Kinh Nghiệm Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế Của Trung Quốc Và Một Số Kiến Nghị Để Giải Quyết Những Vướng Mắc Liên Quan Đến Tập Đoàn Kinh Tế

nhiên liệu cho thị trường nội địa cũng như nhu cầu phát triển công nghiệp hóa dầu. Như vậy, nhà máy lọc dầu thứ 2 sẽ được định hướng vừa sản xuất nhiên liệu, vừa sản xuất nguyên liệu cho hóa dầu.

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đang trên đà phát triển và hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối sau khi bước vào thế kỷ XXI. Chỗ dựa vững chắc của nó là tiềm năng dầu khí đã và đang được khám phá và khai thác với nhịp độ và khối lượng ngày càng tăng.

Chương 3: Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế của Trung Quốc và một số kiến nghị để giải quyết những vướng mắc liên quan đến Tập đoàn kinh tế Việt Nam‌‌


I. Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc

1. Tập đoàn kinh tế Trung Quốc

Tập đoàn kinh tế Trung Quốc (thường gọi là tập đoàn doanh nghiệp – TĐKT) theo quan điểm của Trung Quốc, là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. DN nòng cốt của Tập đoàn là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia cổ phần, hiệp tác; DN nòng cốt gắn bó với một loạt DN (có tư cách pháp nhân độc lập) ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Nói ngắn gọn, TĐKT là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hiệp tác.

Như vậy, quan điểm của các nhà lãnh đạo và các DN Trung Quốc về Tập đoàn kinh tế là nhất quán và tương đối đồng nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy nhiên, do tính đặc thù của Trung Quốc nên sự hình thành và phát triển của chúng cũng có những nét đặc trưng khá điển hình.

2. Đặc thù hình thành và mô hình tồn tại

Ở Trung Quốc, từ cuối những năm 1950, đã xây dựng thử nghiệm các tổ chức Tập đoàn xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp theo kiểu Trust như Công ty nhôm Trung Quốc. Song do quốc “cách mạng văn hoá”, nên đã ngừng lại. Hội nghị toàn thể lần thứ ba BCHTƯ Đảng khoá XI đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển mô hình Tập đoàn. Đầu những năm 1980, hàng loạt TĐKT ra đời. Sau năm 1987, liên tiếp có 15 TĐKT được đưa vào kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn, có quyền tự chủ kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

doanh nhiều hơn. Sau đó, 17 TĐKT được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho phép lập công ty tài vụ, đây là một thuận lợi lớn để tăng năng lực huy động vốn trong toàn bộ Tập đoàn. Với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Nhà nước, các TĐKT ở Trung Quốc được thành lập ở khắp nơi. Tính đến 1990, Trung Quốc có 1630 TĐKT có quy mô tương đối lớn, đầu những năm 1990, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định chọn 100 TĐKT lớn cấp quốc gia để thí điểm, đồng thời ở các tỉnh cũng thành lập nhiều TĐKT cấp tỉnh.

Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau: Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐKT nắm trong tay nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thương mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng được tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tư cách pháp nhân của các DN cũ, lập ra TĐKT trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ) bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các DN có liên quan, DN nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các DN này trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ... biến chúng thành những DN ở cấp dưới trực tiếp (tức là công ty con) của Tập đoàn. Các DN này vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần, DN cấp nòng cốt biến những DN có tư cách pháp nhân này thành các DN ở cấp nửa trực tiếp (tức là công ty cháu) của Tập đoàn; thông qua việc ký kết hợp đồng với những DN có quan hệ tương đối chặt chẽ về nghiệp vụ DN ở cấp nòng cốt xây dựng quan hệ hiệp tác tương đối ổn định với các DN này, biến chúng thành các DN ở cấp lỏng lẻo (tức là công ty chắt) của Tập đoàn.

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 10

Tóm lại, loại TĐKT này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các pháp nhân DN, bản thân Tập đoàn không phải là tổ chức pháp nhân. Nó giúp

điều chỉnh kết cấu tổ chức DN, bổ sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi...

Hình thức thứ hai là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây chuyền: loại này chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thường lấy một DN lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Hình thức thứ ba là Tập đoàn phối hợp đồng bộ: loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số DN công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, DN đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung.

Hình thức thứ tư là Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật mới làm nút liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hình thức thứ năm là Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành: Đây là hình thức biến tướng của những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề.

Hình thức thứ sáu là Tập đoàn theo mô hình cổ phần (loại TĐKT được thành lập theo mô hình cổ phần): loại TĐKT này lấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm DN nòng cốt. Toàn bộ Tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên

hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần.‌

3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất thể hiện ở chỗ các TĐKT là những cụm DN có mối quan hệ chặt chẽ đan xen giữa các đơn vị thành viên trong đó lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm chủ thể.

Thứ hai là các TĐKT chủ yếu được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, cùng phát triển.

Thứ ba là mục đích của việc thành lập TĐKT của Nhà nước - của các đơn vị thành viên – và của công nhân, viên chức về cơ bản là thống nhất với nhau. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của chế độ XHCN ở Trung Quốc.

4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành

Chiến lược hoạt động tác nghiệp của các TĐKT Trung Quốc là đa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá. Các TĐKT không chỉ là những Tập đoàn xuyên vùng, xuyên ngành gồm nhiều hình thức sở hữu mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ. Nó thể hiện khá rõ ở chỗ: một là các DN thành viên được chuyên môn hoá, tổ chức quản lý phân công sâu sắc với nhiều chi nhánh, nhiều cấp độ; hai là sản phẩm đa dạng hoá, sản xuất hàng loạt, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ liên quan xoay quanh sản phẩm chuyên biệt có lợi thế; ba là biện pháp kinh doanh đa dạng với nhiều hình thức phong phú như: liên kết đầu tư, đầu tư 100% vốn, liên kết kinh doanh, kinh doanh chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo....

Xu hướng kinh doanh quốc tế hoá, xuyên quốc gia hoá cũng được các TĐKT ở Trung Quốc chú trọng từ rất sớm. Năm 1988, được Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn, Tổng công ty Xuất nhập khẩu công nghiệp hoá chất bắt đầu làm thử kinh doanh quốc tế hoá, chuyển từ chuyên doanh xuất nhập khẩu sang kinh doanh đa ngành đồng thời cũng là DN đầu tiên bước lên vũ đài

cạnh tranh quốc tế. Tính đến cuối năm 1991, TĐKT Hoá chất Trung Quốc đã thành lập 54 chi nhánh ở các nơi trên thế giới, đạt mức doanh thu 35 tỷ USD, đầu tư ra nước ngoài 200 triệu USD, có lượng tích luỹ kinh doanh quốc tế 12,3 tỷ USD, thu ngoại tệ cho Nhà nước 11,6 tỷ USD, nộp Ngân sách 10,8 tỷ NDT. Tổng đầu tư vào mỏ sắt Slana ở Áo là 280 triệu đồng tiền Áo, trong đó Tổng công ty Xuất nhập khẩu luyện kim Trung Quốc góp 40% vốn (đây là mức đầu tư cao nhất Trung Quốc tại thời điểm đó vào một hạng mục nước ngoài). Những năm gần đây, với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mở cửa, hội nhập, các TĐKT Trung Quốc nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế, ví dụ: Công ty Gang thép Bắc Kinh đã mua 70% cổ phần của Công ty công trình Mácta (Mỹ) - một xí nghiệp luyện kim nổi tiếng thế giới, tạo nên một ưu thế mới trong cạnh tranh quốc tế; Công ty đầu tư tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với ba công ty của Nhật Bản lập ra Công ty Thương mại tại Tokyo; Ngân hàng Trung Quốc bắt tay với Ngân hàng nước ngoài lập ra DN tài chính ở Hong Kong...

Cùng với chính sách mở cửa, cải cách rất thông thoáng như hiện nay, đồng thời với việc Trung Quốc gia nhập WTO, chắc chắn các TĐKT Trung Quốc sẽ còn tiến nhanh, mạnh và vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế của mình.

Về quản lý và cơ chế điều hành trong TĐKT Trung Quốc cũng tương đối phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau. Có thể khái quát thành ba dạng chủ yếu sau:

Loại thứ nhất: đối với TĐKT có quy mô cực lớn, thị trường hướng nội thường áp dụng hình thức công ty – Tập đoàn, thể chế quản lý hai cấp đối với công ty con. Công ty tập đoàn là một cổ đông lớn, thông qua việc nắm giữ cổ phần khống chế và hội đồng quản trị để nắm quyền quản lý đối với công ty con.

Loại thứ hai: TĐKT quy mô tương đối lớn, thị trường hướng ngoại thường áp dụng thể chế quản lý ba cấp, kết hợp tập quyền và phân quyền,

nhưng trên thực tế, các phòng nghiệp vụ là cầu nối của công ty mẹ đối với công ty con (có phòng nghiệp vụ ở trong nước và phòng nghiệp vụ ở nước ngoài).

Loại thứ ba: là những TĐKT quy mô không lớn, thị trường hướng ngoại, thường áp dụng thể chế quản lý kiểu song song, ở trong nước thì có 2 cấp công ty Tập đoàn – công ty con; ở nước ngoài thì quản lý kiểu 3 cấp, công ty Tập đoàn – phòng nghiệp vụ ở nước ngoài – công ty con.

5. Đánh giá vai trò của tập đoàn Trung Quốc

Tựu trung lại, có thể khẳng định: Ở Trung Quốc các TĐKT được tổ chức theo hai cách chủ yếu: một là dựa vào các điều kiện khách quan, các DN tự tập hợp với nhau để thành lập Tập đoàn; hai là Nhà nước đứng ra thành lập các TĐKT mang tính ép buộc hướng tới các mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Mặc dù tính cưỡng chế là tối thiểu nhưng cách thành lập tập đoàn theo phương thức thứ nhất được nhiều DN ủng hộ và nó đang được triển khai rộng rãi ở Trung Quốc.

Trong điều kiện hiện nay, các TĐKT Trung Quốc hình thành chủ yếu trên cơ sở lấy vốn làm đầu mối liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với thực lực kinh tế khá mạnh, các TĐKT Trung Quốc ra đời còn với tính cách là sản phẩm của cạnh tranh thị trường và là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế Trung Quốc, theo hướng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề và xuyên quốc gia hoá các hoạt động kinh tế.

Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh của các DN là rất lớn. Các TĐKT Trung Quốc có hình thức liên kết phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ưu thế là thị trường nội địa hết sức rộng lớn để phát triển và thử nghiệm các mô hình quản lý, tổ chức, nâng cao khả năng cạnh tranh trước khi mở rộng sang phạm vi xuyên quốc gia. Đó là một lợi thế rất lớn của các TĐKT Trung Quốc.

6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‌‌

Thông qua tìm hiểu mô hình Tập đoàn của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Một là Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành, hoạt động và phát triển của Tập đoàn kinh tế. Ở những mức độ khác nhau, vai trò của Nhà nước cần được thể hiện ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu, hỗ trợ những điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự phát triển của Tập đàn kinh tế gây ra cho nền kinh tế. Việc hình thành và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp phải sử dụng biện pháp thị trường mà không phải là các biện pháp hành chính.

Hai là không thể “chờ đợi” một cách thụ động đến khi nền kinh tế có đủ các điều kiện khách quan như ở các nền kinh tế Tây Âu phát triển mới xây dựng tập đoàn kinh tế, mà cần chủ động sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước để nhanh chóng xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế.

Ba là xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền đối với quá trình phát triển của tập đoàn. Để các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của mình thì cạnh tranh là một biện pháp kích thích tốt nhất. Các tập đoàn doanh nghiệp phát triển thành công đều thuộc những ngành có khả năng cạnh tranh sinh lời cao và có một số lợi thế về độc quyền tự nhiên.

II. Kiến nghị để giải quyết những vướng mắt liên quan đến Tập đoàn kinh tế Việt Nam

1. Kiến nghị đối với nhà nước

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các Tập đoàn phát triển

Văn bản pháp luật chính thức đầu tiên của Việt Nam nhắc đến cụm từ “Tập đoàn kinh tế” là trong luật Doanh nghiệp năm 2005, điều 149. Trong Luật nên định nghĩa rất sơ sài về Tập đoàn kinh tế. Đến tháng 8 năm 2008 thì đưa ra bản dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí