

1. Visa Card


15


150


178

2. Master Card


15


156


185

Thẻ ghi nợ


(E-Partner)


7000


7005


8000


7676


10000


8132

1. S-Card


3150


3452


3857

2. C-Card


2956


3239


3135

3. G-Card


500


548


639

4. PinkCard


399


437


501

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Phòng Khách hàng VietinBank - Nam TT Huế)


Hai loại thẻ G-Card và PinkCard được phát hành nhắm vào các khách hàng có thu nhập cao và ổn định, nhu cầu chi tiêu, mua sắm lớn. Tuy nhiên, số lượng hai loại thẻ này chiếm tỉ trọng còn ít so với các loại thẻ khác phổ biến của Vietinbank là S- Card và C-Card. Do đó, cho thấy rằng nếu mở rộng được lượng khách hàng này thì sẽ đem lại doanh thu không hề nhỏ cho Chi nhánh.

Và để mở rộng mảng thị trường này, Ngân hàng có thể áp dụng một số ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng này, như miễn phí phát hành nếu chủ nhân của các


loại thẻ này là những người gửi tiền, rút tiền,… với số lượng lớn ở Chi nhánh; hướng

dẫn chủ thẻ sử dụng các tiện ích, dịch vụ nâng cao chỉ có ở thẻ G-Card và PinkCard,…


Về giá trị giao dịch

Bảng 6: Kết quả kinh doanh qua thẻ E-Partner của chi nhánh từ năm 2010- 2012


ĐVT: Đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1. Doanh thu

206.087.600

210.056.800

392.540.150

2. Chi phí

114.181.250

116.193.924

187.453.328

3. Lợi nhuận

91.906.350

93.862.876

205.086.822

(Nguồn: Phòng Khách hàng Vietinbank - Nam TT Huế)


Qua bảng 6 ta có thể thấy rằng NH đã trải qua giai đoạn khó khăn trong những năm đầu mới thành lập. Với sự nỗ lực cố gắng và những chiến lược kinh doanh phù hợp của toàn Ngân hàng Vietinbank – Nam TT Huế, liên tiếp trong 3 năm Ngân hàng đã thu được lợi nhuận, cụ thể năm 2010 là 91.906.350đ, năm 2011 là tiếp tục tăng và đạt mức 93.862.876đ và đến năm 2012 đã thu được lợi nhuận rất cao đó là 205.086.822đ.

Số lượng các ĐVCNT và ATM của chi nhánh

* Số lượng các ĐVCNT


Năm 2010, con số này là 12 và đến năm 2011, có thêm 6 ĐVCNT, nâng tổng số ĐVCNT trên toàn địa bàn TT Huế của Chi nhánh lên con số 18, năm 2012 vẫn chưa tăng lên thêm ĐVCNT nào. Các ĐVCNT này là các nhà hàng, trung tâm giải trí, mua sắm, khu vui chơi, khách sạn…trên địa bàn tỉnh, hợp tác với Vietinbank - Nam TT Huế nhằm thanh toán chi phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ của các cơ sở đó mà không phải dùng tiền mặt, giúp cho quá trình thanh toán, xử lý hóa đơn dịch vụ, mua


hàng hóa được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được thời gian cũng như tăng cường độ bảo mật và an toàn cho cơ sở triển khai dịch vụ và cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc triển khai các ĐVCNT góp phần hạn chế việc khách hàng phải đem quá nhiều tiền mặt để chi tiêu, tránh các rủi ro không mong muốn cho khách hàng như trộm cướp, mất tài sản,… đồng thời giúp cho quan hệ giữa các ĐVCNT và Ngân hàng được tốt hơn, tăng cường hợp tác giữa hai bên.

Bảng 7: Số lượng ĐVCNT và ATM của chi nhánh trong 3 năm 2010-2012


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

ĐVCNT

12

18

18

ATM

5

8

8

ĐVT: Cái


(Nguồn: Phòng Khách hàng Vietinbank - Nam TT Huế) Khi cam kết triển khai và sử dụng dịch vụ, số tiền được thanh toán cũng như tài

khoản tiền gửi của các ĐVCNT sẽ được kí gửi, mở tài khoản tại Chi nhánh. Đây là một hình thức gửi tiền, rút tiền, thanh toán một cách gián tiếp thông qua chi nhánh. Đặc biệt, với các ĐVCNT có quy mô lớn, nhất là với các cơ sở thường xuyên thu hút được các khách hàng đến giao dịch tại các điểm giao dịch này (khách du lịch trong và ngoài nước, khách VIP…) thì chắc chắn doanh thu của các cơ sở này sẽ tăng, bởi các điểm giao dịch này chấp nhận hầu hết các loại thẻ như thẻ ghi nợ nội địa E-Partner, thẻ tín dụng quốc tế Visa – Master Card, các loại thẻ khác,…

* Các điểm giao dịch ATM


Ta thấy trong 3 năm qua, số lượng các máy ATM của Chi nhánh không nhiều so với nhu cầu rút tiền cho mua sắm, chi tiêu,…của khách hàng. Nếu tính trên cả địa bàn tỉnh thì số lượng 8 máy ATM trong năm 2011 chưa là gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, để mở rộng mạng lưới máy ATM, hạn chế tình trạng thẻ “nằm


ngoài vùng phủ sóng” thì vẫn còn là khó khăn của chi nhánh. Bởi lẽ, chi phí cho một máy ATM là không hề nhỏ, hơn nữa các khách hàng của Vietinbank phân bố không đều, không tập trung, do đó việc phát triển các máy ATM một cách đại trà là không khả thi, khó đem lại lợi ích kinh tế cho Ngân hàng. Đó là chưa kể đến các chi phí khác kèm theo như bảo vệ, kiểm tra, bảo dưỡng máy ATM, chăm sóc khách hàng,…

Tuy nhiên, việc mở thêm các máy ATM ở các vùng dân cư đông đúc, thuận tiện cho khách hàng giao dịch cũng cần được tính đến trong các năm tới, nhằm đưa hình ảnh của một Vietinbank năng động, phát triển rộng khắp đến với các khách hàng đã, đang và chưa sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank - Nam TT Huế. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước gặp khó khăn với lạm phát như hiện này, cộng với các chính sách của NHTW nhằm đưa nền kinh tế đất nước trở lại trạng thái ổn đinh, kiềm chế lạm phát thì việc triển khai các máy ATM, thẻ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ nhận được sự ủng hộ từ NHNN và các chính sách quản lý tiền tệ quốc gia trong tình hình mới.

2.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá lòng trung thành của khách hàng về thẻ ghi nợ nội địa E-Partner của NH TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

2.2.1.Thống kê mô tả


2.2.1.1. Mô tả Mẫu


Bảng 8: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


Giới tính

Giá trị

Tần số

Phần trăm giá trị

Tỷ lệ phần trăm tích lũy

Nam

82

54,7

54,7

Nữ

68

45,3

100,0


Tổng cộng

150

100,0


Tuổi

18-24

65

43,3

43,3

25-35

53

35,3

78,7

36-50

24

16,0

94,7

>50

8

5,3

100,0

Tổng cộng

150

100,0


Nghề nghiệp

Kinh doanh

4

2,7

2,7

Cán bộ

65

43,3

46,0

Công nhân

43

28,7

74,7

Học sinh sinh

viên

21

14,0

88,7

Hưu trí

8

5,3

94,0

Khác

9

6,0

100,0

Tổng cộng

150

100,0


Thu nhập

Dưới 3 triệu

74

49,3

49,3

3 đến 5 triệu

50

33,3

82,7

5 đến 7 triệu

18

12,0

94,7

Trên 7 triệu

8

5,3

100,0


Tổng cộng

150

100,0


Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Thông tin về đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện như trong bảng trên. Họ là những khách hàng của NH TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Do đó mẫu có giới tính, độ tuổi nghề nghiệp và mức thu nhập khá đồng đều. Cụ thể như sau:

- Về giới tính: khách hàng trong mẫu có 54,9% là nam và 45,1% là nữ đang có sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp trên địa bàn.

- Về độ tuổi: khách hàng thường có độ tuổi tập trung vào độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi và 25 đến 35 tuổi với mức tỉ lệ 42,1% và 34,1%, còn lại độ tuổi từ 36 đến 50 chiếm 18,3% và độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 5,5%.

- Về nghề nghiệp: khách hàng phân bố hầu như vào đối tượng sử dụng thẻ thường xuyên là cán bộ chiếm đến 43,3%, các đối tượng khác như công nhân và sinh viên với mức tỉ lệ là 27,4% và 12,8%, còn lại là hưu trí và các đối tượng khác chiếm tỉ lệ thấp là 5,5% và 7,3%.

- Về thu nhập: Khách hàng trong mẫu có mức thu nhập cao hơn 7 triệu đồng chỉ chiếm 7,3%, còn lại chỉ từ các mức thu nhập dưới 3 triệu đồng (47,6%), từ 3 đến 5 triệu động (32,3%) và từ 5 đến 7 triệu đồng (12,8%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023