Sự Ghi Nhận Đánh Giá Của Khách Dlst Nội Địa Về Mức Độ Và Xếp Loại Đối Với Các Điểm Dl-Dlstđang Khai Thác Trên Địa Bàn.


Sơ đồ 2 20 Thống kê trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về DLST 1Sơ đồ 2 20 Thống kê trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về DLST 2

Sơ đồ 2.20: Thống kê trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về DLST của khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB

Qua sơ đồ 2.20 ở trên cho thấy khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB có trình độ bình quân cao, có đến 27% có trình độ CĐ-đại học và trên đại học, trình độ phổ thông và trung học chuyên nghiệp chiếm đến 72,98% trong tổng số. Về kênh thông mà khách DLST nội địa tìm hiểu về hoạt động DLST chủ yếu qua đài báo, một số qua phương tiện internet và các công ty du lịch lữ hành.

i/ Sự ghi nhận đánh giá của khách DLST nội địa về mức độ và xếp loại đối với các điểm DL-DLSTđang khai thác trên địa bàn.

+ Khu vực Ninh Thuận: được ghi nhận và đánh giá : đa số du khách có xu hướng chọn và đánh giá cao các điểm du lịch có yếu tố sinh thái-tự nhiên gắn với biển, cảnh quan còn hoang sơ. Các yếu tố thiên nhiên hoang dã, các điểm du lịch gần các trục giao thông (như biển Cà Ná, Vịnh Vĩnh Hy,…), VQG Núi Chúa được du khách chú ý lựa chọn nhờ vào các dạng tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo. Bên cạnh đó các điểm DLST văn hóa như: cụm tháp Chăm, các làng nghề cổ của người Chăm cũng được du khách nội địa đánh giá cao.(xem chi tiết ở phần phụ lục B)

+ Khu vực Bình Thuận: từ bảng đánh giá và sắp hạng cho thấy khách du lịch trong nước lựa chọn của du khách quốc tế thiên về các địa danh gắn liền với biển, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang dã và các di sản văn hóa lịch sử bản địa như tháp Chăm, các đền đài cổ của người Việt, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, các hồ, thác nước tự nhiên,…


Tóm lại, tổng hợp các kết quả khảo sát phân tích khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB các năm qua cho thấy: xuất xứ phần lớn từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ (chiếm 58,5%), các tỉnh Nam bộ (chiếm 14,71%), có thêm du khách đến từ Hà Nội và các Tỉnh phía Bắc (10,36%). Về số lần khách đến lần thứ hai và các lần sau trên 31%, trong thành phần của đoàn khách tham gia, chủ yếu đi theo nhóm (đi với bạn, vợ hoặc chồng chiếm 83,8%), thời gian chuyến đi thường kéo dài từ 2-4 ngày, hiện số du khách đi từ 5-10 ngày đang có xu hướng tăng. Các loại hình lưu trú mà khách DLST nội địa lựa chọn là khách sạn trung bình (31%), các nhà nghỉ (19,6-34%), sự lựa chọn các resort ven biển ngày càng tăng (19-25%). Nguồn thông tin mà du khách biết điểm đến vùng DHCNTB chủ yếu từ các báo và tạp chí(38-55%), từ internet (15-16%), qua bạn bè (17,8%). Các hoạt động mà du khách mong muốn tham gia khi đến du lịch chủ yếu tắm biển, thưởng ngoạn, tiếp đến là khám phá thiên nhiên hoang dã, thăm các KBTTN, VQG. Khảo sát về sự hài lòng của khách DLST nội địa cho thấy họ đánh giá cao các yếu tố cảnh đẹp, an toàn, ẩm thực đặc sắc, nhiều di tích văn hóa-lịch sử để tham quan. Về lý lịch khách cho thấy tuối đời trẻ, trình độ học vấn khá cao, thu nhập từ trung bình đến khá, nghề nghiệp đa số là nhân viên các công ty, các sinh viên học sinh, các nhà quản lý. Mức chi tiêu trong chuyến đi còn ở mức trung bình.

2.4.1.3 Đặc điểm chung về khách DLST đến vùng DHCNTB:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Qua kết quả khảo sát các đối tượng là khách DLST quốc tế và khách DLST nội địa tại hai tỉnh thuộc vùng DHCNTB nêu trên, tổng hợp các đặc điểm của khách DLST, qua các bảng trên, một lần nữa khẳng định về đặc điểm khách DLST quốc tế, nội địa đến vùng DHCNTB có cùng các đặc điểm chung đó là: độ tuổi tương đối trẻ, trình độ văn hóa cao, đi từng nhóm nhỏ, mức chi trả cao, và thu nhập khá.

Nhìn chung qua các chỉ tiêu khảo sát nêu trên cho thấy du khách nội địa bước đầu trong hoạt động tại điểm đến Bình Thuận đã có nhu cầu tham gia các loại hình có dạng hoặc dạng gần với DLST, đa số mong muốn hòa đồng với môi trường thiên nhiên, với môi trường biển. Tuy nhiên hoạt động của họ còn thiên về các điểm DLST nằm ven


biển, gần đường giao thông và các khu thị tứ, các vùng rừng núi và thiên nhiên hoang dã ít được lựa chọn.

Tổng quát chung, vùng DHCNTB nhờ nằm vào vị trí ở phần cuồi cùng của dãi đất duyên hải miền Trung, là cửa ngõ của miền Trung, Tây Nguyên để tiếp cận với vùng biển Đông, vùng Đông và Tây Nam bộ, nơi có nhiều trung tâm kinh tế và dân cư lớn hàng đầu của cả nước. Vùng DHCNTB với lợi thế về nguồn tài nguyên DLST đặc sắc như có 2 VQG quy mô lớn, có 2 khu BTTN được Chính phủ phê duyệt thành lập, có 2 khu bảo tồn biển đặc trưng nằm trên hai đảo điển hình về tài nguyên biển bờ và đáy. Vùng DHCNTB còn có chiều dài bờ biển trên 300km, với nhiều vũng, vịnh, đầm, mũi đá độc đáo, xen kẻ có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Phan Thiết, Mũi Né, Hòa Thắng, Hàm Tân, Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên,... Về tài nguyên rừng vùng DHCNTB hiện có 126.529 ha rừng tự nhiên với sinh cảnh còn tương đối nguyên vẹn trong đó có

5.000 ha rừng giàu và nguyên sinh, 30.400 ha rừng trung bình và 91.129 ha rừng tự nhiên đặc trưng có đặc điểm ĐDSH có giá trị khác (Nguyễn Đình Vạn, ĐHQG Hà Nội).

Ngoài tài nguyên DLST về tự nhiên, về tài nguyên nhân văn, vùng DHCNTB còn được biết đến như là thủ đô cổ của vương quốc Chăm Pa (Pandurunga), đã từng có thời kỳ phát triển một nền văn hóa cực thịnh và còn truyền lại cho thế hệ sau những di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc là những tài nguyên DLST vô cùng quý giá.

Tuy có rất nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, có thể đáp ứng các sở thích và nhiều loại hình du lịch của du khách ngày nay, nhưng hiện tại DLST của vùng chưa phát triển, mức độ khai thác tài nguyên để phát triển DLST chỉ mới bước đầu nên các sản phẩm DLST rất nghèo nàn, các địa phương trong vùng chưa chủ động tạo ra các sản phẩm DLST để đáp ứng nhu cầu của du khách, thực tế hiện nay những sản phẩm này hầu hết đều do các hãng lữ hành trong nước khởi tạo và đề nghị (Ví dụ: các sản phẩm khám phá rừng –thác phía Tây do Cty Vietmark tổ chức, sản phẩm Team building do Vietravel và Saigon Tourist, sản phẩm lặn khám phá biển do Cty Scuba Hàn Quốc, sản phẩm trượt nước, lướt ván trên biển do Jibe Club,...) và do đó kết quả mang lại chưa đáng kể. Trong xu thế phát triển chung của du lịch tiến bộ hiện nay, DLST ngày càng


trở nên là một nhu cầu không thể thiếu của du khách, cùng với chủ trương của Chính phủ đang quan tâm đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với yếu tố du lịch bền vững môi trường trên các vùng miền trong cả nước, trong đó có vùng DHCNTB. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy việc nhanh chóng khai thác các giá trị tài nguyên DLST tự nhiên cũng như nhân văn để phát triển DLST của vùng DHCNTB.

2.5 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển DLST tại vùng DHCNTB:

Vùng DHCNTB đã xuất hiện những tiền đề vững chắc để phát triển DLST, đây sẽ là loại hình hoạt động phát triển phù hợp nhất nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của du lịch vùng DHCNTB cả ở hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, nhìn lại các nội dung hoạt động trong thời gian qua về DLST cho thấy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng còn có nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể như sau:

2.5.1 Thuận Lợi:

Có lợi thế về tiềm năng DLST tại các VQG, Khu BTTN và các khu bảo tồn biển (BTB): trên khắp địa bàn vùng DHCNTB, có 2 VQG, có 2 khu BTTN và 2 khu BTB, theo thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT hiện đã phát hiện được về thực vật và động vật ở các nơi này gồm: hệ thực vật có 1.070 loài trong đó có 332 loài thực vật bậc cao với 11 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Về hệ động vật có 407 loài với 68 loài thú, 131 loài chim, 3 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê, về san hô có 356 loài (nhiều nhất ở VQG Núi Chúa) và có 211 loài cá ở rạn san hô thuộc 87 giống và 35 họ. Hệ thống các VQG, KBTTN, KBTB có đặc điểm phân bố rất đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng và mang tính đặc trưng đa dạng về địa lý.

Đa dạng hóa sản phẩm DLST bằng cách kết hợp khai thác tổng hợp giữa DLST thiên nhiên và DLST văn hóa; Với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo mỗi nơi mỗi vẻ rất sinh động, đa dạng và đặc sắc đang là những sản phẩm DLST có sức thu hút đối với du khách.

Phát triển kinh doanh hoạt động DLST trong bối cảnh chung về phát triển du lịch đã được Chính phủ phê chuẩn: Vùng DHCNTB gồm 2 tỉnh Ninh Thuận và


Bình Thuận, được xác định là một trong những vùng trọng điểm về du lịch biển. Với tiềm năng phát triển to lớn như vậy, nên ở đây trong thời gian qua đã thu hút và tiếp nhận một số lượng lớn dự án đầu tư lớn cả về quy mô và diện tích đất so với nhiều vùng khác của dãi đất duyên hải miền Trung .

Vùng DHCNTB đã cung cấp số lượng các sản phẩm DLST đặc thù trong thời gian qua như các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, trung tâm thể thao nước trên biển và hải đảo, khám phá san hô và rùa vàng, tham quan các VQG, KBTTN, KBTB, các vùng đồi cát hoang dã, tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thông địa phương kết hợp tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật Chăm Pa...Nhờ vậy các năm qua, vùng Bình Thuận cũng như Ninh Thuận số lượng du khách quốc tế và trong nước không ngừng tăng lên với tốc độ cao.

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá, riêng về phát triển du lịch bền vững, nhiều cá nhân, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các công ty đa quốc gia, rất quan tâm hỗ trợ việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH ở các nước đang và chậm phát triển trong đó có Việt Nam nói chung và vùng DHCNTB nói riêng.

2.5.2 Những khó khăn và tồn tại:

Trong quản lý hoạt động du lịch, về nhận thức chưa có sự phân biệt rõ về sự giống và khác nhau giữa các loại hình du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vì vậy chưa có kế hoạch - quy hoạch hợp lý để phát triển DLST tại các VQG, các khu BTTN, khu BTB nhất là đối với khái niệm DLST biển đảo.

Ý thức của người dân và khách du lịch và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Ở nhiều nơi người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST. Bên cạnh đó đa số các dự án du lịch ven biển chỉ khai thác du lịch trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có, nhận thức về sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học còn bị xem nhẹ hoặc bỏ qua dẫn đến việc xâm phạm và huỷ hoại tài nguyên rừng và tài nguyên


thiên nhiên vẫn còn tiếp tục tái diễn trên quy mô lớn (nhất là các vùng San hô ở ven biển và hải đảo).

Do hoạt động DLST còn rất mới mẻ ở vùng DHCNTB, nên việc định hình của sản phẩm và dịch vụ về DLST chưa hoàn chỉnh dẫn đến tính hấp dẫn của sản phẩm DLST chưa cao, nghèo nàn-đơn điệu, hầu hết các sản phẩm phục vụ khách du lịch ở các VQG, KBTTN, KBTB chỉ mang tính chất giới thiệu, du khách chủ yếu mới được tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, biển với các loài được tham quan là các loài thực vật và một số loài côn trùng hoặc động vật bò sát nhỏ, hoặc các rạn san hô ở các bãi cạn lộ thiên,...còn các loài động vật quý hiếm rất hiếm khi bắt gặp hoặc chỉ thấy gián tiếp qua phim ảnh ở thư viện bảo tàng của VQG.

Việc quy hoạch của chính quyền địa phương không đồng bộ về các khu du lịch ven biển và việc quản lý từ việc xây dựng đến xả thải ra môi trường bị buông lỏng trong thời gian dài đã làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên – môi trường gây ô nhiễm nặng nề vùng ven biển, tàn phá nguồn tài nguyên ven biển đã làm xấu đi hình ảnh của vùng biển sạch đẹp hoang sơ trong lòng du khách vốn có trước đây.

Đối với hoạt động DLST, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng minh bạch nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu tư phát triển DLST. Chương trình đầu tư chiều sâu trên các VQG, KBTTN do chính TW quản lý cững không đồng bộ, chưa gắn nội dụng cụ thể nhằm phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển các loại hình DLST, ngoài ra trong chiến lược phát triển chung Chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích cụ thể để làm động lực cho cộng đồng địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch lữ hành tham gia trong hoạt động đầu tư và phát triển sản phẩm DLST.

Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động DLST chưa được chú trọng triển khai, hầu như các thông tin về chương trình giới thiệu về các hoạt động về DLST của vùng DHCNTB chưa đến được với du khách trong và ngoài nước.


Tiềm năng phát triển DLST rất to lớn nhưng việc liên kết với các tỉnh thành khác để mở rộng thị trường chưa được chú trọng, ngoài ra việc liên kết hội nhập quốc tế cũng chưa được tính đến trong việc liên kết nối tour DLST với các nước trong khu vực đang phát triển mạnh về loại hình này như Thái Lan, Malaysia, Indonesia (mặc dù nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đã đặt vấn đề nhiều lần)

Hiện tại các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đại chúng vẫn được ưu tiên đầu tư tốt hơn trong khi đó đối với các điểm DLST xa thì việc đầu tư dàn trải, còn chậm, các cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ, phương tiện thông tin liên lạc, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở đi lại, giải trí cho khách DLST không có gì khác biệt so với khách đi theo tour du lịch đại chúng.

Thiếu cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về phát triển DLST nhất là trong lĩnh vực biển- đảo, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu nhưng nếu có cũng chỉ mắn kiến thức du lịch chung chung, còn kiến thức về thực hành DLST cũng như diễn giải về tài nguyên DLST theo các tour, điểm du lịch còn rất sơ khai, thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ.

Thiếu các nội dung về khung pháp lý như luật DLST cũng như các văn bản quy định liên quan đến nội dung về các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho đầu tư xây dựng, thiết lập khu, điểm và tour DLST .

2.5.3 Phân tích SWOT về phát triển DLST tại vùng DHCNTB

Để tổng hợp các yếu tố nêu trên, đồng thời tạo sự liên kết các yếu tố liên quan, giúp cho sự nhìn nhận được đầy đủ, đề xuất các giải pháp phát triển, kỹ thuật phân tích SWOT của vùng DHCNTB và sơ đồ trực quan về các yếu tố mang tính nội tại của du lịch-DLST được thiết lập như sau:

Tác giả luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, qua trao đổi ý kiến với các chuyên gia trong lĩnh vực điều hành và quản lý du lịch tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (Lãnh đạo UBND tỉnh, Giám đốc, P Giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ của Sở VHTT-DL. Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận,...) về cách đánh giá


cho điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, thang điểm sử dụng từ 1 đến 5 cụ thể như sau:

- Về đánh giá và cho điểm của ”điểm mạnh”: yếu tố nỗi trội nhất nhận điểm cao nhất là 5 (thấp nhất là 1).

- Về đánh giá và cho điểm của ”điểm yếu”: yếu tố yếu nhất sẽ nhận điểm 5 (được hiểu là điểm âm)

-Về đánh giá và cho điểm của ”cơ hội” : cơ hội thuận lợi, khả thi nhất nhận điểm tối đa 5.

- Về đánh giá và cho điểm của ” đe dọa” : yếu tố nào gây thách thức và đe dọa nhất nhận điểm 5 tối đa (được hiểu là điểm âm). (xem bảng đánh giá, cho điểm chi tiết và danh sách gồm 26 chuyên gia ở phần phụ lục B)

Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố và từng nội dung của ma trận SWOT nêu trên, qua tham khảo chấm điểm của các chuyên gia, tác giả luận án đã tập hợp và vẽ sơ đồ trực quan trên Excel dưới dạng sơ đồ mạng nhện (Radar Charts)

2.5.3.1 Điểm mạnh:

- Thời tiết quanh năm thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch biển và DLST rừng cho du khách đến từ các vùng miền trên thế giới.

- Mũi Né– Phan Thiết, Vĩnh Hy–Ninh Chữ là những địa danh nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng được du khách trong và ngoài nước biết tiếng và được đánh giá cao là nơi đến còn giữ được yếu tố cảnh quan thiên nhiên đẹp–hoang sơ, độc đáo.

- Vị trí địa lý thuận lợi, gần TPHCM là trung tâm kinh tế lớn, động lực cả nước.

- Ninh Thuận – Bình Thuận còn được biết là nơi tập trung đông người Chăm nhất của cả nước (chiếm gần 80%), đây là vùng đất nổi tiếng về di tích văn hóa Chăm Pa, cộng đồng dân tộc Chăm bao đời đã gìn giữ được phong tục tập quán của riêng mình. Nơi đây còn tồn tại khá nguyên vẹn hệ thống những công trình kiến trúc cổ Chăm pa, cộng đồng người Chăm còn duy trì được gần 100 lễ hội truyền thống khác nhau, liên tục diễn ra quanh năm, thông qua những lễ hội dân gian này, du khách có cơ hội để tìm hiểu về cúng tế, ẩm thực truyền thống, trang

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí